Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
I.4- NHữNG NHạC Cụ TIÊU BIểU TRONG DàN NHạC TàI Tử NAM Bộ.
Mặc dù trong dàn nhạc của loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ có rất nhiều loại nhạc cụ, mỗi nhạc cụ đều có tác dụng khác nhau, trong đó có những nhạc cụ của dân tộc, có những nhạc cụ được cải tiến từ các nhạc cụ phương Tâỵ Tiêu biểu là : đờn kìm, đờn tranh, đờn cò, đờn bầu, song loan (nhạc cụ dân tộc), đờn xến, đờn vilon, đờn guita phím lõm (nhạc cụ của phương Tây được cải tiến).
Đờn kìm: Còn gọi là nguyệt cầm, mặt đờn tròn, cần đờn dài, gắn từ 8 đến 10 phím bằng tre già, dây đờn bằng dây gân, thùng và cần đờn bằng gỗ, tiếng đờn phát ra với âm đục. Với tài năng của người nhạc sĩ bằng những ngón ''nhấn '', ''vuốt '', ''giật'', ''gân chìm'', ''gân nổi ''...tạo ra tiếng nhạc phù hợp đối với từng điệu thức, ưu thế của đờn kìm là đệm cho điệu thức nào cũng có hiệu quả . Trong dàn nhạc, người đờn kìm thường giữ nhịp chính, (giữ song loan).
đờn tranh: Còn gọi là đờn tranh “ Vĩnh bảo “ là một dạng cải tiến đàn tranh của nghệ sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo, quê ở Sa Đéc, Đồng Tháp, trong dàn nhạc tài tử Nam Bộ có người rất thích sử dụng loại nhạc cụ này, cũng có người thích sử dụng nhạc cụ cổ điển. Đờn tranh có 16 dây, 16 con nhạn và 16 trục. âm sắc của cây đờn tranh là trong sáng, véo von sử dụng được cho cả các điệu thức trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ.
Đờn cò: Được cấu trúc bằng một ống rỗng ngắn, một đầu có bịt da trăn hoặc da kì đà , một cần cắm xuyên qua ống rỗng, trên có 2 trục và đờn có 2 dây bằng gân hoặc kim loại. Cung vĩ căng bằng những sợi tơ mành, vĩ luồn qua 2 dây, khi đờn là dùng vĩ kéo. âm sắc của đờn cò nghe véo vắt và rất gợi cảm, đờn cò sử dụng cho cả các điệu thức trong nhạc tài tử Nam bộ, nhưng ưu thế của nó vẫn là đối với các bài nhạc lễ và điệu thức Oán.
Đờn bầu: Còn gọi là đờn độc huyền, bởi nó chỉ có một dây, nó cấu tạo rất đơn giản. Tính độc đáo của nó là không dùng âm thật của dây đờn mà chỉ dùng các phím bồi âm là chủ yếu, một cái khẩy nhưng lại tạo ra nhiều chữ nhạc do phương pháp nắn vòi đờn của người nhạc sĩ, âm sắc của đờn bầu nghe rất não nuột, rung cảm cho nên trong dân gian có câu ''Đờn bầu ai khẩy nâý nghe, /àm thân con gái chớ nghe đờn bầu '' . Cây đờn bầu có thể thích ứng với các điệu thức, nhưng phát huy tốt nhất vẫn là điệu thức Oán trong dòng nhạc tài tử Nam bộ.
Song loan: Nhiều người gọi trại là song lang. Song loan là tên của cặp phách tre cổ sơ, nó là một nhạc khí giữ nhịp đựơc phát minh từ rất xa xưa và thường có mặt ở hầu hết các dàn nhạc truyền thống Việt Nam. Nhưng khi đến với dàn nhạc tài tử Nam Bộ thì nó được cải tiến một cách thích nghi cho người vừa đờn vừa gõ nhịp chính. Người đờn và người ca bao giờ cũng chú ý đến lược gõ nhịp song loan, bởi đó là tiếng báo hiệu dứt câu hoặc những điểm trọng tâm trong lòng câu (như bài vọng cổ). Để đánh giá các nhạc công trong dàn nhạc tài tử Nam Bộ và người ca có giỏi hay không thì nhịp nhàn là yếu tố cơ bản để xác định, muốn xác định nhịp chắc hay không chắc thì phải căn cứ vào tiếng gõ của song loan. Nếu như tiếng song loan gõ cuối câu mà các nhạc công trong dàn nhạc và người ca đều rơi cùng một điểm trùng với nhịp gõ song loan thì mới được đánh giá là đờn giỏi, ca giỏi. Trong khi đó thì người đờn giữ song loan phải là người đờn giỏi [3 l :34].
Đờn xến: Là loại nhạc cụ mới du nhập vào Việt Nam khoảng sau thế chiến lần thứ nhất, thùng đờn có hình dạng như hoa mai, có hai dây bằng dây gân hoặc kim loại, âm sắc rất trong sáng, xom tụ . ưu thế của nó là đệm cho các điệu thức Bắc, Quảng và Bảy Bài trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ .
Đờn violon: Là loại đờn du nhập từ phương Tây, được sử dụng bằng vĩ kéo. Người có công cải tiến để cho cây đờn Violon thích nghi với dàn nhạc tài tử Nam Bộ là cố nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Thinh, nghệ sĩ Vĩnh Bảo. Với âm sắc êm dịu, ngọt ngào của cây đờn Violon đã làm phong phú thêm cho dàn nhạc tài tử Nam Bộ, nhất là đệm cho bài ca vọng cổ.
Đờn guita phím lõm: Cũng là loại đờn du nhập từ phương Tây, nhưng nó được cải tiến một cách phù hợp đối với người sử dụng và đối với các điệu thức trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ, có thể nói đây là một thành công bền vững nhất trong phương hướng ''thích nghi '' các cây đờn phương Tây vào dàn nhạc truyền thống của Nam Bộ do chính các nghệ sĩ, nghệ nhân trong phong trào đờn ca tài tứ Nam Bộ tạo nên. Trong quá trình cải tiến các nhạc cụ phương Tây không chỉ có đờn guita được móc phím mà còn có đờn Manđolin móc phím, đờn Violon móc phím nhưng cuối cùng cây đờn guita móc phím (Guita phím lõm) đã đạt đến ngôi vị độc tôn.
Đối với nhạc tài tử Nam Bộ Guita phím lỏm có thể nhấn nhá được theo các hơi Nam như cây đờn kìm, nhưng ưu trội hơn là nó khá thuận tiện trong hầu hết các điệu thức. Đặc biệt với hệ thống dây phong và bản phím vẫn để nguyên theo thang bình quân nhưng nó rất dễ dàng dịch giọng để thích ứng với các loại tông hát của nam và nữ, lại còn có nhiều cách so dây. Sử dụng đờn guita phím lỏm rất dễ dàng dịch chuyển từ điệu thức này sang điệu thức khác, từ cổ sang tân và ngược lại. Qua tính năng của cây đờn guita phím lỏm cho thấy nó đã chiếm vị thế rất quan trọng trong dàn nhạc tài tử Nam Bộ, có thể thế chỗ cho cây đờn kìm với vai trò là cây đờn chánh và có khi chỉ cần một cây đờn guita phím lỏm cũng đủ phục vụ cho người ca trong một cuộc đờn ca tài tử Nam Bộ.
đờn CA TàI Tử TRONG đời sốNg văN HóA TINH THầN
CủA NGười DâN Cà maU - BạC LiêU
2. 1- VàI NéT Về ĐIềU KIệN Tự NHIêN, KINH Tế, xã hội, VăN HóA.
Từ đầu thế kỷ 18, trên bước đường Nam tiến để khẩn hoang mở mang bờ cõi, dân Việt ta đã dần dần có mặt trên vùng đất Cà Mau và Bạc Liêu, nơi
'' Ruộng đồng mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua ''...
Ruộng đất tài nguyên thiên nhiên thì trù phú vô tận, nhưng lại chứa đầy những sợ hãi:
''Xứ đâu có xứ lạ lùng
Con chim kêu tôi cũng sợ,
con cá vùng tôi cũng kinh ''
Hay:
'' Xứ đâu có xứ lạ lùng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um '' [4:25 ]
Cho dù gian truân khổ cực, cho dù có sự sợ hãi trước muôn loài thú dữ đi chăng nữa, người dân Việt cũng không nao lòng bởi sự cuốn hút của một vùng đát màu mỡ đang đón chờ. Trong khi đó vào những năm cuối thế kỷ 17 vùng đất Cà Mau – Bạc liêu đã có cư dân sinh sống, lúc bấy giờ Cà Mau là một trong bảy xã thuộc địa phận Hà Tiên do Mạc Cửu cai quản. Đến năm 1714 Mặc Cửu dâng phần đất này cho Chúa Nguyễn, được Chúa Nguyễn Phước Chu sắc phong cho Mạc Cửu làm tổng binh trấn Hà Tiên. Đến năm Gia Long thứ bảy ( 1808 ) vùng đất Cà Mau – Bạc Liêu được đổi lại là huyện Long Xuyên và đến ngày l 8/12/1882 tỉnh Bạc Liêu được thành lập gồm 4 quận: Cà Mau, Vĩnh Lợi, Giá Rai , Vĩnh Châu và thị xã Bạc Liêu [ 16.20]. Đến ngày 9/3/1956 chính quyền Sài Gòn tách Cà Mau ra khỏi Bạc Liêu và thành lập tỉnh An Xuyên [ 15:20,26]. Về phía chính quyền cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam thì phân thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Sau 30/4/1975 ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Cà Mau và Bạc Liêu sát nhập lại thành tỉnh Minh Hải và đến ngày l/1/1997 thì tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tái lập.
Vùng đất Cà Mau và Bạc Liêu có những đặc điểm chung, đó là vùng đất được khai phá muộn màng nhất so với các vùng khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi dân cư sống rải rác trong các triền sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, nơi cộng đồng dân cư có 3 dân tộc chủ yếu: VIệT-HOA-KHMER. Thường họ sống đan xen nhau chớ không sống thành một làng, một xóm riêng biệt, hơn 2/3 dân số sống trong vùng nông thôn. Về tiềm năng kinh tế khi còn chung tỉnh thì gồm 3 thế mạnh: Nông - Lâm - ngư nghiệp, nhưng khi tái lập thì Cà Mau vẫn giữ nguyên 3 thế mạnh, còn Bạc Liêu thì chủ yết là nông-ngư nghiệp. Hiện nay thực hiện hoàn thành cơ bản chương trình ngọt hóa quản lộ Phụng Hiệp làm cho mảng nông nghiệp của hai tỉnh càng thêm khởi sắc.
Về văn hóa thì hai tỉnh cũng có những nét chung của một thời mà đến nay vẫn còn lưu truyền như di tích văn hóa óC Eo ''Tháp cổ Vĩnh Hưng '', Hò Bạc Liêu, nói thơ Bạc Liêu, hò lúa, bài Dạ Cổ Hoài Lang ( nay là vọng cổ), chuyện kể của Bác Ba Phi, truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống đấu tranh chống kẻ thù, bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.. . tất cả những thế ấy được kết tinh từ trí tuệ , mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của cả cộng đồng dân cư sống trên vùng đất Bạc Liêu xưa và nay là Cà Mau và Bạc Liêu.
2.2- đờN ca tàI tử NAm Bộ TRONG đời sốNg văn hóa tinh thần của người dân cà mau – bạc liêu.
Khi luận về phong trào đờn ca tài tử ở những năm trong thập kỷ 20, khi mà Cà Mau và Bạc Liêu với một cái tên chung là Bạc Liêu, chúng ta không thể không đề cập đến một câu danh truyền từ trong giới đờn ca tài tử Nam bộ và những người hâm mộ '' Nhất Bạc Liêu, nhì Cần Đước ''. Không phải tự nhiên mà mọi người phong cho Bạc liêu chúng ta danh hiệu như vậy, mà đó chính là kết quả của một quá trình lao động sáng tạo cật lực, không mệt mỏi của nhiều người, nhiều nhạc sĩ, nhiều danh ca, thông qua nhiều lần giao lưu so tài, tranh sức với nhau giữa các nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ trong tỉnh của chúng ta để chọn ra loại gạo cội đi thi thố, tranh tài với bạn bè đồng nghiệp ở các tỉnh đồng bằng Nam bộ, trong đó đặc biệt là đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Sài Gòn, Chợ Lớn.
Ngược dòng lịch sử chúng ta trở lại với thời kỳ ban đầu khi mà phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ đến với vùng đất Bạc Liêu để chúng ta tìm hiểu thêm về tài năng của những người con trên quê hương này đã chinh phục được mọi người trong giới và những người hâm mộ .
Vào những năm cuối thế kỷ 19, phong trào đờn ca tài tử Nam bộ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Bạc Liêu nói riêng đã bắt đầu khởi sắc, hoạt động này gắn liền với các lễ hội, đình đám trong đó việc tổ chức đình đám thường thì ''Trong chay ngoài bội '' tức là ở trong đình thì nhạc lễ phục vụ cho việc cúng bái, còn ở ngoài sân đình thì có phục vụ lát bội, dần dần về sau khi mà đờn ca tài tử Nam Bộ được mọi người hâm mộ thì cái khoản hát bội ngoài sân đình ấy là thuộc về hoạt động đờn ca tài tử Nam bộ, kể cả nhóm nhạc lễ cũng chuyển sang đệm những bản nhạc tài tử Nam bộ khi càng về khuya còn người ca thì có khi là người cùng chung trong ban nhạc, có khi lại là khán giả . Khán giả ở đây không hạn chế về số lượng, thành phần giai cấp. Lớp người bình dân cũng có, giàu sang cũng có, quan chức, công chức, giáo viên cũng có và trong số đó có rất nhiều người am tường về nhạc tài tử, kể cả về bài bản và nhịp nhàng, có người đờn hay, hát gỉo nữa là khác.
Đờn ca tài tử Nam Bộ cứ thế mà mở rộng ra về diện, đối tượng và phạm vi, từ đó không những phục vụ cho lễ hội, đình đám mà còn đến với các cuộc sinh hoạt ở phường, xã, ấp và ngay cả trong các gia đình ái mộ loại hình này. Đầu thế kỷ 20 thì phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ phát rtiển mạnh ở khắp mọi nơi trên vùng đất Nam Bộ, trong đó Bạc Liêu. Lúc đó nổi danh nhất ở Nam Bộ là nhóm đờn ca tài tử Miền đông do ông Nguyễn Quang Đại đứng đầu; nhóm thứ 2 là nhóm đờn ca tài tử Miền tây, do ông nhạc Khị đứng đầu.
Ông nhạc Khị tên thật là Lê Tài Khị, sinh năm 1862, mất năm 1924, con của một ông bầu hát bộ tên là Lê Đình An ( Bầu An ) bản thân của ông bầu An là người việt gốc Hoa, ông rất mê đờn ca hát xướng nên lập gánh hát bội để hát, có lúc làm đến chức phó tổng, nên có người gọi là phó tổng An, vậy mà ông bất cần cái chức phó tổng đó, ngày ngày chỉ lo cho gánh hát bội của mình, đúng là ''Nghiệp chướng oan gia ''. Sự đam mê đó đã thấm vào máu, vào tim của ông và được di truyền cho con trai của mình, vì vậy mặc dù Nhạc Khị mang dị tật nhưng với năng khiếu bẩm sinh cộng với sự dày công khổ luyện nên ông sớm trở thành là con chim đầu đàn trong phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở Bạc Liêu và miền Tây Nam bộ. Trong gia đình chẳng những một mình ông mà còn đứa con trai là Lê Văn Chột và cháu rể là Trịnh Thiên Tư đều là những người đờn ca giỏi. Môn đệ của ông Nhạc Khị rất nhiều, trong đó có những người nổi tiếng như Bảy Kiên, Hai Húa, Ba Lất, Tám Bằng... nổi trội hơn cả là nhạc sĩ Cao Văn Lầu và nghệ sĩ Trần Văn Trung tức Mộng Vân. Nhạc sĩ Cao văn Lầu chẳng những đờn giỏi, hát hay mà còn sáng tác được nhạc tài tử, trong những bài của ông sáng tác có một bài đã đi vào lòng người cho tới bây giờ và mọi người ví bài ấy là đóa hoa chúa trong vườn hoa của nhạc tài tử Nam bộ và nghệ thuật sân khấu cải lương. Đó là bài Dạ cổ hoài lang - bài vọng cổ bây giờ.
Nghệ sĩ Mộng Vân là người viết trên dưới 60 tuồng hát, gần 100 bài bản ngắn, gọi là cổ nhạc canh tân. Trong đó có nhiều bài bản rất sáng giá mà giới đờn ca tài tử Nam bộ và nghệ thuật cải lương vẫn thường xuyên sử dụng cho tới bây giờ như bản: Phong Ba Đình, Tô vỏ, Giang tô Điểu Ngữ, Tân Xái Phỉ, Tấn Phong, Sơn Đông Hướng Mã , Phong Nguyệt, Kiều Nương, Bá Hoa, Quí Phi, Túy Tửu...
Nhạc sĩ Ba Chột cũng sáng tác rất nhiều bài bản như: Mẫu đơn, Huỳnh hoa, cánh xuân, hòa duyên, vạn thọ, tam quan nguyệt, lưỡng long, nhật nguyệt...
Các danh ca, danh cầm của Bạc Liêu đã nổi tiếng khắp vùng Nam bộ, ngoài những nhạc sĩ vừa nêu trên còn có các danh ca: Cô Hai The, Kim Thanh, Ngọc Dương, Văn Chương, Ngọc Vĩnh, Sanh Lợi, Đỗ Ngọc Châu, Lư Hòa Nghĩa, Bảy Cao, Cô Ba Lũy, Cô Hai Đá, Cô Ba Vàm Lẻo. Các danh cầm: Ba Chột, Bảy Nhiêu, Tư Biện, Tư Nho, Năm Nhỏ, phú Quới, Ngô Ngọc Thái, Ba Khi, Tư Bình, Đỗ Hữu Trí...[ 23:74,75,80,97, 176...] Đặc biệt là nhà soạn giả ngành sân khấu Trịnh Thiên Tư chủ trì cùng với nhóm nhạc sĩ Bạc Liêu biên soạn và hệ thống tất cả các bài bản Nam, Bắc, Bài (Hạ), Oán cùng nhiều bài bản cổ nhạc canh tân và chính ông là người soạn lời cho tất cả các bài nhạc mà ông soạn để in thành sách NHạC Cổ ĐIểN BạC LIêU vào năm 1960, đây là một tư liệu vô cùng quí hiếm đối với dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ.
Những danh cầm, danh ca của Bạc Liêu thời bấy giờ gồm nhiều thành phần trong xã hội, nhưng hầu hết đều là những người trưởng thành nghề nghiệp từ phong trào và phong trào đó được lan rộng trên khắp vùng Bạc Liêu, kể cả nông thôn và thành thị, có những danh ca, danh cầm là thế hệ thứ hai, thứ ba được ông-cha truyền nghề lại. Với một lực lượng hùng hậu như vậy, với lòng nhiệt huyết say mê dày công khổ luyện của các danh cầm, danh ca và với sự hâm mộ của công chúng trong tỉnh cũng như trong khu vực đồng bằng Nam Bộ đặc biệt là yếu tố tranh đua tài nghệ với nhau giữa cá nhân, giữa các nhóm đờn ca trong tỉnh, giữa cá nhân với nhau, giữa các nhóm đờn ca và người đứng đầu của 2 vùng ( miền Tây và miền Đông ) làm cho đờn ca tài tử Nam Bộ ở Bạc Liêu phát triển lên nhanh và tạo được vị thế của mình đối với khu vực Nam Bộ, cũng chính từ đó mà đội ngũ danh cầm, danh ca mỗi ngày mỗi đông thêm, giỏi thêm và người hâm mộ cũng càng đông hơn. Về mặt tổ chức lúc bấy giờ được hình thành theo từng nhóm, theo từng cụm dân cư hoặc nhóm của gia đình dòng tộc, ai giỏi đờn hoặc giỏi ca thì được đưa ra làm nhóm trường, tuy không có qui ước nội quy cụ thể nhưng rất nề nếp trong hoạt động và nghiêm khắc trong nghệ thuật. Một câu nói của ông Nhạc Khị thể hiện tính nghiêm khắc làm cho trong giới luôn coi đó để mà phấn đấu, ông nói ''Chơi đờn ca tài tử như đang ra trận, hễ đờn ca sai nhịp là coi như rơi gươm giữa trận tuyến '' chính điều này đã tạo cho các danh ca, danh cầm luôn phấn đấu để đờn giỏi, hát hay, nhịp chắc và hầu như người nào cũng biết hết các bài bản trong dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ .
Có những sự kiện tiêu biểu trong phong trào đờn ca tài tử Nam bộ ở Bạc Liêu đánh dấu từng thời kỳ sung mãn của phong trào. Thứ nhất là sự xuất hiện của bài Dạ Cổ Hoài Lang như đã nêu ở phần trên.
Bài Dạ Cổ Hoài Lang ra đời trên cái nền nhạc tài tử Nam Bộ từ sự rung cảm chân thành của người nhạc sĩ hết lòng thủy chung đối với người vợ mà mình yêu quí nhất trên đời, nhưng ngặt vì tư tưởng phong kiến còn gieo rắc nặng nề đối với mẹ cha nên phải đành ly biệt người mình yêu bởi ''Tam niên vô tử bất thành thê '', trong khi đó đạo lý của con người dù cưới nhau một ngày cũng là tình chồng nghĩa vợ huống hồ chi đã chung chăn chung gối với nhau ròng rã suốt ba năm trời. Hơn ai hết, người nghệ sĩ sớm nhận ra điều đó và có sự rung cảm sâu lắng trong tận đáy lòng,. để rồi mượn hồn nhạc trỗi lên những cung bậc bổng trầm để bày tỏ nỗi niềm nhớ thương da diết và để ngóng trông hy vọng, đợi chờ và cuối cùng có lẽ vì vậy nghệ sĩ Cao Văn Lầu đã bật thành khúc nhạc.
Dạ Cổ HOàI LANG
Nhạc : l- Hò là-xang xê cống
2- U liu cộng liu cống xê xàng
3- Hò xê liu cống xê xang là hò
4- Xê xang xê xang là hò
5- Liu xáng u liu xàng
6- Liu xáng xàng xề liu ú liu
7- Hò là xang xê cống
8- Xê líu xừ cống xê líu xừ xang
9- Hò xê cống xê xang xự
l0- Xê liu xừ cống xê xừ xang
l l- Xừ xang xừ cống xê xang là hò
12- Xề xang xề là hò (xề là hò)
l 3- Cống xê xang hò-xang cống xê
14- Xê líu xừ cống xê líu xừ xang
15- ú liu cộng liu-cộng xê xàng
16- Liu xáng xàng xề phạn liu (ú liu)
17- Là xự cống xê xang là hò
l 8- Xê líu xự cống xê líu xự xang
19- ú liu cộng liu cộng xê xàng
20- Liu xáng xàng xề phạn liu (ú liu)
LờI CA:
l- Từ là - từ phu tướng
2- Báu kiếm sắc phán lên đàng
3- Vào ra luống trông tin nhạn
4- Năm canh mơ màng
5- Em luống trông tin chàng
6 – Ôi gan vàng thêm đau -
7- Đường dầu xa ong bướm
8- Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
9- Còn đêm luống trông tin bạn
10- Ngày mỏi mòn như đá vọng phu
l l – vọng - phu vọng (?) Luống trông tin chàng
12- Lòng xin chớ phụ phàng -
13- Chàng là chàng có hay
14- Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
l 5- Biết bao thuở đó - đây sum dầy?
16- Duyên sắc cầm đừng lợt phai
l 7- Là nguyện - cho chàng
l 8- Hai chát an - bình an
19- Trở lại - gia đàng
20- Cho én nhạn hiệp đôi – [ 23 : 177, 178, 179].
Bài Dạ cổ hoài lang ra đời trong cái nền của dòng nhạc tài tử Nam Bộ càng làm cho dòng nhạc tài tử Nam Bộ phong phú hơn, gắn bó thuyết phục hơn với mọi người, mặc dù bài ''Dạ cổ hoài lang '' sanh sau đẻ muộn nhưng lại sớm chiếm được ưu thế, cảm tình trong giới và khán thính giả mộ điệu. Tính độc đáo ở đây là sự biến đổi phát triển không ngừng của bài Dạ cổ hoài lang, từ nhịp 4 chuyển sang nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32 và 64 chính là bài vọng cổ bây giờ.
Sự kiện thứ hai là vào năm 1935 và năm 1938 nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ của Bạc Liêu do nhạc sĩ Cao Văn Lầu dẫn đầu đi dự thi đờn ca tài tử Nam Bộ ở Sài Gòn, trong cuộc thi có nhiều nhóm từ Miền Đông cho tới Miền Tây. Qua hai lần tranh tài ấy nhóm của Bạc Liêu đều đoạt giải nhất, nhóm Cần Đước thuộc tỉnh Long An đoạt giải nhì, nhóm Sài Gòn hạng 3 và nhóm Rạch Giá hạng 4. Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa về tài năng của giới hoạt động và phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở Bạc liêu đã có một bước tiến bộ vượt bậc thật xa so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng Nam Bộ .
Một sự kiện khác có quan hệ đến lĩnh vực đờn ca tài tử Nam Bộ mà không thể không đề cập đến đó là vào những năm 1946 khi bài Dạ cổ Hoài Lang đã trở thành bài vọng cổ được thịnh hành trong công chúng khắp cả mọi miền đất nước thì Trung ương cấm, vì cho rằng bài vọng cổ là yếu mềm dễ bị mất nước. Kể từ đó phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở vùng nông thôn Bạc Liêu gặp phải khó khăn, vì thiếu bài vọng cổ là thiếu đi sự cảm hóa thuyết phục mọi người, các nhóm, các đội thông tin văn nghệ của cách mạng cố gắng phát huy tối đa các bài bản nhạc tài tử Nam bộ, nhưng người hâm mộ rất xa dần và một số người trong giới cũng lần lượt bỏ đi, còn những người tâm huyết thì cố gắng tìm tòi một làn điệu nào đó để thế vào chỗ trống của bài vọng cổ. Nghệ nhân Thái Đắc Hàng, quê ở An Xuyên trôi lạc về làng Viên An và có vợ nơi đó, vì biết đờn ca nên ông đã nhiều năm theo đội thông tin tuyên truyền của huyện Năm Căn cũng vì bức xúc từ sự thiếu vắng bài ca vọng cổ đối với cá nhân ông và đối với chương trình thông tin tuyên truyền hằng đêm của đội nên ông đã nhiều đêm thức trắng và cuối cùng năm 1947 ông cho ra đời một làn điệu “ Thơ Bạc liêu ”.
NHạC
Cống xê xư xê cống xê cống líu hò
Xê xừ xư xê liu xề oan liu cống xê hò
Hò xê liu xê liu cống xê ( xê cống xê hò )
Liu cống xê xư xê liu cống xê hò hò xư xang xê
Cống xê xư xê cống xê cống liu hò
Đệm lái: Xê liu xư xế xư xề liu
Công công Xư xê liu cống xê hò cống xê cống líu xê
Cống liu xê xư xê cống xê cống líu hò.
Cống líu công xư xê liu cống xê hò cống xê cống líu xê
Cống líu xê xư xê cống xê cống líu hò
Cống líu công xê xư liu cống xê hò cống xê cống liu xê
Cống líu xê xư xê cống xê cống liu xê (xê cống liu hò)
Liu cống xê xư xê liu xề oan liu cống xê hò
Xư cống xê xừ xê liu cống xê hò cống xê cống líu xê
Cống líu xê xử xê cống xê cống líu hò
NóI THơ BạC lIêu
Bài Lý Mười thương
Má ơi, con chửa muốn chồng
con chờ chiến sĩ thành công trở về
Đời nay chiến sĩ hiên ngang
Đánh tây giỏi quá, nên lòng con thương
Một thương chíến sĩ sa trường
Hai thương chiến sĩ can cường đánh Tây
Ba thương lặn lội bùn lầy
Bốn thương súng nóp cả ngày nặng vai
Năm thương khổ cực chẳng nài
Sáu thương lễ phép, mặt mày hân hoan
Bảy thương bảo vệ giang san
Tám thương cứu nước gian nan nhọc nhằn
Chín thương tay súng tay cầm
Mười thương chiến thắng thương thầm má ơi !
Má ơi, chiến thắng, thương thầm. [ 20:224]
Tuy hồn nhạc và lời ca mang đậm sắc thái dân ca Nam bộ, nhưng phần nào cũng thể hiện được hơi hám của nhạc tài tử Nam Bộ cho nên làn điệu nói thơ Bạc Liêu ra đời không bao lâu thì chiếm lĩnh được lòng người Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Nơi đám tiệc cũng thơ Bạc Liêu, tàu thuyền đi trên sông cũng ngân nga thơ Bạc Liêu, các chương trình thông tin tuyên truyền cũng thơ Bạc Liêu... Từ năng 1947- 1951 thơ Bạc Liêu đã thật sự thay cho vị trí bài vọng cổ trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ ở Bạc Liêu và các tỉnh phụ cận.
Đờn ca tài tử Nam bộ là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đối với đa phần người dân ở Cà Mau - Bạc Liêu chính lực lượng nhân dân lao động đông đảo đã góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa chung, trong đó có loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ [ 26:6 ]. Bất kỳ một loại hình văn hóa nghệ thuật nào tồn tại trong đời sống xã hội đều hàm chứa những giá trị văn hóa, xem xét và nhìn nhận ở góc đô đó sẽ thấy rằng vai trò của đờn ca tài tử Nam Bộ rất có ý nghĩa trong thực tiễn đối với đời sống tinh thần cộng đồng dân cư của Cà Mau - Bạc Liêu.
Đờn ca tài tử Nam bộ là sản phẩm của nền văn hóa nông nghiệp, trên 80% dân cư sống bằng nghề nông quanh năm suốt tháng dầu dãi nắng mưa, sương gió cải tạo thiên nhiên khẩn hoang, trồng trọt đã tạo cho Cà Mau - Bạ Liêu có thế mạnh về kinh tê và văn hóa trong nhiều thế kỷ qua. Nền kinh tế nông nghiệp với cung cách làm ăn theo mùa vụ, với điều kiện trắc trở về địa lý là cơ sở để cho phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ hình thành, định hình và phát triển. Với đặc điểm đó, thời gian nhàn rỗi, những tiệc tùng, lễ hội, cưới hỏi... sẽ là điều kiện thuận lợi nhất để trong giới và người hâm mộ tổ chức đờn ca tài tử Nam Bộ . Họ hoạt động để tạo thú vui cho bản thân mình và mọi người, hoạt động trong khuôn khổ tự do, không bị buộc ràng bởi những bất cứ qui định, lễ thức nào của cộng đồng và xã hội.
Đờn ca tài tử Nam bộ là loại hình sinh hoạt rất gần gũi cuộc sống lao động, sản xuất của mọi giai tầng trong xã hội, chính vì vậy mà trong điệu nhạc lời ca luôn chứa đựng những cảm xúc rất đậm đà, qua đó nó phản ánh rất sinh động về những buồn vui, khốn khó, vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống trong đó có cả những đặc trưng về tư tưởng, đạo đức, nếp sống của con người và cộng đồng.
Đờn ca tài tử Nam Bộ còn là sự phản ánh cảm xúc thẩm mỹ , nhận thức thẩm mỹ và định hướng thẩm mỹ bằng sự nhạy cảm trước thực trạng xã hội, bức xúc của con người cộng với tài năng âm nhạc ,vốn có các bậc nghệ nhân đã biết kết dính các điệu thức của dòng nhạc tài tử Nam Bộ với những lời ca mộc mạc, đơn sơ, giản dị gần gũi với đời thường, chuyển tải những giá trị thẩm mỹ nâng cao cảm xúc làm phong phú đời sống nội tâm của con người từ đó góp phần điều chỉnh những hành vi, thái độ của họ nhằm hướng họ vào chân-thiện-mỹ . Trong thực tế đã đạt nhiều tác phẩm có giá trị nhân văn rất cao và được lưu truyền cho đến bây giờ.
Với lối chơi ngẫu hứng của đờn ca tài tử Nam bộ rất dễ tạo được cảm tình, dễ thuyết phục, quyến rũ và thu hút, lối cuốn mọi thành phần trong xã hội. Không nhất thiết, biết hát hết tất cả bài bản trong dòng nhạc tài tử Nam bộ, cũng không phải ca thật hay mới được gia nhập vào phong trào mà chỉ cần biết đờn, biết ca một vài bài nào đó trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ, dù mới biết đờn ca chập chững cũng đều được chấp nhận. Còn lứa tuổi và giới tính cũng không phân biệt. Họ nhập cuộc để cũng vui, để học hỏi trau dồi nghề nghiệp, để gặp gỡ thăm hỏi, trao đổi thông tin cho nhau về mọi mặt trong cuộc sống hằng ngày. Cũng chính từ sự trao đổi, thông tin đó mà hình thành những lời ca mới, gắn bó với cuộc sống của cộng đồng. Sinh hoạt đờn ca tài tử Nam bộ chính là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là hoạt động giao tiếp của con người thông qua điệu nhạc lời ca, phù hợp với mọi tầng lớp xã hội.
Đờn ca tài tử Nam bộ trong quá trình phát triển của nó đến thời kỳ sung mãn nhất, do nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật ngày càng tăng của quần chúng chúng nhân dân thì đờn ca tài tử Nam bộ là cơ sở để hình thành một loại hình nghệ thuật mới sớm định hình và sớm đi vào lòng của mỗi người dân Nam bộ nói riêng, cả nước nói chung đó là nghệ thuật sân khấu cải lương. Thường thì các loại hình khác khi phát triển đến một đỉnh cao nào đó và đặc biệt có một loại hình thay thế thì tức thời nó bị lụi tàn hoặc bị chiếm dụng, phân hóa thành nhiều dạng khác nhau, nhưng loại hình đờn ca tài tử Nam bộ thì khác nó vẫn ung dung, đĩnh đạc cùng với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương, chẳng những thế mà tự thân nó vẫn không ngừng phát triển và góp phần làm phong phú thêm cho loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương. Chính từ sự thích nghi cao với môi trường, tính chất vừa bác học vừa dân gian đó đã làm cho loại hình đờn ca tài tử Nam bộ luôn hiện diện trong cuộc sống và không ngừng phát triển.
Tóm lại: Phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời không bao lâu thì đã lan tỏa và sớm chinh phục những con người ở vùng đất Bạc liêu, cũng từ vùng đất này nhiều người sớm nổi danh trong phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ .
2.3- THựC TRạNG Đờn CA TàI Tử NAM Bộ ở Cà MAU- BạC LIêU.
Trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cà Mau-Bạc Liêu cũng như các tỉnh khác ở Miền Nam luôn hứng chịu pháo bầy, bom đạn của kẻ thù , càng gần đến ngày chiến thắng thì chiến tranh càng diễn ra khốc liệt, giữa ta và địch luôn giành giựt với nhau từng tấc đất, con người. Thời bấy giờ Cà Mau - Bạc Liêu phân ra hai vùng rất rạch ròi: Vùng thành thị và vùng nông thôn. Vùng thành thị là nơi địch tạm chiếm, vùng nông thôn là vùng của cách mạng, với ưu thế về mặt địa lý và thiên nhiên Cà Mau - Bạc Liêu luôn là vùng căn cứ địa cách mạng với những làng rừng nổi tiếng mà đồng chí cố Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói: “ Khi địch lôi máy chém đi khắp Miền Nam, đưa sự tàn bạo phát xít đến cùng cực, thì ở Cà Mau - Bạc Liêu có hàng vạn thanh niên vào rừng U Minh để lập nên làng rừng - căn cứ địa cách mạng, một không khí cách mạng bùng lên. Chính từ thực tê' đó của Cà Mau - Bạc Liêu đã giúp cho Trung ương thấy cần phải và có thể phát động quần chúng vùng dậy đấu tranh '' . Khi nhân dân theo cách mạng vào rừng lập làng để kháng chiến lâu dài, là lúc người dân tin vào lý tưởng cao cả của cuộc chiến đấu bảo vệ và giải phóng quê hương [ l l :2 l]. Truyền thống cách mạng quý báu ấy của nhân Cà Mau – Bạc liêu luôn được vun đắp, do vậy mà lực lượng quần chúng nhân dân tham gia cách mạng ngày càng đông hơn, kể cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, do chiến tranh khốc liệt, do những âm mưu thâm hiểm của kẻ thù nên dù ít hay nhiều cũng có một sự phân hóa sâu sắc trong cộng đồng dân cư Cà Mau - Bạc Liêu. ở nông thôn thì một bộ phận nông dân quyết bám đất bám vườn, một tấc không đi, một ly không rời, một lòng theo Đảng để giải phóng dân tộc. ở thành thị và vùng ven bị địch tạm chiếm tuy không thường xuyên hứng chịu bom đạn nhưng sự xâm nhập và truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa thực dân cũ và mới đã tác động rất lớn về tư tưởng, nếp sống, cách nghĩ, cách làm của người dân nơi đây và đối với mọi mặt trong đời sống xã hội.
Mặc dù vậy nhưng phong trào ca hát, nhất là phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở nông thôn cũng như đô thị vẫn hiện diện hàng ngày trong cuộc sống với nhiều dạng thức khác nhau, làm cho đời sống tinh thần của người dân ngày càng phong phú hơn trong việc hưởng thụ và tham gia hoạt động sáng tạo.
2.4- Đờn CA TàI Tử NAM bộ ở NôNG THôN Cà MAU - BạC LIê U.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ các vùng nông thôn ở Cà Mau - Bạc Liêu có rất ít loại hình nghệ thuật phục vụ quần chúng nhân dân, vì chiến tranh ác liệt nên việc tiếp cận các loại hình nghệ thuật dù có muốn cũng khó có thể thực hiện được. Lúc bấy giờ trong các loại hình múa (vũ) ca hát (hát tân nhạc), diễn kịch, cải lương, chiếu bóng (chiếu bóng câm) thì loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ được đại đa số quần chúng nhân dân mến mộ, bởi lẽ nó gần gũi, dễ hiểu, dễ đờn, dễ ca. Chính từ đó mà phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ luôn được duy trì và phát triển rộng khắp trong vùng nông thôn, từ phong trào đã hình thành nhiều nhóm, nhiều đội mang tính chất khác nhau.
2.4.1- NHóM kHôNG HìNH THàNH tổ CHứC:
Xuất phát từ nhu cầu được hoạt động, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của cá nhân, một nhóm người cùng ấp, cùng xã những người có mối quan hệ bạn bè, thầy trò, gia tộc, huyết thống với nhau không nhằm mục đích vụ lợi, cũng không đi sâu về chính trị, không hình thành tổ chức nhóm, vì thế đương nhiên không có những qui ước, qui định, định kỳ, họ chỉ tập hợp lại với nhau khi gia đình người này, người khác trong ấp, trong xã có đám tiệc hoặc tụ tập lại với nhau sau một ngày lao động cật lực ngoài đồng áng trở về , quây quần bên nhau dưới ánh trăng, dưới ngọn đèn dầu leo lét, dưới ánh đuốc, ánh lửa rơm rạ của miền quê với vài xị rượu đế và vài con cá lóc nướng trui vừa nhăm nhi vừa đờn ca lai rai cho phỉ chí tang bồng. Trong những đợt sinh hoạt như vậy họ chẳng những đờn ca cho nhau nghe mà còn là dịp để trao đổi nghề nghiệp dạy đờn, dạy ca với nhau, nhất là những bài bản khó . Đặc biệt những đám tiệc như đám giỗ, đám cưới, đám gả lúc đầu chỉ cần có một vài người biết đờn, biết ca tổ chức đờn ca thì tức thời có nhiều người khác là khách đến dự tiệc, có khi người trong gia đình chủ nhân tổ chức đám cũng đăng ký tham gia, người thì tham gia đờn, người thì tham gia ca và nhiều người tập hợp lại để nghe đờn ca, có đôi khi các chị bếp mê nghe đờn ca quên thăm chừng nồi cháo khuya để cho nó khét nghẹt.
Thường thì dàn nhạc của đối tượng này nhiều nhất là ba nhạc cụ : guita phím lỏm, kìm, cò tất cả đều là loại đờn thường (không có hệ thống khuếch âm) trong đó phần đông nhạc cụ guita phím lỏm hoặc cây đờn kìm là cây đờn chủ lực. Còn người ca thì rất đa dạng, có khi năm ba người ca nối tiếp nhau hết các bài Bắc hoặc các bài Nam, các bài Oán các Bài Hạ... cũng có nhiều khi chỉ ca từng bài bản nhưng lại không ca đủ nguyên bài, mà ca lớp I, lớp II hoặc lớp I lớp chót... mặc dù không có hình thành tổ chức nhưng ảnh hưởng từ phong trào, từ tâm lý lây lan nên nhiều trường hợp chồng biết đờn ca thì vợ biết đờn ca hoặc ít nhất cũng biết ca, rồi con cháu biết đờn ca và cứ như vậy phát triển hết thế hệ này đến thế hệ sau. Một đặc điẻm nữa trong ấp có người biết đờn ca thì dần dần nhiều người trong ấp biết đờn ca, rồi tới xã, tới huyện cũng vậy. Có thể nói là người dân ở Cà Mau – Bạc Liêu ít nhất cũng biết ngân nga vài câu vọng cổ, vì vậy mà qua những làng quê Cà Mau – Bạc Liêu trong vùng giải phóng, hầu như trên vách nhà ai cũng thấy treo lủng lẳng cây đờn nguyệt (đờn kìm), cây guita phím lỏm. Chiều và tối, qua mỗi xóm nhỏ, ít nhất ta cũng gặp năm ba nhóm đờn ca. Đừng ngạc nhiên khi thấy ông già quá tuổi năm mươi ngồi say sưa ca sáu câu vọng cổ rất mùi, rất vững nhịp và chú bé năm sáu tuổi cởi truồng cũng hát được mấy bài kim tiền, ngũ điểm...” [22:216,217], chẳng những như vậy mà lời ca trong các bài bản tài tử Nam Bộ nó còn âm vang trên những cánh đồng mênh mông bát ngát, ngân nga theo từng nhịp chào khua trong đêm khuya vắng của các chiến sĩ giao liên, của các anh bộ đội trên đường hành quân đánh giặc, văng vẳng những giọng ca chữ tình trên các chuyến tàu buôn, trên chiếc võng kẻo kẹt đong đưa nơi vùng quê êm ả và còn âm vang trên chiến hào từ giọng ca của những chiến sĩ giải phóng quân và dân quân du kích, tiếng hát làm át tiếng bom của một thời.
Do không được tổ chức một cách căn cơ và không ổn định nên nhóm này thường chỉ dừng lại ở mức độ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của cá nhân là chính, chưa hướng các hoạt dộng cá nhân ấy đến mục đích cao hơn là phục vụ xã hội và phục vụ chính trị.
2.4.2 – NHóM Có Tổ CHứC:
Do nhu cầu phát triển nghề nghiệp và nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của cá nhân và quần chúng nhân dân, đòi hỏi phải có những tổ chức cần thiết để tập hợp các đối tượng biết đờn ca, trên cơ sở các thành viên có cùng sở thích đờn ca tài tử Nam Bộ, hoạt động theo cùng một mục đích chung tự giác thỏa thuận với nhau để thành lập các nhóm, chọn người đờn giỏi hoặc ca giỏi, có uy tín bầu làm trưởng nhóm để lãnh đạo chung trong cuộc sinh hoạt thường lệ, phục vụ đám tiệc, giao lưu giữa các nhóm với nhau... Đến khi nhóm phát triển mạnh hơn thì thành lập hội, gọi là hội cầm ca. Ngoài các nhóm hội này ra, ở các xã, ấp còn thành lập đội văn nghệ, còn ở huyện thì lập đội thông tin tuyên truyền, nhưng chủ yếu vẫn là đờn ca những bài bản trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ. Khi các tổ chức tự giác này được hình thành thì phạm vi hoạt động rộng hơn, đối tượng phục vụ đa dạng hơn, việc trao đổi học tập, mở rộng giao lưu được chú ý hơn vì vậy mà thu hút người mộ điệu ngày càng đông đảo hơn. Về nội dung của các bài ca của từng nhóm, đội được chú ý hơn về các đề tài lịch sử, gương danh nhân, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Đảng. Đặc biệt các đội văn nghệ của ấp, xã, huyện trong chương trình hoạt động của mình luôn luôn gắn liền với việc tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước kêu gọi toàn dân phát huy truyền thống cách mạng đấu tranh giải phóng quê hương đất nước, Có những đội, những nhóm dùng lời ca tiếng hát của mình làm vũ khí tuyên truyền, địch vận kêu gọi binh sĩ ngụy quân, ngụy quyền trở về với quê hương, Tổ quốc.
Các nhóm, đội, hội đờn ca tài tử Nam bộ Cà Mau - Bạc Liêu mặc dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nếm trải nhưng bộ phận nào còn trụ lại được thì vẫn phát huy có hiệu quả trong cuộc sống thường nhật. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có những nơi như huyện Hồng Dân, Bạc Liệu ở mỗi xã, thị trấn đều thành lập câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ ; ở Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Lợi Bạc Liêu, xã Khánh Hưng-Trần Văn Thời, Khánh Lâm – U Minh, xã An Xuyên – Cà Mau..cũng đầu có câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ . Các câu lạc bộ này là tổ chức nghề nghiệp, một mặt hoạt động nghề nghiệp, xây dựng phong trào, đào tạo lực lượng kế thừa mặt khác tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong các nhóm, đội, hội câu lạc bộ đờn ca tài tử Nam Bộ ở vùng nông thôn Cà Mau - Bạc Liêu đến nay vẫn còn vang danh những danh cầm, danh ca như: ông Ba Đờn Tranh, ông Ba Đờn Cò, ông Tám Đờn, ông Chín Đờn, ông Giáo Đóm, ông Mù Bường, ông Mù Liu, ông Hai Quang, ông Hai Trọng, ông Tư Thân, ông Lâm Tường Vân, ông Thái Đắc Hàng, Trần Thanh Hòa (Sáu Cấu), Trọng Nguyễn, Anh Đạo, Cô út Nhiều, Cô Kim Cúc... chính những danh cầm, danh ca này đã góp phần cho phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở nông thôn Cà Mau - Bạc Liêu được duy trì phát triển và tạo rất nhiều lực lượng kế cận cho hôm nay. Điều đáng lưu ý là những người đờn giỏi, hát hay đều bắt nguồn từ lao động cần mẫn, chính từ lao động đó làm nẩy sinh và phát triển mọi khả năng tư duy nghệ thuật của con người, trong đó có âm nhạc. Cho nên xét đến cùng chính lao động là nguồn gốc sáng tạo âm nhạc [ 25 :26 ]. Trong đó có dòng nhạc tài tử Nam Bộ .
2.4.3- GIA đìNH đờN CA TàI Tử NAM bộ:
Ngoài hai loại nhóm kể trên, ở vùng nông thôn Cà Mau - Bạc Liêu còn có các gia đình có truyền thống đờn ca tài tử Nam Bộ . Có thể nói đây là tổ chức kỷ cương nhất so với các nhóm, hội, câu lạc bộ. Mặc dù không đề cử ai là nhóm trưởng, không nêu qui định, qui tước nhưng theo quyền lực trong gia đình cho nên hoạt động nghề nghiệp hết sức nề nếp, qui củ Chính vì vậy nên các thành viên trong gia đình khi tham gia phong trào này. thì ai cũng đờn giỏi, hát hay, biết nhiều bài bản và đờn ca rất chắc nhịp. Cụm từ ''con nhà nòi '' cũng xuất phát từ đây, có ngụ ý về những ai được sinh ra và trưởng thành từ cái nôi đờn ca tài tử Nam Bộ của một gia đình cha truyền con nối thì người đó đều giỏi. Trong thực tế có những gia đình đồng thời tồn tại hai thế hệ, ba thế hệ đờn ca tài tử Nam bộ như gia đình của bác Tám Đờn ở Thanh Tùng, bác Hứa Ngọc Huỳnh ở xã Tạ An Khương – Đầm Dơi - Cà Mau, bác Đỗ Văn Trọng ở xã Phong Thạnh Đông - huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu... đây là hiện tượng không phải cá biệt và cũng không phải mới có, mà nó phổ biến như một vài lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
2.5- Đờn CA TàI Tử NAM Bộ ở VùNG THàNH THị cà MAU-BạC LIêU.
Trong những năm chiến tranh ác liệt vùng thành thị dưới quyền quản lý và kiểm soát của chính quyề n ngụy Sài Gòn, gồm trung tâm tỉnh An Xuyên ( Cà Mau ), trung tâm tỉnh lỵ Bạc Liêu, các huyện lỵ, xã, phường dọc quốc lộ I và một số trung tâ m huyện ở vùng nông thôn như huyện Thới Bình, Đầm Dơi, Rạch Ráng ở Cà Mau, Phước Long ở Bạc Liêu... nơi đây thường xuyên tiếp xúc với các luồng văn hóa từ các nơi trong nước của chế độ ngụy quân ngụy quyền và nước ngoài du nhập vào nhằm từng bước xóa bỏ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong thực tế củng có một bộ phận nhân dân ở nơi này, nơi khác, lúc này hoặc lúc khác mắc phải âm mưu thâm độc của kẻ thù. Tuy vậy vẫn còn nhiều người, nhiều nhóm, nhiều gia đình đeo đuổi, say mê loại hình đờn ca tài tử Nam bộ. Nếu so với vùng nông thôn vào thời đó thì phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở vùng thành thị có những bước phát triển khá hơn, bởi lẽ điều kiện đi lại, giao lưu, sinh hoạt thuận lợi hơn nhiều, trang thiết bị máy móc, nhạc cụ tốt hơn. Trong khi vùng nông thôn chỉ đờn bằng cây đờn thùng, ca bằng âm thanh tự nhiên vốn có của con người, ánh sáng bằng đuốc, đèn dầu... thì ở thành thị đã dùng đờn và ca có hệ thống âm thanh khuếch đại, ánh sáng bằng đèn điện, các cá nhân, các nhóm, gia đình đờn ca tài tử Nam bộ ở thành thị lại có điều kiện tranh đua thi thố tài năng với các tỉnh và Sài gòn, được chọn thu vào dĩa, thu phát sóng phát thanh truyền hình. Đặc biệt khâu đào tạo, ngoài việc truyền nghề của các nghệ nhân lại có trường. lớp ở Sài Gòn dạy đờn, dạy ca làm cho lực lượng kế thừa ngày càng đông hơn, có nghề nghiệp vững vàng hơn.
Thời chiến tranh, phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ ở vùng thành thị của Cà Mau - Bạc Liêu vẫn giữ được vị thế của mình đối với các tỉnh trong khu vực đồng bằng Nam bộ, đã có nhiều người nổi danh trong giới như nhạc sỹ Cao Văn Lầu, soạn giả Mộng Vân, Trương Bỉnh Tòng, nhạc sĩ Hai Thơm, Ba Trinh, Tăng Phát Vinh, Duy Ngân. ..
2.6- MốI LIêN Hệ GIữA CáC NHóM Đờn CA TàI Tử nam Bộ THàNH THị Và NôNG THôN.
Mối liên hệ này trong thời kỳ chiến tranh rất hiếm hoi nếu như không nói là không có, vì rằng thời kỳ đó hai vùng dưới sự kiểm soát của hai chế độ khác nhau, hơn nữa việc đi lại quan hệ giữa các nhóm đôi bên rất bất tiện và gần như không có nhu cầu, chỉ trừ một vài trường hợp cá biệt mà thôi. Trong thời bình thì mối liên hệ này có nhu cầu và cần thiết, nó mang tính chất hỗ tương kích thích và học hỏi lẫn nhau trong nghề nghiệp. Qua những đợt giao lưu, liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ là dịp tốt nhất để các nhóm giữa nông thôn và thành thị trao đổi học tập lẫn nhau về cách chọn bài ca cho từng chất giọng, cách xếp chương trình, cách hòa âm, phối khí cho dàn nhạc. Nhóm nông thôn thì tiếp thu sự năng động, sáng tạo, nhạy cảm và tính phong phú trong cấu trúc chương trình, phong cách biểu diễn chững chạc, tự tin của nhóm thành thị. Ngược lại các nhóm thành thị thì phải học tập những ngón đờn độc đáo, những lòng bản chính thống nhất do ít chấp nhận sự tác động mới của môi trường vẫn còn lưu giữ nguyên gốc, những giọng ca ngọt ngào thể hiện bản chất chân chất của vùng quê làm đắm say lòng người.
Mặt khác, dân cư phân bổ vùng nông thôn chiếm tỷ lệ 2/3 dân số trong tỉnh, sẽ là nguồn lực dồi dào, vô tận để bổ sung cho lực lượng thành thị, trong đó có bổ sung cho các đoàn chuyên nghiệp, các câu lạc bộ của các đơn vị nghiệp vụ cấp tỉnh. Nhóm nông thôn thì ưu thế về con người, nhóm thành thị ưu thế về việc tiếp cận nhanh nhạy những cái mới trong nghệ thuật, những phương tiện, trang thiết bị, có điều kiện đào tạo, giao lưu giới thiệu các hoạt động nghề nghiệp trên hệ thống thông tin đại chúng... điều đó phần nào đã tác động đến nhận thức của các nhóm nông không chỉ ở khía cạnh đờn ca mà còn cả về phương thức tổ chức sinh hoạt của nhóm. Thực tế đã cho thấy đa số những người đờn ca nổi tiếng ở nông thôn đều muốn ra thành thị gia nhập vào một tổ chức nào đó để hoạt động nghề nghiệp, nâng cao trình độ và để tiến thân.
Nếu như nhìn ở góc độ nghề nghiệp về mối liên hệ giữa các nhóm nông thôn và thành thị bao giờ và lúc nào cũng vậy ''không ai chịu thua ai '', chỉ khi nào cuộc tranh tài có nhóm thua, nhóm thắng thì bên thua mới chịu bái phục, thường các nhóm này gặp nhau trong các cuộc đờn ca, giao lưu hay ''phá '' nhau bằng cách đờn, ca chỏi nhịp để xem ai là người đờn, ca vững nhịp. Người trong cuộc thì ''phá '' nhau, người ngoài cuộc thì theo dõi để phân biệt ai là kẻ thắng, bao giờ người thắng cuộc cũng được mọi người ca tụng, người thua cuộc thì được mọi người thông cảm, rồi quyết tâm luyện rèn để so tài vào dịp khác, đây cũng là yếu tố rất quan trọng để cho các nhóm không ngừng phấn đấu phát triển ngày càng tốt hơn.
Tất cả các nhóm đờn ca tài tử Nam Bộ ở vùng nông thôn cũng như thành thị được thành lập đều trên cơ sở tự nguyện và từ sở thích, việc cơ cấu tổ chức như vậy dễ thuyết phục mọi người tham gia hoạt động, hưởng thụ và sáng tạo, nhưng công bằng mà nói thì các nhóm ở thành thị vẫn có ưu thế hơn, uy tín hơn trong giới cầm ca và tranh thủ được nhiều nguồn ủng hộ từ các tổ chức chính trị, xã hội, các mạnh thường quân.