Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Kỹ thuật chuyền hơi

rated by 0 users
This post has 42 Replies | 5 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
saotruc replied on 11-01-2006 0:04

Một tài liệu tiếng anh cho kỹ thuật này. Kỹ thuật này áp dụng cho sáo khó hơn cho các lọai kèn 1 tí.

Circular Breathing
A Method
by
Dr. Robert S. Spring, DMA
Professor of Music
Arizona State University
Robert.Spring@asu.edu
http://www.asu.edu/cfa/music/

 

Circular breathing is a technique that enables the wind instrumentalist to maintain a sound for long periods of time by inhaling through the nose while maintaining air flow through the instrument, using the cheeks as "bellows". The procedure involves four distinct stages:

   1. As the performer begins to run low on air, the cheeks are puffed.
   2. Air from the cheeks is pushed with the cheek muscles through the instrument and used to maintain the sound while inhalation occurs through the nose.
   3. As the air decreases in the cheeks and sufficient air is brought into the lungs through the nose, the soft palate closes and air is again used from the lungs.
   4. The cheeks are brought back to their normal embouchure position.

The process of "switching" from air in the lungs to air in the cheeks and back again is the single factor that keeps many individuals from succeeding at circular breathing. There are many methods to teach this "feeling". The following is one method used to learn this technique as well as several exercises that I feel particularly helpful. As in any new technique, circular breathing must be practiced on a daily basis for success. In addition is is very important to begin work with the instrument as soon as possible during study. Exercises are important, but are not helpful if the student cannot achieve the desired result with the instrument.

Preliminary study is done in 8 steps:

   1. Puff the cheeks and breath normally with the cheeks out. This will aid in the "feel" of breathing with the cheeks extended.
   2. Again puff the cheeks and create a small aperture in the lips, letting air escape through the lips while inhaling and exhaling normally through the nose. By controlling the muscles in the cheeks, try to maintain an air stream for three to five seconds.
   3. Place a straw in a glass of water and repeat step two with the straw in the water. Sufficient air should be used to force air from the staw to create bubbles in the water. This step should be repeated many times until the process feels somewhat natural.
   4. While the air is being forced from the cheeks, inhale quickly and deeply through the nose. While the cheeks are still slightly puffed, begin to exhale through the mouth and empty the lungs. Try to keep the air stream and bubbles as constant and even as possible. Repeat several times.
   5. Repeat step four but do not empty the lungs. As the lungs begin to empty again puff the cheeks, inhale quickly and deeply through the nose. After a small amount of air has been inhaled, close the soft palate and "switch back" to air used from the lungs. Repeat several times. This is the process that is used while circular breathing.
   6. Place only the mouthpiece and barrel into the mouth. Practice holding a pitch as steady as possible by alternating a normal embouchure with an embouchure with the cheeks puffed. The student will notice the firmness necessary in the corners of the mouth and support needed from the upper lip area.
   7. Repeat steps four and five with the mouthpiece and barrel only inserted in the mouth. The student is likely to squeak quite a bit during these first few attempts. The student will probably notice a "bump" in the sound while changing from the sound produced by the air in the cheeks to the sound produced by the air in the lungs. This is natural. Exercises later will try to eliminate or smooth this bumb as much as possible for each individual.
   8. The remainder of the instrument should now be added. It is important to begin using the entire clarinet as soon as possible. The student should not be as concerned with getting a great sound as long as one that is usable is attained.

The following exercise proves very useful in beginning circular breathing study. It is important to remember that this technique does take time to develop. Most performers takes several months of study prior to any public performance attempt.

The most workable register is the upper chalameaux. It is also easier to mask the bump in the sound if your breath during passages of moving notes.  The student is encouraged to compose other similar exercises.

The upper clarion register is the most difficult for circular breathing. Motion of the soft tissue in the mouth and throat that is involved during inhalation through the nose causes a scoop in the pitch that is very difficult to control. During the early stages of study, G on the top of the staff is the upper limit for successful circular breathing. Articulation is also difficult while circular breathing and should not be attempted until the student is very comfortable slurring. 

 

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
bearbie replied on 11-01-2006 7:12

Link gốc: http://www.woodwind.org/clarinet/Study/CircularBreathing.html

Dịch:


Chuyền hơi là một kỹ thuật cho phép những người sử dụng nhạc cụ hơi chơi một "hơi" dài bằng cách hít vào bằng mũi và dùng má tạo ra "âm thanh" trong khi giữ luồng khí lưu thông trong nhạc cụ. Kỹ thuật này gồm bốn bước:

1. Phồng má khi hơi bắt đầu yếu

2. Cơ má đẩy hơi vào nhạc cụ để tiếp nối âm thanh, trong khi mũi hít làn hơi mới vào.

3. Khi hơi má đã gần hết và phổi đã chứa đầy hơi (được hít vào từ mũi), đóng vòm miệng lại để tiếp tục đẩy hơi từ phổi lên dùng.

4. Đưa má về hình dạng và vị trí bình thường
 
Quá trình "chuyển" từ hơi phổi sang hơi má và ngược lại là yếu tố duy nhất giúp nhiều người chuyền hơi thành công. Có nhiều cách hướng dẫn "cảm giác" này. Sau đây là một cách hướng dẫn tập kỹ thuật này và vài bài tập tôi thấy rất hiệu dụng. Cũng như bất kỳ kỹ thuật mới nào, bạn phải tập chuyền hơi mỗi ngày mới thành công được.

Ngoài ra, bạn nhất thiết phải tập với nhạc cụ càng sớm càng tốt. Các bài tập cũng quan trọng, nhưng không ích gì nếu người tập không làm được trên nhạc cụ.

Khởi đầu ta tập bằng 8 bước sau:

1. Thở bình thường trong khi phồng má. Điều này sẽ giúp bạn "cảm nhận" được việc hít thở với gò má căng phồng
2. Tiếp tục phùng má và tạo một kẽ hở nhỏ giữa hai môi, để hơi thoát ra từ môi trong khi hít thở bình thường bằng mũi. Điều khiển cơ má để giữ làn hơi trong vòng ba, bốn giây.
3. Làm lại bước hai nhưng lần này thổi vào một ống hút đặt trong ly nước. Làn hơi phải đủ mạnh để tạo ra bong bóng trong nước. Nên tập bước này nhiều lần cho tới khi việc này trở nên tự nhiên.
4. Trong khi đẩy khí từ má, hít một hơi nhanh và sâu qua mũi. Trong khi má vẫn còn hơi căng, bắt đầu đẩy hết khí từ phổi ra miệng. Cố giữ dòng hơi và bọt nước càng đều và vững càng tốt. Lặp lại nhiều lần.
5. Lặp lại bước 4 nhưng lần này đừng đẩy hết khí từ phổi. Khi phổi sắp cạn hơi, phùng má hít một hơi nhanh và sâu qua đường mũi. Sau khi đã hít được một lượng hơi nhỏ, đóng vòm miệng và "chuyển về" dùng khí từ phổi tiếp. Lặp lại nhiều lần. Đây là quy trình chính của việc chuyền hơi.
6. Chỉ đặt phần đầu thổi (kèn) vào miệng. Tập thổi một nốt cho đều trong khi hoán đổi giữa cách thở bình thường và thở với gò má căng phồng. Người tập sẽ thấy cần phải giữ cho khóe miệng và môi trên chắc (chú thích của người dịch: có lẽ chỉ có ích cho kèn).
7. Tập lại bước bốn và năm với nhạc cụ trong miệng. Người tập chắc sẽ tạo tiếng rít chút xíu khi mới thử. Và có thể sẽ thấy âm thanh phập phù trong khi đổi qua lại giữa dùng hơi trong má và hơi trong phổi. Chuyện này cũng bình thường. Những bài tập sau sẽ giúp bạn giữ âm thanh đều hơn.
8. Sử dụng với toàn bộ nhạc cụ. Nhớ là phải tập với nhạc cụ hoàn chỉnh càng sớm càng tốt. Người tập không nên quá chú ý tới chất lượng âm thanh, mà hãy làm sao để tạo ra một âm thanh khả dĩ là được rồi.

(Chú thích của người dịch: đối với sáo có lẽ bước 6 là để mình thổi sáo với gò má bình thường và gò má phùng ra. Bước 7 và 8 gộp lại làm một.)

Bài tập sau (xem hình bản nhạc) tỏ ra rất có ích trong việc học chuyền hơi. Hãy nhớ rằng tập kỹ thuật này mất khá nhiều thời gian. Hầu hết các nhạc công đều mất vài tháng luyện tập trước khi có thể biểu diễn được.

(Chú thích của người dịch: đoạn sau liên quan tới kèn nhiều hơn nên tôi chỉ lược dịch những phần chung chung)

Âm thanh phập phù khó bị phát hiện hơn nếu bạn thở trong lúc chuyển nốt. Xem thêm bài tập 1-3 (hình bản nhạc). Người tập nên tự đặt ra những bài tập tương tự.

 
Bài tập 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
hay hay, mình cũng đang định dịch sang tiếng Việt, không ngờ có cao nhân xuất hiện Yes
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

Tui nghĩ bài này nên bỏ trong phần luyện tập, hay chí ít cũng nằm chung trong bộ hơi. Nhét xuống phần Sáo trúc tui kiếm mãi mới ra. 

 

một tài liệu khác

http://www.didges.com.au/play-the-didge.htm

 
trích riêng phần về tuần hòan hoán khí:

There are several ways of learning the technique of circular breathing, lets discuss two if them.

1. I found this one easiest to practice in the shower, as it can get messy. What you need to do is fill your mouth with water. Now using your cheeks and tongue, squeeze the water out of your mouth.

Don't blow the water out with the air that is in your lungs, make sure you only use your cheeks & tongue to push the water out.

Try this a couple of times. Once you are confident that you are squeezing the water & not blowing, we can move onto the next step. What we do next is exactly the same as before but now we take short breaths in through your nose at the same time.
If you can do this you have mastered the basic principle of circular breathing.

This is what it should sound like.

Click here to listen to a sample.

The second method is this:
2. Get a drinking straw, twist the end of it so that it is hard to blow air out of it, but not too hard.

Fill a glass of water, place the straw in the glass, and proceed to blow the air out of the straw by squeezing the cheeks and whilst using the tongue to push the air out of your mouth.
Again you must make sure that you do not blow the air out but you push it out with your cheeks.

It should sound like this!

Click here to listen to a sample.

Once you are confident in pushing the air out you can move onto quickly taking a short breath in through the nose.

Click here to listen to a sample.

A glass of water is used so that you can see by the air bubbles how constant your breathing is. Remember the skill is to mechanically expel the air out of your mouth, as it is impossible to breathe in through your nose while blowing out through your mouth. It takes quite a bit of concentration so take your time and think about what you are doing.

Circular breathing can be used at any time to keep the lungs filled with air whilst the instrument is being played.

------------------

 
Lần này lười dịch quá, mọi người đọc tiếng Anh đi :D.
 

Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Đây là cách tập kỹ thuật chuyền hơn theo sách tự học sáo trúc 6 lổ của nghệ sĩ Phạm Hồng Thái

 

Chuyền hơi là sự kết hợp giữa hai động tác vừa đẩy hơi ra qua đường miệng, vừa hít hơi vào bằng mũi, theo một vòng quay vận động liên tục để đường hơi kéo dài không bị đứt đọan trong quãng thời gian cần thiết. Bình thừong người chơi sáo ít sử dụng kỹ thuật chuyền hơi. Kỹ thuật chuyền hơi thường dùng khi cần phô diễn kỹ thuật, trổ tài khoe ngón... diễn ra trong các đoạn tự do, ngẫu hứng trong các tác phẩm âm nhạc.

Để thực hiện được kỹ thuật chuyền hơi, người thổi sáo phải dày công, kiên trì tập luyện công phu mới có kết quả.

Các bước luyện kỹ thuật chuyền hơi:

-         Trước khi ap dụng kỹ thuật chuyền hơi vào sáo, ta có thể dùng một đọan ống rạ (thân cây lúa to) hoặc một ống nhựa nhỏ hơn chiếc đũa ăn cơm, với chiều dài khoảng 20cm, một đầu ngậm vào miệng, đầu kia nhấn chìm váo cốc nước, khi thổi sẽ làm cho bong bóng từ đầu ống trong cốc sủi lên.

-         - khi thổi sắp hết hơi, ta đẩy luợng hơi còn lại từ bụng dồn lên khoang miệng, dùng cơ hai bên quai hàm ép đẩy tiếp phẩn hơi dự trữ vào ống thổi, lúc này phải thật mau lẹ, hít hơi qua đuờng mũi vào ngực, dồn xuống bụng để làm hơi bổ sung tiếp theo.

-         Khi thổi chúng ta cần kết hợp chặt chẽ giữa hai động tác với nhau ở những giây (thời gian gấp) đẩy lượng hơi dự trữ ra và hít lượng hơi mới bổ xung vào.

-         Quá trình thực hiện ta quan sát thấy  bọt nước trong cốc sủi đều lên là được.

-         Sau khi đã thực hiện thổi ống vào cốc nước cố kết quả tốt, ta mới áp dụng tập chuyền hơi vào sáo. Thường thường động tác kết hợp tập chuyền hơi và hít hơi đựoc thực hiện ở những chổ vuốt ngón (cách bậc) hoặc lấy rền thì thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Hay hay wa!! Gặp đuợc các bác đúng là trời giúp em rồi

Quan_quan nguyen
Not Ranked
tiểu cầm thủ
hic ! không biết các bác thế nào chứ Himylove tập hơn 2 tuần theo cách của Phạm Hồng Thái nhưng vẫn không được , chuyền hơi không ổn tí nào :-w chỉ được cái là chóng mặt ù tai mém té xỉu 2 lần do thiếu khí [:'(] hình như Himylove ko có năng khiếu trong âm nhạc thì phải Hmm nhưng mà biết sao được mê sáo hơn người òi Confused
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tập kỹ thuật chuyền hơi này không có liên quan gì đến năng khiếu âm nhạc gì  cả bạn ơi. Và nó cũng không phải thở ra cho cạn hơi đâu mà chóng mặt ù tai. Bạn mà bị như vậy chắc là bạn tập không đúng hoặc hiểu sai vấn đề rồi.
Not Ranked
tiểu cầm thủ

saotruc:
Tập kỹ thuật chuyền hơi này không có liên quan gì đến năng khiếu âm nhạc gì  cả bạn ơi. Và nó cũng không phải thở ra cho cạn hơi đâu mà chóng mặt ù tai. Bạn mà bị như vậy chắc là bạn tập không đúng hoặc hiểu sai vấn đề rồi.

hì hì Wilted Flower chắc  là tập sai phương pháp rồi , chứ không thì chắc đã khác rồi , để Himylove check lại toàn bộ kĩ thuật rồi tập lại thôi , thanks bác sáo trúc đã nhắc nhở nha

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Himylove:
hic ! không biết các bác thế nào chứ Himylove tập hơn 2 tuần theo cách của Phạm Hồng Thái nhưng vẫn không được , chuyền hơi không ổn tí nào :-w chỉ được cái là chóng mặt ù tai mém té xỉu 2 lần do thiếu khí [:'(] hình như Himylove ko có năng khiếu trong âm nhạc thì phải Hmm nhưng mà biết sao được mê sáo hơn người òi Confused

tui tập liên tục 2 tháng ròng rã mới xài được, tới giờ cũng gần 1 năm, bị rớt hoài, mà có kĩ thuật rồi cũng chả dùng vào đâu, chủ yếu biểu diễn cho zui .... 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
bác saonhua có kỹ thuật này mà vẫn chẳng cần dùng đến, chắc tại hơi của bác quá sung, không bao giờ bị thiếu hơi ấy mà Wink. Bái phục, bái phục, em thổi câu nào dài dài một tí là em chịu luôn à. Big Smile
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
bậy nà, đâu phải cái gì cũng xài chuyền hơi được cha nội, mà hầu như là chả có cái gì xài chuyền hơi được nên mới ko xài, tui  cũng lấy hơi bình thường và cũng thiếu hơi như ai, đâu phải có kĩ thuật chuyền hơi là thổi được cả bài mà ko cần chuyền hơi đâu. he he he
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
bác không dùng chuyền hơi vào việc thổi sáo thì chắc dùng vào việc khác Geeked
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
kirinhn muốn xỉa xói gì đây???? nghi ngờ quá...chặc chặc
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Page 1 of 3 (43 items) 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems