Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
khong danh:Đầu tiên em xin kính chào tất cả hương thân cụ lão đã gé qua.Em, người mê sáo mong được sự chỉ dạy của các bậc tiền bối để lại.+ Làm thế nào khi thổi sáo nhịp chân hiệu quả, ảnh hưởng của việc ko nhịp chân, cách thức nhịp chân thế nào là đúng.+khi thổi sáo cuối một câu nhịp hơi và tay như thế nào.+khi thổi các nốt nhạc giống nhau liền kề nhau thổi sao ạ ( sol sol sol, mí mí mí, la la,.....).+các nốt nhạc trong bản nhạc như sol,la,...giáng, thăng,....là thế nào vậy ạ.+bản nhạc đã hạ xuống quãng 3,2,.. .tăng gì đó là sao thế ạ.Em đang chờ sự giúp đõ của các huynh đài.Mong mọi người giúp em vơi ạthank
Đầu tiên em xin kính chào tất cả hương thân cụ lão đã gé qua.
Em, người mê sáo mong được sự chỉ dạy của các bậc tiền bối để lại.
+ Làm thế nào khi thổi sáo nhịp chân hiệu quả, ảnh hưởng của việc ko nhịp chân, cách thức nhịp chân thế nào là đúng.
+khi thổi sáo cuối một câu nhịp hơi và tay như thế nào.
+khi thổi các nốt nhạc giống nhau liền kề nhau thổi sao ạ ( sol sol sol, mí mí mí, la la,.....).
+các nốt nhạc trong bản nhạc như sol,la,...giáng, thăng,....là thế nào vậy ạ.
+bản nhạc đã hạ xuống quãng 3,2,.. .tăng gì đó là sao thế ạ.
Em đang chờ sự giúp đõ của các huynh đài.Mong mọi người giúp em vơi ạ
thank
Các câu hỏi của bạn không có gì là lạ cả, là điều tất nhiên tất yếu, tuy nhiên những câu trên chỉ dễ hiểu đối với những người hiểu một chút về nhạc lý, bạn nên tìm một cuốn nhạc lý cơ bản và xem thêm sách tự học sáo có thể cũng ít nhất giải đáp được khoảng trên 50% thắc mắc của bạn, giống như học sinh lớp 4 muốn hỏi về cách giải toán lớp 5, ko phải là ko thể hiểu đc, mà muốn hiểu được thì phải giải thích từ những cái nền tảng rồi mới đến cách giải đúng ko, vừa ko tổng quát lại vừa lâu, lại ko thể hiểu hết ý của người nói, mình cũng xin giải thích qua một chút về thắc mắc của bạn theo ý kiến của mình nhé:
+ Nhịp chân bạn cứ hiểu là để giữ nhịp, giống như bạn hát karaoke với hát ở ngoài ấy, hát karaoke thì đố mà hát nhanh hơn nhạc đc, hát ở ngoài thì nhanh chậm tùm lum cũng đc, nói chung là nó sẽ thay cho cái máy đánh nhịp (mà bạn thấy ai học nhạc chuyên nghiệp thì cũng phải có cái này thôi - nếu ko thì dùng nhạc cụ như organ chẳng hạn giữ nhịp) - nó có cần thiết không? - có cần thiết, học càng sâu thì càng cần thiết, giả như bạn học lớp 2 giải toán ko cần nháp cũng đc, học lên lớp 10 ko cần nháp có đc ko?? lên lớp 10 giải toán lớp 3 cũng ko cần nháp, thế có bảo các cháu lớp 3 là ko nên dùng nháp hay ko??? (cũng tương tự như thế với, tất nhiên so sánh chỉ là tương đối, mong bạn hiểu ý mình muốn nói là nó cũng cần thiết vậy, nhưng ko ai dùng thì đó là chuyện của người ta) Tập nhịp chân như thế nào - ban đầu cứ 1 nhịp chân tương ứng với 1 nốt đen, mới tập cứ cho 1 nhịp chân đai 1s đồng hồ chẳng hạn (rất chậm) tập nhiều rồi tăng lên nhanh dần, quan trọng ko phải là nhanh hay chậm mà là bạn vừa tập vừa giữ đc nhịp chân cho đến hết bài, sau khi có thể chơi đc cả bài kết hợp với chân mà ko có (hoặc ít) lỗi thì bạn có thể tăng lên nhanh chậm tùy, khi đó bí kíp đã nằm trong tay bạn rùi, hehe. Không có nhịp chân có đc không - đc chứ, tuy nhiên như vậy bạn sẽ khó hiểu sâu đc thế nào là nhịp phách một cách tổng quát, cũng như các khái niệm liên quan (đảo phách, nghịch phách..v..v..) nhất là trường độ của các nốt cũng sẽ áp dụng ko linh hoạt, sau này vào các bài mới, các bài nhanh sẽ phụ thuộc nhiều vào ca khúc, khó đọc đc bản nhạc, vân vân và vân vân, bạn cứ thử nhớ một giai điệu một bài nhanh xem mất bao lâu, một baì lạ hoắc ah - cũng khó phết, bạn cứ nghe 1 bài mới cho đến khi nào huýt sáo đc trọn bài xem nào, khi đó mới thấy đc sức mạnh của bản nhạc giúp bạn tiết kiệm đc thời gian như thế nào, bạn sẽ thấu hiểu nó khi nào quê nhà bạn bị "cắt điện luân phiên" :D Các nhịp khác nhau thì chơi có khác nhau không - nói chung là về sáo chủ yếu chơi giai điệu chính nên cũng ko khác nhau nhiều, tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu thì mình thấy cũng có một chút khác biệt, tuy nhiên nó nhỏ ko quan tâm cũng đc. Còn đối với nhạc lý tổng quát nói chung thì là rất khác nhau.
+ Khi cuối một câu nhạc, một ý, thường là động tác lấy hơi, và thường câu đó là ngân dài, cho nên có thể áp dụng một vài cái như rung hơi, láy ngón, huýt...., ko thì cứ giữ cho hơi thật đều cũng là thành công rồi.
+ bản nhạc hạ xuống quãng 2,3..... tức là hạ tone của bài nhạc thấp xuống, thế là thế nào? cũng khó nói phết, nghe thử bài I have a dream của ABBA hát và Westlife cover xem, hát theo thấy ABBA hát thấp hơn đó, tức là AbbA hát theo tone thấp hơn, bạn có thể hiểu là giai điệu của bản nhạc ko đổi nhg giọng bài hát nó thấp hơn, tăng lên cũng tương tự (đại loại là thế)
+ Thăng giáng hay nốt cao thấp liên quan nhiều đến nhạc lý, ko khó hiểu nhg nói ra thì dài, bạn mượn sách học sáo đọc 1 buổi là hiểu.
Có nhiều từ ngữ có thể nói là chuyên của kỹ thuật sáo, càng nói càng đụng thêm những cái khác, tuy nhiên những cái đó ko có gì ghê gớm cả, mình hiểu bạn thắc mắc chỉ vì bạn chưa biết thôi, đó là những cái cơ bản nằm trong phần nhập môn thôi, chân thành khuyên bạn nên kiếm cuốn tưc học sáo của Hồng Thái, mình đọc cuốn đó thấy rất dễ hiểu (còn 1 bài cuốn nữa đc mấy anh đánh giá rất tốt nhưng mình chưa có cơ hội đc đọc, bạn cũng thông cảm nhé)
Đầu tiên xin chào đồng hương ở Q Ngãi, chào nhoc_styleb kính mến hình như bạn ở tp HCM . thật vui mừng vì có người cùng quê cũng biết đến damsan và hơn nữa còn thích sáo trúc nữa chứ. Rất tiết vì mình đang ở quê không giao lưu học hỏi được bạn .
Mà bạn ở xã nào vậy còn mình ở Nghĩa Lâm. Không biết xưng anh hay chị đây, mình là em rồi vì mình đang học 12 ( THPT số 2 Tư Nghĩa).
Có chuyện gì cứ liên hệ nick: vitinhthanviet Đàn em xin được đáp ứng nhu cầu của tiền bối.Nếu như có duyên em hi vọng học được tuyệt kỉ thổi sáo.Hẹn gặp lại
Vô cùng cảm ơn anh changkifung đã bỏ ra không ít công sức để chỉ dạy cho em,thật lòng vô cùng cảm ơn anh, em sẽ tìm sách dạy thổi sáo đọc qua để hiều và áp dung. Sự thật em đã tiếp cận sáo khá lâu rồi mà không tiến bộ, em cần thầy không biết có ai chỉ dạy cho em được không.Em xin chân thành cảm ơn
khong danh: Đầu tiên xin chào đồng hương ở Q Ngãi, chào nhoc_styleb kính mến hình như bạn ở tp HCM . thật vui mừng vì có người cùng quê cũng biết đến damsan và hơn nữa còn thích sáo trúc nữa chứ. Rất tiết vì mình đang ở quê không giao lưu học hỏi được bạn .Mà bạn ở xã nào vậy còn mình ở Nghĩa Lâm. Không biết xưng anh hay chị đây, mình là em rồi vì mình đang học 12 ( THPT số 2 Tư Nghĩa).Có chuyện gì cứ liên hệ nick: vitinhthanviet Đàn em xin được đáp ứng nhu cầu của tiền bối.Nếu như có duyên em hi vọng học được tuyệt kỉ thổi sáo.Hẹn gặp lại
Xin chào bạn. lời đầu tiên khi đọc bài của bạn mình thấy lời lẽ trau chuốt mới học 12 mà dùng từ hợp lý thế là tốt bạn à. Mình sinh năm 1989 nên có thể gọi bạn là em nha. Em quê ở xã Nghĩa Lâm à. Anh ở Nghĩa Hành lận. cũng gần hen. Hihi. Chỗ anh đang tập sáo cũng có 4 người Quảng Ngãi ngoài ra ở quê bây giờ có bạn tên Bình ở Đức Phổ hiện đang học trường ĐH Công Nghiệp ngoài quê nick yahoo là damsan.net Canalazo.qn em có thể liên hệ với anh Bình để hỏi gì thì hỏi. Ngoài ra còn vài thành viên nữa mà anh biết cũng tham gia damsan nữa. Hi vọng tết này về có thể rủ được mọi người đi off bữa cho vui. À mà có 1 thành viên nữ nha thổi sáo cũng hay mà kéo đàn violong cũng giỏi chị ấy tên Nghĩa em qua bên topic “ người đẹp với tiêu sáo “ thì sẽ thấy chị ấy.
Anh tham gia damsan hơn 1 năm rồi còn lần đầu cầm vô cây sao thì cách đây cũng lâu rồi không nhớ khi nào nữa nhưng trình vẫn còn gà lắm. anh khuyên em là hãy mua mấy cuốn sách tự học thổi sáo về mà nghiền ngẫm không nên tập ngay vào sáo làm gì, ngày tháng càng dài cứ từ từ mà tập, sau này khi tập vô nhưng bài đòi hỏi những kĩ thuật cao thì vô cùng cần thiết. hãy học nhạc lý dù một tý vẫn tốt, nó sẽ giúp em rất nhiều sau này. Chúc em học tập sáo thật tốt nhé, tết về nhất định có off đấy. Anh đã liên hệ hết với mọi người rồi chờ tết nữa là anh em mình gặp mặt trao đổi.hehe. Chúc em thổi sáo hay nha.
Thân !!!
Cứ khi say ta điên cuồng bất chấp
Gạt bỏ đi cảm giác thất tình
Ra ngoài đường tìm cô gái thật xinh
Hôn vào má và sẵn sàng ăn tát.