Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Bạn cứ Share lên cho anh em xem là bài gì đã rồi mới tính chuyện dịch chứ.
em nghe bác vodanh bao nếu bản nhạc có nốt thấp tức là < nốt đo 1 thì nâng bản nhạc lên cao hơn 1 hoặc 2 ... cung sao cho nghe phù hợp là được , em làm theo và thấy cũng đúng .
saohanoi:em nghe bác vodanh bao nếu bản nhạc có nốt thấp tức là < nốt đo 1 thì nâng bản nhạc lên cao hơn 1 hoặc 2 ... cung sao cho nghe phù hợp là được , em làm theo và thấy cũng đúng .
1. Đó gọi là dịch giọng, chuyển tone của 1 bản nhạc cho phù hợp với thế bấm, tầm âm của cây sáo hiện có trong tay.
2. Nếu vững về nhạc lý ( bạn có thể dịch giọng thích hợp 1 cách nhanh chóng, còn không thì thôi rồi: phải dịch nhiều lần cho đến khi thích hợp bởi vì dấu thăng, giáng nhiều quá...bấm mệt nghỉ.
không nên tập mấy cái bài có thăng giáng ( dịch một lúc là hoa cả mắt lên )
Bác cũng có thể mua sáo trầm ( nhưng khá mắc đấy) như sáo son trầm , sáo la , sáo si giáng để chơi các bản nhạc có nốt trầm hơn đô 1
Bác chơi sáo trầm (khác sáo Đô) thì bác đã dịch giọng đi rồi. Ví dụ sáo Sol (trầm hay cao cũng thế) sẽ không thổi được nốt Fa mà sẽ thổi được nốt Fa thăng. Nếu trong bản nhạc của bác có nốt Fa, khi dùng sáo Sol thổi nốt này bác phải bấm như sáo Đô thổi nốt Si giáng, tức là thành có thăng giáng rồi đấy.
Thêm nữa, giả sử bác cầm một cây sáo trầm thổi được một bài, bác cầm cây sáo Đô lên và giữ nguyên thế bấm đấy thì bác vẫn sẽ thổi đúng giai điệu của bài, chỉ là cao lên một chút mà thôi.
Túm lại việc mua sáo trầm hơn không giải quyết được vấn đề như bác nghĩ: bản nhạc bình thường không có thăng giáng, nếu bác không dùng sáo Đô để thổi thì chắc chắn bác sẽ phải dùng các thế bấm cho các nốt thăng giáng rồi.
thank bác ! Em hỉu rồi
Em xin mạn phép trả lời câu hỏi của bạn cuongskull.
Bạn cuongskull thân mến, muốn dịch giọng được thì trước hết cần phải nắm rõ một số nhạc lý cơ bản, ban đầu là khoảng cách giữa các nốt nhạc. Các nốt nhạc Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La Si, Đố, khoảng cách giữa chúng có bằng nhau không, xin trả lời bạn là không. Vậy tại sao người ta không chọn các nốt nhạc có khoảng cách đều nhau để chơi mà lại chọn những nốt nhạc đấy? Có thể trả lời nôm na là vì các nốt nhạc có khoảng cách không đều nhau, khi kết hợp với nhau sẽ làm người nghe thuận tai hơn một cách rất tự nhiên, tại sao thì mình không biết, cứ công nhận như vậy đã .
Thế các nốt nhạc Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đố đấy cách nhau như thế nào?
Khoảng cách giữa các cặp Đồ-Rê, Rê-Mi, Fa-Sol, Sol-La, La-Si bằng nhau và được gọi là 1 cung. Khoảng cách giữa các cặp Mi-Fa và Si-Đô thì lại chỉ bằng nửa cung thôi. Giữa các cặp cách nhau 1 cung có thêm một nốt phu, ví dụ như giữa Đô-Rê thì có nốt Đô thăng, cũng chính là nốt Rê giáng. Giữa các cặp cách nhau nửa cung thì........... không có gì. Để tiện cho việc giải thích, mình sẽ đánh số các nốt như sau:
Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đố Rê Mi Fa ............................
0 1 2 2.5 3.5 4.5 5.5 6 7 8 8.5
Bắt đầu từ nốt Đô: nốt này tạm đánh số 0 đi.
Nốt Đô thăng (cũng là nốt Rê giáng): 0.5 (vì trên nốt Đô nửa cung)
Nốt Rê : 1
Nốt Rê thăng (cũng là nốt Mi giáng): 1.5
Nốt Mi : 2
Nốt Fa : 2.5 (vì trên nốt Mi nửa cung thôi, cho nên nốt này cũng chính là nốt Mi thăng)
Nốt Fa thăng (cũng là nốt Sol giáng): 3
Nốt Sol : 3.5
Nốt Sol thăng (La giáng) : 4
Nốt La : 4.5
Nốt La thăng (Si giáng) : 5
Nốt Si : 5.5
Nốt Đô (lên một bát độ) : 6 (vì trên nốt Si nửa cung thôi)
Cứ như thế bạn có thể viết được thêm các nốt Đô thăng: 6.5, Rê:7,..........................
Thế dịch giọng như thế nào đây?
Giả sử bạn có một nốt thấp quá, cây sáo Đô của bạn không thổi được, ví dụ như nốt La, thấp hơn nốt Đô 1,5 cung, thì bạn sẽ phải nâng cả bản nhạc lên ít nhất 1,5 cung. Ví dụ nâng 1.5 cung nhé:
Khi bạn thấy một nốt La trong bản nhạc (có giá trị là 4.5), bạn cộng thêm 1.5 thành 6, đó là nốt Đô. Nên khi nào trong bản nhạc bạn thấy nốt La thì bạn cứ thổi nốt Đô cao hơn thay vào đó.
Nốt Si: 5.5 + 1,5 = 7, thành nốt Rê.
Nốt Đô: 0 + 1.5 = 1.5, thành nốt Rê thăng (Mi giáng).
Nốt Rê: 1 + 1.5 = 2.5, thành nốt Fa
Cứ như thế, gặp nốt nhạc nào trong bản nhạc, bạn cứ theo quy tắc cộng toán học đấy vào thì sẽ ra. Nâng tất cả các nốt nhạc trong bản nhạc lên thì sẽ thành một bản nhạc mới, vẫn giai điệu đấy nhưng cao hơn.
Nâng lên bao nhiêu cung thì hợp lý nhất?
Như đã nói ở trên, nếu nốt thấp nhất trong bản nhạc của bạn là nốt La thấp, thì bạn phải nâng lên ít nhất 1.5 cung. Thế nâng đúng 1.5 cung có phải là lựa chọn hợp lý nhất không? Việc nâng cả bản nhạc lên sẽ làm bạn phải thổi những nốt thăng giáng bất thường. Ví dụ như nâng 1.5 cung thế kia sẽ làm bạn có thêm 3 nốt giáng (nếu bạn tiếp tục công việc nâng ở trên mà mình làm dở thì sẽ thấy thêm nốt Si giáng và La giáng nữa). Vậy phải nâng bao nhiêu để có ít nốt thăng giáng nhất? Mình khuyên bạn nên nâng lên 2.5 cung (nốt Đô sẽ được nâng lên thành nốt Fa), khi đấy bạn sẽ chỉ có một nốt Si giáng thôi, mà nốt Si giáng thì bạn có thể hỏi bạn M-H-M (hoặc các bác khác ở đây) thế bấm đặc biệt hoặc dùng lối mở nửa lỗ (mình toàn dùng cách này).
Hi vọng bài này sẽ giúp được bạn!
Nếu mọi người muốn học thêm về nhạc lý thì có thể xem qua ở đây http://www.8notes.com/theory/ , mình cũng vừa tham khảo trang này để trả lời bạn cuongskull chứ chịu không nhớ được mấy thứ kia trong đầu.
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Theo tui thì cách xử lý của kirinhn hơi phức tạp, và mất rất nhiều thời gian để thử.
Ở đây, việc dịch giọng của 1 bản nhạc không chỉ là tăng/giảm các nốt lên/xuống quãng mấy mà chính là thay đổi tông (âm thể) trưởng/thứ về tông trưởng/ thứ mới phù hợp với cây sáo ( Lấy ví dụ cây sáo Đô 6 lổ bấm: khi dịch giọng tông mới phải đáp ứng đk là không có các nốt thấp dưới Đô và không có nhiều dấu thăng/ giáng khiến cách trình diễn trở nên phức tạp hơn=> có tới 3,4 dấu thăng giáng...)
Mà cây sáo Đô chỉ thích hợp với 1 số tông ( những bản nhạc có dấu hóa ở đầu khuôn nhạc) nhất định; có 1,2,3 dấu giáng 1,2 dấu thăng, không có dấu hóa nào. Vì vậy, việc cần làm ở đây là xác định tông bản nhạc thuộc trưởng/thứ để chuyển sang tông trưởng/thứ thích hợp. (Theo nguyên tắc :Trưởng->Trưởng; Thứ->Thứ)
Mà sao ko thấy cuongskull ý kiến gì hết nhẩy?
Chạy đi nhậu cái đã, mai post tiếp.
Bác foolagain ơi, đoạn đầu của em chỉ là hướng dẫn cách dịch giọng thôi, để các bác kia muốn nâng lên bao nhiêu cũng được. Bác bảo mất nhiều thời gian để thử, nhưng em có bắt các bác ấy thử hết đâu, ở dưới em cũng khuyên các bác ý nâng lên 2.5 cung rồi còn gì. Nói cho cùng bản nhạc ban đầu không có dấu hoá thì chỉ có thể là ở tông Đô trưởng hoặc La thứ, nâng lên 2.5 cung thì Đô trưởng chuyển thành Fa trưởng, La thứ chuyển thành Rê thứ, cả 2 tông đấy đều chỉ có một dấu giáng duy nhất thôi còn gì.
Bác bảo việc cần là xác định tông bản nhạc thuộc trưởng hay thứ, nói thật với bác em chơi sáo 4 năm rồi em cũng khó phân biệt được, nói chi là các bạn mới tập. Bác nói cái cao siêu quá thế thì đúng là đánh đố các bạn ấy. Mà cái hướng dẫn của em cũng chỉ dành cho sáo 6 lỗ thôi, chứ nếu các bạn ấy đã chơi sáo 10 lỗ rồi thì còn ngán chi thăng giáng nữa.
Nhân tiện cũng hỏi bác foolagain cái này, nếu có giúp được cho bác thì tốt, nếu không đúng thì mong bác lượng thứ. Em đã xem một vài video bác thổi sáo, tiếng bác thổi rất hay nhưng hình như cách cầm sáo của bác hơi sai sao ấy, cụ thể em thấy ngón cái và ngón út của bác cứ vươn ra hình như đặt sai chỗ. Các bác ở trong Nam hay gặp bác fool kiểm chứng lại hộ nhé, có thể em xem qua video nhìn không rõ.
kirinhn: Bác foolagain ơi, đoạn đầu của em chỉ là hướng dẫn cách dịch giọng thôi, để các bác kia muốn nâng lên bao nhiêu cũng được. Bác bảo mất nhiều thời gian để thử, nhưng em có bắt các bác ấy thử hết đâu, ở dưới em cũng khuyên các bác ý nâng lên 2.5 cung rồi còn gì. Nói cho cùng bản nhạc ban đầu không có dấu hoá thì chỉ có thể là ở tông Đô trưởng hoặc La thứ, nâng lên 2.5 cung thì Đô trưởng chuyển thành Fa trưởng, La thứ chuyển thành Rê thứ, cả 2 tông đấy đều chỉ có một dấu giáng duy nhất thôi còn gì.
Vì hôm qua mạng chập chờn, tui ko post tiếp được, hôm nay tranh thủ post sớm.
Ở đây, ý tui và bạn ko gặp nhau. Cách của tui trình bày là dịch giọng thứ nhất, giải quyết cả các trường hợp:
-có nốt nhạc thấp dưới Đô, bản nhạc không có dấu hoá.
-có nốt nhạc thấp dưới Đô, bản nhạc có dấu hoá
-Không có các nốt thấp dưới Đô nhưng bản nhạc có tông không hợp với sáo (nhiều dấu hoá)
Đây là cách dịch giọng thường dùng nhất trong 3 cách thức dịch giọng:
1.Dịch theo quãng đã ấn định.
2.Thay đổi các dấu hoá theo khoá.
3.Thay khoá.
Nếu được thì cuongskull có thể scan, post bản nhạc đó lên đây để mổ xẻ luôn.
kirinhn: Bác bảo việc cần là xác định tông bản nhạc thuộc trưởng hay thứ, nói thật với bác em chơi sáo 4 năm rồi em cũng khó phân biệt được, nói chi là các bạn mới tập. Bác nói cái cao siêu quá thế thì đúng là đánh đố các bạn ấy. Mà cái hướng dẫn của em cũng chỉ dành cho sáo 6 lỗ thôi, chứ nếu các bạn ấy đã chơi sáo 10 lỗ rồi thì còn ngán chi thăng giáng nữa.
Các bản nhạc mà sáo Đô có thể thổi được thì cách xác định tông của nó cũng đơn giản thôi mà (tui sẽ post hình minh hoạ tiếp theo). He he tui cũng đâu có thích xài sáo 10 lổ cho nên mấy bản nhạc mà hóa biểu có 2,3 dấu thăng, giáng đều được tui chuyển về hoá biểu không có hoặc chỉ có 1 dấu thăng, giáng ở đầu cho dễ thổi, trừ trường hợp 1 số bản nhạc soạn riêng cho sáo.
kirinhn: Nhân tiện cũng hỏi bác foolagain cái này, nếu có giúp được cho bác thì tốt, nếu không đúng thì mong bác lượng thứ. Em đã xem một vài video bác thổi sáo, tiếng bác thổi rất hay nhưng hình như cách cầm sáo của bác hơi sai sao ấy, cụ thể em thấy ngón cái và ngón út của bác cứ vươn ra hình như đặt sai chỗ. Các bác ở trong Nam hay gặp bác fool kiểm chứng lại hộ nhé, có thể em xem qua video nhìn không rõ.
Thank bạn nhé. Tui chỉ mới thổi được ti toe thôi mà. Về cách cầm sáo, nếu bạn thấy ngón tay cái, ngón tay út của tui tì vào cây sáo theo hướng gần thẳng góc, lực tì từ ngoài vào thì đúng rồi đấy. Đối với tui thì cách cầm sáo không có đúng/sai mà chỉ có cầm thế nào, lúc nào thôi.
foolagain:Ở đây, ý tui và bạn ko gặp nhau. Cách của tui trình bày là dịch giọng thứ nhất, giải quyết cả các trường hợp: -có nốt nhạc thấp dưới Đô, bản nhạc không có dấu hoá. -có nốt nhạc thấp dưới Đô, bản nhạc có dấu hoá-Không có các nốt thấp dưới Đô nhưng bản nhạc có tông không hợp với sáo (nhiều dấu hoá)
Đúng là em mới chỉ hướng đến trường hợp bản nhạc có nốt thấp dưới nốt Đô và không có dấu hoá thật. Em sẽ trình bày trong một bài khác các trường hợp khác sau.
foolagain:Các bản nhạc mà sáo Đô có thể thổi được thì cách xác định tông của nó cũng đơn giản thôi mà (tui sẽ post hình minh hoạ tiếp theo). He he tui cũng đâu có thích xài sáo 10 lổ cho nên mấy bản nhạc mà hóa biểu có 2,3 dấu thăng, giáng đều được tui chuyển về hoá biểu không có hoặc chỉ có 1 dấu thăng, giáng ở đầu cho dễ thổi, trừ trường hợp 1 số bản nhạc soạn riêng cho sáo.
Cái này mong bác chỉ giáo, chắc chắn sẽ có ích cho em. Nếu săm soi kĩ bản nhạc thì có thể em cũng tìm ra tông được, nhưng vấn đề là em chẳng bao giờ thổi theo bản nhạc cả, chỉ nghe mà thổi theo thôi, chứ em mà đọc bản nhạc thì chậm như rùa bò......... ấy không, chậm như sên bò, chứ chậm được như bác rùa nhà mình thì có mà phúc bảy đời nhà em rồi .
foolagain: Thank bạn nhé. Tui chỉ mới thổi được ti toe thôi mà. Về cách cầm sáo, nếu bạn thấy ngón tay cái, ngón tay út của tui tì vào cây sáo theo hướng gần thẳng góc, lực tì từ ngoài vào thì đúng rồi đấy. Đối với tui thì cách cầm sáo không có đúng/sai mà chỉ có cầm thế nào, lúc nào thôi.
Ý em là bác đặt ngón út và ngón cái như thế không đúng vị trí của các lỗ phụ sáo 10 lỗ. Có thể bác quen cầm sáo 6 lỗ hơn nhưng theo em vẫn nên cầm đúng chỗ, khi cầm vào sáo 10 lỗ sẽ không bị ngượng tay. Còn nếu bác theo trường phái hồi xưa của bác "Lỳ" (Lee) nhà mình, tức là không chịu xài 10 lỗ thì đúng là bác cầm sao cũng được .
Làm tạm cái bảng này gọi là bổ sung thêm trường hợp ở trên, với bảng này các bác có thể dịch giọng từ những bản nhạc có nhiều dấu hoá thành bản nhạc đơn giản hơn rồi nhé. Bác nào cần chú thích thêm thì cứ lên tiếng nhé