Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hướng dẫn dịch giọng (gam)

rated by 0 users
This post has 33 Replies | 3 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Minh tinh co ghe qua day. Thay ban hoi de tai nay ma minh dinh quay video tu bua toi gio. Minh xin loi co the loi minh phat biet co khi cham tu ai cua cac ban. Nhung cac bac dich nhu the mac du nhin qua thay rat hoanh trang nhung cach dich dem cung la 1 sai lam nghiem trong. Vi vay ngay tuan sau ngay 16/9 minh se quay 1 video rat ky luong ve phan dich gam nay. Cach dich cua minh chac cung nhieu nguoi da biet hoac chua biet, nhung cach dich do rat de , chi vai thao tac don gian la ban se co mot bai nhac vua y de thoi. Neu dich theo cach dem cung that su la rat mat thoi gian va cong suc, nhung dem lai mot hieu qua nguoc ko mong doi. Vi vay neu ban cho duoc thi tuan sau la ban co the tu tin dich tat ca cac ban nhac minh muon.

Bac fool ni rat dung ve dich giong. Nhung de cu the ve toan bo cac buoc de dich thi minh se up len ngay trong tuan sau. Cac ban se hieu ro hon ve gam, cau truc gam truong tu nhien, thu tu nhien, thu hoa am, thu giai dieu,Cach xac dinh chinh xac 1 gam, cach chuyen doi  gam nay qua gam khac. Tat ca nhung cach do nam trong 1 phan nho cua ly thuyet am nhac co ban, minh nam rat ro va se co rang trinh bay qua video cho cac ban de hieu nhat.

xin loi nhe, cai may dang ngoi ko go duoc tieng viet nen danh ko dau, cac bac rang doc nha

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Kiểu dịch cung hoành tràng này Lee tui cũng làm rồi , vừa chậm vừa mệt, trong khi đó cha nội MHM chỉ cần đếm đốt ngón tay, thiệt là khoẻ re !
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
cái zụ đếm ngón tay này độc chiêu ghê luôn, tui thấy ông già tui làm mà chả hiểu mô tê gì rứa, tiếc là chả học hỏi gì đc ở ổng, bận túi bụi!
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Có gì đâu mà chạm tự ái hả MHM, mọi người vào đây để cùng bàn luận, cùng tiến bộ mà. Được MHM chỉ cho cách hay thì mình còn mừng quá ấy chứ Wink.

 Còn cái bảng mà mình làm ở trên cũng là do mình bấm đốt ngón tay mà ra đấy chứ, mình thời gian đâu mà thử dịch hết cả đống đấy. Mình tham khảo tài liệu, tìm xem một bản nhạc có nốt thăng giáng là giọng gì trưởng/gì thứ rồi tính khoảng cách với giọng Đô trưởng/La thứ thôi. Không hiểu cách này sai như thế nào?
 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
MHM ơi, vẫn chờ video của bạn đấy nhé! Wink
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Hai tuần qua , nhóm damsan tp.HCM dự định quay phim cho MHM. Nhưng vì anh admin bận chuyện gia đình và công việc nên đành hủy các buổi quay phim theo dự định. Vì tình hình vật chất, thời gian và con người của anh em damsan tại sài gòn quá em hẹp nên không thực hiện được các dự định và lời hứa với anh em trong diễn đàn, rất mong sự thông cảm của mọi người.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Tạm thời khi chưa có video thì mình chỉ bằng viết tay vậy.Vì trên giấy ko thể nói rõ đựợc nhiều thứ nên mình phải bỏ đi vài bứơc

Đầu tiênđễ dịch 1 gam, bạn phải xác định đó là gam gì, thứ hay trưởng. Cách xác định phải tuân theo các bước:

b1: thuộc thứ tự hình thành các dấu Thăng, Giáng trên khuôn nhạc

# : Fa đo sol re la mi si

b : si mi la re sol do fa

VD: đễ xác định trong bài nhạc có mấy dấu # b( dấu hoá trên đầu mỗi khuôn nhạc) và các dấu hoá nằm ở đâu thì làm như sau. Nếu bài nhạc ghi ở gam  đô # thứ (C#m) và gam song song của nó là Mi trửơng( E dur) thì trên mỗi đầu khuôn nhạc bắt buột phải có 4 dấu thăng. Thứ tự sắp xếp các dấu đó phải tuân theo hệ thống ở trên, tức là: Fa Đo sol Rê ( NHỚ LÀ PHẢI GHI THEO THỨ TỰ)

b2: Cách nhìn vào 1 bài và xác định gam( giọng) thuộc quy tắc này:

Hệ thống dấu thăng: lấy nốt cuối cùng của hệ thống trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 2 # thí lấy nốt đô) : đếm lên quãng 2 thứ( 1/2 cung) là gam trường. Đếm xuống 1 quãng 2 trưởng( 1 cung) là gam thứ.

VD: bài có 2 thăng từ nốt đô đếm lên q2 là nốt rê=> Rê trưởng. Đếm xuống quảng 2 là SI => Si thứ ( thì việc còn lại đễ xác đinh viết ở gam thứ hay trửơng thì quá dễ: nghe nốt kết cuối bài và nghe thấy vui, khoẽ là gam Trưởng, Buồn, nhe5 nhàng làm gam thứ).

chú ý là khi xác định thì q2 trưởng or 2 thứ ko quan trọng. Vì thang âm tư động sẽ là 2 tr or 2 thứ rồi. Bạn chỉ cần đếm quãng 2 thôi.

hệ thống dấu giáng: Lấy nốt cuối cùng của hệ thống dấu giàng trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 3 giàng thì lấy nốt la) : đếm lên  quãng 3 trưởng (2 cung) là gam thứ. Xuống  quảng 4 dúng ( 2+1/2 cung) là gam trửơng.

VD: từ nốt la đếm lên quãng 3 trưởng là nốt Đô => gam Đô thứ( Cm) . Đếm xuống quãng 4 đúng là nốt Mi giáng( Do đầu khuôn nhạc có dấu hoá nằm ở nốt Mi) => Gam Mi Giáng trửơng ( Eb)

chú ý: + đếm tới nốt nào thì phải xem dầu khuôn nhạc nốt đó có rơi vào dấu hoá hay ko, nếu có thì phải đọc theo nó: vd đô # thứ ( C#m) la giáng trưởng ( Ab)

           +tương tự chú ý ở trên : cứ đếm lên quảng 3 : la si do, xuống quảng 4 : la sol fa mi. Khong cần tính mấy cung.

Tiếp theo là phần dịnh gam( chuyễn gam): có 3 trường hợp cần phải chuyễn gam

+ chuyển cho một nhạc cụ chỉ chơi đựơc nồt cơ bản, nhạc cụ có thang âm giới hạn từ (dưới 3 octar) VD: sáo 6 lổ, Sáo 10 lỗ , recoder, đàn bầu....

+chuyển cho các nhạc cụ theo 1 bộ từ BASS, TENO,ALTO,SOPRANO. nhưng chơi trên cùng 1 bộ khoá: ví dụ Saxo, Trumpet,sáo ngang các loại( Ngoại trừ bộ dây)

+chuyễn để biến đổi màu âm theo ý đồ của tác giả. VD một bài hát chơi tone thấp sẽ hay hớn rất nhiều so với chơi 1 tone cao hơn

Nhưng tất cả trừờng hợp trên đều chuyển theo 1 cong thức nhất định: TRƯỞNG=>TRƯỞNG, thứ => thứ. Không thể Thứ qua trửong hay Trưởng qua thứ được. Các bước cần thực hiện:

   1/ xác định gam ban đầu(như trên): gam Đô trửơng Cdur

    2/xác định gam cần chuyển đến: Gam Sol trưởng(Gdur) có 1 dấu fa thăng ở đầu khuôn

 chú ý! + muốn dời về ko còn dấu hoá thì chỉ cần xét gam cấn chuyển tới là Cdur or A moll.

           + muốn phù hợp với sáo, hoặc phù hợp với octar của vài nhạc cụ thì tìm nốt thấp nhất của gam gốc, đếm lên or xuống nốt thấp nhất của nhạc cụ cần thổi=> quãng cần chuyễn và gam cần chuyển.

    3/đếm từ nốt bậc 1 của gam này lên hoặc xuống bậc 1 của gam kia cách nhau mấy nốt => quãng mấy ( Bậc 1 là nốt của tên Gam, vd Đô trửơng thì bậc 1 lá Đô)

    vd: Cdur>Gdur: đếm lên Đô re mi fa Sol=> quãng 5

                          đếm xuống: Đô si la Sol => quãng 4

   4/ Đếm tất cà các nốt còn lại lên hoặc xuống theo quãng đã xác định ở trên, nhưng phải theo quy tắc lên>lên, Xuống>xuống.

VD: Các nốt trong bài gam Cdur: C1 E1 G1 D1 F1 A1 E1 G1 C2 G1 B1 D2 G#1 C1

        chuyễn thành gam G dur :   G1 B1 D2 A1 C2 E2 B1 D2 G2 D2 F2 A2 D#2 G1 ( chú ý nốt Fa của gam Gdur luôn đựoc thăng nửa cung)

CHÚ Ý: +nếu có dấu hoá bất thừơng ( dấu hoá xuất hiện ở 1 vài nốt trong bài vd G#1 trong Cdur ở trên) thì khi đếm lên quãng 5 or xuống quãng 4 thì nốt đã đếm phải thêm dấu hoá bất thừong đó ( nốt D#2  trong gam Gdur trên vd)

             + đếm lên hay xuống ko quan trọng, nhưng phải tuân theo quy tắc lên lên , xuống xuống. Nếu muốn dịch bài nhạc lên trên thì viết nốt đã xác định bên trên nốt gốc, dịch xuống thì viết xuống dưới. Tránh trừong hợp đếm quá xa như từ gam La thứ> Sol thứ thì ko ai đếm lên quãng 7, mà chỉ đếm xuống quãng 2.

Thôi, hai ba bữa nữa bổ sung tiếp.

  

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

music_heal_mysoul:

Hệ thống dấu thăng: lấy nốt cuối cùng của hệ thống trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 2 # thí lấy nốt đô) : đếm lên quãng 2 thứ( 1/2 cung) là gam trường. Đếm xuống 1 quãng 2 trưởng( 1 cung) là gam thứ.

VD: bài có 2 thăng từ nốt đô đếm lên q2 là nốt rê=> Rê trưởng. Đếm xuống quảng 2 là SI => Si thứ ( thì việc còn lại đễ xác đinh viết ở gam thứ hay trửơng thì quá dễ: nghe nốt kết cuối bài và nghe thấy vui, khoẽ là gam Trưởng, Buồn, nhe5 nhàng làm gam thứ).

MHM bảo đếm lên quãng 2 thứ (1/2 cung) là gam trưởng, nhưng mà hình như từ Đô lên 1/2 cung là Đô thăng, phải lên 1 cung mới ra Rê chứ nhỉ?

Tương tự, đếm xuống 1 quãng 2 trương (1 cung) là gam thứ, nhưng từ Đô giảm 1 cung thì ra Si giáng chứ có phải Si đâu, MHM có lộn giữa 2 cái với nhau không?

 

music_heal_mysoul:

hệ thống dấu giáng: Lấy nốt cuối cùng của hệ thống dấu giàng trên bản nhạc cần xác định( vd bài có 3 giàng thì lấy nốt la) : đếm lên  quãng 3 trưởng (2 cung) là gam thứ. Xuống  quảng 4 dúng ( 2+1/2 cung) là gam trửơng.

VD: từ nốt la đếm lên quãng 3 trưởng là nốt Đô => gam Đô thứ( Cm) . Đếm xuống quãng 4 đúng là nốt Mi giáng( Do đầu khuôn nhạc có dấu hoá nằm ở nốt Mi) => Gam Mi Giáng trửơng ( Eb)

chú ý: + đếm tới nốt nào thì phải xem dầu khuôn nhạc nốt đó có rơi vào dấu hoá hay ko, nếu có thì phải đọc theo nó: vd đô # thứ ( C#m) la giáng trưởng ( Ab)

           +tương tự chú ý ở trên : cứ đếm lên quảng 3 : la si do, xuống quảng 4 : la sol fa mi. Khong cần tính mấy cung.

 

Đúng là nếu không tính mấy cung thì mình thấy cách này đúng, nhưng nếu tính đúng cung thì mình thấy thế nào ấy, la lên 2 cung thì phải ra Đô thăng chứ nhỉ?

Nếu vậy không tính cung thì có cần thiết phải nói rõ là quãng trưởng, quãng thứ hay quãng đúng không? Như vậy có thể làm người đọc rối thêm MHM à, vì không phải ai cũng biết quãng trưởng, quãng thứ rồi quãng đúng là cái gì.

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Mình ko lộn, bên vd ở hệ thống dấu # :"bài có 2 # thí lấy nốt đô" . Thì trên khuôn nhạc nốt Đô đã đc mặc định là thăng rồi.Nên từ đó đếm lên quảng 2 thứ là Rê. Nếu vẫn giữ tên gam là Đô cũng ko thành vấn đề, nhưng kết quả sẽ là gam Đô thăng kép trưởng ( Cx dur) hi hi..... một nùi dấu thăng!######

tưong tự hệ thống dấu Giáng: mình đưa ra ví dụ là trên khuôn có 3 dấu giáng , thì thứ tự sắp sếp sẽ là SI MI LA. Thì trong bản nhạc nốt SI,LA đã bị giáng 1/2 cung. Vậy khi đếm lên quãng 3 trưởng thì là nốt Đô ko thay đổi gì.

Và trong mỗi phần mình đã ghi rõ chú ý là: không cần xác định chình xác quãng thứ hay trưởng, tăng hay giảm. Mà chỉ xác định là quảng mấy thôi, ví dụ : từ La lên Rê cũng là quãng 4, từ La# lên Rê , La b lên Rê # , La lên Rêb, ... tất cả đều có tên gọi chung là quãng 4.

Vì khi bài nhạc đã có hệ thống các dấu hoá rồi thì khi xác định gam hay chuyễn gam thì nó đã tự điều chỉnh các cung và độ dài các quãng 1 cách chính xác . Vậy thì đâu cần phải xét xem quãng đó có độ dài bao nhiêu cung nữa.Yêu cầu là xoè ngón tay đếm nốt này lên nốt kìa là mấy nốt thôi=>quãng. Mình chỉ nói rỏ cho các bạn hình dung thử thôi. Chứ bản thân mình khi viết bài này còn ko nhớ quãng 4 đúng hay các quãng khác mấy cung nữa là......Big Smile

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Rất hay, không ngờ hệ thống dấu thăng giáng đầu bản nhạc lại có tác dụng ghê gớm đến thế Stick out tongue. Đúng là tự đọc tài liệu không thể hiểu sâu, hiểu kĩ như người được học bài bản. Thế mới biết " biển học thật là bao la, quay đầu lại là ................. thấy cha nội MHM cầm gậy thúc vào mông kêu mình học tiếp đê" Geeked. Cám ơn MHM nhé, rất rõ ràng, rất dễ hiểu Yes.

 Nhân tiện đây mình cũng giới thiệu một cách nhớ thứ tự hệ thống nốt thăng Fa - Đô - Sol -  Rê -  La -  Mi -  Si  ( F-C-G-D-A-E-B), đó là nhớ câu tiếng Anh sau:

            "Father Charles Goes Down And Ends Battle"    (source: http://www.8notes.com/school/theory/key_signatures.asp )

 Còn thứ tự trong hệ thống nốt giáng thì ngược lại thôi.
 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
kirinhn:

 Nhân tiện đây mình cũng giới thiệu một cách nhớ thứ tự hệ thống nốt thăng Fa - Đô - Sol -  Rê -  La -  Mi -  Si  ( F-C-G-D-A-E-B), đó là nhớ câu tiếng Anh sau:

            "Father Charles Goes Down And Ends Battle"    (source: http://www.8notes.com/school/theory/key_signatures.asp )

 Còn thứ tự trong hệ thống nốt giáng thì ngược lại thôi.
 

nhớ chi mấy chữ tây tàu kia mệt mỏi zạ, zầy nè dễ nhớ hơn: Fang Cục Gạch Đầu Anh Em Bể , hơi lụ đạn nhưng dễ đi vào lòng người lắm, người việt nam sài hàng việt nam muôn năm!!!Party!!!

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui thì chỉ nhớ A là La, xong. Mấy note khác thì tính theo thứ tự vòng tròn hết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Bác nhớ F là Fa có phải dễ hơn không! Wink
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

He, em đọc đi đọc lại vài lần mà cũng chưa hiểu lắm.

có phải gam trưởng cao hơn thứ song song của nó 1 Quãng 3 ?

Với những bài không kết ở chủ âm thì sao ?

Có phải cách xác định điệu thức thứ : Buồn, nhẹ . Trưởng : vui, khỏe ?

------------------

Dấu #  thì dấu đầu tiên sẽ là fa. Sau đó cứ tăng lên quãng 5 sẽ thành dầu # khác.

Fa lên 5 thì thành Đô

Dấu b thì giảm xuống quãng 5. Si -> xuống 5 thì thành Mi.

---------------------

Khi đó giả dụ 1 bản nhạc có 2 dấu giáng thì.

Tăng lên 1 Quãng 5. sẽ mất 1 dấu hóa. ( chỉ còn Si b )

ví dụ : note đầu tiên là RÊ thì sẽ lên LA

nếu bản nhạc cao quá thì bạn lại chuyển toàn bộ xuống 1 quãng 8.

Tăng tiếp 1 quãng 5 thì sẽ mất hết dấu hóa ( từ LA sẽ lên MI ).

------------

Tương tự nếu có 2 dấu # thì. giảm xuống 1 quãng 5 sẽ mất 1 dấu #

-------------------------------------

Chú ý note thấp nhất của bản nhạc phải cao hơn  hoặc bằng C4.

note cao nhất của bản nhạc nhỏ hơn , hoặc bằng G6

( C4-G6 là tầm âm của cây sáo Đô )

 

Duy trì bản nhạc ở ít hơn hoặc = 3b, hoặc 3#.

 

 

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Vấn đề nhạc lý có vẻ phức tạp nhỉ!

Để Em chuyên tâm nghiên cứu một thời gian xem có cách nào truyền đạt một cách dễ hiểu và đầy đủ cho anh em mới tập mới được.

Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Page 2 of 3 (34 items) < Previous 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems