Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
tTôi mới làm quen với máy vi tính cho nên có khi soạn thảo gần xong nội dung chỉ chạm tay vào phím nào đó là lại bị xóa sạch nội dung đã soạn thảo , lại phải làm lại từ đầu .
Tiêu thang âm quốc tế và tiêu thang âm dân tộc chỉ khác nhau ở chỗ : tiêu thang âm quốc tế thì có lỗ nốt mi và lỗ nốt pha cách nhau nửa bậc , còn tiêu " thang âm dân tộc " (theo cách gọi của tôi ) thì lỗ nốt mi nằm ở khoảng giữa lỗ nốt rê và nốt pha , khi mở 2 lỗ nốt rê và lỗ nốt mi thổi ra âm mi non ( có nghĩa là thấp hơn âm mi thường ) khi mở 1 lỗ nốt mi thổi ra âm mi giáng chuẩn .
Loại tiêu này nếu là tiêu giọng đô (C) thì 3 lỗ nốt rê, mi , pha làm thẳng hàng , dùng 3 ngón áp út , ngón giữa , ngón trỏ bấm mở thoải mái , không cần khoét chệch lỗ nốt rê xuống dể ngón út bấm mở như ở tiêu giọng B , giọng Bb và tiêu giọng A (giọng Là) , vì 3 giọng tiêu này càng trầm lỗ càng cách xa nhau .
Với cây tiêu thang âm dân tộc như trên , bạn chỉ cần khoét thêm một lỗ cho ngón cái ở phía sau tiêu , sao cho khi mở lỗ nốt rê , lỗ nốt mi non và lỗ ngón cái đó để khi thổi ra âm mi thường chuẩn , như vậy bạn có cây tiêu 7 lỗ bấm mở các ngón tay , sử dụng cây tiêu này như trong bài viết trước tôi đã hướng dẫn cách bấm mở .
Tôi hy vọng các bạn làm quyen cây tiêu 7 lỗ này rất dễ ,vì nó đơn giản hơn các tiêu khác . Bạn md54kt3 có hỏi về huyệt khẩu tiêu TQ và tiêu VN , theo tôi bạn xem loại nào dễ thổi thì bạn ưng dụng ; Còn khoét các lỗ bấm các ngón tay ở tiêu nên khoét lỗ tròn hay ovan , theo tôi thì nên khoét hơi ovan vừa đẹp vừa dễ chỉnh âm .
Còn lỗ định âm không chỉ có tác dụng cho các lỗ bấm ở hàng bên trên mà còn có tác dụng cho cả các lỗ ở hàng bên dưới như khi mở đô3 (C3 ) sao cho âm này không bị vênh , có nhiêu bạn có cây tiêu thổi nôt đô1 , đô2 thì chuẩn nhưng khi thổi nốt đô3 vênh lên cao gần đô3# .Chúc các bạn thành viên damsan thổi tiêu , thổi sáo hay .
sonlt49: tTôi mới làm quen với máy vi tính cho nên có khi soạn thảo gần xong nội dung chỉ chạm tay vào phím nào đó là lại bị xóa sạch nội dung đã soạn thảo , lại phải làm lại từ đầu . ...........
...........
Xin có một ý nhỏ với bác sonlt49: để tránh bị chạm vào phím nào là bị mất thì trước khi bác muốn post thì mở 1 chương trình soạn thảo ví dụ như word, excel, notepad, wordpad lên rồi soạn trong đó, thông dụng nhất là notepad hoặc wordpad vì nó có sẵn trong windows. như vậy nếu chạm nhầm phím nào kêu nó đóng lại sẽ hiện lên thông báo có lưu lại không, không sợ bị đóng lại mà không hỏi han gì, nhưng với notepad word pad muốn lưu thì nhớ lưu lại bằng unicode nếu để ansi thì lúc mở lại không đọc được đâu,còn nếu sử dụng word thì bác quen rồi thì chắc không sao. Sau đó chỉ cần copy và dán vào trang web thêm link, hình ảnh nếu muốn và post lên rất dễ dàng nhanh chóng.
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.... Đàn, sáo, ca hát, đá cầu ...->Vui chơi giải trí học tâp: cv Tao Đàn: CN , khu nhỏ chỉ có 1 cái chòi. :)
Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
đó là 1 chọn lựa của bác, chứ tui dạo 1 lèo qua các nhạc cụ bên tàu bên nhật rùi quay lại việt nam, nghĩ đi nghĩ lại, chơi 1 cây chuẩn, bác cần mi non thì cứ bấm hờ lỗ mi, giống như bài Nghi mông sơn trữ hoài đó, đặc sắc của bài đó là ở mi non mà bấm ko hoàn toàn với cách run ngón trên lỗ, nghe mà trái tim mình rung theo từng nhịp, có chơi bằng cây 10 lỗ cũng ko thể hiện được.
nếu chơi toàn dân tộc,hoặc toàn theo thang âm quốc tế thì việc gì phải cần 1 cây như trên.
nếu chơi mà có nốt mi thường rồi lại mi non thì bấm nửa lổ, vừa dễ học, dễ diễn tấu, và nó có tố chất linh động của nốt nhạc, chứ ko cứng ngắc như 1 lỗ để thể hiện 1 nốt. ở tiêu nhật bắt đầu học là phải học bấm 1/4 , 1/3, 1/2 lỗ nữa kìa mà ko phải là chỉ 1 nốt mà rất nhiều nốt.
như tui đã nói ở trên, đó là lựa chọn của mỗi người, tui ko phản đối, cũng ko ủng hộ, cứ để xem 5 hay 10 năm sau kiểu tiêu của bác có phổ biến hay ko thì mới biết, tự người chơi sẽ chọn cho mình cái gì là phù hợp, lịch sử cũng đã có nhiều vụ cải tiến 11, rùi 16, rùi 18 lỗ, rùi cũng chìm vào quên lãng đó là do ko hợp thời vận và cách sử dụng ko hiệu quả khác biệt gì mấy.
vấn đề ở chỗ là làm 1 cây tiêu cho nó chuẩn và âm sắc mượt mà tới từng sự cộng hưởng, còn chuyện diễn tấu thì đâu phải cứ nhiều lỗ là sẽ dễ diễn tấu hay hơn, 10 lỗ so với 6,8 lỗ so với 5 lỗ thì chỉ cần dạo qua vài trang là biết cái nào nổi tiếng hơn và linh động hơn àh.
saonhua: cả làng sáo chúng ta bảo rằng tiêu chỉ chơi trầm buồn chậm(trong đó có tui), lee cóc tin.
cả làng sáo chúng ta bảo rằng tiêu chỉ chơi trầm buồn chậm(trong đó có tui), lee cóc tin.
Gửi saosnhua :
sonlt49:thân mến gửi bạn leehonso ! đã nhiều năm tôi lận đận nghiên cứu về tiêu sáo .Nay tôi chỉ chờ 3 tuần nữa thì có gì là lâu . Trước hết tôi xin cám ơn bạn và rồi sẽ được nghe Hành Khúc Thổ Nhĩ Kỳ . bạn nhớ ghi hình cận cảnh đặc tả các ngón tay nhé .
Gửi thầy Lê Thái Sơn :
Hiện giờ em đã về lại Sài Gòn, theo như đúng hẹn 13/10/2010 em sẽ up bài Hành Khúc Thổ Nhĩ Kỳ này lên để thầy và các anh em khác xem thử và góp ý dùm em, để quay đặc tả em sẽ dùng 2 camera quay cùng lúc từ 2 phía để thầy có thể thấy được cách chạy ngón của hệ tiêu 10 lỗ khi chơi bài này, hy vọng sẽ không làm thầy thất vọng.
Khi đã yêu thích tới 1 mức độ nào đó thì mua 1 cây tiêu để chơi dễ dàng riêng 1 bài hoặc 1 vài bài là hoàn toàn hợp lý. Nhưng với người mới, người chỉ muốn mua 1, 2 cây tiêu thì dùng tiêu 6, 7 hay 10 lỗ đều được cả.
Tiêu, sáo VN hay nhạc cụ bộ hơi nói chung sẽ có nhiều hạn chế, nên khó có 1 cây nào chơi được tất cả các thể loại :D Đàn còn lên dây được khi chơi các bài khác biệt chứ sáo, tiêu thì sao 'lên dây' :D
Còn nếu nói về việc cải tiến tiêu thì ta có thể nhìn lịch sử của cây concert flute để tưởng tượng ra sự khó khăn mà cây tiêu sẽ gặp phải. Concert flute được cải tiến dần dần, rất nhiều người đã tham gia vào quá trình đó, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nói gọn một chút thì quá trình này kéo dài gần 100 năm trong thế kỷ 19. Đến khi mẫu sáo của Boehm được đưa ra thì mới có đột phát rõ rệt và mẫu sáo của ông dần dần được chấp nhận. Tuy nhiên nó vẫn được Boehm và những người khác (sau khi Boehm mất) tiếp tục nghiên cứu, cải tiến mới được đưa thành chuẩn như ngày nay. Em nói như vậy để mong các bác khi bàn luận đừng nghĩ rằng loại tiêu của mình sẽ trở thành loại chuẩn trong tương lai vì khi đó các bác sẽ áp đặt rằng loại tiêu của mình là tốt nhất hoặc hợp lý nhất. Dễ gây mất lòng nhau. Đơn giản vì: hoặc bác là dân nghiệp dư, dù tốt mấy thì cũng khó có tầm ảnh hưởng xa được nhất là trong điều kiện như ở VN, hoặc bác không phải nghiệp dư nhưng bác cũng không phải là Boehm :D
Dự kiến sẽ quay video vào tối nay ngày 13/10. Mặc dù phần kỹ thuật chưa được thành công lắm nhưng đã ở mức chấp nhận được. Vậy bác Sonlt49 cứ thong thả dạo mát và quay lại sau 24 h nữa thì phần biên tập và upload mới xong.
Hjhj sắp có bài để coi rồi. Hành khúc thổ nhỉ kì này mình thích từ lúc cấp 2, mà ko biết cả đời này có tập nổi đến bài này không?
Xem Ông Lee thổi đỡ nghiền vậy! Hnay là đúng 13/10/10 rồi. Ngay từ sáng sớm cũng ráng online để chờ
Theo dõi topic này đã lâu, hôm nay cũng vào sớm để háo hức chờ đợi. Đang tập thổi tiêu, hơi hơi nản, chờ nghe để lấy thêm ý chí.
Tối nay thức chờ.
sonlt49:Từ lúc 5 giờ chiều ở US , tức 4 giờ sáng ở Hà nội . Bây giờ là 7 giờ 30 phút ở US ,sau khi ăn chiều xong , tôi lại vào trang damsan với tư thế thoải mái để đón xem , nghe tiêu 10 lỗ chạy bài Vũ khúc Thổ nhĩ kỳ do leehonso trình bày .Trong thời gian chờ đợi , tôi gửi lời chúc sức khỏe tới Leehonso và các bạn yêu thích nhạc truyền thống Việt nam .
Thầy cứ thong thả đợi dùm em vì hiện giờ em còn đang ở công sở làm việc, đến tối mới về nhà để quay phim được, có thể lúc đó đã là ngày 14-10-2010 của bên Mỹ mất rồi, mong thầy thông cảm.
Uống vài ngụm bia thong thả mà chờ đợi để thưởng thức các bác ơi! Sắp đến giờ khai mạc rồi!
Mời