Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tác phẩm hay nhất và khó nhất viết cho cây sáo trúc Việt Nam , Trung Quốc là gì ?????

rated by 0 users
This post has 32 Replies | 3 Followers

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

30 ngày??? 30 năm chắc có lý hơn, theo thiển ý của tui. Tuy nhiên, ông Trần Quang Hải có nêu rõ nguyên tắc ngâm thơ các thể loại. Xem qua, có thể cho ta "sợi chỉ đỏ của vấn đề" và cách chọn sáo cho thích hợp khi đệm thơ. Sáo đúng chuẩn bán âm thì chắc là không đệm cho thơ được rùi. (Phân tích của thầy Sơn là chính xác!)

http://tranquanghai.info/p515-tran-quang-hai-:-co-bao-nhieu-cach-ngam-tho-o-viet-nam.html

 

_____\|/________________________________________________ __|___O________@______|_O_._%_._O_*_|_o_8_8_O_._|_8_O__
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

ông Chuyên KTS dạo này phán mấy câu nghe chí lý thiệt (lý này là theo ý riêng của tui thôi nghen), nhớ lại hồi trước lúc còn học ở bên trường Đại Học Kinh Tế, có lần trường mời về một đoàn văn nghệ có tiết mục thổi sáo ngâm thơ, sau tiết mục ấy tui có chạy lên xem thử cây sáo ổng có ngon không mà sao thổi nghe hay quá vậy, .......thất vọng não nề, cây sáo trúc quá cùi, ngả màu đen và rịn nước, nứt tè le, lấy băng keo trong quấn lại, nhìn phát gớm, đưa lên miệng thổi thì thấy sáo gì dỏm thế đánh lữơi kép chẳng bắt hơi (hồi đó em học lữoi kép được 2 năm khá cứng và luôn nghĩ cây sáo ngon thì tiêu chuẩn đầu tiên là oánh lưỡi kép phải ngon)...........

Bẵng đi một thời gian, sau này có trao đổi với anh Lãng Tử thì anh có khuyên "Lee nè, muốn thổi sáo hay thì nên bỏ bớt mấy cái lưỡi kép và kỹ thuật chạy ngón lằng nhằng đi để mà tập trung luyện phần hồn cho tiếng sáo, tiếng sáo có hồn mới làm lòng người lưu luyến đựơc, còn mấy cái lưỡi kép chỉ để hù mấy người mới tập thôi chứ làm sao khắc ghi trong lòng người ta được "..xin lỗi anh Lãng tử trước nếu có trích dẫn chưa chính xác, nhưng đại ý là vậy................

Lại bẵng đi một thời gian, đang dạy học chợt nghe được tiếng sáo của ông lão bán nhang, hình là "Câu chuyện đầu năm", cũng vẫn vậy, ngón sáo đó, giọng sáo đó, cây sáo cùi đó, chậc, sao mà ngày xưa nghe thấy ông này thổi thật tầm thường còn ngày nay thì thật là phi thường....

Tui có hẹn với thầy Văn Sơn là 10 năm nữa sẽ đến bái thầy luyện dân ca, cải lương,.....ngâm thơ. Cứ phải là 10 năm....có lẽ do con người của tui tính cố chấp và sức ì còn cao , quả là nhận thức được là 1 chuyện, hành động theo nhận thức đó là một chuyện rất khác và duy trì hành động đó thường xuyên lại là chuyện quá sức khác nữa !!!!

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
em cũng đồng ý với anh  lee và anh ktschuyen.e cũng ngộ ra điều này khi chơi mấy bài sáo mà có oánh lưỡi kép tạch cà tạch,tụi nó nói thổi gì mà cà giựt nge kì,nhưng khi em chơi mấy bài không có lưỡi kép thì mọi người lại thích nge hơn.Đúng là luyện sáo làm sao thổi cho ra được tình cảm và cái hồn trong bài hát thì mới là cái cần nên hướng tới.Nhưng e vẫn còn chưa thông chỗ này,thổi cho ra cái hồn và tình cảm là do mình cảm được bài hát hoặc thổi nhiều hay là còn như thế nào mới làm được điều này.Vài điều suy ngĩ của e mún chia sẽ cùng mọi người,sẵn tiện em hỏi lun mong chủ thớt dừng giận em nhé
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

Nói chung : tất cả mọi người đều đang lan man : chưa ai nói ra bài của riêng mà mình khoái cả

cứ bàn chuyện trên trời

tốt nhất : nêu bài mà bạn thấy khó, hoặc thấy nó hay theo ý kiến riêng của mình

ai lại cứ bàn chung chung, cuối cùng lại ko kết luận được bài nào : vô ích thật

Nếu thấy ko có bài nào đáng hay thì phát biểu : Chưa có bài nào vừa ý, hoặc tất cả đều ko hay ? OK ?Angry

 

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

nếu nói về sáo trung quốc thì em miễn!

còn nếu nói về sáo vn thì như là ngày hội non sông hơi bị khó!

theo em như vậy ( em không biết tới năm nào mới đụng tới)

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

phan thanh long:
em cũng đồng ý với anh  lee và anh ktschuyen.e cũng ngộ ra điều này khi chơi mấy bài sáo mà có oánh lưỡi kép tạch cà tạch,tụi nó nói thổi gì mà cà giựt nge kì,nhưng khi em chơi mấy bài không có lưỡi kép thì mọi người lại thích nge hơn.Đúng là luyện sáo làm sao thổi cho ra được tình cảm và cái hồn trong bài hát thì mới là cái cần nên hướng tới.Nhưng e vẫn còn chưa thông chỗ này,thổi cho ra cái hồn và tình cảm là do mình cảm được bài hát hoặc thổi nhiều hay là còn như thế nào mới làm được điều này.Vài điều suy ngĩ của e mún chia sẽ cùng mọi người,sẵn tiện em hỏi lun mong chủ thớt dừng giận em nhé

câu hỏi của bạn quả là một câu hỏi thật khó mà theo mình nghĩ thì không có ai trong diễn đàng này có thể giải đáp cái thắc mắc của bạn được ( không ai có thể chỉ bạn cách nào để luyện cho tiếng sáo có hồn ) , ráng mà tự ngộ thôi. và đó cũng là một mối lo lớn nhất của tôi về vấn đề sáo trúc. bây giờ trình độ còn thấp , nhip phách chưa vững kỷ thuật chưa thông nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian .một ngày nào đó , khi mình đã học qua hêt tất cả các kỷ thuật, liệu mình thổi có hồn được không? nhìn các đàng anh của đam san như anh saotruc , leehonso hầu như mọi kỷ thuật đã trải qua nhưng gần đây tiếng sáo vẫn không tiến triển gì mà có khuynh hướng còn bị tụt lùi nữa . vì thế mình lo sợ một ngày rồi mình cũng như hai sư huynh thôi. và làm sao để vượt qua được bức tường vồ hình này thì câu hỏi vẫn còn nằm trong đầu và chưa có một câu trả lời cụ thể nào . chỉ có một vài suy niệm nho nhỏ để hôm nào lên tao đàn anh em cafe ngồi tâm sự rồi chia sẻ cho nhau nghe xem có bổ ích gì trong việc bồi bổ tu dưỡng tâm hồn hay không.

Ai có nhu cầu mua tiêu ( trúc gia bình , sapa , đà lạt , trúc tím ) , sáo trúc xin liên hệ với mình qua nick yahoo : nguyenducchuyen1603 hoặc di động : 0909576322 có cả khắc chữ ^^
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Tui tui thấy câu hỏi của bạn cũng hơi lạ.

Chỉ cần nói hay thôi thì còn có thể nói được còn hay nhất thì chỉ 1 lúc nào đó thôi ví dụ như làn sóng xanh thì có những bài hôm nay đứng đầu hôm sau đã văng ra khỏi top mất tiêu rồi. Những bài hay của sáo thường ở những bản độc tấu được chuyển soạn công phu và tốn nhiều công sức và thời gian đồng thời hòa âm phối khí hay.  Ví dụ như là : Phụng Vũ của Nguyễn Đình Nghĩa, hay là nhớ về nam ....

Những bài khó thì tùy theo trình độ. mới tập thì bài làng tôi là khó lắm rồi. Những bài độc tấu thì thường là khó vì bạn phải bỏ công sức tập tui thấy bài Phụng Vũ là rất khó rồi. Và cái khó nhất là thể hiện 1 tác phẩm theo đúng ý tác giả.

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.... Đàn, sáo, ca hát, đá cầu ...->Vui chơi giải trí học tâp: cv Tao Đàn: CN , khu nhỏ chỉ có 1 cái chòi. :)

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Phụng Vũ anh nói rõ là của ai đi. Như Phụng Vũ của NĐN thổi khác, Phụng Vũ theo Huế khác, Phụng Vũ của TKN khác, ba bài thổi nghe rất khác, mức độ khó cũng khác!

Như PV của TKN sao mà so với Ngày hội non sông của NPhan được về độ khó!  ( em không nói là bản của SP NĐN đâu đấy)Smile

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Khó nhất là thổi bài "dẫn bộ đội băng qua phòng tuyến của địch". Sáo VN hay TQ đều bó tay !

(bởi vì ...dẫn bđ đi qua phòng tuyến thì phải im re, thổi nó nghe nó bắn chết thì sao !) 

@Lee, lâu rồi tui có nói với bác thổi TK nhanh ko khó, mà thổi sao cho chậm mới khó, ko biết "em còn nhớ hay...em đã quên !"

Khó, theo tui là lấy sáo VN thổi nhạc TQ và lấy sáo TQ thổi nhạc VN ! Bài nào cũng khó hết !

Khó nhất là thổi sáo sao cho người ta hiểu đc bài nhạc viết cái gì. Đành là bài PV (cải lương) thổi dễ lắm, có mấy note à, nhưng bác thổi cho ra cái tên Phụng Vũ (với mấy note ấy) thì khó đàng trời ! Cố NS NDN còn phải phăng thêm rất nhiều note và kỹ thuật khác, chỉ để thể hiện 2 chữ Phụng Vũ.

Bởi vậy, có lần tui dám mạnh miệng nói thổi Czardas dễ hơn CanonD, đành rằng ai mới tập cũng thổi CanonD đc, mà tập 5-7 chưa dám rớ Czardas. nhưng mà than ôi, thổi czardas rồi vẫn không thổi nổi một bài dân ca Bắc Bộ cho ra bài ! Bắc bộ cũng là VN, bài còn có lời mà hiểu, còn canonD của nước nào nói cái gì làm sao ai biết ??? 

 Thổi bài...vô thanh là khó nhất !

Hồi đó tui tập chơi bida, rồi chơi giỏi, giỏi cái khoản "chạy bi" tức là đánh xong toàn để bi khó cho ng khác. mà hởi ôi, chạy đâu cũng chạy trong bàn thôi, mà trong bàn thì còn đánh đc. Chỉ có chạy ra ngoài bàn thì may ra !

Bài nào khó? có bài là có thổi. Ko có bài tự thổi mới khó. Chính vì vậy mà cao thủ diễn đàn thì nhiều, mà nghe thổi sáo cho ngâm thơ ai cũng ngán. bởi vì phải thổi theo ng ngâm, thổi theo cảm xúc bài thơ và thổi theo cả giọng ngâm nữa,...

Cao thủ võ lâm như độc cô cầu bại, tới già mới nghiệm ra kiếm ý và lấy bất cứ cây củi nào cũng thành bảo kiếm.

Vì thế nên nhạc thiền chỉ có vài note, càng ít note mà càng thể hiện đc ý thì càng hay. Cao điểm đĩnh nhất là ko thổi tiếng nào mà ng xung quanh đều cảm nhận cái cảm xúc bài nhạc, thì mới là...điên àh ko...thiền !

 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ktschuyen:

câu hỏi của bạn quả là một câu hỏi thật khó mà theo mình nghĩ thì không có ai trong diễn đàng này có thể giải đáp cái thắc mắc của bạn được ( không ai có thể chỉ bạn cách nào để luyện cho tiếng sáo có hồn ) , ráng mà tự ngộ thôi. và đó cũng là một mối lo lớn nhất của tôi về vấn đề sáo trúc. bây giờ trình độ còn thấp , nhip phách chưa vững kỷ thuật chưa thông nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian .một ngày nào đó , khi mình đã học qua hêt tất cả các kỷ thuật, liệu mình thổi có hồn được không? nhìn các đàng anh của đam san như anh saotruc , leehonso hầu như mọi kỷ thuật đã trải qua nhưng gần đây tiếng sáo vẫn không tiến triển gì mà có khuynh hướng còn bị tụt lùi nữa . vì thế mình lo sợ một ngày rồi mình cũng như hai sư huynh thôi. và làm sao để vượt qua được bức tường vồ hình này thì câu hỏi vẫn còn nằm trong đầu và chưa có một câu trả lời cụ thể nào . chỉ có một vài suy niệm nho nhỏ để hôm nào lên tao đàn anh em cafe ngồi tâm sự rồi chia sẻ cho nhau nghe xem có bổ ích gì trong việc bồi bổ tu dưỡng tâm hồn hay không.

bác phải kể thêm HTB nữa, dù ko phải cao thủ đậu hủ gì, nhưng cũng...thụt lùi mãi mãi nè, ôm hận ngàn thu vì lỡ...(thôi, ko khéo NhấtChiMai nó vách đàn sang Úc chém tui).

Một KTS khác tên là Dũng (trước bác gần 5 khóa) cũng đạt 3 năm công lực rồi vì ko tiến bộ nữa nên buồn tình chuyển sang...rock !

căn bản của sáo ko nằm ở bài nhạc, ng thổi, mà nằm ở ngừơi nghe. Các bác thổi như chim kiu, thử hỏi có ai hiểu đc ? Ko ai hiểu nữa, buồn quá....nghỉ thổi !

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Theo cái nhìn trần trụi của bác Vinh_le về tác phẩm hay nhất và khó nhất em xin liệt kê ra 2 tác phẩm trong con mắt của em được coi là khó nhất ( chứ không phải hay nhất àh nghen )

 

 

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Bài nữa là bài Zigeunerweisen ('Gypsy Air'), Op.20. Year: 1878 của

Pablo de Sarasate (1844-1908)

Được thầy Nguyễn Việt Hùng ở lớp nhạc Cầu Kiệu (TPHCM) chuyển thể và ký âm cho sáo trúc :

Đối với sáo Trung Quốc thì bài này có tên gọi là Lưu Lang Giả Thi Ca


 

 

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

@ Bác Lee : nói về khó thì đúng là 2 bài trên nhìn cũng nhì nhằng, toàn thăng giáng

nhưng khó thì chắc cũng có vài người biểu diễn được chứ ko đến nỗi ko ai xơi được

phiền bác post nốt link mà người chơi mẫu 1 bài để mọi người cùng thưởng thức

chứ giờ kêu khó quá ko ai chơi được thì cũng khó tin   (đã giúp thì giúp cho trót nào)

 

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

Mình đang nghi thêm 1 cái nữa  Embarrassed

bài thứ 1 : soạn cho Flute - thì sẽ phù hợp với flute  có khi là khó chơi ở sáo (do ko hợp) nhưng lại dễ ở flute

bài thứ 2 : nhìn có vẻ rất khó  nhưng thực ra : các nốt đó tất cả đều luyến, chỉ mở đúng ngón, giữ được nhịp độ....chơi được sao 10 lỗ, thêm thăng giáng...hi vọng đam san cũng có người chơi được     (nót is me)  Zip it!

phần xương xẩu khó vậy phải để bác Sáo Trúc tét thử

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
vinh_le12:

@ Bác Lee : nói về khó thì đúng là 2 bài trên nhìn cũng nhì nhằng, toàn thăng giáng

nhưng khó thì chắc cũng có vài người biểu diễn được chứ ko đến nỗi ko ai xơi được

phiền bác post nốt link mà người chơi mẫu 1 bài để mọi người cùng thưởng thức

chứ giờ kêu khó quá ko ai chơi được thì cũng khó tin   (đã giúp thì giúp cho trót nào)

 

Kiếm mãi có được mỗi bài này, mà hình như bài này có post trên nhaccudantoc.vn rồi thì phải :

[youtube:4MeWno6Ekpg]

Thằng TQ này diễn bai này chưa phê lắm thôi coi thêm Xuke kéo nhị vậy :

[youtube:PvcrfyArts4] 

và bài này tụi TQ cũng chơi bằng khèn : 

 [youtube:d_zwslDkg3g] 

Đang kiếm bài của Andersen, nó trong CD :

Joachim Andersen: Complete works for flute vol 5

 by 

Thomas Jensen

 ....nhưng ko kiếm được bản free cho bác nghe, hix 

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Page 2 of 3 (33 items) < Previous 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems