Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Con người ngày càng lười đi?Một cuộc khảo cứu ở Anh cho thấy kết quả mà ai cũng biết, tuy không biết chính xác con số cụ thể, đó là thế hệ trẻ càng ngày càng sử dụng nhiều phương tiện internet. Trong khi mới khoảng 61% lớp người trên 65 tuổi ở Anh biết dùng phương tiện mạng thì 95% thế hệ từ 15 đến 24 tuổi mất hẳn thói quen dùng giấy mực. Ai cũng than phiền là trao đổi thư từ kiểu viết tay truyền thống quá chậm chạp và phiền phức, thậm chí giới khoa học còn dự đoán là khả năng điều khiển vận động của tủy sống con người đã giảm thiểu trong những năm qua; con người không chỉ viết kém đi, mà còn kém nhận dạng chữ viết hơn trước. Hậu quả này kéo theo hậu quả khác: ai lười viết và thấy chữ mình xấu đi, người ấy cũng không còn muốn bắt người khác đọc chữ mình. Chưa đủ, ngay cả trong giới viết bằng bàn phím cũng có sự chuyển biến lớn: trong khi e-mail chiếm nửa số lượng giao dịch thư từ nói chung thì thanh thiếu niên lại dần bỏ viết e-mail để chuyển sang nhắn tin SMS hay chat, nói cách khác là hoạt động truyền thông ngày càng bị rút ngắn và nén gọn hơn. Phải chăng con người sống ngày càng gấp gáp và không đầu tư thì giờ vào những bức thư dây cà dây muống như xưa? Lena Queen cũng dự đoán rằng ở thời đại sống gấp này, con người trở nên thiếu kiên nhẫn. SMS hay chat biểu thị mong đợi được nhận câu trả lời thật nhanh, và thứ câu cú cộc lốc ấy ngày càng làm cho ngôn ngữ viết giống với ngôn ngữ nói hơn – một sự bần cùng hóa văn viết.Và cô đơn hơn?Vẫn chưa hết: sự xuất hiện của điện thoại rẻ tiền qua mạng (skype, Y!Voice) hay Voice-chat trên các cổng Facebook hay Yahoo! đang có nguy cơ đẩy lùi e-mail, hệt như mới đây e-mail bóp chết thư từ viết tay và các trạm bưu điện kinh điển. Trong nửa năm đầu 2009, bưu điện Đức chuyển 150 triệu thư, ít hơn cùng kỳ năm trước, xét về trung hạn thì sẽ có ít nhất 6.000 bưu tá mất việc.Song điều để các nhà xã hội học quan tâm không phải chỉ có tình hình lao đao của ngành bưu chính, mà các phương tiện truyền thông mới rõ ràng đã gây ra một số tác hại nhãn tiền. Con người thu mình vào một cõi cô đơn trên mạng, vì mọi quan hệ online đều chỉ là ảo, kể cả hình ảnh lẫn tiếng nói qua webcam cũng chẳng thể thay thế cho một cuộc đàm đạo tay đôi bên ấm trà, lời tỏ tình qua SMS chỉ là cái vỏ suông không hồn, và mọi “user” bị cào bằng thành các thực thể có nickname, mờ nhạt về vị thế xã hội và thậm chí cả giới tính. Giao lưu qua mạng có một chất lượng khác hẳn với tiếp xúc bằng xương bằng thịt. IQ ngày càng lấn lướt EQ. Tựa như câu chuyện phù thủy và âm binh - không ai muốn hoặc có thể quay lại với bút giấy để xóa sổ e-mail, và cũng chẳng ai muốn trở về với thời hồng hoang không có internet, song liệu con người có biết cách trấn áp được mặt trái của thời đại kỹ trị do chính mình tạo ra?Lê Quang
thethaovanhoa.vn
Đọc từ đầu đến cuối bài viết của bác em càng thấy thấm thía.ở đây không nói đến phạm trù chữ viết không thui,mà nhìn nhận thực tế ngoài xà hội thì những nét đẹp đúc kết từ ngàn đời đang bị bỏ quên theo thời gian và dần bị thay thể bằng những công nghệ mới. Giới trẻ thời nay có mấy người biết đến nhạc cụ dân tộc, nghe nhạc cụ dân tộc,chơi nhạc cụ dân tộc mà thay vào đó là những dòng nhạc thị trường chạy theo mốt hiện đại. Chơi những trò như đua xe, đi vũ trường,ăn mặt đủ thứ màu sắc... thế mới là hiện đại, mốt, hợp thời. Thử hỏi có mấy ai bạn bè gặp nhau uống trà đàm đạo mà thay vào đó là nước CoLa, cafe... Ngày nay đọc báo thấy đăng tin nữ sinh đánh nhau còn nhiều hơn cả nam sinh, còn đâu sự dịu dang nét na, thuỳ mị của con gái chứ,không hiểu là họ có nhận thức được họ đang làm gì và nghĩ gì không nữa.
Đúng là xã hội ngày càng phát triển thì đem đến cho con người nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng mặt xấu mà nó đem lại quả thiệt không ít. Mong sao thế hệ trẻ mai sau còn biết nói tiếng Việt, còn biết mình là người Việt Nam, biết đến những tinh hoa văn hoá của dân tộc mà ông cha ta đã vất vả gìn giũ trong hơn 4000 năm,
Đúng là thực chất có chút luyến tiếc về cái cũ nhưng chúng ta là những con người hiện đại. Cuộc sống càng văn minh, khoa học công nghệ ngày cáng phát trển, lao động trí óc dần thay thế lao động chân tay âu cũng là điều phù hợp. Cái gì không còn hợp thời thì phải dần bị xóa bỏ.
Damsan mình giờ sheet nhạc chép bằng tay hơi bị hiếm. Nghĩa là chúng ta phải cập nhật thông tin, khoa học kỹ thuật chứ đừng để tụt hậu.
Phát huy giữ gìn bản sắc dân tộc chứ mình thiết nghĩ không cần phải giữ gìn những cái gì không còn hợp thời nữa.
Giờ có máy tính, ai lại viết thư tay. Có máy cày ai lại dùng trâu.
Chúng ta phải chấp nhận hiện thực này thôi, và cách để vươn lên là phát huy ngày càng nhiều khoa học kỹ thuật.
Khoa học phát triển vì sự phục vụ nhân loại (có người nói chúng ta ngày càng lười đi, không đúng đâu mà chúng ta đang tận hưởng những gì khoa học mang lại, và ngày càng phát huy khoa học để tăng năng suất, lao động thặng dư xã hội mà giảm bớt hao phí (máy móc sẽ năng suất cao hơn bằng tay).