Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Vấn đề nhỏ về Tiêu xin anh em miền bắc giúp đỡ

rated by 0 users
This post has 82 Replies | 8 Followers

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1
Khi thổi Sáo và TIêu sao nghe thổi thì mình không thấy xì gì cả , nhưng đến khi thu lại bằng MP3 của samsung tại sao mình lại nghe có tiếng xì xì vậy các bạn .Phải chăng mình học chưa tới ,mình đã bỏ ra 3 năm để học thổi sáo và ém tiếng không cho xì nhưng khi thu âm vẫn nghe xì .Xin tiền bối nào thổi không bị gì cho mình chút bí quyết nghen .
Tui thích nghe tiếng sáo ,nhưng không ai ở bên thổi cho tui nghe .Vậy thì tui tập sáo để thổi cho chính mình nghe vậy :D
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
hí.con samsung của bác có cái mic cực tốt. Tránh xa ra khoảg 10mét là ổn

Bán sáo,tiêu,sáo mèo

LH yà hú:  laohac_28491

http://damsan.net/forums/t/8375.aspx

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Trước hết xin bạn làm ơn chuyển áp bản nhạc Vũ khúc Thổ nhĩ kỳ lên mạng cho tôi xin nhé ( bạn có thể chuyển vào mail sonlt49@gmail.com cho tôi, được như vậy tôi xin cám ơn )

Tôi cũng đã lận đận nhiều năm nghiên cứu về tiêu , nào là tiêu 6 lỗ bấm ngón tay theo thang âm quốc tế có nốt mi cách nốt pha bằng nửa bậc .

Ở đây tôi cứ lấy ví dụ ở cây tiêu giọng đô ( c ) , nốt định âm tức nốt đồ  gọi là lỗ số 0 (vì không có ngón nào   bấm vào lỗ này ) , tính từ đó lên lỗ bấm ngón thứ nhất là ngón út gọi là lỗ số 1 , lỗ này ở tiêu khoét cho lệch sang  bên phải để ngón út của bàn tay phải khi  bấm được thuận lợi (nếu người cầm tiêu tay trái ở bên dưới thì khoét lỗ số 1 đó ở bên trái ) .

Tiếp theo ngón giữa bàn tay phải bấm mở lỗ số 2 là nốt mi , ngón trỏ tay phải bấm mở lỗ số 3 phụ trách âm pha , ngón nhẫn bàn tay trái bấm mở lỗ số 4 phụ trách âm son , ngón trỏ bàn tay trái bấm mở lỗ số 5 phụ trách âm la , cuối cùng là ngón cái tay trái bấm mở lỗ số 6 ở phía đằng sau tiêu phụ trách âm si và âm đô2 , đô3 ( cũng có người không bấm lỗ số 6 bằng ngón cái thì phải khoét lỗ số 6 lên phía trên thẳng hàng với các lỗ số 2345 để bấm bằng ngón trỏ tay trái ,  như vậy ngón giữa bàn tay trái sẽ phụ trách lỗ số 5 .

Bây giờ tôi xin trình bày về cây tiêu theo thang âm dân tộc của Việt nam , cây tiêu này cũng chỉ có 6 lỗ bấm mở các ngón tay , riêng lỗ số 2 tức nốt mi được khoét ở khoảng gần giữa lỗ số 1 và lỗ số 3 , khi mở lỗ số 1 và lỗ số 2 thổi ra âm mi hơi non ( thấp hơn so với âm mi thường ) , khi chỉ mở một lỗ số 2 thổi ra âm mi giáng  , loại tiêu thang âm "dân tộc" như thế này khi thể hiện dễ luyến láy rất phù hợp với thổi dân ca chèo nói riêng và dân ca Việt nam nói chung  và  cả các bản nhạc ca khúc như bài Về quê của Phó Đức Phương hay bài Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong ...

Để thể hiện những bản nhạc có dấu thăng giáng bất thường như bản nhạc Trở về mái nhà xưa nhạc Ý , Chiều ngoại ô Maxcova , Đôi bờ nhac Nga ...thì tôi sẽ khoét thêm một lỗ nhỏ nữa ở đằng sau cho ngón cái bàn tay phải , lỗ này ở phía sau tiêu để khi  mở các lỗ số 1 ,  số 2 và lỗ ngón cái đó thổi phát ra âm mi chuẩn .

Như vậy cây tiêu này có 7 lỗ bấm mở các ngón tay . Phân công các ngón tay phụ trách các lỗ như sau : ngón áp út bàn tay phải phụ trách lỗ số1 , ngón giữa bàn tay phải phụ trách lỗ số 2 , ngón cái tay phải phụ trách (pt )lỗ số 3 , ngón trỏ bàn tay phải pt lỗ số 4 , ngón áp út bàn tay trái pt lỗ số 5 , ngón trỏ bàn tay trái pt lỗ số 6 , ngón cái bàn tay trái pt lỗ số 7 .Như vậy bấm kín 7 lỗ thổi nhẹ cho âm Đồ ( C1 ) :

mở nửa lỗ số 1 thổi nhẹ cho âm đô thăng ( C#1 ) thổi mạnh vừa cho âm C#2 ,

Mở lỗ số 1 thổi nhẹ cho âm D1 ,thổi mạnh vừa cho âm D2 .

Mở một lỗ số 2 thổi nhẹ cho âm mi giáng ( Eb1 ) , thổi mạnh vừa cho âm Eb2 ,

mở lỗ 1 2 3 thổi nhẹ được E1 thổi mạnh ra E2 ,

Mở các lỗ 1 2 4 thổi nhẹ ra âm F1 , thổi mạnh ra ầm F2 ,

Mở các lỗ 1 2 4 và nửa lỗ số 5 thổi nhẹ ra F#1 , thổi mạnh ra âm F#2 ,

Mở các lỗ số 1 2 4 5 thổi nhẹ ra âm G1 thổi mạnh ra âm G2 ,

Mở lỗ 1 2 4  6 thổi nhẹ ra âm G#1 thổi mạnh ra âm G#2 (cũng có thể mở các lỗ 1 2 4 5 và nửa lỗ số 6 để ra âm G# )

Mở 1 2 4 5 6 thổi nhẹ ra âm A1 thổi mạnh ra âm A2 ,

Mở các lỗ 1 2 4 5 7 thổi nhẹ ra âm Bb1 ,

mở các lỗ 4 5 7 thổi mạnh ra âm Bb2 ,

Mở các lỗ 1 2 4 5 6 7 thổi nhẹ vừa ra âm B1 thổi mạnh ra âm B2 ,

Mở một lỗ số 7 thổi nhẹ vừa ra âm C2 , thổi mạnh ra âm C3 ,

Mở 2 4 5 thổi mạnh ra âm D3 .

Tiêu D (rê) ứng dụng ngón bấm như tiêu C (đô)

Còn các tiêu có giọng thấp hơn tiêu đô như tiêu giọng B , Bb ,A thì phải khoét bố trí lỗ số 1 cho ngón út của  bàn tay phải bấm mở được thuận lợi (giống như bố trí lỗ số 1 ở tiêu theo thang âm quốc tế )  , nếu người đặt bàn tay trái ở bên dưới ( trái tay ) thì phải khoét lỗ số 1 thích hợp với ngón út đó .

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Rất cảm ơn thầy về tư liệu vừa rồi ạ.em thường sử dụng loại tiêu 6 lỗ theo thang âm quốc tế.tiêu làm theo thang âm của Việt Nam em đã hình dung ra nhưng sẽ khá phức tạp với những người chơi nghiệp dư.nhân tiện mong mọi người giúp đỡ em tháo gỡ 1vài thắc mắc nhé
1.tiêu âm trung quốc với âm Việt cấu tạo khác nhau ở huyệt khẩu phải ko ạ?vậy phải làm huyệt khẩu thế nào?
2.tiêu thì nên sử dụng lỗ tròn hay lỗ oval ạ?
3.định âm cho tiêu chỉ căn cứ(phụ thuộc) vào hàng lỗ trên cùng?liệu có liên quan tới hàng lỗ phía dưới ko ạ?
xin chân thành cảm ơn!

Bán sáo,tiêu,sáo mèo

LH yà hú:  laohac_28491

http://damsan.net/forums/t/8375.aspx

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

tranh thủ cho em hỏi về tiêu

em mới đặt anh mão  làm cây tiêu 8 lỗ nghe nói là bát khổng

em muốn lâng nỗ lên được không

 

vn niem tu hao ve bong da =)) Từ cổ đa tình vuơng di hận Vô tình nhân thế hởi mấy ai Than oán thế gian nhiều ngang trái Khúc buồn ai oán mộng trần ai.....
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Hehe.nâng đc thêm 1lỗ nữa

Bán sáo,tiêu,sáo mèo

LH yà hú:  laohac_28491

http://damsan.net/forums/t/8375.aspx

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

sonlt49:
Trước hết xin bạn làm ơn chuyển áp bản nhạc Vũ khúc Thổ nhĩ kỳ lên mạng cho tôi xin nhé ( bạn có thể chuyển vào mail sonlt49@gmail.com cho tôi, được như vậy tôi xin cám ơn ) Tôi cũng đã lận đận nhiều năm nghiên cứu về tiêu , nào là tiêu 6 lỗ bấm ngón tay theo thang âm quốc tế có nốt mi cách nốt pha bằng nửa bậc .Ở đây tôi cứ lấy ví dụ ở cây tiêu giọng đô ( c ) , nốt định âm tức nốt đồ  gọi là lỗ số 0 (vì không có ngón nào   bấm vào lỗ này ) , tính từ đó lên lỗ bấm ngón thứ nhất là ngón út gọi là lỗ số 1 , lỗ này ở tiêu khoét cho lệch sang  bên phải để ngón út của bàn tay phải khi  bấm được thuận lợi (nếu người cầm tiêu tay trái ở bên dưới thì khoét lỗ số 1 đó ở bên trái ) Tiếp theo ngón giữa bàn tay phải bấm mở lỗ số 2 là nốt mi , ngón trỏ tay phải bấm mở lỗ số 3 phụ trách âm pha , ngón nhẫn bàn tay trái bấm mở lỗ số 4 phụ trách âm son , ngón trỏ bàn tay trái bấm mở lỗ số 5 phụ trách âm la , cuối cùng là ngón cái tay trái bấm mở lỗ số 6 ở phía đằng sau tiêu phụ trách âm si và âm đô2 , đô3 ( cũng có người không bấm lỗ số 6 bằng ngón cái thì phải khoét lỗ số 6 lên phía trên thẳng hàng với các lỗ số 2345 để bấm bằng ngón trỏ tay trái ,  như vậy ngón giữa bàn tay trái sẽ phụ trách lỗ số 5 . Bây giờ tôi xin trình bày về cây tiêu theo thang âm dân tộc của Việt nam , cây tiêu này cũng chỉ có 6 lỗ bấm mở các ngón tay , riêng lỗ số 2 tức nốt mi được khoét ở khoảng gần giữa lỗ số 1 và lỗ số 3 , khi mở lỗ số 1 và lỗ số 2 thổi ra âm mi hơi non ( thấp hơn so với âm mi thường ) , khi chỉ mở một lỗ số 2 thổi ra âm mi giáng  , loại tiêu thang âm "dân tộc" như thế này khi thể hiện dễ luyến láy rất phù hợp với thổi dân ca chèo nói riêng và dân ca Việt nam nói chung  và  cả các bản nhạc ca khúc như bài Về quê của Phó Đức Phương hay bài Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong ... Để thể hiện những bản nhạc có dấu thăng giáng bất thường như bản nhạc Trở về mái nhà xưa nhạc Ý , Chiều ngoại ô Maxcova , Đôi bờ nhac Nga ...thì tôi sẽ khoét thêm một lỗ nhỏ nữa ở đằng sau cho ngón cái bàn tay phải , lỗ này ở phía sau tiêu để khi  mở các lỗ số 1 ,  số 2 và lỗ ngón cái đó thổi phát ra âm mi chuẩn . Như vậy cây tiêu này có 7 lỗ bấm mở các ngón tay . Phân công các ngón tay phụ trách các lỗ như sau : ngón áp út bàn tay phải phụ trách lỗ số1 , ngón giữa bàn tay phải phụ trách lỗ số 2 , ngón cái tay phải phụ trách (pt )lỗ số 3 , ngón trỏ bàn tay phải pt lỗ số 4 , ngón áp út bàn tay trái pt lỗ số 5 , ngón trỏ bàn tay trái pt lỗ số 6 , ngón cái bàn tay trái pt lỗ số 7 .Như vậy bấm kín 7 lỗ thổi nhẹ cho âm Đồ ( C1 ) , mở nửa lỗ số 1 thổi nhẹ cho âm đô thăng ( C#1 ) thổi mạnh vừa cho âm C#2 , Mở lỗ số 1 thổi nhẹ cho âm D1 ,thổi mạnh vừa cho âm D2 . Mở một lỗ số 2 thổi nhẹ cho âm mi giáng ( Eb1 ) , thổi mạnh vừa cho âm Eb2 , mở lỗ 1 2 3 thổi nhẹ được E1 thổi mạnh ra E2 , Mở các lỗ 1 2 4 thổi nhẹ ra âm F1 , thổi mạnh ra ầm F2 , Mở các lỗ 1 2 4 và nửa lỗ số 5 thổi nhẹ ra F#1 , thổi mạnh ra âm F#2 , Mở các lỗ số 1 2 4 5 thổi nhẹ ra âm G1 thổi mạnh ra âm G2 , Mở lỗ 1 2 4  6 thổi nhẹ ra âm G#1 thổi mạnh ra âm G#2 (cũng có thể mở các lỗ 1 2 4 5 và nửa lỗ số 6 để ra âm G# ) Mở 1 2 4 5 6 thổi nhẹ ra âm A1 thổi mạnh ra âm A2 , Mở các lỗ 1 2 4 5 7 thổi nhẹ ra âm Bb1 , mở các lỗ 4 5 7 thổi mạnh ra âm Bb2 , Mở các lỗ 1 2 4 5 6 7 thổi nhẹ vừa ra âm B1 thổi mạnh ra âm B2 , Mở một lỗ số 7 thổi nhẹ vừa ra âm C2 , thổi mạnh ra âm C3 , Mở 2 4 5 thổi mạnh ra âm D3 . Tiêu D (rê) ứng dụng ngón bấm như tiêu C (đô) Còn các tiêu có giọng thấp hơn tiêu đô như tiêu giọng B , Bb ,A thì phải khoét bố trí lỗ số 1 cho ngón út của  bàn tay phải bấm mở được thuận lợi (giống như bố trí lỗ số 1 ở tiêu theo thang âm quốc tế )  , nếu người đặt bàn tay trái ở bên dưới ( trái tay ) thì phải khoét lỗ số 1 thích hợp với ngón út đó .

thế ra 7 lỗ bác nêu là để chơi ghép 2 cây vô 1 àh, ko biết hiểu vậy có đúng ko? nếu như vậy em xin xài 2 cây, 1 dân tộc và 1 chromatic. xét trên phương diện máy ảnh thì ống kính fix lúc nào cũng ngon hơn ống kính zoom, tội cái là vác nhiều ống kính, he he he.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Bạn " Sáo Nhựa " bảo tiêu 10 lỗ bấm  ngón tay với bài Hành khúc Thổ nhĩ kỳ chạy cứ ầm ầm ...

Tôi xem bản nhạc đó đoạn đầu ở giọng Am , về sau chuyển giọng A có nhiều nốt ở trên cao như C3 , D3  ..khi kết thúc tận A3 . Trong sáo ngang 10 lỗ cũng chỉ thổi được đến nốt G3 (nhiều cây sáo ngang còn khó lên được nốt G3 )?!

Ở đây lại là tiêu , mà tính chất của tiêu chỉ ưa thể hiện các giai điệu buồn ở các nốt thấp , thấp hơn sáo ngang một quãng 8...hơn nữa tiêu dùng kỹ thuật  láy ngón , rung hơi là rất quan trọng , như bạn Leehonso nêu ý kiến là đúng , bởi vì tiêu của VN chúng ta nó gần gũi với dân ca chèo nói riêng và dân ca VN nói chung .

Bạn Sáo Nhựa hãy áp bài Hành khúc Thổ nhĩ kỳ lên cho anh em nghe xem tiêu 10 lỗ thể hiện thế nào ... tôi  làm tiêu chỉ lên cao đến nốt D3  , còn các nốt trên nữa không chuẩn . Mong bạn giup nhé . 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Gửi nick sonlt49 : saonhua có đề cập đến tôi là người chơi bài này, như vậy đi, hiện giờ tôi đang công tác dưới Cà Mau, 2 tuần nữa tôi sẽ về tới Sài Gòn, sau đó là 1 tuần làm báo cáo điên cuồng, nếu bác chờ được thì sau 3 tuần nữa (kể từ ngày hôm nay) tôi sẽ up video bài Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ này lên (tên tiếng Anh là : Mozart's Sonata in A major, K. 331; chapter III. Rondo alla Turca) sử dụng tiêu 10 lỗ truyền thống mà anh em miền nam hay chơi, bác có đồng ý không ?
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 4

Tất nhiên là đồng ý 2 tay luôn, nhớ up luôn sheet nhạc luôn nha anh.

Vậy tính ra vào ngày 13/10 anh Lee sẽ up bài tiêu Hành khúc thổ nhĩ kì (TurkishMarch) lên diễn đàn (sheet gốc + video).

Em sẽ chờ đến ngày đó để down về đây. Thổi cho hoành tráng nha anh. Stick out tongue

Photobucket

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

sonlt49:
Bạn " Sáo Nhựa " bảo tiêu 10 lỗ bấm  ngón tay với bài Hành khúc Thổ nhĩ kỳ chạy cứ ầm ầm ... Tôi xem bản nhạc đó đoạn đầu ở giọng Am , về sau chuyển giọng A có nhiều nốt ở trên cao như C3 , D3  ..khi kết thúc tận A3 . Trong sáo ngang 10 lỗ cũng chỉ thổi được đến nốt G3 (nhiều cây sáo ngang còn khó lên được nốt G3 ) Ở đây lại là tiêu , mà tính chất của tiêu chỉ ưa thể hiện các giai điệu buồn ở các nốt thấp , thấp hơn sáo ngang một quãng 8...hơn nữa tiêu dùng kỹ thuật  láy ngón , rung hơi là rất quan trọng , như bạn Leehonso nêu ý kiến là đúng , bởi vì tiêu của VN chúng ta nó gần gũi với dân ca chèo nói riêng và dân ca VN nói chung . Bạn Sáo Nhựa hãy áp bài Hành khúc Thổ nhĩ kỳ lên cho anh em nghe xem tiêu 10 lỗ thể hiện thế nào ... tôi  làm tiêu chỉ lên cao đến nốt D3  , còn các nốt trên nữa không chuẩn . Mong bạn giup nhé . 

tui là thợ rèn, ko phải sát thủ, nên công việc và sở trường của tui là đúc kiếm, ko phải đánh nhau, nên bác kêu tui thổi thì tui chào thua, luyện để chơi tiêu sáo thì tui chỉ luyện 1 vài bài nho nhỏ và làn hơi thật ổn định để test sáo cho khách quan thui, ko phải luyện để biểu diễn cho dân pro nghe, bác thứ lỗi, cái này đành nhờ leehonso vậy. còn làm tiêu thì tui đã làm 1 cây thổi được từ C1 đến B3 tất cả các nốt thăng giáng và chuẩn bác àh, và lâu lắm rồi, từ cái thời tui chưa bán tiêu nữa kìa, dĩ nhiên ko phải cây nào cũng được như vậy, có cây tone C mà tui còn chơi lên được tới D4 nữa kìa, nhưng nó ko đủ hết tất cả các nốt thăng giáng, dĩ nhiên ở những nốt cao như vậy thì âm sắc nó nghe chả khác gì sáo.

các giới hạn bác đặt ra là gì, là do tự nhiên qui định hay do bác tự áp chế lên bản thân mình????

sách dạy sáo việt nam bảo rằng chúng ta chỉ thổi được tới G3, tui cóc tin.

cả làng sáo chúng ta bảo rằng tiêu chỉ chơi trầm buồn chậm(trong đó có tui), lee cóc tin. điều này cũng thường thôi, bởi vì đó ko phải là giới hạn.

bác thử lên youtube gõ chữ "take five yamamoto hozan" và nghe thử lão này chơi nhạc jazz với cây tiêu ngũ cung có 5 lỗ xem, tui thấy còn dữ dằn hơn lee chơi turkish march với cây tiêu 10 lỗ.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

em search trên youtube thấy toàn nghệ sỹ lớn tuổi biểu diễn ko. Người trẻ hình như chơi ko nổi cây này hay sao ấy.

à, em có một thắc mắc là tiêu Tàu thì nó để ngón trỏ tay dưới bấm lỗ F để vuốt từ F xuống D dễ dàng phải ko ạ? Em chơi tiêu Việt vuốt vậy toàn bị xịt hoặc nghe ko hay, đó có fải là nhược điểm của tiêu VN mình ko nhỉ?

 

Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

tại cậu search chưa tới chỗ cần tới, chứ tui biết mấy tay bán shaku vài ngàn đô toàn mấy chú choai choai, đầu chưa 1 cọng tóc bạc.

cái vụ tiêu tàu và tiêu việt khác nhau về cách chơi thì nhiều lắm kể ko xuể trên giấy đâu, nếu cần phải thực hiện cái gì đó trên 1 vật ko dành cho nó thì phải luyện tập thật nhuyễn và phải tâm niệm rằng sẽ ko bao giờ đạt được như cái dành cho nó, hiển nhiên rồi.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Tiêu 7 lỗ giọng đô nếu thêm nốt Fa# thì thành tiêu 8 lõ bấm mở các ngón tay rồi còn gì ? Chỉ thiếu lỗ nốt đô# thôi ( nếu mở thêm lỗ đô# thì thành tiêu 9 lỗ ) . Này nhé :

(tính từ dưới lỗ định âm tức nốt đồ ( c1 ) là lỗ số 0 rồi thứ tự từ đố tính lên )

Lỗ số 1 ngón út bàn  tay phải  phụ trách nốt đô# ,

lỗ số 2 do ngón áp út bàn tay phải (btp) phụ trách (pt) nốt rê ,

lỗ số 3 do ngón giữa btp pt nốt mi giáng (khi mở 1 lõ số 3 )

lỗ số 4 do ngón cái btp pt nốt mi thường ,

lỗ số 5 do ngón trỏ btp pt nốt Fa ,

lỗ số 6 do ngón út bàn tay trái phụ trách (bttpt) nốt fa# ,

lỗ số 7 do ngón áp út bttpt nốt son ,

lỗ số 8 do ngón trỏ bttpt nốt la ( như vậy ngón giữa btt không phải pt lỗ nào cả , ngón này chỉ làm nhiệm vụ giữ  cây tiêu cho chắc ) ,

lỗ số 9 do ngón cái  bttpt nốt si .

Trên cây tiêu này có 2 lỗ cho 2 ngón cái khoét ở phía sau cây  tiêu tức là nốt mi thường và nốt si ,

nếu dùng băng keo dán lỗ số 1 (đô# ) và lỗ số 6 (nốt Fa# ) thì cây tiêu này chỉ còn 7 lỗ bấm mở các ngón tay , tôi gọi đó là tiêu 7 lỗ .

Sơ đồ bấm mở tiêu này như sau : 

bịt hết các ngón chỉ còn lỗ số 0 thổi nhẹ được âm đồ (C1),

mở lỗ số 2 do ngón út btppt thổi nhẹ được âm D1 ,  thổi mạnh được âm D2 ;

mở một lỗ số 3 (chỉ mở một lỗ số 3 ) thổi nhẹ được âm Eb1 , thổi mạnh ra âm Eb2 ;

mở lỗ 234 thổi nhẹ ra âm E1 thổi mạnh ra âm E2 ;

mở 235 thổi nhẹ ra âm Fa1 thổi mạnh ra âm Fa2 ;

mở 2357 thổi nhẹ ra âm G1 , thổi mạnh ra âm G2 ;

mở 2358 thổi nhẹ ra G#1 , tHổi mạnh ra âm G#2 (có thể mở các lỗ 23557 nửa lỗ số 8 cũng ra âm G# );

mở 23579 ( bịt lỗ số 8 ) thỏi nhẹ ra Bb1 và mở lỗ 79 thổi mạnh ra âm Bb2 ;

mở 235789 thổi nhẹ ra B1 , thổi mạnh ra B2 ;

mở một lỗ số 9 thổi nhẹ vừa ra âm C2 , thổi mạnh ra âm C3 ;

mở 347 thổi mạnh raD3 .

Thiết kế loại tiêu này rất rễ thể hiện dân ca chèo nói riêng , dân ca VN nói chung và các giai điệu đô trưởng , đô thứ có 3 dấu giáng ; rê thứ , son thứ có 2 dáu giáng ..nói chung là những  giai điệu buồn hợpj với tiêu . Mong các bạn ứng dụng tiêu 7 ngón bấm như trên rồi cho ý kiến nhé ,  chúc các bạn thổi tiêu thật hay .

2                      

  Mở 1 lõ số 0 thổi nhẹ được âm đồ (C1)

  mở lỗ các lỗ 02 thổi nhẹ được D1 , thổi mạnh được âm D2

  mở một lỗ số 3 thổi nhẹ được âm Eb1 , thổi mạnh được âm Eb2

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
thân mến gửi bạn leehonso ! đã nhiều năm tôi lận đận nghiên cứu về tiêu sáo .Nay tôi chỉ chờ 3 tuần nữa thì có gì là lâu . Trước hết tôi xin cám ơn bạn và rồi sẽ được nghe Hành Khúc Thổ Nhĩ Kỳ . bạn nhớ ghi hình cận cảnh đặc tả các ngón tay nhé .
Page 2 of 6 (83 items) < Previous 1 2 3 4 5 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems