Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Cơ quan chủ quản: sở khoa học công nghệ môi trường
Cơ quan chủ trì: sở VĂN HóA THÔNG TIN TỉNH Cà MAU
Chủ nhiệm đề tài: Huỳnh khánh, giám đốc sở Văn hóa thông tin tỉnh Cà Mau.
chương l : CộI NGUồN Và ĐặC TRưNG CủA LOạI HìNH NGHệ
THUậT Đờn Ca TàI Tử NAM Bộ.
chương 2: Đờn Ca TàI Tử NAM Bộ TRONG Đời SốNG VăN HóA
TiNH THầN CủA NGườI DâN Cà MAU - BạC NêU.
Chương 3 : GIảI PHáP BảO TồN, Kế THừA, PHáT HUY Và PHáT
TRIểN LOạI HìNH NGHệ THUậT Đờn Ca TàI Tử NAM
Bộ ở Cà MAU - BạC LIêU.
Những kết luận trên trùng với kết quả điều tra xã hội học ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Long An và có sự trùng hợp ngẫu nhiên với những suy tư, ấp ủ bấy lâu nay của tác giả đề tài này. Bởi lẽ tácgiả lăn lộn với phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ hơn 30 năm qua kể từ khi mới 15 tuổi đầu. Suốt chặng đường dài ấy mặc dù bản thân đã thu thập rất nhiều lượng thông tin nhưng vẫn chưa xác định được ai là người sáng lập ra dòng nhạc tài tử Nam Bộ. Những suy tư, ấp ủ đó sẽ được biểu hiện phần nào trong đề tài này để góp phần cùng với Long An, các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp làm rõ thêm về thân thế sự nghiệp của đức nghệ nhân Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ) và việc sáng lập ra dòng nhạc tài tử Nam bộ.
Theo như Phủ tự họ Nguyễn Nhữ ở Dương Cốc, Phủ Quốc Oai, Trấn sơn Tây xưa thì dòng họ Nguyễn Nhử đã có một quãng thời gian rất dài định cư ở nơi này. Vào những năm cuối thế kỷ 15, Nhà nước phong kiến Việt Nam với triều vua Lê Thánh Tông ( 1460 – 1497 ) đã đạt được những thành quả quan trọng về kinh tế, ổn định về xã hội, giữ yên Sơn Hà, xã tắc thực hiện tốt việc đối nội, đối ngoại, tiếp tục mở mang bờ cõi đất nước về phía Nam. Lúc bấy giờ dân tình ở 4 trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây đều đồng lòng ứng chiếu mộ dân của Lê Thánh Tông mở cuộc Nam tiến. Trước là cải thiện đời sống theo chiếu vua ban, sau là tìm một miền đất mầu mỡ ở xứ trời Nam để mở cõi, khai hoang làm ăn sinh sống.
Từ vùng Sơn Cước, Quốc Oai, Trấn Sơn Tây hai anh em ông Nguyễn Nhữ Hậu, Nguyễn Nhữ Long theo dòng người Nam Tiến, nhưng rồi dừng lại tại đất Minh Linh để cùng với thân hữu lập nên làng Nguyên xá. Đến nửa đầu thế kỷ 16 ( khoảng 1510- 1520 ) ông Nguyễn Nhữ Diên con trai ông Nguyễn Nhữ Hậu rời làng Nguyên Xá vào định cư tại đất Kim Luông (ngày nay thuộc xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị). Thời gian định cư nơi đây không được bao lâu lại xảy ra cục diện Nam- Bắc phân tranh. Họ Nguyễn, trong đó có ngài Thủy tổ Nguyễn Nhữ Diên cùng với biết bao sức lực, trí tuệ, mồ hôi, nước mắt cùng những người dân việt phương Nam xây dựng nên một chính quyền phương Nam vững mạnh để cát cứ lâu dài với đất Bắc quê cũ của mình.
Ông Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ) là thuộc dòng họ Nguyễn Nhữ ở Hải Quế ngày nay. Ông sinh năm Mậu Ngọ, sinh năm l 858. Thuở nhỏ ông cùng đi học với người em họ là Nguyễn Minh Thông. Khi lớn lên thì Nguyễn Minh Thông được thành đạt trên đường học vấn và đỗ đạt được trọng dụng làm việc tại nội triều Nguyễn, dưới triều vua Hàm Nghi và có vợ là Tôn Thất Triều Nguyễn: Tôn Nữ Thị Cúc. Còn ông Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ) thì học hành không mấy thành đạt cũng bởi nhiều lẽ, trong đó có việc ông ham mê đờn ca, hát xướng nên bỏ bê việc học hành. Con đường mà ông Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ) đến với quan nhạc triều Nguyễn không thấy sách sử ghi lại, nhưng từ mối quan hệ thâm tình có phải chăng ông đã được Nguyễn Minh Thông tiến cử, hoặc từ một giả thuyết khác ông đã làm quan nhạc duới triều Tự Đức - kiến Phúc- Dục Đức Hiệp Hòa do chính tài năng âm nhạc của mình.
ở đây cần nói thêm trong quan chế của triều Nguyễn không hề nói đến phẩm hàm, chức tước của các nhạc công. Nhưng vì sao người ta thường dùng danh từ ''quan nhạc '' và ''dân nhạc '' Điều đó để phân biệt giữa nhóm nhạc công phục vụ trong giới quí tộc và trong cung đình ( quan nhạc), với nhóm nhạc công sinh hoạt trong dân thường (dân nhạc) nhưng dân nhạc ở vào thời điểm ấy rất hiếm hoi. Vì vậy, việc gọi ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) là quan nhạc có nghĩa ám chỉ ông là một nhạc công trong ban nhạc của triều đình.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế - Hồ Tấn Phan, thì những nhạc công của các triều đại trước đây luôn ở địa vị thấp hèn, họ được coi như là những trò để mua vui, họ thường là lính hoặc thợ. Khi đó phẩm hàm của vai trò lính thợ ấy nếu có chăng đi nữa cũng chỉ ở hàng cửu phẩm, bát phẩm mà thôi. Ngay như Đào Duy Từ là người có nhiều công lao đóng góp cho xứ Đàng trong lúc đó trên rất nhiều lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực ca nhạc cung đình ông đã nghiên cứu, tu sửa và hệ thống lại các bài hát dưới thời các chúa Nguyễn, nhưng vẫn bị người đời và quan lại thời bấy giờ coi ông là thứ con cái của nhà tuồng đồ, không ra tích sự gì cả .
Từ cách đánh giá, nhìn nhận của triều đình, quan lại về vai trò, vị trí của các nhạc công như đã nêu trên và còn nhiều lý đo khác nữa nên sử sách của triều Nguyễn không ghi chép cụ thể về các quan nhạc của mình. Đó là điều hết sức vô lý trong nhiều điều vô lý khác của sách sử thời triều Nguyễn.
Tuy sách sử thời triều Nguyễn không ghi lại tên tuổi ông Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ), nhưng qua việc sưu tầm về thân thế, sự nghiệp của ông đã được nêu trên, phần nào đã rõ: '' Ông Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ) là quan nhạc của triều đình Tự Đức ( 1848- 1883) hoặc của triều đình Hàm Nghi ( l 884 - l 885).
Sau biến cố kinh đô Huế thất thủ năm 1885, rất nhiều quan lại, dân binh của triều đình Hàm Nghi bỏ xứ chạy vào Phương Nam để tránh nạn và tìm kế sinh nhai chờ thời cơ phục hận. Theo dòng người ấy Ông Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ) trôi dạt đến vùng đất Đakao, xóm Làng Dừa, nay là đường Phó Đức Chính trước cổng Lăng ông Bà Chiểu cũ, quận Bình Thạnh. Với nghề nhạc công của mình ông đã dạy được nhiều môn đệ ở vùng này, trong đó có hai môn đệ xuân sắc nổi danh, đó là ông Sáu Thới và ông Tám Thạnh. Trong những năm tháng gian truân sống cuộc đời nghèo khổ, ông quyết lòng đem hết tài nghệ của mình cống hiến cho đời, từ đó ngày đêm ông suy nghĩ làm thế nào cho ca nhạc Huế trở thành dòng nhạc của vùng đất Phương Nam.
Nói đến ca nhạc Huế là phải đề cập đến hai yếu tố rất cốt lõi “ Ca Huế và đàn Huế ''. Cả hai yếu tố này về điệu thức mà nói thì chỉ có trên dưới 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc, trong đó về điệu thức thì chủ yếu là Bắc và Nam.
- Điệu thức Bắc có : Lưu Thủy, Hồ Quảng, Kim Tiền, Xung Phong, Xuân Tình, Điển Ngữ, Cổ Bản, Phú Lục...
- Điệu thức Nam có : Nam Xuân, Tư Mã Tương Như, Tiên Nữ Tống Lưu Nguyễn, Hành Vân, Bá Nha, Khấp Tử Kỳ, Tự Trào, Tự Thán, Trường Thán, Đảo Ngủ Cung, Hạ Giang Nam, Nam Chiến, Nam Bình, Di Giang Nam, Nam Ai, Vọng Giang Nam, Quả Phụ, Tứ Đại Cảnh.
Ngoài ra còn một số bản khác như:
* 10 Bản Tàu: Phẩm Tuyết, Ngươn Tiêu, Hồ Quảng, Liên huờn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, Xung Phong, Long Hổ, Tàu Mã .
* Điệu thức lý : Lý Con Sáo, Lý Con Sáo Quảng, Lý Tử Vi, Lý
Nam Xang. ..
Ca nhạc Huế gồm có ca nhạc cung đình (trong đó có nhạc lễ) và ca nhạc dân gian. Nhạc cung đình được trình diễn vào những ngày quốc lễ, quốc khánh, chiêu đãi, nghinh đón sứ thần ngoại quốc, tết nguyên đán, sinh nhật Hoàng thái Hậu, sinh nhật Hoàng thái Phi, sinh nhật Vua, sinh nhật Thái tử, Hoàng hậu, Công chúa, những lần tổ chức yến tiệc của Vua quan... Ngoài ra còn được sử dụng trong gia đình hoàng thân, quốc thích khi họa thơ, yến ẩm, thưởng hoa, uống trà ...
Ca nhạc dân gian ở Huế là do sự sáng tạo của người dân Huế trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm mà hình thành, còn ca Lý Huế ( theo cách nói của miền Bắc ) là bắt nguồn từ nhạc lễ cung đình được '' Dân gian hóa '' để dùng cho mỗi khi làng xã tổ chức tế lễ thành hoàng bổn cảnh ở các đình làng lớn. Còn ca Huế trên sông Hương là việc hình thành và phát triển ở những giai đoạn sau này. Chính vì vậy mặc dù có đề cập đến yếu tố ca nhạc dân gian nhưng thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi hạn hẹp mà thôi, chủ yếu vẫn là ca nhạc cung đình.
Về tổ chức, Triều Nguyễn đã lập ra ban đại nhạc và ban tiểu nhạc. Ban đại nhạc được sử dụng cho các cuộc đại lễ và Ban tiểu nhạc được sử dụng trong các cuộc vui chơi, yến tiệc, ca múa... Dó chính là loại nhạc ngự dành riêng cho triều đình mà ta gọi là nhạc cung đình.
Các nhạc cụ dùng cho ban đại nhạc và ban tiểu nhạc gồm có :
1- Trống lớn ( trống cái), sơn son, vẽ rồng mây, đặt trên giá gỗ, sơn thếp, trên giá có hình con quạ đứng.
2- Trống con
3- Trống tiểu bồng : Hình tròn, bít một mặt.
4- Trống tiểu cổ : Hai đầu phình ra, giữa thắt lại, khi đánh
hai tay vỗ vào hai mặt trống.
5- Đàn tỳ bà : có 4 dây.
6- Đàn Tam : có 3 dây.
7- Đàn Nguyệt : có 2 dây
8- Dàn Hồ : có 2 dây và vĩ kéo, âm thanh trầm
9- Đàn nhị : có 2 dây và vĩ kéo, âm thanh trong vắt, véo von.
10- Sáo : Thổi ngang, có 8 lỗ
11- Kèn :Thổi dọc
12-Sênh tiền : Thanh gỗ có gắn tiền tinh, dùng gõ vào nhau ở những nhịp trong lòng câu, đầu câu và cuối câu nhạc
13- Tám âm : Một vòng đồng uốn thành 3 vòng tròn, mỗi vòng tròn có một thanh la nhỏ bằng đồng.
14- Khánh : bằng đá, hình con dơi
15- Chuông nhỏ : bằng đồng
16- Đàn sến : có 2 dây, thùng đàn có 8 cạnh
17- Đàn cầm : có 7 dây
18- Đàn Tranh : có 16 dây
19- Mõ song loan : dùng để đạp nhịp
Ban nhạc thời ấy thường thì mỗi nhạc công chỉ sử dụng được một nhạc cụ, song cũng có những nhạc công tài ba sử dụng được nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Điều này rơi vào trường hợp của ông Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi ), bởi lẽ qua lời kể lại của các thế hệ sau này không khẳng định được thời ấy khi ở Dakao (Sài Gòn - Gia Định), Cần Đước ông sử dụng loại nhạc cụ gì? khi mà hiện nay nơi thờ tự ông chỉ còn lại duy nhất là một ống sáo.
So sánh với dàn nhạc trên cho thấy rằng về ngặt cấu trúc của dàn nhạc tài tử Nam Bộ gọn nhẹ hơn . Trong cái gọn nhẹ ấy cũng phần nào thể hiện được tính đặc thù của đồng bằng sông Cửu Long thuộc phần đất của Nam Bộ . Bởi lẽ đồng bằng sông Cửu Long là nơi đất rộng người thưa, sông ngòi chằng chịt, đất đai màu mỡ, con người thì thẳng thắn, phóng khoáng, cởi mở, chân chất, hiền lành, kẻ sĩ biết chữ, dân siêng làm ăn {8:96} có đầu óc sáng tạo dễ hòa đồng, tiếp cận với các hiện tượng mới,do vậy sử dụng dàn nhạc của các ban nhạc tài tử Nam Bộ chỉ sử dụng chủ yếu là bộ khẩy (kìm, tranh, bầu, sến... và bộ kéo (cò, cò chỉ, cò gáo dừa...) Cũng đã nói lên điều đó .
Những người sử dụng các nhạc cụ ấy đã tạo nên phong trào đờn ca tài tử ở Nam Bộ. Lúc bấy giở gồm rất nhiều nhóm, trong đó có các nhóm nổi danh trong thiên hạ là nhóm đờn ca tài tử Miền Đông do ông Nguyễn Quang Đại đứng đầu, nhóm Vĩnh Long, Sa Đéc gồm các ông Kinh Lịch Qườn (Trần Quang Qườn), Phạm Đăng Đàng, Tống Hữu Định, nhóm Cần đước, nhóm Vĩnh Kim và nhóm đờn ca tài tử Miền Tây do ông Lê Tài Khị, tức nhạc Khị ( 1862- 1924) quê ở Bạc liêu đứng đầu và ông đã được giới đờn ca tài tử Nam Bộ tôn là hậu tổ.
Với những thể điệu Bắc, Nam của nhạc Huế, (trong đó có nhạc lễ) với cái nền âm nhạc dân gian phong phú của Nam Bộ, các nhạc sĩ các nhóm tài tử trên vùng đất Nam bộ, với sự tiếp cận giao thoa những đặc trưng văn hóa của các miền hội tụ trên vùng đất Nam Bộ từng bước cải biên thành thể điệu Bắc, Nam mang tính đặc trứng rất Nam Bộ và giọng nói từ 4 sắc tộc tạo ra giọng ca Nam Bộ rặt ( không còn giọng quê nhà Huế nữa) trong đó có nhiều bài bản được sáng tạo bổ sung thêm cho thể điệu này. Đặc biệt thể điệu oán nằm trong hệ thống của nhạc tài tử Nam Bộ là hoàn toàn do những người sống trên vùng đất Nam Bộ sáng tạo nên.
Về số lượng bài bản được liệt kê vào dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ phải thừa nhận là rất phong phú. Những danh mục bài bản được xếp thứ tự như sau:
* Nhất Lý : Lý Con Sáo, Lý Giao Duyên, Lý Vọng Phu, Lý Ngựa ô Nam, Lý Ngựa ô Bắc, Lý Phước Kiến, Lý Thập Tình, Lý Chiều Chiều...
* Nhì Ngâm: Các loại ngâm thơ ( Thơ lục Vân Tiên, thơ Đường...)
* Tam Nam: Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo (đảo Ngũ Cung).
* Tứ Oán : Tứ Đại Oán, Cửu Khúc Giang Nam, Phụng Cầu, Phụng Hoàng.
* Ngũ Điểm: Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Xuân Tình, Bình Bán, Tây Thi, Cổ Bản.
* Lục Xuất : Văn Thiên Tường, Trường Tương Tư, Chinh Phụ (Nam) Tứ Đại Vắn, Hội Ngươn Tiêu, Bát Bản Chấn.
* Thất Chánh: Xàng Xê, Ngũ Đối Hạ, Ngũ Đối Thượng, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc.
* Bát Ngự : Đường Thái Tôn, Chiêu Quân, Vọng Phu, ái Tử Kê (Miền Đông), Bát Man Tấn Cống, Tương Tư, Duyên Kỳ Ngộ, Quả Phụ Hàm Oan.
Tám bài nhạc này đích thị là do ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi ) Sáng tác vào những năm 1898- 1899 để nghinh tiếp vua Thành Thái thân chinh vào Sài Gòn. Tám bản nhạc này được hòa tấu bởi Ban nhạc Miền Đông có sự tham gia của bà Sương Nguyệt ánh.
* Cửu Nhỉ: Tứ Bửu ( Miền Tây), Minh Hoàng Thưởng Nguyệt, Ngự Giá Đăng Lâu, Phò Mã Giao Duyên, ái Tử Kê (Bạc Liêu) Ngũ Châu (Miền Đông) Kiêm Tiền Bản, Ngự Giá, Hồ Tan, Vạn Liên, Song Phi Hồ Điệp.
* Thập Thủ Liên Huờn: Phẩm Tuyết, Ngươn Tiêu, Hồ Quảng, Liên Quờn, Bình Bán, Tây Mai, Kiêm Tiền, Xung Phong, Long Hỗ, Tẩu Mã {22: 16, 17 }.
Trong hàng trăm bài bản của dòng âm nhạc tài tử Nam bộ đã nêu trên, thường thì trong giới và những người mộ điệu họ chỉ quan tâm đến 20 bài bản lớn và cho đó là những bài nhạc tổ của dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ. Cách gọi là : 3 Nam, 6 Bắc, 7 Bài, 4 Oán.
* Ba Nam: Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đảo ( Đảo Ngũ Cung).
* Sáu Bắc: Lưu Thủy Trường, Phú Lục, Bình Bán, Cổ Bản, Xuân Tình, Tây Thi,
* Bảy Bài : Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá , Tiểu Khúc.
* Bốn Oán: Tứ Đại Oán, Cửu Khúc Giang Nam, Phụng Cầu, Phụng Hoàng.
Ngoài 10 điệu thức đã nêu trên, còn có các bài oán biến (cải tiến) như: Bình Sa Lạc Nhạn, Thanh Dạ Đề Uyên, Cung Thềm Ly Oán, Xuân Nữ, Ngươn Tiêu Hội Oán, Võ Văn hội Oán và còn nhiều bài bản Oán nhỏ, Bắc nhỏ khác được sáng tạo làm phong phú thêm cho dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ.
Trong hàng trăm bài bản của dòng nhạc tài tử Nam Bộ, chúng ta chỉ biết được một số bài bản do các nhạc sĩ sáng tạo nên như: 8 bài ngự của Nguyễn Quang Đại. Tứ Đại Oán, Văn Thiên Tường của ông Trần Quang Quờn {24:33}Thập Thủ Liên Quơn do nhóm nhạc Miền Tây cấu trúc, cải biên từ 10 bản của ca nhạc Huế nhằm để nhớ ơn bốn ông thầy là : Cụ Thập, Cụ Thủ, cụ Nguyễn Liên Phong, Trần Quang Quờn. Bốn chữ Thập, Thủ, Liên, Quờn là kết hợp tên của 4 cụ . Ngũ Châu, (Kim tiền bản, ngự giá, hồ tan, vạn liên, song phi hồ điệp ) là do nhóm nhạc Miền Đông sáng tạo nên. Tứ Bửu (Minh Hoàng Thưởng Nguyệt, Ngự Giá Đăng Lâu, Phò Mã Giao Duyên, ái Tử Kê ) do nhạc sĩ Lê Tài Khị ( Bạc Liêu ) khai sinh ra Bộ Tứ Bửu có hàm ý là bốn báu vật nhằm đáp lại bộ Ngũ Châu, tức 5 hạt châu do nhóm nhạc Miền Đông sáng tạo. Bản Tứ Bửu Liêu Thành do nhạc sĩ Ba Chột sáng tác để tỏ lòng kính trọng ông thân của mình là nhạc sĩ Lê Tài Khị ( Hậu tổ Nhạc Khị ) đã có công lao sáng tạo nên bản nhạc Tứ BửU. Đây cũng chính là đặc tính của những người tham gia phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ, bởi họ không thỏa mãn với những gì họ có được, không chịu thua nhau trong nghề nghiệp, cứ như thế thi đua với nhau sáng tạo không ngừng.
Từ những luận cứ đã phân tích, cho phép chúng ta nhận định dòng nhạc tài tử nam Bộ và phong trào đờn ca tài tử nam Bộ có được là do nhiều nhạc sư sinh sống trên vùng đất Nam Bộ (trong đó có Cà Mau – Bạc Liêu ) sáng tạo nên, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc, có cải biên một số đíệu thức từ nhạc cung đình Húê ( nhạc lễ ) cộng với việc sáng tạo các điệu thức mớí trên cáí nền âm nhạc dân gian Nam Bộ mà những ngườí có công lao lớn đựơc đề cập đến đó là Nhạc sư nguyễn Quang Đại ( Ba Đời ) Cần Đước, Long An. Nhạc sư Kinh Lịch Quờn ( Trần Quang Quờn ) Tỉnh Vĩnh Long và nhạc sư Lê Tài Khị, tức hậu tổ nhạc Khị tỉnh Bạc Liều..
1.2 – đặC TRưNG CủA LOạI HìNH NGHệ THUật
Đờn CA tàI Tử NAm Bộ.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình sinh sau đẻ muộn so với dòng âm nhạc của dân tộc, nó kế thừa một số bài bản trong dòng ca nhạc Huế, và sáng tạo thêm nhiều điệu thức mới dựa trên cái nền âm nhạc dân gian Nam Bộ để hình thành nên một dòng âm nhạc trong nền âm nhạc của dân tộc với đặc trưng rất độc đáo, rất Nam Bộ, đó là nhạc tài tử Nam Bộ . Nhạc tài tử là một thể nhạc của các bài ca, trích đoạn ca kịch, phổ biến ở trung Nam Bộ, được quần chúng biểu diễn tự do để giải trí. Âm nhạc cải lương hình thành , bắt nguồn từ nhạc tài tử. [ 12:749]. Còn tài tử là người đàn ông có tài và rất khoáng đạt (tài hoa) để sánh với giai nhân. Xưa nay khi đề cập đến tài sắc của trai gái người ta thường nói đến cụm từ '' Tài tử giai nhân '' như truyện Kiều Nguyễn Du có câu:
''Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm ''
Một định nghĩa khác: Tài tử là có tài năng nhưng không chuyên, làm việc theo lối tùy hứng, thích thì làm không thích thì bỏ...{ 12:990 }. Nhạc tài tử Nam Bộ là một loại hình âm nhạc của vùng đất Nam Bộ chứa đựng yếu tố âm nhạc dân gian, dân tộc và yếu tố âm nhạc bác học.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình sinh hoạt gồm cả phần đờn và ca. Phần đờn là dùng các bài bản nhạc đã có sẵn trên cơ sở đó đặt lời ca, do vậy lời ca bao giờ cũng lệ thuộc vào nốt nhạc, nhịp của từng câu theo từng bài nhạc mà tác giả chọn. Loại hình nghệ thuật này rất gần gũi với mọi thành phần trong cuộc sống.
Từ phân tích cho ta khái niệm:
*Nhạc tài tử Nam Bộ là thể nhạc của nhiều bài ca; trong đó hàm chức tính bác học và tính chất âm nhạc dân gian Nam Bộ.
*Đòn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật đan xen giữa tính chất chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp biểu hiện bằng tíếng đờn, /ời ca theo từng bài bản của dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ.
Trên cơ sở đờn ca tài tử Nam Bộ tiến lên hình thức ca ra bộ vào khoảng năm 1912 - 1915 tức là sân khấu hóa nhạc tài tử {7: 122] và sau đó hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ.
Yếu tố dân gian và dân tộc của đờn ca tài tử Nam Bộ được thể hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính chất chuyên nghiệp và không chuyên. Do vậy tính chất phổ cập và phong trào trong xã hội hết sức rộng rãi. Còn yếu tố bác học được thể hiện rất rõ ở những bài lớn như Nam, oán, Ngự. Vì khi những bản nhạc này được hòa tấu lên bất cứ ở đâu, ở thời điểm nào, bối cảnh như thế nào thì vẫn là khuôn thước đó trong từng lòng bản, lớp lang, từng câu nhạc, không sai một nhịp, không thiếu lệch một mô nào cả . Và đặc biệt hơn hết là hồn nhạc, tính cách cổ điển của bản nhạc khỉ tấu lên vẫn được tuân thủ rất nghiêm ngặt từ bộ phận khí nhạc (dàn đờn) đến thanh nhạc (người ca). Đặc biệt hơn nữa là nghệ thuật chuyển từ điệu sang hơi (hơi xuân, hơi ai, hơi dựng) mà vẫn giữ được điệu thức gốc của bản nhạc thuộc điêu thức Bắc, điệu thức Nam, hay diệu thức oaựn.
các bài bản nhạc tài tử Nam Bộ được cấu trúc bằng các nốt nhạc, các loại nhịp trong lòng bản, có sự qui ước chặt chẽ về chiều dài của từng câu nhạc. Nó còn là cái khung thời gian. Số nhịp có trong câu là tùy thuộc vào từng bài bản cụ thể, có khi nhịp l , có khi nhịp 2, nhịp 4, nhịp 8... Nhạc tài tử Nam Bộ là loại nhạc truyền ngón hoặc truyền khẩu là phổ biến trong thực tiễn, thường những người nhạc công và ca sĩ khi đờn hoặc khi ca chỉ quan tâm đến lời ca và lòng bản nhạc mà thôi. Khi mà nhạc sĩ ngẫu hứng theo lòng bản thì giai điệu có thể không còn cố định, thường mỗi lúc một khác, còn nhiều người cùng hòa tấu thì bản nhạc là sự kết hợp của nhiều tuyến giai điệu khác nhau. Do đó khung thời gian của lòng bản, tức số nhịp, số câu phải được người tham gia hòa tấu tuân thủ triệt để và có một nhạc công giữ nhịp chánh bằng gõ song loan. Tuy nhiên khung thời gian không phải hoàn toàn cố định. Người ta có thể kéo dài bài bản ra gấp đôi hoặc bớt lại phân nửa bằng cách dãn hoặc nhặt các điểm qui ước hội tụ đồng âm, nâng số nhịp mỗi câu lên gấp đôi hoặc giảm số nhịp mỗi câu xuống còn l/2, do đó người nhạc công và người ca chỉ cần biết các nhịp chính và nốt nhạc chính ở giữa câu, cuối câu còn biểu diễn thì theo cảm hứng của mỗi người ở từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Cũng cùng bản nhạc, cùng bài ca nhưng người đờn người ca thay đổi khác, tức thì trong lòng bản cũng thể hiện khác nhau, nhưng giống nhau ở nốt nhạc và nhịp chính ở giữa câu, cuối câu, cũng có nhiều trường hợp chính người đờn, người ca ấy đờn lại, ca lại cùng một bản đờn, một bài ca nhưng không giống nhau trong lòng bản. Vì vậy ta có thể gọi đờn ca tài tử Nam Bộ là tâm ca và tâm tấu. Đây là một trong những nét độc đáo nhất của đờn ca tài tử Nam Bộ mà các loại âm nhạc khác không có được.
Những người tham gia đờn ca tài tử Nam Bộ có đặc điểm giống nhau là không quá kén chọn, vì họ đờn ca không phải để kiếm sống mà để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức và giải trí cho mình, cho mọi người, đờn ca để giải khuây cơn sầu, để tìm bạn tri âm. Vì vậy đờn ca tài tử Nam Bộ biểu hiện rất rõ tính tiêu khiển, không thể hiện tính sân khấu cao, chỉ cần vài ba người biết ca, biết đờn với vài nhạc cụ là có thể làm nổi đình nổi đám suốt sáng, thâu đêm. Đờn ca tài tử Nam Bộ có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào với điều kiện rất đơn giản, có thể đờn ca quanh đóng rơm, dưới ánh trăng, trên bộ ván ngựa, quanh chiếc bàn tròn, quanh chiếc chiếu, chiếc đệm trải dưới đất, đờn ca trên ghe, tàu đi xuôi ngược theo sông, đờn ca trong những ngày lễ hội, ngày giỗ, ngày cưới, hội nghị, mừng thọ... Những tiếng đờn, lời ca du dương, réo rắc khoan nhặt, bổng trầm dễ làm cho mọi người say mê, cảm xúc.
Chính từ tính tiêu khiển mà giới đờn ca tài tử Nam Bộ không lưu tâm để phân biệt một cách rạch ròi về hơi và làn điệu, do đó trong thực tế cho thấy đa phần những người đi trước đã sử đụng lẫn lộn giữa hơi Bắc và điệu thức Bắc, hơi Oán và điệu thức Oán trong các bài bản được lưu lại . Cũng chính từ tính tiêu khiển đó mà các danh cầm, danh ca, nghệ nhân không màn gì đến chuyện đút kết kinh nghiệm thành những lý luận cơ bản thống nhất về bài bản để truyền nghề một cách khoa học, nâng cao vị thế của loại hình này trong đời sống xã hội và để lưu truyền cho đời saụ. Tuy nhiên đờn ca tài tử Nam Bộ luôn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng tình cảm, đạo đức, nhân cách, lối sống của con người, tình yêu đất nước, quê hương và thể hiện được sắc thái văn hóa-âm nhạc của vùng đất Nam Bộ.
Nhạc tài tử Nam Bộ luôn tuân thủ theo hệ thống nhạc Ngũ Cung: Hò, Xự, XANG, Xê, CóNG do vậy khi sáng tác, đệm đàn, phân tích giữa hơi và điệụ.. đều có phương pháp riêng của nó, chớ không thể dựa vào các nguyên tắc và phương pháp của âm nhạc Tây phương được.
I.3- CáC điệu thức CủA NHạC tài Tử.
Điệu thức Nam:
Nam Xuân với tính chất ung dung, nhẹ nhàng, thanh thoát, nhưng cũng có đoạn vui vẻ trầm hùng, âm CHủ của hơi Xuân là XàNG, XANG, chỉ nhấn và rung nhẹ ở chữ Xừ, chữ XANG, chữ Xê Vì tính chất như vậy nên thể nhạc và lời ca thường áp dụng trong trường hợp ca ngợi những tấm gương, sự kiện anh hùng, vẻ đẹp của con người, mùa xuân và quê hương đất nước.
Nam Ai lại khác rất xa so với Nam Xuân, vì khi đờn phải nhấn và rung mạnh chữ CộNG, Xự, XANG và có những đảo phách trong lòng câu nên điệu nhạc nghe u buồn, tỉ tê, bi lụỵ . Thể nhạc này chỉ sử dụng trong hoàn cảnh đau thương, buồn thảm, tang tốc, thê lương của con người và của quê hương đất nước...
Nam Đảo ( Đảo Ngũ Cung ), được cấu tạo đặc biệt hơn, bởi bản thân của nó hàm chứa cả hơi Xuân, hơi Bắc và hơi dựng. Nam Đảo hình thành bởi thang âm Hò, Xự, XANG, Xê, CốNG xen lẫn với những điệp khúc chứa đựng thang âm Xề, ú, LIU, PHAN. Khi đờn thường nhấn và rung vừa phải ở các âm XANG, Xê, U, tính chất khẩn trương và quyết liệt hơn. Hồn nhạc của Nam Đảo thể hiện sự ung dung, tự tin, kiêu hãnh và oai hùng [ 23: l3 ], nên rất thuận lợi cho người viết lời ca để ca ngợi những tấm gương tiêu biểu, lòng kiên trung của các bậc anh hùng và đối với con người trong cuộc sống.
Đặc trưng của điệu thức Nam là mô hình cấu trúc nhịp nội, nhịp ngoạị Trong đó Nam Xuân và Nam Ai thể hiện rõ nhất, bởi nó giàu chất trữ tình, ảnh hưởng thể thơ qua luật cân đối niêm vận, như câu trước dứt nhịp nội, thì câu sau dứt nhịp ngoại và cung nhạc của câu trước dứt chữ XANG nhịp nội thì câu sau dứt chữ XANG nhịp ngoại.
Điệu thức Bắc.
Điệu thức nầy đựơc sử dụng bằng hệ thống ngũ cung chánh của nhạc tài tử Nam Bộ hay còn gọi là 5 âm cơ bản: Hò, Xự, Xang, Xê, Cóng các âm này khi đờn rất hạn chế nhấn và rung. âm chủ của điệu thức này là âm XàNG và LIU ( Liu chính là Hò nhưng lại khác nhau một quãng tám). Sắc thái của các bài bản Bắc thể hiện tính xôm tụ, khí khái mạnh mẽ, vui tươi, phấn khởi và cũng có bản thể hiện tính thanh nhã như bản LưU THủY TRườNG [23: 13,22]. Trong sáu bản Bắc, mỗi bản lấy một chữ trong hệ thống ngũ cung chánh làm chữ khởi đầu:
- Lưu Thủy Trường, vào đầu bằng cung Hò
- Phú Lục, vào đầu bằng cung Xự, tương ứng với cung U
- Bình Bán Chấn, vào đầu bằng cung XANG
- Cổ Bản, vào đầu bằng cung Xê
- Xuân Tình, vào đầu bằng cung CốNG
- Tây Thi, vào đầu bằng cung LIU, tương ứng với cung Hò.
Cũng cần nói thêm trong sáu bản Bắc, có hai bản : Tây Thi và Xuân Tình là do các nhạc sĩ Nam bộ sáng tác, bốn bản còn lại được cải biên từ các bản nhạc Miền Trung.
Dựa vào tính chất của điệu thức, người sáng tác lời ca thường sử dụng miêu tả những sự kiện, tình huống xảy ra trong đời thường của con người, thiên nhiên và các sự kiện lịch sử.
Bảy bài (Hơi hạ)
Có người còn gọi là bảy bài nhạc lễ, bảy bài có gồm các bản: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc những bản nhạc này thường dùng trong các buổi tế lễ, tính chất trang nghiêm. Bảy bài này được phát triển từ điệu thức Bắc thành những “Hơi” có sắc thái rất riêng biệt của Nam bộ, hơi đó được gọi là “Hơi hạ” vì nó được sử dụng với tính cách điển hình trong bài Ngũ Đối Hạ. Theo giáo sư Trần Đăng Khê “Hơi hạ” khác “Hơi Bắc” chủ yếu ở chổ nó xê dịch trục âm trụ cột Hò – XÊ ở điệu Bắc (Hơi Bắc) lên một bậc và nó dựa vào trục Xừ – CốNG, sự chuyển trục này làm cho về hình thức, thang nhạ giống như thang Nam, nhưng do những đặc điểm vầ tạo âm “Mổ và rung” khác nhau nên nó hoàn toàn không thể đồng nhất với hơi Nam. Ngoài việc sử dụng trong các buổi tế lễ nó còn thể hiện trong những trường hợp nhằm khẳng định lòng trung nghĩa tiết liệt của con ngườị..
Điệu thức Oán:
Là sự kết hợp tối đa những điểm tối và điểm sáng của âm thanh, phù hợp với yếu tố ngữ văn trong nhạc truyền thống Nam bộ [23 :39 ], khi đó điểm tối là giọng âm thanh trầm thì điểm sáng là âm thanh bổng. Tối và sáng cũng hàm ý là buồn và vui.
Nhạc sĩ Vủy Chổ đã nhận định: Kết tụ nguồn sáng âm nhạc với hoàn cảnh tâm tư của bao con người ly tán, lắm thế sự nhân tình mà bao cuộc đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt đã cô đọng lại biến thành cá tính Miền Nam mang hào khí Đồng Nai-Gia Định, đồng thời ra đời dòng nhạc Bác học mà tiêu biểu là điệu thức Oán [5: 19]. Điệu thức Oán (thuộc hệ thống âm giai: Hò, Xự, Xư, XANG, Xê, CốNG. Nó khác hẳn hơn điệu Nam và điệu Bắc ở hai âm giai phụ là XƯ và OAN, chính từ đặc điểm này đã nâng vị thế của điệu thức OáN lên một tầm cao trong dòng nhạc tài tử Nam Bộ, điệu thức OáN đã tạo được một thời vàng son khi chưa có bài vọng cổ và mãi cho tới bây giờ vẫn còn nhiều lớp trong điệu thức OáN luôn chiếm vị thế quan trọng trong phong trào đờn ca tài tử Nam Bộ và sân khấu cải lương, bởi hồn nhạc thể hiện sự bi ai, não nề và sâu lắng. Trong điệu thức OáN có bài Tứ Đại Oán là tiêu biểu nhất. Điệu thức OáN chỉ có sử dụng trong những hoàn cảnh mất mát, chia lìa, đau thương, tang tốc của con người và cảnh vật...