Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Chơi tiêu sáo và điếc "nghề nghiệp".
Chơi nhạc nói chung và thổi tiêu sáo nói riêng giúp ta thư giãn sau những giờ lao động học tập - lao động căng thẳng. Ngoài lợi ích rõ ràng trên ta cũng nên biết tác hại mà chơi tiêu sáo có thể đem lại để phòng tránh chúng, giữ cho thân thể luôn tráng kiện, tinh thần luôn minh mẫn.
Một trong những vấn đề sức khỏe đầu tiên người chơi gặp phải đó là điếc tai "nghề nghiệp" mặc dù đa số chúng ta ở đây không thổi tiêu sáo để "kiếm cơm".
Điếc ở đây là do ta tiếp xúc quá nhiều với tiếng sáo tiêu ở cường độ âm cao. Điếc được chia thành nhiều mức độ dựa vào thính lực và tần số âm phát, không hẳn là không nghe thấy gì mới gọi là điếc.
Một vài ví dụ về mức áp suất âm thanh: tiếng ồn do động cơ xe moto, auto tải là 80-90 dB (deciBel), máy bay phản lực là 120-140 dB... Mức áp suất âm thanh của tiếng sáo thì hiện người viết không có thiết bị chuyên dụng để đo nên không cho ra con số cụ thể được. Nhưng dựa vào ngưỡng đau của tai người là 130 dB và tiếng sáo ở các nốt âm khu bát độ 3 dư sức làm "đinh tai nhức óc" bất kì người bình thường nào thì mức áp suất âm này chắc chắn không dưới 100 dB. Tuy nhiên, các con số này không quan trọng bằng việc hiện đã có nhiều người mất khả năng nghe bình thường vì thổi sáo, sẽ được nói đến bên dưới.
Trong các yếu tố chẩn đoán điếc nghề nghiệp thì chỉ cần tiếp xúc với cường độ âm từ 90 dB liên tục trong một thời gian là có thể gây điếc. Và nên biết rằng quá trình điếc này là không hồi phục, có nghĩa là khi ngưng việc tiếp xúc với âm lượng cao thì khả năng nghe không trở lại như cũ, vì đã tổn thương cơ quan corti của tai trong và teo dây thần kinh thính giác. Nhưng đừng vì thế mà "cùi không sợ lở", quá trình điếc này sẽ tiến triển từ nhẹ đến gần như không nghe thấy gì nữa: bạn sẽ như một cụ già nghễnh ngãng dù vẫn đang trẻ trung!
Để thử tai mình còn như xưa không, bạn hãy cầm ngược tay sáo lại: đuôi sáo quay về bên trái đối với người thổi thuận và ngược lại đối với người thổi nghịch (hoặc nghe một bài nhạc qua headphone bằng từng tai riêng biệt để cảm nhận). Nếu cùng một làn hơi ổn định bạn thường thổi không gây khó chịu, chói tai nhưng chuyển qua thổi ngược thì lại làm cho tai bên đó khó chịu, cảm thấy điếc tai, nghe "khác khác" thì tai bên thường thổi đã bắt đầu bị nghễnh ngãng, bạn đã bắt đầu thích nghi với tiếng ồn của sáo và từ đây, khi làn hơi của bạn càng lúc càng dạt dào, chơi bát độ 3 thường xuyên hơn, mỗi cây sáo của bạn càng lúc càng "ngon" hơn, "bốc" hơn thì tai một bên của bạn cũng từ đó mà điếc hơn. Hãy giữ chút thính lực còn lại ngay!
Minh chứng cho điều này là từ 2 tiền bối của diễn đàn, một là saotruc, hai là langtu, hiện giờ tai phải của họ hầu như chỉ để "làm kiểng". Hai người này phải nói là tiếng sáo rất lớn, nhất là langtu, nếu có dịp ngồi bên phải của anh khi thổi sáo thì bảo đảm sẽ "dội" ngay! Và còn rất nhiều các bạn khác đang từng ngày phá tai của mình, họ sở hữu một tiếng sáo khỏe như là vanthanh, acttcctn, phan thanh long...
Còn bằng ngược lại, khi bạn đổi sáo qua thổi hai bên mà thấy như nhau (loại trừ trường hợp hai tai đều điếc) thì thật đáng mừng, làn hơi của bạn chưa đủ mạnh và/hoặc cây sáo của bạn chưa đủ "ngon" để làm bạn điếc tai! Bạn cũng hãy bắt đầu ngăn ngừa ngay từ bây giờ!
Vậy phòng ngừa điếc khi chơi sáo tiêu bằng cách nào?
Cách ngừa rất giản dị : đó là dùng bông gòn hoặc nút tai đi bơi như hình dưới.
Tới đây sẽ có nhiều người thắc mắc: chơi nhạc là dùng tai để nghe mà giờ bịt tai thì lấy gì mà nghe?! Xin thưa là bạn chỉ cần bịt một tai bên đuôi sáo, tức thổi thuận thì bịt tai phải, thổi nghịch thì bịt tai trái, và bạn phải liên tục "nâng cấp" làn hơi của mình để tiếng sáo có đủ năng lượng mà "vòng qua" tai không bịt kia và phần nào xuyên qua lớp nút tai.
Kinh nghiệm bản thân cho thấy là dùng bông gòn nhét tai thường không chặt và khó lấy ra sau khi thổi xong. Nếu nhét chặt thì gòn sẽ trở nên cứng, dễ cọ xát gây tổn thương ống tai khi tháo-nhét. Tốt hơn là dùng nút tai cao su. Mua về 5k/cặp ở các tiệm bán đồ thể thao, ta cắt ra một đầu chừa phần đuôi 1 cm như trong hình, đầu kia giữ lại dùng sau.
Tác dụng của phần đuôi là như một cái lõi của nút, giúp bịt chặt và lấy ra dễ dàng khi dùng xong, đứng rút phần dây đó ra vì khi đó nút sẽ mềm oặt như không xương, khó bít chặt như cũ.
*** Lưu ý:
- Nút tai có thể kích thích tại chỗ gây viêm ống tai ngoài do chất liệu nút hoặc do cao su đã lão hóa, không còn mềm mại, gây xây xát khi tháo-nhét. Khắc phục bằng cách đổi nút tai loại khác hoặc nút tai khác cùng loại hoặc chuyển lại dùng bông gòn.
- Chơi các loại sáo tông cao (D - Eb - E - G - A) và sáo tàu càng cần phải bảo vệ tai hơn nữa vì lỗ cao độ các sáo tông cao này sát tai hơn, còn sáo tàu lại có thêm một huyệt trợ âm (huyệt dán màng) so với sáo Việt, màng này rung lên góp phần tạo ra tiếng sáo và gần tai hơn do đó càng phá tai dữ hơn. Ngoài ra các kĩ thuật đặc dị của sáo tàu như đóa âm (đập ngón), lịch âm (dồn ngón) nhất là hạ lịch âm, tặng âm (huýt)... các kĩ thuật này được hỗ trợ của màng nên hiệu ứng càng rõ, mỗi tiếng sáo phát ra như một mũi dùi đâm vào tai, nếu không bịt tai thì không tránh khỏi điếc rất nhanh.
- Âm khu bát độ 3 trên cả tiêu (tùy từng cây do hệ lỗ và cách bấm khác nhau) và sáo, note C3 có thể chưa rõ, nhưng từ D3 trở lên khi thổi, sóng âm còn đi ngược lên phía huyệt thổi, nhất là khi láy rền các note bát độ 3 như đoạn diễn tả tiếng gà gáy trong "Mùa xuân biên phòng". Do đó thổi tiêu vẫn có thể bị điếc nếu "ham hố" thổi các note bát độ 3 nhiều. Vậy nên khi chơi một bài có các note bát độ 3 nhiều thì nên bịt nút cả hai tai, và yên tâm rằng vẫn nghe được tiếng tiêu sáo vì âm thanh vẫn truyền một phần qua nút tai và qua xương để vào tai trong.
- Lúc thổi sáo thì hai bên trái-phải nên cách tường ít nhất là 1,5 m để tránh âm sáo dội ngược vào tai.
- Một liên hệ nhỏ qua nhạc cụ khác: chơi violin có đặc tính tì đàn vào cằm và cổ nên ngựa đàn và lỗ thoát âm kê sát tai trái nên cũng gây điếc.
- Khi nghe nhạc nên vặn âm lượng vừa đủ nghe, khi dùng headphone thì nên dùng loại tai trùm, hạn chế dùng loại tai nhét, vì âm thanh dội trực tiếp vào màng nhĩ mà không có đường thoát, dễ nghễnh ngãng hơn.
Có người nói, ông thầy nhạc khó tính nhất chính là lỗ tai của mỗi người. Vậy hãy giữ cho "ông thầy" này luôn luôn "khó tính" các bạn nhé!
bán sáo trúc, sáo nứa, tiêu trúc... liên hệ 01676244007 or yahoo vuthinhbn_91
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
một bài viết rất bổ ích, cũng may là làn hơi của mình chưa đủ mạnh ^^
ktschuyen:Thổi sáo còn biết lỗ nào bịt còn lỗ nào bỏ trống để nghe . còn thôi tiêu thì biết bịt lỗ nào đây ! khó quá anh ninja ơi !
Đề nghị đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Thổi tiêu không cần bịt tai nếu chỉ thổi từ C3 trở xuống, hoặc quá lắm là D3 (có ém hơi chút đỉnh).
may wá, em có thói wen xài sáo đểu do mình làm ra nên dù là luyện công trong không gian kín nhưng tai vẫn chưa đến nỗi nào, tiêu thì chả bao h chơi mấy bài wá cao làm j tổn thọ, nhưng mà chắc cũng fải o bế tí ko thì về già sẽ khổ.
cám ơn anh Nhẫn Dởm.
Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
nếu không có bông gòn hay nút nhựa thì dùng headphone bịt tai lại được ko anh ( ko mở nhạc )
đang định chui vào cầu tiêu thổi cho kín tiếng thì nghe anh nói chắc bỏ luôn quá
dzạ, em chui vô cầu tiêu tu luyện đã 3-4 chục năm nay rồi, có sao đâu, vi phạm cả 3 điều ghi trên kia là nốt cao, ko gian kín, cách tường dưới 1.5m.
h chịu khó đi mua nút tai là ổn mà.
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!