Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Mẹo tập kỹ thuật chuyền hơi

rated by 0 users
This post has 9 Replies | 3 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
saotruc Posted: 11-10-2011 20:51

 

Giới thiệu về kỹ thuật Chuyền hơi.


Mẹo tập kỹ thuật Chuyền Hơi (11:11:2011).


Các video khác về Chuyền Hơi để tham khảo thêm.


backup link : http://tanduy.tk/am-nhac/tu-lieu/39-meo-tap-chuyen-hoi.html

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

cảm ơn anh saotruc chia sẻ ^^,mẹo phun nước rất hay nhưng nên tập trong phòng vệ sinh,không nên đứng trên vỉa hè phun ra đường hay từ tầng thượng phun xuống sân :D

 

Bán sáo,tiêu,sáo mèo

LH yà hú:  laohac_28491

http://damsan.net/forums/t/8375.aspx

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Di nhiễn rồi, theo tui thì nên tập lúc đi tắm, video này tui thì phun vào mớ chậu cây của mình, coi như 1 công đôi việc.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

hôm nay em mạo phạm bật lại "cụ rùa" :))

---theo em nghĩ thí cách phun nước với cách thổi ống hút là 2 phương pháp luyện kĩ thuật truyền hơi,về cách thực hiện thì khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau.Đều giúp người thổi có kĩ năng vừa thổi hơi ra đồng thời hít hơi vào tiếp hơi để thổi tiếp.

---em có thể thổi cái ống hút cho nó sủi bọt hơn 10p nhưng kĩ thuật truyền hơi em vẫn chưa làm được vì vậy thổi ống hút không phải để kiểm tra xem đã thực hiện được kĩ thuật truyền hơi hay chưa.

--mẹo tập kỹ thuật truyền hơi quan trọng nhất là áp dụng trên cây sáo( giai đoạn 2)  thì cụ Rùa lại bỏ qua.Buồn 1 tí rồi đi ngậm nước ;))

 

Bán sáo,tiêu,sáo mèo

LH yà hú:  laohac_28491

http://damsan.net/forums/t/8375.aspx

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Sợ thành thói quen mất, đi uống nước vss người iêu lại phun túi bụi thì nguy to

 

Dẫu ngày xưa có thể khác bây giờ Song chất Nghệ anh tin là vẫn chảy Trong huyết quản mỗi người quê anh đó Vẫn nồng nàn muối mặn với gừng cay Nghệ Tĩnh ngày 09 tháng 04 năm............
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

md54kt3:

hôm nay em mạo phạm bật lại "cụ rùa" :))

---theo em nghĩ thí cách phun nước với cách thổi ống hút là 2 phương pháp luyện kĩ thuật truyền hơi,về cách thực hiện thì khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau.Đều giúp người thổi có kĩ năng vừa thổi hơi ra đồng thời hít hơi vào tiếp hơi để thổi tiếp.

---em có thể thổi cái ống hút cho nó sủi bọt hơn 10p nhưng kĩ thuật truyền hơi em vẫn chưa làm được vì vậy thổi ống hút không phải để kiểm tra xem đã thực hiện được kĩ thuật truyền hơi hay chưa.

-mẹo tập kỹ thuật truyền hơi quan trọng nhất là áp dụng trên cây sáo( giai đoạn 2)  thì cụ Rùa lại bỏ qua.Buồn 1 tí rồi đi ngậm nước ;))

Cảm ơn bạn đã cho tôi thêm thông tin, dĩ nhiên nó còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đối với tôi thì khó nhất là giai đoạn 1. Vì sau khi tui ngộ ra được giai đoạn 1 thì tui làm được ngay giai đoạn 2. Dĩ nhiên là 2 tháng sau mới nhuần nhuyễn được.

Tuy nhiên đối với bạn thì lại kẹt ở giai đoạn 2, và tui sẽ cố gắng tìm hiểu thêm đối với những người không thông qua được giai đoạn 2 này. Việc này khá khó vì phải tìm hiểu ngoài sự cảm nhận của bạn thân. Hy vọng một bạn nào đó đã thông qua được giai đoạn 2 và đã từng bị kẹt như bạn giúp đở để mọi người tiếp cận với kỹ thuật này dễ dàng hơn.

Theo tui thì việc thổi vào ống hút mà tập được thì do bạn đã hiểu và làm được giai đoạn 1 rồi. Vì có một số bạn không sao tưởng tượng được là dồn hơi bằng miệng như thế nào cho đến khi tui gợi ý là ngâm không khí như ngâm ngụm nước. Trước khi tui làm video này thì tui đã luôn chất vấn mình để xem phương pháp của mình dùng có hiệu quả với mọi người hay không. Tôi đã tính làm video này từ lâu, cùng lúc với các video ngày trước. Và tui dự định làm video này 2 năm nay, hôm nay mới làm được. 2 năm qua tui cũng nhiều lần suy nghỉ về việc này, tham khảo tài liệu cả Tây lần Tàu nhưng cũng chưa thấy ai có mẹo nào để tập được giai đoạn 2. Tất cả chỉ là giải thích nguyên lý hoạt động. dĩ nhiên sau khi nghe nguyên lý thì nhiều người tự tập được, một vài người thì không tập được. Mục đích tui đưa ra các mẹo để giúp những bạn này tập nhanh hơn và không bị thoái chí.

Ngày xưa tui cũng từng thổi qua ống hút, nhưng hơi cứ từ phổi lên liên tục cho đến khi tui ngộ ra cách ngậm nước này. Và cách này đã giúp tui thành công được kỹ thuật này. Kỹ thuật thổi ống kia, tui không cảm nhận được gì từ nó, thậm chí làm tui bị rối và cảm giác mơ hồ vè kỹ thuật chuyền hơi.

Tui dùng chữ "chuyền" chứ không dùng "truyền", vì tui hiểu theo cách nói của người TQ gọi là "Tuần hoàn hoán khí".

Vấn đề bạn đưa ra cũng khó cho tui,  mong rằng tui sẽ tìm được mẹo để giúp cho những bạn kẹt ở giai đoạn 2 này. Nhưng tui nghỉ, nếu bạn thổi được nước lên lien tục thì bạn đã xong giai đoạn 2 rồi, còn lại chỉ là vào sáo nó bị đứt quãng mà thôi. Ngày xưa tui cũng bị đứt quãng, nhưng tui tập liên tục (cở 2 tháng) thì cái khúc đứt đó ngày 1 ngắn lại, đến lúc nào đó, người nghe không nhận ra được nữa.

Tui rất chú tâm với kỹ thuật này, vì thấy nhiều người nói rằng đây kỹ thuật khó, từ đó tạo ra một trở ngại cho những ai mới tập, cảm giác nó như một kỹ thuật siêu việt. Theo tui đây là một kỹ thuật dễ, thậm chí rất dễ. Bạn có thể so sánh nó với kỹ thuật lưỡi kép mà xem? bạn có tập nó nhiều như kỹ thuật lưỡi kép chưa? hay chỉ thử vài lần thấy không được thì bỏ.

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

em thì em làm được như anh chỉ ở giai đoạn 1 rồi, nghĩa là có thể vừa thổi mà vừa hít vào được nhưng lại bị kẹt ở cái giai đoạn 2  nghĩa là làm thì được nhưng thổi vào sáo nó không kêu, cũng giống như lúc ta tập reo lưỡi ấy, reo ở ngoài thì ngon nhưng vào sáo thổi không kêu, nên việc tập lâu dài là cần thiết chắc khổ luyện khoản vài tháng rồi cũng dễ thành công, vấn đề là tại sáo lại ít người luyện kĩ thuật này và họ không bỏ thời gian nhiều như khi luyện lưỡi kép. em nghĩ là do ít dùng thì phải, với lại em cũng thấy chẳng mấy người chơi lưỡi kép ngon nên việc họ tập thêm lưỡi kép cho ngon mà không tập kĩ thuật này là điều hợp lý, ngay cả anh Lee chạy lưỡi kép ào ào mà em cũng không thấy tập kĩ thuật này, hi vọng năm sau em sẽ học được kĩ thuật này, phải cố gắng luyện mới được.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

saotruc:

 

Tui rất chú tâm với kỹ thuật này, vì thấy nhiều người nói rằng đây kỹ thuật khó, từ đó tạo ra một trở ngại cho những ai mới tập, cảm giác nó như một kỹ thuật siêu việt. Theo tui đây là một kỹ thuật dễ, thậm chí rất dễ. Bạn có thể so sánh nó với kỹ thuật lưỡi kép mà xem? bạn có tập nó nhiều như kỹ thuật lưỡi kép chưa? hay chỉ thử vài lần thấy không được thì bỏ.

 

Anh ơi, em cũng làm như anh ở giai đoạn 1 nhưng đưa vào tiêu thì nó không có kêu luôn, làm sao bây gio anh ui ! Hiz[:'(]

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Những cây tiêu ngày xưa của SaoNhua và MHM làm, tui chuyền hơi còn dễ hơn sáo, khó nhận ra hơn sáo. Nhưng tiêu của Leehonso thì tui thổi còn không ra hơi nói chi chuyền hơi. Người nào lần đầu thổi tiêu của Leehonso đều biết thế nào là xanh mặt.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3
htt replied on 11-12-2011 1:29

TIÊU CỦA LEE HÓI  thổi muốn lồi luôn chứ rung hơi gì nữa mà rung. Bấm thì mỏi tay gần chết , tiêu ông Nhựa thì đỡ hơn .

Lee hói hắn làm tiêu thì chỉ có hắn thổi nổi thôi hehe,

Page 1 of 1 (10 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems