Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
con xin chào chú Tân...
con đã xem qua toric "làm sáo nhựa" và thấy nhiều công thức do chú chỉ dẫn
nhưng con vẫn muốn xin chú 1 vài công thức sáo nhựa,tiêu nhựa sau ạ:
1/Fa trầm và Rê trầm(ống 20mm)
2/Tiêu Rê(ống 25mm)
con xin cám ơn chú rất nhiều
PS: anh em nào có cho mình xin nhé....cám ơn tất cả mọi người
ai giúp em với ạ....sao vắng hoe vậy.....huhuhu
Chú Tân và các thành viên khác của diễn đàn hiện nay rất bận rộn và có nhiều việc phải làm nên ít lên diễn đàn đc, nếu muốn, bạn nên gọi điện trực tiếp hoặc email cho chú chờ chú trả lời.
phải đấy số liệu cho còn chưa đày đủ lắm .ai biêt thì boss len cho cả nhà biết với nhé .ko nên làm phiền chú tân .chú tân chắc công việc khá nhiêu đấy
thân!
vậy anh có thể em xin các sđt của anh Sơn,chú Thoong,...... hay ko....em muốn xin thêm...hiện tại em chỉ có 3 cây làm vốn,em mún có Fa trầm và Mi trầm nữa là sẽ ngon lành(em chỉ dùng đúng 7 cây:Đô,rê,mi,fa,son,la,si...tất cả là tone trầm)
bạn có số liệu cua? cây tiêu j rui ?
tiu đô(C4) àh....giờ cần D4 nữa để thử ngiệm bạn ui....bạn có ko cho mình xin...Yahoo cho tiện bạn nhé
love_money_baby
mình thì ko co bn ui? các cao thủ có thì lại ko muốn chia sẽ chán quá đi
ai giúp với ạh....em cần thêm tiu rê,sáo fa nữa thôi ạh
sáo pha thì ở nhà tớ có một cây .mua ở tiệm nhạc cụ .trần trung .cầu thị nghè tphcm 400k . bn lh với minh 0985937570 mình đo cây sáo rùi nt ưa cho
Chào bạn Dương Đen Thui
Xin đính chính với bạn là tôi không có phát minh ra công thức nào cả, bạn ghi vậy dễ bị hiểu nhầm.
Nếu nói về công thức, thì dân làm sáo đang áp dụng công thức Bernuli và công thức của thầy Trịnh Tuấn. 2 công thức này đều có trên diễn đàn.
Nếu áp dụng công thức Bernuli một cách nghiêm ngặt thì sẽ bị sai âm. Công thức đó chỉ đúng cho ống có đường kính rất nhỏ, còn khi đường kính ống lớn thì phải thực nghiệm. Tức là khi làm xong mỗi lỗ, phải đo lại bằng tune-e.
Những cây tiêu và cây sáo tôi làm là từ thực nghiệm. Các số liệu tôi đăng là từ thực nghiệm mà có.
Nếu sai thì phải khoét lại. Khoét đi khoét lại nhiều lần, thì mới có bảng số liệu ở mục làm sáo nhựa.
Chính vì vậy mà không thể trả lời ngay cho bạn về những cây có tông mà tôi chưa làm. Muốn trả lời cho bạn thì phải lại bắt tay vào khoét.
Mà việc này, do điều kiện, tôi đã ngưng từ lâu, chưa làm lại được.
Nhưng có 1 quy tắc có thể giúp bạn tự khoét các cây tiêu có tông gần với các cây đã có số liệu.
Bạn để ý rằng số liệu của cây sáo đô và sáo rê trong bảng có một vài số giống nhau. Chỉ lệch nhau 1 lổ.
Vậy muốn khoét cây tiêu rê, ta đã có một số số liệu của cây tiêu đô, chỉ còn khoét lổ phí trên cùng gần lổ thổi, và dịch sửa lổ thứ 2, thư 3 từ dưới lên cho đúng âm giai là được.
Quy tắc của âm giai cũng rất dễ nhớ, bạn cứ lấy khoảng cách về cung, của âm giai đô trửơng mà suy ra âm giai của các cung khác.
Ví dụ : âm giai đô trưởng
nốt thứ nhất cách nốt thứ 2 : 1 cung ( ví dụ đô-rê)
nốt thứ 2 cách nốt thứ 3 : 1 cung ( ví dụ rê-mi)
nốt thứ 3 cách nốt thứ 4 : nửa cung ( ví dụ mi-fa)
nốt thứ 4 cách nốt thứ 5 : 1 cung ( ví dụ fa- sol)
nốt thứ 5 cách nốt thứ 6 : 1 cung ( ví dụ sol-la )
nốt thứ 6 cách nốt thứ 7 : 1 cung ( ví dụ la-si)
Khi khoét tiêu rê bạn bắt đầu từ nốt rê, rồi rê cách 1 cung là mi; mi cách 1 cung là fa thăng,...v.v...
Nếu bạn hiểu những điều tôi trao đổi, thì việc khoét tiêu, sáo đã ở trong tầm tay bạn.