Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Đờn CA tàI tử nam bộ - Sưu tầm

rated by 0 users
This post has 44 Replies | 1 Follower

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

2.7-NHU CầU Đờn CA TàI Tử NAM Bộ ở Cà MAU - BạC LIêU.

Bất cứ tổ chức xã hội, nghề nghiệp nào được hình thành, tồn tại và phát triển cũng đều xuất phát từ nhu cầu của con người. Các nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ cũng vậy, vì trong thực tế đời sống của con người Nam bộ nói chung, Cà Mau - Bạc Liêu nói riêng không phải khi khá giả, giàu có rồi mới có nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần mà nhu cầu đó luôn có ở trong mỗi con người dù ở hoàn cảnh nào cũng vậy. Trong nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần lại có loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ, bởi đó là loại hình đặc sắc của quê hương, nếu ai không yêu, không qúy quê hương thì người ấy không còn tính nhân bản. Nhu cầu có thể là tự thân, cũng có thể do tác động từ người khác, từ sự rung cảm của nghệ thuật, từ tâm lý lây lan hoặc do sự động viên, lôi kéo của người thân, bạn bè, họ hàng, chòm xóm dần dần hiểu biết rồi đến ham thích say mê .

Trước hết là nhu cầu được thưởng thức, hoạt động và tiến xa hơn nữa là sáng tạo. Nhu cầu khác nữa là muốn bộc lộ tài năng, năng khiếu của mình để khẳng định mình trong lĩnh vực này, khi đã vào cuộc thì hầu hết các nhóm và cá nhân trong các nhóm đều có nhu cầu học tập, rèn luyện cơ bản về bài bản, nhịp nhàng, kỹ thuật ca. Còn người đờn ca giỏi cũng có nhu cầu muốn truyền nghề lại cho những người học trò mà mình ưng ý nhất, trong đó nhóm đờn ca truyền thống của gia đình cũng có những nhu cầu như vậy.

Các nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ ở vùng nông thôn thường hoạt động chủ yếu là để vui chơi giải trí, phục vụ không vì mục đích sinh lợi, còn các nhóm trong thành thị lại khác hơn. Ngoài mục đích như các nhóm nông thôn còn có mục đích kinh doanh để tạo thêm thu nhập cho cuộc sống gia đình, đồng thời muốn tạo thanh thế của cá nhân, của nhóm trong giới, trong cộng đồng dân cư. Nhu cầu này trước đây giữa các nhóm nông thôn và thành thị được phân biệt hết sức rạch ròi, những năm gần đây do tác động từ yếu tố kinh tế nên cũng có nhiều nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ ở nông thôn cũng chuyển dần theo xu thế chung là hoạt động có thu nhập để trang trải cho các chi phí và bồi dưỡng cho lực lượng tham gia.

Ngoài những nhu cầu trên, còn nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức đối với khách tham quan du lịch, bởi lẽ khi đặt chân đến vùng đất Cà Mau-Bạc Liêu ai cũng muốn nghe bài Dạ cổ hoài lang, các bài ca trong dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ giới thiệu về quê hương, đất nước, con người Cà Mau-Bạc Liêu trong bước đường khai hoang mở cõi, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, quê hương, xứ sở. Các nhóm còn đáp ứng nhu cầu đối với các đám cưới, gả, đám giỗ, các cuộc sinh hoạt, hội họp của các tổ chức chính trị, xã hội, các ngày lễ, kỷ niệm và quan trọng nhất là phục vụ rộng rãi quần chúng nhân dân thông qua các hình thức biểu diễn trong khán phòng, sân khấu lộ thiên, hệ thống phát thanh truyền hình, hệ thống vidéo và các hình thức khác. Đặc biệt một số bản nhạc tài tử như trong thể điệu Oán, Ai như là tiếng nức nở, nỗi đau tột cùng của những ai khi có nguời thân vĩnh biệt cõi dương trần cảm nhận nó trong những ngày tang lễ.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

2.8- Đờn CA TàI Tử NAM Bộ ở Cà MAU – BạC LIêU TRONG NHữNG NăM XâY DựNG Và BảO Vệ Tổ QUốC.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, mọi người đều bắt tay vào việc tổ chức lại sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những tồn đọng chiến tranh, xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ lành mạnh... nhằm từng bước hàn gắn vết thương chiến tranh do giặc ngoại xâm và ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn gây ra trong hơn nửa thế kỷ trên quê hương thân yêu này. Mải lo cho việc đại sự nên có đôi lúc phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ vốn dĩ là đặc thù văn hóa của một miền đất có nhiều điều đáng ghi nhớ trong lĩnh vực này bị lãng quên. Trong khi đó thì các loại hình văn hóa nghệ thuật, các hoạt động vui chơi giải trí tăng lên gấp bội so với trước đây, hệ thống thông tin đại chúng phát triển, các phương tiện nghe nhìn ngày càng hiện đại, thích nghi hơn, nhưng các nghệ nhân, cá nhân, các nhóm, gia đình có truyền thống đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn duy trì hoạt động, lúc thì âm thầm lặng lẽ, lúc lại trổi lên mạnh mẽ thành phong trào. Những người say mê với phong trào này có nhiều khi họ tủi thân, muốn bỏ nghề tìm nghề khác sinh sống để được giàu có, an nhàn hơn, nhưng rồi không cách nào từ bỏ được, đành phải trọn đời đeo đuổi cưu mang. Họ không từ bỏ được là vì xung quanh họ có nhiều bạn bè đồng nghiệp đã nhiều năm gắn bó xẻ chia những vui buồn, sướng, khổ với nhau, bên họ vẫn còn nhiều những khán thính giả rất mến mộ loại hình này và trong ký ức họ còn đọng lại những tiếng đờn, giọng ca sâu lắng với những âm điệu ngọt ngào của dòng âm nhạc quê hương đã gắn chặt với cuộc đời của họ .

Từ những cảm nhận đó mà các nghệ nhân, các người say mê đờn ca tài tử ở Cà Mau - Bạc Liêu tự thân vận động, tập hợp, củng cố và hình thành các nhóm để tổ chức sinh hoạt đờn ca với nhau trong những ngày nhàn rỗi, khi có yêu cầu phục vụ cho đám tiệc, họ không màng gì đến tiền bạc, đến những khó khăn trong việc đi lại của nhóm, cả bản thân, có khi trong nhà hết gạo nhưng vẫn vui vẻ đáp ứng theo sở thích và yêu cầu của mọi người, chỉ mong sao được duy trì và phát triển loại hình này trong đời sống xã hội. Trước nguyện vọng chính đáng đó của giới đờn ca tài tử Nam Bộ và nhu cầu hưởng thụ của quần chúng nhân dân nên ngành Văn hóa Thông tin và các địa phương đã bắt đầu quan tâm hơn trong khoảng thời gian hơn 10 năm qua. Sự quan tâm đó bằng việc góp phần với các nghệ nhân và chính bản thân của các đơn vị nghiệp vụ của ngành cũng phải tham gia tổ chức lại mạng lưới đờn ca tài tử Nam Bộ theo hệ thống từ cơ sở đến đơn vị cấp tỉnh bằng hình thức câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Câu lạc bộ đờn cà tài tử truyền thống đầu tiên năm 1989 do Hội Văn học Nghệ thuật Minh Hải bảo trợ gồm trên 20 thành viên đã tập hợp khơi dậy phong trào rất tốt. Từ đó tỉnh chỉ đạo hình thành hệ thống câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ các câu lạc bộ này hình thành trên cơ sở tự nguyện, với tính chất là một tổ chức nghề nghiệp chịu sự quản lý của ngành Văn hóa Thông tin, Hội văn học Nghệ thuật và địa phương về nội dung hoạt động, độc lập về kế hoạch hoạt động. Chủ trương không bao lâu thì hàng loạt câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ được hình thành, như tại thị xã Bạc Liêu có 3 câu lạc bộ, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Lợi có một câu lạc bộ, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu hầu hết các xã, thị trấn đều hình thành câu lạc bộ. Tỉnh Cà Mau đã có 31 câu lạc bộ, trong đó Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh 01, thành phố Cà Mau 04, Thới Bình 07, U Minh 03, Trần Văn Thời 06, Cái Nước 02, Ngọc Hiển 06, Đầm Dơi 02. Về nội dung, hình thức hoạt động, sinh hoạt của các câu lạc bộ tuy chưa phải đạt theo yêu cầu của ngành Văn hóa Thông tin đề ra nhưng phần nào đã có bước phát triển khá hơn so với thời kỳ chiến tranh và những năm đầu sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các câu lạc bộ này đã truyền nghề, đào tạo được một số lực lượng trẻ kế cận, đồng thời có những lực lượng được bổ sung vào các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Ngoài các câu lạc bộ còn có một số gia đình có truyền thống đờn ca tài tử Nam Bộ cũng vẫn duy trì và góp phần cho phong trào rất lớn. Về phạm vi hoạt động của các câu lạc bộ được mở rộng hơn, câu lạc bộ không chỉ dừng lại ở các cuộc sinh hoạt bình thường mà còn tham gia tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thông qua tiếng đờn lời ca của mình trong các cuộc hội nghị, những ngày lễ lớn, những đợt thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của địa phương.

Để kích thích phong trào, ngành Văn hóa Thông tin, Phát thanh Truyền hình và địa phương đã nhiều lần tổ chức hội thi giọng hát hay chuyên về loại hình tài tử Nam Bộ, những cuộc liên hoan, hội thi, hôi diễn chương trình văn nghệ tổng hợp, trong đó có đờn ca tài tử Nam Bộ. Đặc biệt vào năm 1992 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tỉnh đã tổ chức đăng cai cuộc liên hoan đờn ca tài tử Nam Bộ đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất có 10 đội của 09 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số nghệ sĩ của thành phố Hồ Chí Minh như  út Trà Ôn, Bạch Tuyết, Phương Hồng Thủy. .. tham gia. Đây là thời kỳ mở màn cho việc phục hưng lại loại hình đờn ca tài tứ Nam Bộ ở đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Minh Hải, nay là Cà Mau - Bạc Liêu. Tiếp theo những năm sau ít nhất một năm huyện thị tổ chức liên hoan hội thi một lần, tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long hai năm một lần. Qua những đợt liên hoan như vậy cho thấy phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ Cà Mau - Bạc Liêu có chiều hướng phục hồi tốt. Cụ thể hơn là trong năm 1997 - 1998 qua các đợt liên hoan, hội thi văn nghệ của các ngành, các cấp thì tiết mục thuộc dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ chiếm trong mỗi chương trình với tỷ lệ khá cao.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

 2.9- Một Số HiệN TượNG TRONG Đờn CA TàI Tử nam bộ ở cà MAU - BạC LIêU CầN Được QUAN TâM.

            2.9.1- bài ca vọng cổ bị lạm dụng.

Bản thân bài vọng cổ được ra đời trên cái nền âm nhạc tài tử Nam Bộ với cái tên ban đầu là Dạ cổ hoài lang, từ nhịp hai đến nhịp tư, nhịp tám, nhịp mười sáu, nhịp ba mươi hai, nhịp sáu mươi bốn và nhịp 128 coi như định hình ( vọng cổ ) Tuy nhiên nó chưa được chính thống bổ sung vào nhóm điệu thức nào nhưng nó vẫn là một trong các bài bản của dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ, tuy mỗi điệu thức đều có những mặt ưu thế riêng nhưag dẫu sao đi nữa cũng phải thừa nhận rằng bài vọng cổ là bản nhạc chúa trong dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ và cải lương sau này. Nếu như có ai đó hỏi rằng trong đờn ca tài tử Nam Bộ bài nào mùi nhất, chắc có lẽ ai cũng trả lời ngay mà không cần phải đắn đo suy nghĩ ''Đó là bản vọng cổ ”. Chính từ đặc điểm đó mà phần đông các nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau - Bạc Liêu trong các cuộc sinh hoạt, đờn ca đều sử dụng chủ yếu là bài vọng cổ, có khi hai câu, khi thì bốn câu, khi thì năm câu chẳng hạn, còn lại các bài bản khác trong chương trình rất mờ nhạt. Thử lấy một ví dụ trong cuộc đời thường để so sá nh ''Thức ăn nào dùng lâu, dùng nhiều thì sẽ đâm ra nhàm chán '', trong âm nhạc cũng vậy, nếu trong một chương trình sinh hoạt biểu diễn mà cơ cấu quá nhiều bài ca vọng cổ, sẽ làm chương trình ấy nặng nề , không đúng tính chất của một chương trình đờn ca tài tử Nam bộ. Nếu như chương trình cơ cấu gồm nhiều thể điệu như Bắc, Nam, bài oán ở một số lớp tiêu biểu, cộng với bài vọng cổ, vài bài bản ngắn thì chương trình đó sẽ hấp dẫn, lôi cuốn người xem và chắc chắn họ sẽ không bỏ ra về vì ngán ngẩm khi chương trình lạm dụng bài vọng cổ.

Lạm dụng thứ hai trong chính bản thân của bài vọng cổ mà do lỗi này là do các nhạc sĩ, ca sĩ và đặc biệt là nguời sáng tác lời ca cho bài vọng cổ. Nguyên gốc của bài vọng cổ là 20 câu, từ câu 1 đến câu 20, mặc dù qua nhiều lần cải tiến từ nhịp 2 đến nhịp 128 nhưng bài vọng cổ vẫn là 20 câu nguyên vẹn. Trong 20 câu đó tuy có một số câu trùng lập nhau nhưng có một số câu hết sức đặc biệt, nhưng các nhạc sĩ, ca sĩ và người sáng tác không lưu ý tới đó là câu tư, ngay đầu câu tư có bốn nhịp trong đó có 2 nhịp xen kẽ nhau xuống chữ nhạc Xề rất mềm mại, thiết tha và dễ cảm. Câu thứ 9, nhạc dứt câu là chữ Xự, hoàn toàn không trùng bất cứ một nốt nhạc dứt câu nào trong 20 câu của bài vọng cổ. Âm điệu của chữ Xự  thể hiện sự da diết yêu thương, sâu lắng rất phù hợp với nhiều nội dung lời ca ca ngợi quê hương, đất nước, con người nhưng ít được ai sử dụng. Dẫu biết rằng với nhịp sống phát triển đi lên hàng ngày, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước sẽ làm thay đổi tâm lý của con người, họ không thể ngồi nghe một lượt hết 20 câu vọng cổ, nhưng ít ra nếu như các nhạc sĩ, các nhà sáng tác, các bậc nghệ nhân chúng ta cơ cấu thế nào đó cho hợp lý để tất cả 20 câu vọng cổ hoặc ít nhất các câu hay ( ngoài những câu thường dùng ) được hiện diện trong cuộc sống. Điều đó cũng sẽ tránh đi sự lạm dụng hiện nay trong việc sử dụng bài vọng cổ, thường chỉ câu 1, 2 và câu 5, 6.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

2.9.2 –dàn nhạc trong đờn ca tài tử nam bộ ở cà mau – bạc liêu.

Âm nhạc là linh hồn của buổi sinh hoạt, biểu diễn, đặc biệt là đối với người ca. Đệm đờn là phần xác, người nghệ sĩ bằng tài năng nghệ thuật đã cho nó phần hồn [ 14:159 }. Đờn mùi, đờn chắc nhịp sẽ tạo nên cảm xúc đối với người ca, từ đó sẽ làm cho giọng ca truyền cảm, mượt mà, bay bổng và ngược lại. Dàn nhạc muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có qúa trình rèn luyện công phu, có sự phối hợp, phân công, sắp xếp ăn ý với nhau trong dàn nhạc, khi nào thì nhạc cụ này đệm làm nền, nhạc cụ kia trổi lên, hoặc nhạc cụ ngưng nhạc, nhạc cụ khác đệm hoặc có những đoạn nhạc tất cả các nhạc cụ cùng đệm. Điều lưu ý là phải đệm đờn sao cho nguời ca không băn khoăn gì cả về nhịp nhàng. Vì trong thực tế nhạc  tài tử Nam Bộ không thể thực hiện phương pháp hòa âm, phối khí như tân nhạc, bởi nhạc tài tử Nam Bộ có đặc điểm là âm nhạc có sẵn, dựa vào đó mới viết lời ca và người đệm đờn trong dàn nhạc tài tử Nam bộ là căn cứ vào những chữ nhạc chính cuối câu của những bài bản mà đệm đờn, trong lòng bản, lòng nhịp là tự do sáng tạo theo cảm hứng qua mỗi lần đờn, đờn tài tử Nam Bộ là loại “tâm tấu” cho nên cũng dễ tạo cảm xúc và cũng dễ tạo bực bội đối với người ca. Ngày xưa dàn nhạc đệm cho đờn ca tài tử Nam Bộ có rất nhiều loại nhạc cụ như phần đầu đã đề cập đến, nhưng dần dần về sau và cho tới bây giờ thì dàn nhạc chỉ còn tồn tại một số nhạc cụ chủ yếu như kìm, tranh, cò, xến, guita phím lõm và song loan, có một số dàn nhạc còn có cây đờn bầu, Violon, Hạ uy di. Trong chín loại nhạc cụ đó có năm loại nhạc cụ của dân tộc (kìm, tranh, cò, bầu, song loan), số còn lại là của phương Tây du nhập vào, trong đó cây đờn guita phím lỏm đã được Việt Nam hóa. Như giáo sư Trần Văn Khê khi bàn về các loại nhạc khí Việt Nam, ông đã phát biểu “Cây đờn guita phím lỏm có thể coi là nhạc khí dân tộc Việt Nam, vì cây đờn ấy nói được tiếng nói âm nhạc của dân tộc Việt Nam: Xự non, XANG già, CốNG non, luyến, láy, vuốt, rung nhẹ, rung mạnh, nhấn nhá... đều được cả” như vậy trải qua hơn 50 năm thuần thục hóa, cây đờn guita phím lỏm đã thật sự thích nghi với ngôn ngữ âm nhạc dân tộc và đặc biệt hiện nay đã trở thành cây đờn chủ công trong dàn nhạc tài tử Nam Bộ và dàn nhạc cải lương. Cây đờn guita phím lỏm điện tử được khuếch đại âm thanh tạo thêm sự rung cảm, ngọt ngào trong mỗi tiếng đờn lôi cuốn, thuyết phục người nghe, một mình nó có thể thay thế cho các loại nhạc cụ khác trong dàn nhạc đệm phục vụ người ca mà không bị nhàm chán, bởi tính chất phô trương của nó rất cao, mặc dù vậy nhưng vẫn thiếu cái gì đó về chất của đờn ca tài tử Nam Bộ khi thiếu vắng các loại nhạc cụ khác. Tuy nhiên không phải cùng một lúc sử dụng hết các loại nhạc cụ đã nêu trên, mà phải biết bố trí phù hợp, cân bằng về âm điệu giữa các loại nhạc cụ, về tính chất của từng thể điệu để nó không phá vỡ những qui cách cơ bản trong phong cách đệm đờn của dàn nhạc tài tử Nam Bộ.

Trong đệm đờn còn có hào tấu, độc tấu, diễn tấu, ba loại đó đều khác hẳn so với đệm đờn cho người ca như vừa nêu trên.

Hòa tấu có thể xảy ra một trong hai trường hợp. Một là sử dụng toàn bộ các nhạc cụ trong dàn nhạc, hai là sử dụng một số nhạc cụ trong dàn nhạc, nhưng điều quan trọng hơn hết là chọn bài bản nào để sử dụng nguyên dàn nhạc và bài bản nào sử dụng một số dàn nhạc trong dàn nhạc àv số nhạc cụ phải phù hợp với tính chất của bản nhạc, nó cũng có phân nào giống như đệm đờn như ca, có nghĩa là khi thì lắng đọng, khi thì sôi nổi bằng cách phối hợp ăn ý giữa các nhạc công với nhau.

Độc tấu là chỉ sử dụng một nhạc cụ nào đó bất kỳ trong dàn nhạc và đờn bất kỳ bản nhạc nào theo sử thích hoặc theo yêu cầu. Độc tấu hay hay không là tùy thuộc vào khả năng diễn đạt của nhạc công trên từng phím đờn, chữ nhạc. Thường độc tấu là những nhạc công có tay nghề lão luyện và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp.

Diễn tấu có thể từ trong hòa tấu giành cho mọtt nhạc cụ nào đó bất kỳ qua tài năng ưu trội của nhạc công trong dàn nhạc, biểu diễn một đoạn nhạc trong bản nhạc đang hoạt động, hoặc có thể từ độc tấu bằng những đoạn biểu diễn kỹ thuật hay biến tấu tạo ấn tượng mạnh đối với người nghe và người xem.

Trong thực tế, các dàn nhạc tài tử Nam Bộ ở Cà Mau-Bạc Liệu hiện nay việc đệm đờn cho người ca, việc hòa tấu, độc tấu, biến tấu chưa đạt đến trình độ lão luyện, chưa tổ chức phối hợp tốt cho dàn nhạc, chỉ chú ý phát huy vai trò của từng cá nhân nhạc công nên mạnh ai nấy đờn, tạo thành một thứ âm thanh hỗn độn, át cả lời ca và áp đảo với nhau trong dàn nhạc, chính điều này đã làm cho các bậc nghệ nhân, những người say mê , qúy trọng nghề hết sức băn khoăn, lo lắng.

2.9.3 sinh hoạt đờn ca tài tử nam bộ ở cà mau – bạc liêu.

Hiện nay loại hình sinh hoạt này ở Cà Mau-Bạc Liêu cũng như một số tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang tồn tại dưới hai hình thức.

Một là tồn tại duới dạng riêng lẻ của từng cá nhân ở trong cộng đồng dân cư, sinh hoạt theo dạng ngẫu hứng, lúc nhàn rỗi, khi được gọi mời hoặc tình cờ gặp dịp tự giác tham gia đờn ca trong các đám tiệc, lễ hội, hoạt động không có chủ đích truớc, thích thì tham gia, không thích thì thôi. Loại sinh loạt này không mang tính bền vững và khó có thể đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, bởi lẽ hoạt động tùy hứng, riêng lẻ như vậy thì không đủ điều kiện để giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp với nhau giữa bản thân mình với người khác, giữa nhóm này với nhóm khác.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Hình thức thứ hai là sinh hoạt có tổ chức, bao gồm các câu lạc bộ, nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ ở các ấp, xã , phường, thị trấn, khu dân cư, các trung tâm Văn hóa Thông tin cấp tỉnh, huyện, thị, các hội, đoàn thể... được hình thành trên cơ sở tự nguyện và thể hiện tính nghề nghiệp chuyên sâu. Hoạt động các câu lạc bộ, các nhóm này đều có chương trình, kế hoạch, có sinh hoạt định kỳ, có mối quan hệ và đuợc sự hướng dẫn của nghiệp vụ cũng như chịu sự quản lý Nhà nước của ngành Văn hóa Thông tin. Người lãnh đạo trực tiếp các câu lạc bộ, các nhóm này không phải là cán bộ viên chức Nhà nước mà đó chính là những nghệ nhân có uy tín nhất trong câu lạc bộ, trong nhóm bầu ra. Lợi ích vật chất, cũng như tinh thần của các câu lạc bộ và các nhóm là tự quyết, cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý nghiệp vụ chuyên môn không tham gia vào, chỉ quản lý về nội dung, định hướng phát triển nghề nghiệp

Với hình thức này hiện nay tại tỉnh Cà Mau đã có 32 câu lạc bộ hoạt động thường xuyên như câu lạc bộ của Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh, câu lạc bộ của Nhà VHTT thành phố Cà Mau, câu lạc bộ của phường 5 thị xã Cà Mau, xã Khánh Hưng huyện Trần Văn Thời, ấp 7 thị trấn Thới Bình huyện Thới Bình, Tăng Phát Vinh ở Tắc Vân thị xã Cà Mau tỉnh Cà Mau. Tại tỉnh Bạc Liêu có câu lạc bộ đờn ca tài tử Cao Văn Lầu, câu lạc bộ của phường 8, phường 3, Hội cựu chiến binh thị xã Bạc Liêu, xã Vĩnh Mỹ A huyện Vĩnh Lợi, các xã , thị trấn của huyện Hồng Dân...

Ngoài ra còn có dạng nhóm đờn ca tài tử trong một gia đình, một bộ phận trong các đội thông tin văn nghệ cấp huyện, thị, xã, phường thị trấn. Nhóm của gia đình thì hoàn toàn độc lập về chương trình, kế hoạch hoạt động duới sự quản lý , chỉ huy điều hành của trưởng nhóm, thường là nguời cha hoặc người mẹ trong gia đình. Riêng nhóm trong các đội thông tin văn nghệ các cấp thì hoàn toàn phục thuộc vào sự kết cấu của một chương trình, chỉ xen kẽ với các loại hình và đóng vai trò thiết yếu trong đêm sinh hoạt hoặc biểu diễn.

Tuy hình thức thứ hai đang phổ biến hiện nay, nhưng phải thừa nhận rằng những gì có tính chất quy mô mới chỉ là ý tưởng mà thôi, đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách cho lĩnh vực này nhu chế độ đãi ngộ đối với nghệ nhân để chúng ta khai thác vốn quý của họ nhằm bảo tồn và lưu truyền cho đời sau, phải quan tâm đến việc đào tạo lực lượng kế thừa, phải hỗ trợ phần nào về trang thiết bị, nhạc cụ chuyên dùng, tạo ra các thiết chế văn hóa để sinh hoạt chung, trong đó có đờn ca tài tử Nam Bộ .

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

2.9.4- CáC BàI BảN TRONG DòNG âM NHạC TàI Tử NAM Bộ NHữNG VấN Đề ĐặT RA.

Không những ở Cà Mau-Bạc Liêu mà gần như cả nước những nơi biết đến dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ thường tranh cãi nhau giữa hai xu hướng:

Một là, phải lưu giữ trọn vẹn nhữhg yếu tố chính thống, những bài bản  nguyên gốc của nhạc tài tử Nam Bộ, đờn ca phải mặc áo dài khăn đóng, dù ngồi trên ván ngựa, hoặc trên chiếc chiếu, chiếc đệm trải ở những nơi có mặt bằng phẳng phiu. Đờn ca tài tử Nam Bộ phải trng nghiêm, dàn nhạc phải đầy đủ, người cầm nhịp chánh ( giữ song loan ) phải là nhạc công thủ cây đờn kìm. Người ca không được cải cách, không được chạy chữ mà phải ca đúng khuôn mẫu ban đầu. Hoạt động đờn ca tài tử Nam Bộ không chạy theo lợi nhuận...vì rằng như thế sẽ làm biến chất loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ . Việc sử dụng nhạc cụ phải là những nhạc cụ của dân tộc nguyên xi, không dùng những nhạc cụ của phương Tây được cải liến và những nhạc cụ ấy không đuợc khuếch đại bằng hệ thống tăng âm, kể cả ca cũng vậy. Chuyện đó nghe qua tưởng chừng như đơn giản, nhưng rất mâu thuẫn ở một số điểm trong thực tế. Ví dụ như nếu đờn ca tài tử Nam Bộ phục vụ cho đông người mà không dùng hệ thống     âm thanh điện tử thì mọi người làm sao tiếp nhận được tiếng đờn, giọng ca của

các nghệ sĩ, nghệ nhân và như thế làm sao cảm nhận được cái tinh túy, cái hay đặc sắc của loại hình này. Hoặc giả sử như chúng ta dùng âm thanh điện tử cho người ca, còn đờn thì sử dụng nhạc cụ thường như thế làm sao tạo đuợc sự cộng hưởng giữa âm nhạc và giọng ca, còn nếu ta truyền âm thanh đờn qua hệ thống âm thanh điện tử thì tự nó đã mâu thuẫn rồi.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Hai là, phải cải tiến các bài bản của dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ để nó thích nghi với xu thế chung của thời đại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự cải tiến ấy phải được bắt đầu từ những bài bản cụ thể, những lòng bản của từng bài bản, cải tiến về tiết tấu...sao cho các bài bản trong dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ ngắn gọn hơn, sắc sảo hơn, sinh động hơn nhưng cái hồn và bản chất của nó không mất đi. Tính cách quốc truyền phải được bảo tồn một cách chính thống. Nếu muốn phát triển phát huy làn điệu, thể điệu mới thì người nhạc sĩ có trình độ học thuật không thể bứt khỏi cái gốc quốc truyền của cổ nhạc được đánh giá là quốc nhạc trong thời khai phá khẩn hoang [18:6]. Điều đó có nghĩa là phát triển, phát huy nhưng không mất gốc. Không nên giữ nguyên các qui định quá nghiêm ngặt trong sinh hoạt, vì như vậy sẽ rất gò bó , gượng ép đối với những người tham gia và làm hạn chế cho sự phát triển của dòng âm nhạc độc đáo này. Phải nhìn nhận nó như là một sự vật luôn vận động phát triển. Có thể ăn mặc sang trọng hiện đại nhưng lại đờn ca tài tử Nam Bộ, có thể sinh hoạt ở những nơi sang trọng chớ không chỉ riêng trên bộ ván hay trên chiếc chiếu, chiếc đệm, có thể đờn ca cho nguời ngoại quốc nghe và người ngoại quốc tham gia đờn ca tài tử Nam Bộ, điều này đã xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, đờn ca tài tử Nam Bộ dựa vào yếu tố tinh thần là chính, nhưng không thể không nghĩ đến yếu tố vật chất, chính yếu tố này sẽ tạo được sự kích thích đối với những người tham gia hoạt động, yếu tố vật chất sẽ là điều kiện góp phần không nhỏ cho quá trình phát triển loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ.

Hai quan điểm trên đây đều có những phần phù lợp và chưa phù hợp vì bất cứ một sự vật, hiện tượng nào muốn tồn tại và phát triển mãi mãi với thời gian đều phải đảm bảo hai yếu tố cơ bản đó là: bảo tồn và phát triển. ở đây cần hiểu rằng bảo tồn không có nghĩa !à sử dụng nguyên xi những gì đã có, mà phải biết chọn lọc những yếu tố độc đáo để cải tiến nâng lên cho phù hợp với xu thế chung của thời đại và không ngừng phát triển. Việc bảo tồn và phát triển vốn âm nhạc dân tộc trước hết là trách nhiệm của nơi có vốn đó, bởi dù là tài sản văn hóa chung của dân tộc, song trước hết đó là tài sản văn hóa của địa phương đuợc lịch sử và đất nước trao cho để bảo lưu, chăm sóc. Bác Hồ đã nói ''Người địa phương nào trước hết phải biết hát dân ca của địa phương mình, đó là điều thuận lợi hơn ngưòi địa phương khác '' . Ta biết quý biết yêu vốn quý của ta để rồi truyền đạt cho những thế hệ kế tiếp thì vốn quý đó mới được bảo tồn và lan tỏa rộng hơn, xa hơn.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

2.9.5- đờn CA TàI  tử NAM Bộ ở Cà mau - BạC liêu TRONG mối quan hệ với các tỉnh nam bộ.

Bản thân của cụm từ đờn ca tài tử Nam Bộ cũng đã nói lên được rằng: Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa mang tính đặc thù của vùng Nam Bộ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của các danh cầm, danh ca, những bậc nghệ nhân của Cà Mau-Bạc Liêu. Tuy nhiên trong suốt quá trình hình thành và phát triển cho tới nay loại hìnn nghệ thuật này ở Cà Mau-Bạc Liêu cơ bản có những điểm tương đồng với các tỉnh Nam Bộ , gần nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo mà các tỉnh bạn không có đuợc. Đó là :

Hầu hết các danh cầm, danh ca trong phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở Sài Gòn trong những thập niên đầu thế kỷ 20 đều là những người gốc gác ở Bạc Liêu.

Có rất nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân ở Bạc Liêu (Cà Mau-Bạc Liêu) sáng tạo đuợc nhiều bài bản bổ sung cho dòng nhạc tài tử Nam Bộ . Trong đó có những bài bản sáng giá và luôn sống mãi với thời gian.

Bạc Liêu (Cà Mau-Bạc Liêu) là một trong rất hiếm ở các tỉnh Nam Bộ biên soạn, hệ thống và in đuợc sách nhạc tài tử Nam Bộ vào năm 1962 kể cả sáng tác, sưu tầm lời ca cho từng bản nhạc. Mặc dù sách ấy có tiêu đề             '' NHạC Cổ ĐIểN BạC liêU '' nhưng hầu hết giới đờn ca tài tử Nam Bộ ở Nam Bộ, kể cả Sài Gòn trước đây cũng đều sử dụng.

Với tài năng của các danh cầm, danh ca, các bậc nghệ nhân đã dày công gầy dựng, làm cho phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở Bạc Liêu (Cà Mau-Bạc Liêu) có một thời vàng son, tạo được dấu ấn khó quên trong giới và những nguời hâm mộ “ Nhất Bạc Liêu, nhì Cần Đước '' .

Những nét độc đáo đã nêu trên trong thời điểm hiện nay có phần còn giữ đttợc phong độ có phần mờ nhạt cần phải đuợc quan tâm để hồi phục lại vị thế của mình.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

2.9.6- Đờn CA TàI tử NAM Bộ ở Cà MAU - bạC LIêU VớI NGHệ THUậT SâN KHấU CảI LươNG.

Cho tới nay, ai cũng thừa nhận rằng sân khấu cải lương Nam Bộ được hình thành là trên cơ sở loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử phát triển đến trình độ cao, chuyển sang ca ra bộ rồi hình thành loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương vào những năm 1912 - 1915  [ 7:122 ].

Hầu hết các bài bản nhạc dùng cho sân khấu cải lương đều là nhạc tài tử Nam Bộ , tuy nhiên quá trình hình thành và phát triển loại hình nghệ thuật có nhiều nhạc sĩ, nghệ nhân đã sáng tạo thêm nhiều bài bản trong nhiều điệu thức, nhưng đa phần vẫn là các bài bản ngắn. Trong số này, nghệ sĩ Mộng Vân quê ở Bạc Liêu là nguời sáng tác rất nhiều bản nhạc hay và thường đuợc sử dụng nhiều nhất.

Những bản nhạc mới sáng tác sau này tuy nói là sáng tác cho sân khấu cải lương, nhưng trong hoạt động đờn ca tài tử Namm bộ cũng rất thông dụng.

Nhạc tài tử Nam Bộ được sử dụng trong nghệ thuật sân khấu cải lương vẫn tuân thủ theo các bài bản gốc về lớp lang, câu nhạc, nhịp nhàng, chữ nhạc giữa các nhịp chính ở câu, cuối câu nhưng không lúc nào sử dụng hết nguyên bản, chỉ sử dụng một số câu, một số lớp nào đó độc đáo phù hợp với tính cách nhân vật, tình huống kịch. Về tiết tấu thì nhạc đệm cho sân khấu cải lương bao giờ cũng đệm nhanh hơn so với đờn ca tài tử Nam Bộ. Trong sử dụng các bản nhạc tài tử Nam Bộ cho sân khấu cải lương rất thông thoáng. Có khi sử dụng câu này, lớp này, có khi sử dụng câu khác, lớp khác, có khi xen kẽ giữa bản nhạc này với bản nhạc khác và có khi đan xen giữa nhạc tân và cổ.

Điều rất đặc biệt là trong quá trình hình thành, phát triển nhất là những thời kỳ vàng son những loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương, cũng không phủ định được loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ, trái lại càng làm cho loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ vững chãi hơn, phát triển hơn. Đây cũng chính là một hiện tượng hiếm có trong cuộc sống.

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Chương 3

những giải pháp bảo tồn kế thừa, phát huy

 và phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử

nam bộ ở cà mau – bạc liêu

 

Loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ thể hiện tính đặc trưng văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ , là một bộ phận của nền âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam đã ngót một thế kỷ gắn bó với người dân Nam Bộ nói chung, người dân Cà Mau-Bạc Liêu nói riêng. Càng phải được bảo tồn và phát huy trong đời sống xã hội. Việc bảo tồn, phát huy dựa trên quan điểm có chọn lọc, khôi phục, kế thừa và phát triển. Khôi phục không có nghĩa là sao chép nguyên xi mà phải mạnh dạn cải tiến. Và cải tiến không có nghĩa là biến cái này thành cái kia [ 17:29 ] mà phải còn giữ được cái hồn, cốt lõi và những tinh túy nhất. Có một điều chúng ta phải khẳng định là bất cứ một loại hình, thể loại nghệ thuật nào cũng có sự ra đời, sự phát triển và đến một giai đoạn nào đó, nó có thể bị mai một. Đó là quy luật trong sự phát triển biện chứng của văn hóa        [ 10:70 ], loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ cũng nằm trong quy luật đó, thế nên cần thiết phải bảo tồn, phát triển, phát huy nó cho phù hợp với thời đại. Bảo tồn phát huy phải có những giải pháp mang tính khả thi, có những bước đi thích hợp, phải dựa trên cơ sở nhu cầu của cá nhân và cộng đồng, thực trạng của loại hình này trên nhiều phương diện, những điều kiện cần thiết cho qúa trình tiến hành thực thi các giải pháp.

Thực hiện các giải pháp bảo tồn kế thừa, phát huy và phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau-Bạc Liêu là đúng theo tinh thầu  Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII của Đảng về ''Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” phù hợp với xu thế chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình mở cửa hội nhập, liên doanh, liên kết đối với các nuớc trên thế giới về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực văn hóa, văn học- nghệ thuật. Đồng thời từng buớc đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sở thích của người dân Cà Mau-Bạc Liêu về lĩnh vực này được thể hiện từ kết quả của các thông số điều tra xã hội học ở tỉnh Cà Mau-Bạc Liêu. Tuy nhiên, trong các giải pháp đuợc đặt ra phải nêu cho được những giải pháp tình thế và giải pháp chiến lược.

          Giải pháp tình thế là những giải pháp giải quyết mang tính cấp thời, được cụ thể hóa bằng những chương trình, kế hoạch hàng năm với nhiệm vụ, hình thức, mô hình được chọn điển hình trong phong trào, đủ điều kiện và cơ sở thực hiện so với khả năng tài lực, vật lực của ngành, tổ chức nghề nghiệp hiện có. Loại giải pháp này phải có địa chỉ thực hiện rõ ràng, tiên lượng đuợc hiệu quả nhất thời trong hoạt động nghề nghiệp cũng như hiệu quả xã hội, không đòi hỏi toàn diện mà chỉ phát huy ở một khía cạnh nào đó trong lĩnh vực này.

          Giải pháp lâu dài là những giải pháp căn bản, được thể hiện trên nhiều góc độ, thể hiện được tính toàn diện và đồng bộ từ điều kiện nhân lực, tài lực, vật lực phải có những cơ chế chính sách thích hợp cho các điều kiện trên cả về đào tạo, đãi ngộ trong hoạt động, hưởng thụ và sáng tạo. Giải pháp này đòi hỏi phải có những định hướng chiến lược lâu dài cho mỗi giai đoạn ít nhất là năm năm, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

3. 1 - GIảI PHáP TìNH THế.

3 . 1 .1 – cải tiến mô hình sinh hoạt đờn ca tài tử nam bộ ở cà mau – bạc liêu.

Cải tiến một số mô hình.

- Mô hình câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ: Hiện nay mô hình này đang tồn tại ở các nhà văn hóa Trung tâm tỉnh. Nhà Văn hóa hoặc trung tâm Văn hóa Thông tin các huyện, thị, đây là một tổ chức theo dạng nghề nghiệp tự giác, những người tham gia thành viên không hưởng lương Nhà nước, chỉ hưởng tiền bồi dưỡng vào những lần biểu diễn phục vụ Hội nghị, những ngày lễ, các đoàn khách hoặc khi câu lạc bộ nhận làm dịch vụ cho các đám tiệc. Hàng tháng hoặc vài tháng họp định kỳ một lần để kiểm điểm chuơng trình kế hoạch hoạt động đã qua và đề ra kế hoạch sắp tới, sau đó phần nội dung chính là các thành viên cùng nhau đờn ca, hòa nhạc, tâm tình.

Ngoài ra còn có những câu lạc bộ đuợc hình thành theo các Hội nghề nghiệp, theo ấp văn hóa, theo xã , phuờng, thị trấn. .. Các câu lạc bộ này thường hoạt động trong những ngày hội họp của Hội, địa phương. Tổ chức và phục vụ nhiệm vụ chính trị theo nhu cầu của các hội và địa phương, phục vụ đám tiệc và các cuộc sinh hoạt khác. Đối tượng này ít có khi sinh hoạt định kỳ.

Để cho các câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam bộ đang tồn tại ở các đơn vị, địa phương ngày càng phát triển tốt hơn cần phải được chú ý cả về nội dung lẫn hình thức. Việc sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ là rất cần thiết, nhưng phải tránh đi sụ xáo mòn. Về hình thức có khi lần này sinh hoạt bàn tròn, nhưng lần khác sinh hoạt trên sân khấu lộ thiên, có giao lưu với khán giả , rồi lần khác lại sinh hoạt trong thính phòng, trong một khuôn viên nào đó vừa đẹp vừa nên thơ, rồ i có khi sinh hoạt trên thuyền trôi bồng bềnh trên sông nuớc... Về chuyên môn phải chú ý tận dụng khai thác hết các bài bản trong dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ, phải biết bố cục chuơng trình sao cho hài hòa, hấp dẫn, không trùng dẫm các thể điệu với nhau, phải tránh tình trạng biến đờn ca tài tử Nam bộ thành đờn ca vọng cổ như hiện nay đang diễn ra. Mỗi lần sinh hoạt nên có sắp xếp từng nhóm để bắt thách thi đua với nhau trong sử dụng các bài bản để dần dần mỗi thành viên trong câu lạc bộ đều biết ca hoặc biết đờn hết tất cả các bài bản trong dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ . Đồng thời phải thường xuyên rèn luyện theo nhóm để đờn và ca không những trúng thể điệu mà còn chắc nhịp, lão luyện hơn.

Trong hoạt động phải hết sức chú ý đến đối tượng phục vụ để sắp xếp các bài ca, bản nhạc trong chương trình sao cho phù hợp. Không thể bố trí các bản nhạc, lời ca có giai điệu buồn trong những buổi lễ hội, đám cưới, gả , mừng thọ, sinh nhật và ngược lại không thể bố trí các bản nhạc, lời ca có giai điệu vui tươi trong những cuộc đau buồn. Điều này trong thực tế đã xảy ra như trong một đám cưới thì người ca lại ca bài ca có nội dung chia lìa với giai điệu nhạc buồn ảm đạm làm cho không khí ngày vui hết sức nặng nề , làm ảnh hửởng phần nào đến tình cảm của đôi tân hôn và quan khách. Hoặc có những đám tang, khi mọi người quỳ trước linh cữu vọng bái người đã khuất thì dàn nhạc tài tử Nam Bộ lại trổi lên bản nhạc Tử QUY Từ.

U uu xáng u cồng liu

U uu xáng u liu cồng

Cống xê xang xừ xang xê cống

Xừ cống, xừ cống xừ cống

Xừ xê xang xế xừ xê xang

Xê xừ xang xừ

U xáng u liu cồng liu u.

Nghe qua bản nhạc Tử QUY Từ làm cho người đang vọng bái muốn bật lên tiếng cười nếu như không kịp kìm chế. Vậy mà có người nói rằng đám tang đã buồn rồi, cần phải đệm nhạc thế nào đó cho vui nhằm giảm đi nỗi buồn khi gia đình có tang chế. Điều này hoàn toàn không phù hợp với phong tục của nguờỉ dân Nam Bộ, trong đó có Cà Mau -  Bạc Liêu: bởi ''Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ '', không thể vua khi có nguời thân hoặc người hàng xóm qua đời.

Câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ ngoài hoạt động nghề nghiệp còn tham gia tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân bằng cách dùng lời ca để chuyển tải các nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách ấy và dùng tiếng đờn, lời ca tập hợp nhân dân lại để tuyên truyền một nội dung nào đó theo sự chỉ đạo của ngành, của địa phương. Có những nội dung hoạt động độc lập một chuơng trình đờn ca tài tử Nam bộ, có khi liên kết với loại hình ca, múa nhạc kịch. . . Hoạt động này hìện  đang mang lại hiệu quả đáng trân trọng. Tuy nhiên cần phải chú ý hơn về đối tuợng tiếp nhận tuyên truyền để khi nào chúng ta tổ chức hoạt động độc lập, khi nào hoạt động liên kết. Nhưng dù cho có hoạt động độc lập hay liên kết chương trình cũng phải chú ý cả hai mặt, một là dùng nội dung bài ca để tuyên truyền; hai là dùng đờn ca làm phương tiện tập hợp nhân dân để tuyên truyền. Khi đó chương trình phải được biên tập một cách khoa học và lôgíc. Người dẫn chuyện, giới thiệt dẫn dắt chương trình, tuyên truyền phải hết sức hấp dẫn, thuyết phục để nguờỉ tiếp nhận thông tin không bị gượng ép, không thụ động.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Ngoài các tổ chức câu lạc bộ còn có nhóm đờn ca tài tử đuợc tập hợp từ các nghệ nhân, nhóm đờn ca trong gia đình, các nhóm này chủ yếu sinh hoạt nghề nghiệp và hoạt động dịch vụ khi có người gọi  mời, họ không có chương trình hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, chỉ  trừ khi được mời của địa phương, nhưng rất ít. Đối với tổ chức này, ngành Văn hóa Thông tin phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, động viên, thuyết phục và giúp đỡ họ dần dần đi vào nề nếp như các câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam bộ đã nêu ở phần trên. Các đối tượng biết ca, biết đờn trong loại hình trong đờn ca tài tử Nam Bộ nên khuyến khích họ tham gia vào các tổ chức câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ . Nơi nào chưa có câu lạc bộ thì từng bước tiến hành thành lập.

Tất cả các câu lạc bộ, các nhóm, gia đình hoạt động đờn ca tài tử Nam Bộ nêu trên cần hướng vào phục vụ cho các nhu cầu và đối tượng như sau:

-Đám cưới

-Đám gả

-Hội nghị

-Các ngày lễ hội

-Đám giỗ

-Lễ mừng thọ

-Tuyên truyền, phục vụ nhân dân

-Khách tham quan, du lịch ( trong thính phòng, trên tàu thuyền)

-Đám tang...

Từ những nhu cầu, đối tượng trên có thể phân chia thành 3 cụm đối tượng để xác định nhu cầu.

Cụm thứ nhất: Đám cưới, đám gả, lễ mừng thọ . Đây là cụm có nhu cầu về nội dung và hình thức vui tươi phấn khởi, chủ yếu khai thác sâu theo từng chủ đề kể cả nhạc và lời ca.

Cụm thứ hai: Đám tang, đám giỗ : Nhu cầu về nội dung, hình thức là đau buồn, bi ai, thương tiếc (đối với đám tang) sâu lắng, nhẹ nhàng, tình cảm, gợi nhớ quá khứ xa xăm (đám giỗ). Tuy nhiên đờn ca tài tử Nam Bộ trong đám tang cần phải đuợc cân nhắc thật kỹ, tùy theo yêu cầu của tang gia mà đáp ứng, bởi lẽ trong thực tế chưa thật phổ biến.

Hơn nữa qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy chưa được sự đồng tình cao của công chúng.

Cụm thứ ba: Các ngày lễ hội, hội nghị tuyên truyền nhiệm vụ chính trị phục vụ nhân dân. Cụm này vừa chú ý nhu cầu tiếp nhận và nhu cầu truyền đạt. Do vậy, nội dung, hình thức phải hài hòa, hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu dễ thuyết phục.

Cụm thứ tư: Phục vụ khách tham quan du lịch, thường thì khách ở xa đến Cà Mau-Bạc Liêu đều muốn nghe những giai điệu đặc trưng của xứ sở như bài Dạ cổ hoài lang, nói thơ Bạc Liêu, vọng cổ... do vậy chúng ta phải biết tận dụng khai thác nhu cầu này, đặc biệt phần nội dung cần lưu ý thông qua các bài ca để giới thiệu về thiên nhiên, đất nước, con người và truyền thống cách mạng của Cà Mau-Bạc Liêu để khách tham quan hiểu thêm quê hương của chúng ta. Về hình thức phục vụ phải tùy theo yêu cầu của khách. Có thể phục vụ tại thính phòng, hội trường, phòng tiếp tân của các nhà khách, khách sạn, du ngoạn trên tàu. ..

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Dựa theo tính chất của từng cụm mà chúng ta nghiên cứu bố trí sắp xếp các bài bản trong chương trình sao cho hợp lý, nhưng cũng không cứng nhắc, mà phải thường xuyên thay đổi cơ cấu bài bản trong mỗi chương trình, sự thay đổi ấy vẫn nằm trong các điệu thức mang âm điệu vui buồn trong khuôn khổ đã qui định. Điều này rất trùng hợp với kết quả điều tra xã hội học ở Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long và Long An.

Muốn thực hiện được sự cải tiến này, ngành Văn hóa Thông tin phải thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ về những phần có liên quan trong sinh hoạt, hoạt động đờn ca tài tử Nam Bộ như: Cơ cấu chương trình cho từng cụm chủ đề, tập huấn nhạc công, người ca, người viết lời ca, khuyến khích các nghệ nhân sáng tác thêm nhiều bản nhạc mới bổ sung cho dòng nhạc tài tử Nam Bộ. Khuyến khích các nhóm và gia đình đờn ca tài tử Nam bộ thường xuyên tham gia vào chương trình chung của các đội thông tin văn nghệ, các câu lạc bộ ở tại địa phương hoặc có điều kiện sẽ thành lập hoặc gia nhập vào tổ chức các câu lạc bộ của các ấp, khóm, xã , phường, thị trấn hoặc các câu lạc bộ của hệ thống nhà văn hóa từ tỉnh đến các huyện, thị.

Điều đáng lưu ý hiện nay về thành viên của các câu lạc bộ không nên chỉ dừng lại ở đối tượng nguời biết đờn ca, mà phải mở rộng thêm đối tượng thành viên là những người yêu thích đờn ca, có thành viên chính thức và thành viên danh dự. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức Câu lạc bộ cũng như sự tồn tại và phát triển loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ .

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Trong cuốn Hướng dẫn sử dụng nhạc cụ dân tộc qua các bài bản cải lương của Đinh Lạn-Sỹ Tiến thì phân ra 1 số cái khác:

4.TỨ OÁN : Tứ đại oán, Phụng Hoàng, Giang Nam, Phụng Cầu và 4 oán phụ là Văn THiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, Bộc thủy ly tao và thanh dạ  đề quyên.

5.NGŨ ĐIỂM:     Bình bán vắn, Tây thi vắn, Khổng Minh tọa lầu, Mẫu Tầm tử, Long hổ hội...

6.LỤC XUẤT: Lưu thủy trường, Phú lục, Bình bán chấn, Xuân tình, Tây thi, Cổ bản.

9.CỬU NHỊ: gồm 2 bài Hội nguyên tiêu và Batsbanr chấn do nhóm Tài tử miền Đông Nam Bộ biên soạn, chưa thấy sử dụng trên sân khấu ca kịch cải lương.

 Nếu vậy cách phân loại ko thống nhất hả Lee? Biết theo ai bỏ ai bây giờ.

 

Cầu người hơn cầu mình.
Page 3 of 3 (45 items) < Previous 1 2 3 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems