Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Bên hồ Gươm ồn ã xe cộ, tiếng sáo trúc dặt dìu vang lên từ phía người đàn ông khiếm thị. Ngày ngày anh chống gậy dò dẫm 2 km từ nhà trọ ra bờ hồ bán sáo, tối về lại lọ mọ bên máy tính.
‘Tôi không phải là ăn xin’
Anh Trương Văn Phong, 30 tuổi, khiếm thị bẩm sinh, đang thổi sáo ở gần đền Ngọc Sơn. Vài người dừng lại lắng nghe. Khi anh ngừng thổi, họ hỏi han hoặc mua sáo trúc làm kỷ niệm. Cũng có người dúi vào tay anh tờ bạc lẻ rồi bước đi, như cách họ vẫn thường làm đối với một người ăn xin bên lề đường.
“Tôi chỉ là một người bán hàng bình thường thôi. Phần lớn mọi người muốn giúp đỡ tôi vì thấy tôi khiếm thị. Một số người không biết lại nghĩ tôi là ăn xin. Cách đây mấy năm có một ông chụp ảnh tôi đưa lên báo, rồi gọi tôi là ăn xin cơ đấy”, anh cười xòa.
Anh kể, anh đã bán hàng ở hồ Gươm được 8 năm rồi. Bố mẹ anh và mấy người em đang làm ruộng ở quê nhà. Chỉ có anh và một người em trai làm kỹ sư đang ở Hà Nội.
Hai anh em sống trong khu trọ ở dốc Vạn Kiếp, Chương Dương. Cứ xế trưa là anh chống gậy dò dẫm 2 km từ nhà ra bờ hồ ngồi bán sáo. Đến chiều tối lại dò dẫm về nhà.
Giấc mơ IT
Trong căn phòng nhỏ đơn sơ của anh, chiếc máy tính cũ kỹ trở thànhtài sản vô giá. Nó như là “cánh cửa thần kỳ” của mèo máy Đô-rê-môn, giúp anh đi đến mọi nơi mà mình mong muốn.
“Mạng internet đem lại cho tôi đôi mắt, giải phóng tôi khỏi những giới hạn của không gian. Đây là thế giới thứ hai của tôi”, anh Phong nói. Với vốn liếng tin học có được ở trường Nguyễn Đình Chiểu, cùng sự trợ giúp của bạn bè, anh từng bước thiết lập một không gian mở thông qua tiện ích của công nghệ thông tin.
Phần mềm đọc màn hình Jaws có tác dụng chuyển đổi ký tự thành âm thanh, giúp anh lĩnh hội thông tin cần thiết. Mạng lưới Skype giúp anh tìm kiếm bạn bè, thiết lập quan hệ nhóm, cùng làm việc thông qua đàm thoại trực tiếp.
Qua hướng dẫn của những người bạn trong thế giới ảo, anh nâng cao kỹ năng tin học, làm chủ nhiều phần mềm ứng dụng mới. Không ít bạn “ảo” đã trở thành bạn đời thực khi họ chủ động tìm gặp anh bên bờ hồ, cùng tâm tình, sẻ chia…
Hiện giờ, mọi người vẫn chỉ biết đến anh Trương Văn Phong như một người mù thổi sáo bên bờ hồ. Nhưng trong tương lai, rất có thể họ sẽ biết đến anh với tư cách ông chủ quán net chốn Hà thành. Ước mơ của anh là vậy.
“Trong miền Nam, một vài người bạn khiếm thị của tôi đã mở được quán net với sự hỗ trợ về nguồn vốn từ gia đình. Gia đình tôi còn khó khăn nên tôi sẽ tự mình thực hiện điều đó, bắt đầu từ những cây sáo trúc”, anh thổ lộ.
Theo www.baodatviet.vn
mấy cây sáo trúc ảnh tự làm hay mua ở đâu rùi bán lại thế ạ ? :| .
Tại trong bài ko đề cập đến ^^! . Em tò mò mún bik thêm vì bài viết ko đề cập nhiều đến sáo trúc .
Đọc xong mới thấy những khó khăn mình đã trãi wa chả là gì cả . Nỗi buồn hiện tại cũng tiêu tan .Vì ngẫm mình buồn chả đáng . :) Em thix những bài viết về những ng vượt khó . Thật sự nó giúp mình trưởng thành hơn rất nhiều . ^^ Cám ơn anh đã chia sẻ.
Và cũng hy vọng ước mơ của anh Phong sẽ sớm thành sự thật . Em tin là với ý chí đó thì "sỏi đá chắc cũng thành cơm" . ^^
Fighting fighting !!!
Anh mù bán sáo ấy cũng thật đáng yêu lắm vì ánh ấy biết thổi sáo và chọn cây sáo để mưu sinh . Ơ nhưng anh ta hoá ra lại mê tin học và ước mơ mở quán nét cơ .
Nhưng đệ thấy nhân vật đáng yêu nhất bên câu truyện ở trên lại không phải là anh chàng mù bán sáo kia mà là người khác anh em ai biết không ? Những anh em yêu sáo trong damsan ai mà chẳng yêu quý nhân vật này .
Em thấy có rất nhiều người khuyết tật chơi nhạc cụ không thua kém gì người bình thường. Khâm phục!
Em chơi sáo đầu tiên là vì tò mò, sở thích, vì cô đơn, vì muốn có thêm chút tự tin, chưa bao giờ nghĩ đến việc thổi sáo để mưu sinh.
Theo em nghĩ thì bị khiếm thị mà thổi sáo thì cũng chẳng có gì khó khăn lắm . Nhưng mà mê tin học thì quả là siêu thật
Híc! Huynh ngoccuaanhoi đoán rớt ý đệ . Bên bài trên có ông cụ già nào đâu .
Đệ bày tỏ một nửa trước :
"Đâu phải người biết thổi sáo hay làm sáo thậm chí là bán sáo nào cũng yêu sáo tới mức để anh em mình khâm phục và yêu quý đâu . Mà người ...................Người đó chính là.............đệ rất là quý ....đấy ".
đúng anh này hay bán sáo ở cầu thê húc giá mỗi cây khoẳng 30k nhưng anh thôir hay lắm
khi đọc tiêu đề em cũng nghĩ đến anh này không ngờ là thâtk
ngoccuaanhoi:chiều nay mình lượn cả chiều trên hồ hoàn kiếm vứi lại cầu thê húc không thấy anh mù bán sáo...
... chắc anh không có duyên rồi . Chịu khó lượn cả tuần thử xem anh .
ở đoạn đầu cổng vào đó nhìn ảnh biết mà chỗ bách khoa anh ra thì gần hồ không à