Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tiền thân của Đam san

rated by 0 users
This post has 853 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

nếu bác tìm được sáo TQ thì tui nhận bác làm sư phụ rồi, bác chỉ tui với. bác mua cách nào, hàng chợ cũng được rồi, với khả năng tui thì chắc cũng dùng hàng chợ thôi.

Gửi lúc 11:16, 27/09/06Về đầu trang

from saotruc

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 
Trích từ bài của saotruc viết lúc 09:07 ngày 27/09/2006:


Thưa bác tiengdanbensuoi : hai bài đó thì hình như tui có, để tui về nhà tìm lại trong mấy cái đĩa ít ỏi của mình, còn việc bác gởi lại 2 bài khác thì cứ để đó, bác đừng bận tâm. khi nào saotruc tui thấy cần thì sẽ nhờ bác. hiện giờ thì với vài bài TQ thôi thì tui cũng mò hòai chưa xong. bác cho ê meo đi, tui cố gắn gởi cho bác.



Hè hè bác sáo trúc tử tế quá nhỉ, vậy lão không khách sáo đâu hen. Nhưng còn chuyện lão đã hứa là lão phải làm, thế nên lần này bác không lấy bài thì hẹn lần sau vậy, có gì cứ báo cho lão một tiếng là được. Còn e-mail của lão là: bui_mon_got_moi@yahoo.com. Chờ tin bác nhé.

Gửi lúc 15:31, 27/09/06Về đầu trang

from Tiengdanbensuoi

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

có lẽ tui đang ở US nên dể mua được qua mạng hơn là ở VN, tui mua được từ chợ Ebay đó bac à, tui thấy cây sáo này vẩn khá lám, có le do càng ngày cây trúc càng trở nên khang hiếm nên người ta cấu tạo cây sáo thường làm hai phần giống như là sáo Tây, còn bày đặc thêm hai đầu bịt xương , giữa hai đoạn nối thì làm bằng ống đồng, làm cho cây sáo hiện đại trở nên hơi nặng nề một chút. Tui cũng muốn giúp bác có một cây chơi cho vui nhưng vẫn chưa biết làm cách nào đây. cây của tui coi bộ rất chuẩn, chất lượng cũng khá khá nhưng tui chưa vừa ý lắm vì tui muốn một cây nhẹ hơn và ko có chấp nối, có lẽ phải nhờ đại sư nào đó kiếm dùm hoặc đ TQ tự lựa lấy , môn sáo TQ này tui thấy hay lắm nhưng tui cũng chưa quen lám, tài liệu toàn chỉ thấy tiếnng tàu nên tui chắc phải nếm nhiều cay đắng

Gửi lúc 11:20, 28/09/06Về đầu trang

from bddn2002

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

To bddn2002: Màng dán sáo TQ theo kinh nghiệm của tui và pác Nhân thường dán kiểu "nhăn nheo" như hình này :
trước khi dán , pác nhìn kỹ xem những đường vân dọc ( những thớ dọc ) của màn sậy nằm theo hướng nào rồi pác cắt 1 miếng hình chữ nhật như hình vẽ :trong đó chiều của các thớ dọc sẽ nằm xuôi theo chiều dài , dùng hồ hoặc là keo dán giấy ( loại keo làm từ cơm đó ) để quét ít ít lên xung quanh vành lỗ , rồi sau đó đặt màn lên và ghi nhớ là những thớ dọc của màn phải nằm cùng chiều với những thớ dọc của cây sáo . Nhân lúc hồ chưa kịp khô hoàn toàn , pác hãy đặt 2 ngón tay cái lên mép lỗ vừa dán màng, theo chiều dọc của cây sáo và làm nhăn nheo cái màng như hình chụp . Lúc đầu làm ko khéo sẽ bị rách , bị lem hồ, hoặc là nhăn nheo ko đẹp như trong hình chụp ( khiến tiếng sáo bị đơ hoặc bị rè quá mức cần thiết ) , tốn chừng vài bịch màng dán là lên tay ngay thôi . Sau này về VN nhớ chỉ thêm kinh nghiệm dán cho em nha , bọn em bên VN ko có bán sẵn màng dán nên kinh nghiệm dán rất là hạn chế , chỉ biết dc như thế thui !

Gửi lúc 22:17, 28/09/06Về đầu trang

from leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

cây sáo gủi cho tui đi kèm với một bịch màng và miếng keo khô giống như miếng đường đen, tui đã thử tập dán theo hinh chụp, tuy nhiên khi thổi lên nốt cao âm thanh hình như bị mất đi đặc tính xè xè của nó, làm tui cảm thấy thất vọng lám, có lẽ dán chưa đúng tui chỉ đoán vậy thôi chứ chưa rõ thực hư, tui đang tìm tài liệu để nghiên cứu thêm, nếu huynh muội nào có tài liệu liên quan đến sáo TQ thì chỉ giúp cho em với, xin tạ ơn.

Gửi lúc 23:57, 28/09/06Về đầu trang

from bddn2002

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Cảm ơn bác Duy sáo trúc nhiều nhé, lão đã tải 2 bài đó xuống rồi. Bài "Tiểu bát lộ dũng sấm phong toả tuyến" nghe tuyệt lắm, còn bài "Xuân sơn thái trà" thì hình như diễn tấu hơi nhanh. Lão cảm thấy phong cách này khá giống Tưởng Quốc Cơ không biết có phải hay không. Bản này mà nghe Lí Phụng Sơn thổi thì hay vô cùng, chậm rãi mà lại rất mượt mà tiếc là không download được. Bác có bài Cửu muội chưa, có gì lão gửi cho, nghe cũng hay lắm đó.

Gửi lúc 23:06, 29/09/06Về đầu trang

from tiengdanbensuoi

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

sưu tập dc 1 số bài về sáo TQ , post lên cho các pác xem thử :
giới thiệu về sáo trúc TQ:

Sáo là loại nhạc cụ thổi truyền thống được lưu truyền rộng rãi, bởi nó được làm bằng tre, cho nên còn gọi là “Sáo tre”.

Sáo được làm bằng một đoạn tre, bỏ màng đốt bên trong, trên thân khoét một lỗ để thổi, một lỗ màng và sáu lỗ âm. Lỗ thổi là lỗ đầu tiên của sáo, hơi từ đó mà vào, khiến luồng hơi trong ống sáo va chạm nhau phát ra âm thanh. Màng lỗ là lỗ thứ hai trên sáo, đây là lỗ dán màng sáo làm bằng màng quả bầu hoặc màng tre, bị luồng không khí làm chấn động, màng sẽ phát ra âm thanh véo von mượt mà.

Tuy Sáo đơn giản, song nó đã có lịch sử bảy nghìn năm. Vào khoảng hơn bốn năm nghìn năm trước công nguyên, sáo ống xương được thay thế bằng sáo ống tre. Vào cuối thời Hán Vũ đế thế kỷ một trước công nguyên, sáo được gọi là loại nhạc cụ “thổi ngang”, hồi đó sáo chiếm vị trí quan trọng trong dàn nhạc thổi. Từ thế kỷ thứ 7 công nguyên, Sáo lại được cải tiến, tăng thêm màng lỗ, khiến sức biểu hiện của nó được phát triển mạnh, kỹ thuật thổi sáo cũng phát triển lên một trình độ tương đối cao. Đến thế kỷ 10 công nguyên, theo đà từ Tống tuồng Nguyên hình thành và phát triển, Sáo liền trở thành loại nhạc cụ chủ yếu đệm cho những buổi ngâm từ hoặc diễn tuồng, ngoài ra, Sáo còn trở thành loại nhạc cụ không thể thiếu được trong các vở tuồng dân gian hoặc tuồng dân tộc thiểu số.


Sức biểu hiện của Sáo phong phú, chủng loại cũng nhiều, có Sáo khúc, Sáo mõ, Sáo định điệu, sáo thêm phím, sáo 7 lỗ, sáo 11 lỗ v v ... và hình thành hai trường phái Nam Bắc.

Trường phái Sáo miền Nam mang phong cách thanh nhã, họ chủ yếu sử dụng Sáo Khúc. Thân Sáo Khúc tương đối to, âm thanh dịu dàng, du dương, thanh thoát chủ yếu lưu hành tại các vùng miền Nam Trung Quốc.

Trường phái Sáo miền Bắc mang phong cách phóng khoáng, mạnh mẽ, họ chủ yếu sử dụng loại Sáo Mõ. Thân ống Sáo Mõ ngắn và nhỏ. Âm thanh sao, véo von. Chủ yếu lưu hành tại các vùng miền Bắc Trung Quốc.


nguồn : http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter23/chapter230308.htm

Được leehonso sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 01/10/2006

Gửi lúc 22:20, 01/10/06Về đầu trang

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Lịch sử sáo ống TQ :
Sáo ống là loại nhạc cụ thổi, có lịch sử hết sức lâu đời. Sáo Ống bắt nguồn từ Ba tơ cổ đại, tức là I-ran ngày nay, thời cổ Trung Quốc nó có các tên gọi “Bi-li” hoặc “Ống Lau”. Vào thời Tây Hán cách đây hơn 2000 năm, sáo Ống đã trở thành loại nhạc cụ thông dụng tại Tân Cương Trung Quốc, sau đó, Sáo Ống truyền vào vùng trung nguyên, trải qua một quá trình đổi thay và phát triển, kỹ xảo thổi Sáo Ống đã không ngừng phong phú và phát triển. Hiện nay, Sáo Ống được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, trở thành loại nhạc cụ được nhân dân miền Bắc Trung Quốc yêu thích.

Âm thanh Sáo Ống tương đối vang, cao, mạnh, chất phác, mang âm sắc đồng quê đậm đà. Kết cấu của Sáo Ống tương đối đơn giản, gồm ba bộ phận là chiếc sáo, miếng chặn và ống sáo. Sáo ống được sử dụng rất rộng, có thể độc tấu, hòa tấu và đệm. Đặc biệt là Sáo Ống đóng vai trò hết sức quan trọng trong một số loại nhạc miền Bắc Trung Quốc. Kỹ sảo thổi Sáo Ống rất phong phú, thường thì ngoài sử dụng cách láy nền, trượt âm, đẩy âm v v ... ra, còn có cách đập âm, xuyên âm v v ... Ngoài kỹ xảo trên đầu ngón tay ra, khoảng cách ngậm sáo sâu nông cũng quyết định âm thanh cao hay thấp, khi thổi, lợi dụng sự thay đổi của khuôn miệng có thể mô phỏng tiếng người và tiếng của các loài động vật.

Kỹ sảo thổi Sáo Ống không những phong phú, mà chủng loại sáo này cũng nhiều, có sáo ống ngắn, ống vừa, ống to, ống đôi và sáo thêm phím v v...

Bản nhạc độc tấu sáo ống: Giai điệu bản nhạc “Cửa hé mở” trôi chảy, nhịp độ nhanh, trong các vở tuồng địa phương Trung Quốc thường thể hiện các động tác của nhân vật thay quần áo, đi đường v v ...


nguồn : http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter23/chapter230304.htm

Gửi lúc 22:24, 01/10/06Về đầu trang

from Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Lịch sử của Tiêu TQ :
Tiêu là nhạc cụ thổi cổ xưa của Trung Quốc. Cách đây mấy nghìn năm, Tiêu đã được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Về vội nguồn của Tiêu thì phải kể từ loại Tiêu Bài. Khi mới xuất hiện Tiêu Bài cách đây mấy nghìn năm, đã được gọi là Tiêu . Về sau trong quá trình thổi Tiêu Bài, phát hiện trên thân một cây Tiêu khoét một số lỗ trên vị trí khác nhau, cũng có thể thổi âm thanh cao thấp khác nhau, thế là loại Tiêu Bài có nhiều ống dần dần hình thành Tiêu một ống có nhiều lỗ.

Tiêu ngày nay ta thường thấy là có từ thời nhà Hán, nhưng hồi đó gọi là “Tiêu Khương”, Tiêu Khương vốn là loại nhạc cụ của bà con dân tộc Khương sinh sống tại các vùng Tứ Xuyên, Cam Túc, thế kỷ 1 trước công nguyên lưu truyền đến khu vực sông Hoàng Hà, trải qua quá trình phát triển, dần dần trở thành loại Tiêu có 6 lỗ, rất giống như cây Tiêu ngày nay.

Kết cấu của Tiêu tương đối đơn giản, Tiêu rất giống cây Sáo, thường làm bằng các loại tre tím, tre vàng hoặc tre trắng, thân Tiêu dài hơn Sáo, phía trên được nối bằng chính đốt tre, trên đó khoét một lỗ để thổi, trên thân Tiêu có năm lỗ hổng, phía trên đằng sau đó còn một lỗ nữa, ngoài ra, mặt sau phía dưới thân Tiêu còn có ba bốn lỗ thoát âm và lỗ trợ âm, dùng để điều chỉnh âm chuẩn, khiến cho âm thanh càng du dương và càng vang.

Âm thanh của Tiêu êm tai , thanh nhã, âm thanh của tầm âm thấp trầm lắng, khi thổi nhẹ, âm thanh của nó rất độc đáo; âm thanh trong tầm âm vừa nghe đầy đặn, du dương. Kỹ xảo thổi tiêu nói chung giống thổi Sáo, nhưng mức linh hoạt của nó kém xa Sáo, không sành thể hiện âm thanh hoạt bát nhanh nhẹn, chỉ hợp với thổi những bản nhạc du dương, trữ tình, ai oán, phần lớn để mô tả phong cảnh tươi đẹp của thiên nhiên và tình cảm trong nội tâm con người. Sức thể hiện của Tiêu rất phong phú, vừa có thể độc tấu, lại có thể hòa tấu và trùng tấu, vừa có thể hoà nhập với các loại nhạc cụ tơ trúc Giang Nam, nhạc Phúc Kiến, nhạc Quảng Đông, ngoài ra còn đệm nhạc cho các lọai tuồng địa phương.

Có rất nhiều loại Tiêu, thường thấy có Tiêu Động bằng tre tím, Tiêu Ngọc Bình, Tiêu 9 nấc v v ...

Bản nhạc “Chim Én đậu xuống Bình Sa” được thổi bằng Tiêu Động tre tím, bản nhạc du dương trôi chảy, mô tả đàn chim én trước khi đậu xuống, bay lượn vòng quanh trên không trung.


Nguồn : http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter23/chapter230303.htm

Gửi lúc 22:27, 01/10/06Về đầu trang

from Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Lịch sử của Huân TQ :
Xun ( Huân) là một trong những nhạc cụ thổi xa xưa nhất của Trung Quốc, đã có khoảng 7000 năm lịch sử.

Tương truyền, cội nguồn của Xun là công cụ của người đi săn có tên là “Đá Sao sa”. Ngày xưa, người ta thường thường buộc hòn đá hoặc hòn đất lên một sợi dây rồi ném chim ném thú, có hòn đá bên trong rỗng, khi ném gió lùa vào có thể phát ra âm thanh. Mọi người cảm thấy thú vị liềm đem thổi chơi, thế là loại đá bên trong trống rỗng này liền diễn biến thành Xun.


Quả Xun ban đầu được làm bằng hòn đá rỗng hoặc bằng xương thú, về sau làm bằng gốm, hình dáng của nó cũng nhiều loại, ví dụ như : hình cầu bẹt, hình quả trám, hình cầu, hình con cá, hình quả lê v v ... trong đó hình quả lê phổ biết nhất.

Đỉnh quả Xun có lỗ thổi, đáy bằng phẳng, vách bên có lỗ âm. Quả Xun ban đầu nhất có một lỗ hổng, sau thành nhiều lỗ, cho đến cuối thế kỷ thứ 3 trước công nguyên bắt đầu có loại Xun 6 lỗ.

Cuối những năm 30 thế kỷ 20, giáo sư học viện âm nhạc Trung Quốc Tào Chính phỏng theo thời xưa bắt đầu làm loại Xun bằng gốm. Về sau, giáo sư học viện âm nhạc Thiên Tân lại thiết kế ra loại Xun 9 lỗ trên cơ sở Xun 6 lỗ hình quả lê thời cổ, làm bằng loại gốm màu huyết dụ. Loại Xun 9 lỗ này vừa giữ lại ngoại hình và sắc âm truyền thống, nhưng âm thanh mạnh hơn, tầm âm rộng hơn, có thể thổi thang âm và âm nửa, khiến nó trở thành loại nhạc cụ có thể chuyển điệu, mà sắc âm của nó đậm đà cổ xưa, trầm lắng oanh liệt, hết sức độc đáo. Ngoài ra, do chín lỗ hổng làm thay đổi hàng lỗ không quy luật, phù hợp tập quán của nhạc công hiện đại, tiện lợi khi biểu diễn, có thể độc đấu, hoà tấu hoặc đệm.

Sau khi loại Xun 9 lỗ hổng ra đời, đã tiếp thêm sức sống mới cho Xun cổ xưa Trung Quốc. Sau đó không bao lâu, Triệu Lương Sơn, diễn viên đoàn ca múa tỉnh Hồ Bắc, học sinh của giáo sư Trần Trọng đã nghiên cứu ra loại Xun 10 lỗ bằng gỗ đỏ, đã giải quyết khuyến khuyết của Xun khó thổi ra âm thanh cao vang.

Trên lịch sử âm nhạc Trung Quốc, Xun chủ yếu dùng trong âm nhạc cung đình của các triều đại. Trong âm nhạc cung đình, Xun được chia thành hai loại đó là Xun Tụng và Xun Nhã. Xun Tụng tương đối nhỏ, to như quả trứng gà, âm thanh hơi cao Xun Nhã to hơn, âm thanh hùng hồn trầm lắng, thường hòa tấu với loại nhạc cụ bằng tre gọi là Hổ . Trong “Kinh Thi ” tập thơ sớm nhất Trung Quốc có câu “ Bá Thị Thổi Xun, Trọng Thị thổi Hổ ”. có nghĩa là, hai anh em người thổi Xun người thổi Hổ, nói lên tình anh em ruột thịt thân thiện hoà mục.


nguồn : http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter23/chapter230305.htm

Được leehonso sửa chữa / chuyển vào 22:38 ngày 01/10/2006

Gửi lúc 22:30, 01/10/06Về đầu trang

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Lịch sử Sáo Bầu TQ :
Sáo Bầu là lọai nhạc cụ thổi dân tộc thiểu số Trung Quốc, là một trong những loại nhạc cụ thổi được bà con các dân tộc Tày, A Xương, Oa yêu thích nhất và thường xuyên sử dụng nhất.

Lịch sử Sáo Bầu lâu đời, cội nguồn của Sáo Bầu là từ trước thời nhà Tần (trước năm 221 trước công nguyên), thế nhưng kết cấu của sáo Bầu hiện nay vẫn giữ gìn đặc điểm của nhạc cổ cùng loại.

Hình bên ngoài và kết cấu của Sáo Bầu rất đặc biệt, nó hoàn toàn là một quả bầu nguyên vẹn, cắm ba ống sáo và ba lưỡi gà kim loại lên quả bầu là thành Sáo Bầu. Đoạn cán quả bầu cắm ống sáo để thổi, thân bầu trở thành hộp âm của sáo, phần đáy quả bầu cắm ba ống sáo to nhỏ khác nhau, mỗi ống sáo gắn lưỡi gà bằng bạc hoặc bằng đồng, ống sáo giữa là to hơn cả, trên đó khoét bảy lỗ nhỏ, có thể thổi các giai điệu, hai ống sáo phụ chỉ có thể thổi hòa âm với cây sáo chính.


Cũng như các loại nhạc cụ sáo, âm lượng của nó tương đối nhỏ, song âm thanh của cây sáo chính rất êm dịu, dưới âm nền của hai cây sáo phụ, khiến người nghe có một cảm giác mang vẻ đẹp kín đáo, mông lung. Bởi vì âm thanh láy nền của nó mượt mà thướt tha như ̀ tiếng tơ lụa bay theo chiều gió, cho nên người ta còn gọi Sáo Bầu là “Sáo Bầu tơ”.

Do sự khác biệt giữa các dân tộc ở các vùng khác nhau, cho nên hình dáng bên ngoài và phương pháp thổi Sáo Bầu của một số bà con dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam cũng có sự khác nhau. Song, chúng đều mang đặc điểm chung là, Sáo Bầu thường dùng để thổi các bài sơn ca, đặc biệt là sành về thổi những bản nhạc trôi chảy, giai điệu thường ngân dài, hợp âm phong phú, âm thanh du dương hài hòa, có thể bày tỏ tư tưởng tình cảm của người thổi.

Về sau, những người làm công tác âm nhạc dân tộc Trung Quốc đã bắt tay vào cải tiến Sáo Bầu, khiến chúng vừa giữ lại âm sắc và phong cách truyền thống vốn có, lại tăng thêm âm thanh, mở rộng tầm âm, phong phú âm sắc và sức biểu hiện. Khiến Sáo Bầu trở thành loại nhạc cụ thổi dân tộc đã ra mắt trên sân khấu, nó còn theo các nhà âm nhạc Trung Quốc ra nước ngoài biểu diễn trên sân khấu quốc tế.

nguồn : http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter23/chapter230307.htm

Gửi lúc 22:34, 01/10/06Về đầu trang

from leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Lịch sử Khèn TQ :
Khèn là loại nhạc cụ thổi cổ xưa Trung Quốc, là loại nhạc cụ lưỡi gà sớm nhất trên thế giới, từng đóng vai trò thúc đẩy tích cực đối với sự phát triển của nhạc cụ phương Tây.

Năm 1978, mấy cây Khèn đã được khai quật trong mộ Tăng Hầu Ất huyện Tùy tỉnh Hồ Bắc cách đây hơn 2400 năm, là loại Khèn sớm nhất được phát hiện nay.

Khèn xuất hiện cách đây đã hơn 3000 năm, ban đầu Khèn hơi giống với loại tiêu bài, vừa không có lưỡi gà lại không có đẩu, chỉ dùng dây và khung gỗ buộc những ống sáo phát ra âm thanh khác nhau thành một sắp ngang. Về sau, người ta dần dần thêm lưỡi gà bằng tre và đẩu, thế là có thể phân biệt sự khác nhau giữa Khèn và Sáo.

Đẩu Khèn làm bằng quả bầu, miệng khèn làm bằng gỗ, mười mấy đoạn ống tre dài ngắn khác nhau buộc lại thành hình vó ngựa xếp trên đẩu khèn. Sau thời nhà Đường, các nhạc công sửa đẩu khèn bằng gỗ, sau một thời gian lưu truyền, lại dùng đẩu đồng thay thế đẩu gỗ, đồng thời mảnh lưỡi gà bằng tre cũng được cải tiến thành lưỡi gà bằng đồng.

Bởi khèn được lưu truyền lâu đời, cho nên các khu vực khác nhau thì hình dáng của khèn cũng nhau. Sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, các thợ nhạc cụ và những người làm công tác âm nhạc không ngừng tiến hành cải tạo Khèn, lần lượt làm thử nhiều loại Khèn mới như Khèn mở rộng âm thanh, Khèn gắn thêm phím v v ... đã khắc phục những khuyết điểm tầm âm vốn có của Khèn không rộng, không thể chuyển giai điệu và không nhanh và tiện khi thổi những bản nhạc có tiết tấu nhanh v v ... đã mang lại sức sống mới cho Khèn.

Âm thanh của Khèn trong sáng ngọt ngào, âm thanh cao, vang vọng giòn giã, âm vừa du dương đầy đặn, âm trầm ấm áp ôn tồn, âm lượng tương đối lớn. Trong các loại nhạc cụ thổi truyền thống Trung Quốc, Khèn là loại nhạc cụ duy nhất có thể thổi hòa âm. Khi hòa với các loại nhạc cụ khác, có thể điều hòa âm sắc, làm phong phú âm thanh của dàn nhạc. Trong dàn nhạc thổi và dây dân tộc, có khi sử dụng luôn cả ba loại Khèn là Khèn âm cao, âm vừa và âm trầm.

nguồn :http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter23/chapter230306.htm

Được leehonso sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 01/10/2006

Gửi lúc 22:37, 01/10/06Về đầu trang

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Cao thủ sáo trúc : TRIỆU TÙNG ĐÌNH
Triệu Tùng Đình là người Đông Dương Chiết Giang TQ, sinh năm 1924, từ nhỏ yêu thích âm nhạc, lên 9 tuổi bắt đầu học thổi Sáo, không bao lâu sau lại học nhạc khí dân tộc như kéo Nhị, Tì bà, Đàn ba dây, Kèn Xô na. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học, Triệu Tùng Đình đã tham gia lớp học hát Côn khúc, sau này vào học Trường sư phạm, sau khi tốt nghiệp làm giáo viên dậy nhạc ở Trường trung học sư phạm. 22 tuổi, theo lời cha, buộc phải bỏ âm nhạc, đi học pháp luật ở Học viện luật Thượng Hải.

Năm 1949 Triệu Tùng Đình bỏ học pháp luật, thi vào Đoàn văn công, không những học mấy thứ nhạc khí phương tây, còn soạn nhạc soạn lời. Năm 1954, khi đi nghỉ tại đông bắc, Triệu Tùng Đình hàng ngày đối mặt với giang sơn đẹp như trong tranh, quan sát mọi người vui vẻ lao động, sinh hoạt, bất giác nảy ra ý nghĩ sáng tác bản độc tấu Sáo “Sáng sớm” tượng trưng đất nước như Mặt Trời mọc từ phương đông, phơi phới vươn lên. Năm 1956, Triệu Tùng Đình đến Đoàn ca múa dân gian tỉnh Chiết Giang, diễn tấu bài “Sáng sớm” tại tuần âm nhạc toàn quốc lần thứ nhất, thu được thành công rất lớn.

Năm 1964, tại buổi hoà nhạc mùa xuân Thượng Hải lần thứ 5, đã diễn tấu hai bản nhạc do ông sáng tác, “Phong cảnh sông Vụ” và “Hái chè”, được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt và chuyên gia đánh giá tốt.

Sau này, Triệu Tùng Đình chuyển sang nghiên cứu khoa học kỹ thuật sáo, được sự giúp đỡ của em trai ông, nhà vật lý học Triệu Tùng Linh, đã nghiên cứu và thực nghiệm lâu dài đối với vấn đề tính toán và ứng dụng tần số Sáo, cũng như nhiệt độ và âm chuẩn v.v, đã hoàn thành việc tính toán mấy chục nghìn số liệu, cuối cùng nêu ra phương pháp khoa học chế tạo Sáo.

Triệu Tùng Đình cũng có thành quả về dạy học, trong học sinh của ông có không ít người nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngoài ra, Triệu Tùng Đình còn tiến hành hai nghiên cứu, một là Sáo cong, có thể tăng thêm độ dài của sáo, mà không ảnh hưởng đến sự tiện lợi của diễn tấu; hai là “Hai Sáo cùng một ống”, còn được gọi là “Sáo nhạn”, khi diễn tấu hai tay như chim nhạn bay lượn, rất đẹp mắt. Sáo này văn hiến lịch sử có ghi chép, có thể thấy từ trong bích hoạ, nhưng còn chưa phát hiện vật thực.

Sáo TQ có “Phái nam” với đặc điểm là thanh tú, tao nhã, hoa lệ và “Phái bắc” với đặc điểm phóng khoáng, sáng sủa, rắn rỏi, để biểu hiện tốt hơn tinh thần thời đại, Triệu Tùng Đình đã phá vỡ giới hạn nam bắc, phát huy sở trường của hai phái, đồng thời học hỏi một số kỹ xảo sáo phương tây, hình thành “Phái Chiết Giang” trong nhu có cương, cương nhu phối hợp với nhau. Ông còn dùng cách đổi hơi tuần hoàn đặc biệt của Kèn Xô na vận dụng vào diễn tấu Sáo, đã phong phú biện pháp biểu hiện của Sáo. Nghệ thuật Sáo của Triệu Tùng Đình tự thành hệ thống, bao gồm các mặt diễn tấu, sáng tác, dạy học, nghiên cứu khoa học, chế tạo v.v.

Về quan điểm mỹ học, Triệu Tùng Định chủ trương “Kỹ xảo âm nhạc phục vụ cho biểu hiện nội dung, biểu hiện thoát ly nội dung không thể gọi là kỹ xảo; bản thân Sáo trúc đang không ngừng phát triển, kỹ xảo cũng cần không ngừng đổi mới; kỹ xảo bất kể TQ, nước ngoài, cổ kim, đông tây nam bắc, miễn là có giúp đỡ cho biểu hiện nội dung, chúng ta đều phải tiếp thu.”


Tuy nghệ thuật Sáo của Triệu Tùng Đình đến từ dân gian, chưa qua Trường âm nhạc, nhưng tu dưỡng văn học và kiến thức khoa học kỹ thuật của ông khá uyên bác, do đó tính hệ thống, tính khoa học giảng dạy khá mạnh, biên soạn sách giáo khoa cũng khá rõ ràng dễ hiểu, kết cấu chặt chẽ cẩn thận, tỉ lê ̣học sinh thành tài khá cao.

Để tôn vinh âm nhạc dân tộc, ông Triệu Tùng Đình không ngại gian khổ, bôn ba khắp nơi, là một người làm việc thực tế trong làng âm nhạc dân tộc. Năm 2001 ông Triệu Tùng Đình bị ốm mất tại Hàng Châu.

Gửi lúc 22:41, 01/10/06Về đầu trang

from Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Cao Thủ sáo trúc : VƯƠNG THỨ HẰNG

Vương Thư Hằng là nghệ sĩ diễn tấu sáo nổi tiếng TQ, là một trong những nhân vật khá sôi nổi trong làng nhạc dân tộc TQ, hiện là Hội viện Hội nhạc sĩ TQ, Hội viên Hội nghiên cứu nhạc thổi TQ, cùng diễn viên độc tấu Đoàn nhạc dân tộc Trung ương.

Vương Thứ Hằng năm 1959 sinh tại thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang, thời thanh thiếu niên ông theo nghệ sĩ diễn tấu sáo nổi tiếng Triệu Tùng Đình học tập, sau này vào năm 1980 cùng lúc thi vào Học viện âm nhạc Trung ương và Học viện âm nhạc Thượng Hải. ông đã chọn Học viện âm nhạc Trung ương, theo học thầy Tăng Vĩnh Thanh, nghệ sĩ diễn tấu sáo nổi tiếng. Còn được giáo sư Lam Ngọc Tùng, nhà sử học âm nhạc, nhạc sĩ dân tộc cùng nhà giáo dục nhạc khí dân tộc nổi tiếng TQ dạy bảo về nhiều mặt. Năm 1984 tốt nghiệp Học viện âm nhạc Trung ương. Đến Đoàn nhạc dân tộc Trung ương trở thành diễn viên độc tấu sáo. Trong thời gian này còn lần lượt được sự chỉ bảo của thầy thổi sáo phái bắc nổi tiếng Vương Thiết Truỳ cùng thầy thổi sáo phái nam nổi tiếng Lục Xuân Linh. Do ông ham học không ngừng nâng cao, đã thể hiện tu dưỡng âm nhạc khá cao trong xử lý âm nhạc. Nêu bật sâu sắc phong cách truyền thống tổng hợp sáo của hai phái bắc nam.

Diễn tấu của Vương Thứ Hằng đượm nồng mượt mà, tao nhã hoa lệ, lại bay bổng ngân vang, phóng khoáng nhiệt tình có cương có nhu, rất giàu cá tính. Ông không những trước sau tham gia các hoạt động biều diễn hoà nhạc quan trọng “Tiếng nói chấn hưng Trung Hoa”, “Chấn hưng âm nhạc dân tộc”, “Say mê hấp dẫn đàn sáo” đồng thời độc tấu, được các tiền bối âm nhạc như Lã Ký, Lý Hoán Chi, Thời Nhạc Mông khen ngợi, hơn nữa hợp tác chặt chẽ với người soạn nhạc, sáng tác không ít bản nhạc mới, đồng thời là người đầu tiên sáng tạo kỹ xảo sáo trúc mới: “Chặn giọng”, “Vê”, đồng thời mạnh dạn vận dụng cách nhả âm liên tục và nhảy vọt trong đoạn dài sở trường của sáo Tiểu bang miền bắc vào diễn tấu sáo âm thấp.

Nghệ thuật diễn tấu sáo ưu tú và sâu sắc, khiến Vương Thứ Hằng nhiều lần được tặng thưởng ở trong nước và hải ngoại. Bao gồm giải ba tác phẩm âm nhạc dân tộc Học viện âm nhạc Trung ương với bản nhạc sáng tác sáo “Mùa xuân trong vườn dâu” năm 1982, giải nhất độc tấu tại giải mời âm nhạc Quảng Đông toàn quốc lần thứ nhất năm 1987, giải nhì trong giải truyền hình khí nhạc dân tộc toàn quốc lần thứ nhất năm 1989, giải vàng độc tấu sáo tại Festival thanh niên thế giới lần thứ 13 Triều Tiên tháng 7 năm 1989, cùng giải diễn viên ưu tú trong cuộc thi bình chọn trình diễn Bộ Văn hoá TQ năm 1991.

Năm 1990 ông Vương Thứ Hằng đã tổ chức buổi hoà nhạc độc tấu sáo cá nhân tại Nhà biểu diễn âm nhạc Bắc Kinh, được giới âm nhạc dân tộc đánh giá cao. Ông Lã Ký đặc biệt khen ngợi “Diễn tấu của Vương Thứ Hằng dám đột phá, dám sáng táo trên cơ sở kế thừa cách diễn tấu truyền thống TQ, là người nổi bật trong những người diễn tấu đương đại”.

Ông Vương Thứ Hằng cũng nhiều lần thay mặt TQ đi thăm các nước và khu vực như Áo, Pháp, Đức, Mỹ v.v, buổi biểu diễn nào cũng thu được thành công, được đánh giá cao.

Ông Vương Thứ Hằng rất chú trọng tu dưỡng văn hoá, lại khiêm tốn học hỏi, không có thiên kiến đối với bất cứ dòng phái nào, lúc nào cũng suy nghĩ làm thế nào xây dựng được phong cách diễn tấu độc đáo của mình.

nguồn : http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter24/chapter240401.htm

Gửi lúc 22:43, 01/10/06Về đầu trang

from Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Nữ cao thủ sáo trúc TQ : ĐƯỜNG TUẤN KIỀU

Đường Tuấn Kiều là nghệ sĩ diễn tấu sáo thanh niên TQ, hiện là người thổi sáo thứ nhất Đoàn nhạc dân tộc Thượng Hải.

Từ nhỏ Đường Tuấn Kiều theo cha học thổi sáo, thời thiếu niên nhiều lần đoạt giải thưởng cao nhất giải khí nhạc thanh thiếu niên. Năm 1986 thi vào Trường trung học trực thuộc Học viện âm nhạc Thẩm Dương, theo học giáo sư Khổng Khánh Sơn. Năm 1990 lúc 16 tuổi, lần đầu tiên tổ chức buổi hoà nhạc độc tấu cá nhân. Sau này đến Học viện âm nhạc Thượng Hải, trước sau theo học nghệ nhân thổi sáo nổi tiếng Triệu Tùng Đình và giáo sư Du Tốn Phát. Trong thời gian tại trường, Đường Tuấn Kiều đã ra các đĩa CD cùng băng nhạc các bản nhạc nổi tiếng “Ba lần ghẹo hoa mai”, “Bài ca mới của dân chăn nuôi”, “Vung roi thúc ngựa bận vận chuyển lương thực” v.v. Năm 1996, Đường Tuấn Kiều tốt nghiệp với thành tích xuất sắc đến Đoàn nhạc dân tộc Thượng Hải, làm người thổi sáo thứ nhất của Đoàn nhạc dân tộc Thượng Hải, trở thành người diễn tấu nhạc thổi phụ nữ đầu tiên của TQ trong Dàn nhạc dân tộc. Diễn tấu của Đường Tuấn Kiều có cơ sở vững chắc, kỹ xảo thành thạo, âm sắc mượt mà thú vị, rất giàu sức biểu diễn âm nhạc. Bà thường xuyên được mời tham gia các buổi hoà nhạc Côngxectô cỡ lớn với mọi hình thức, buổi hoà nhạc thính phòng cùng chương trình văn nghệ tổng hợp Đài truyền hình, trong đó chủ yếu bao gồm “Buổi hoà nhạc thiên niên kỷ Hồng Công”, “Buổi hoà nhạc đón mừng năm mới 2000 Nhà hát lớn Thượng Hải”, “Buổi hoà nhạc tết Nguyên Đán năm 1999”, “Buổi hoà nhạc kỷ niệm 4 năm ngày thành lập chính quyền đặc khu Hồng Công”, “Buổi hoà nhạc mùa xuân Thượng Hải năm 2001” v.v.

Đường Tuấn Kiều từng nhận lời mời thu âm phần độc tấu sáo, ba-u trong bộ phim “Ngoạ hổ tàng long” của đạo diễn Lý An, nhà soạn nhạc Đàm Thuẫn, bản nhạc này giành được 18 giải vàng âm nhạc điện ảnh toàn cầu trong đó có giải Ô-xca và giải âm nhạc Grammy, đến nay, Đường Tuấn Kiều được làng âm nhạc quốc tế chú ý. Bà được mời đi Trung tâm nghệ thuật Barbican Luân Đôn Anh cùng nghệ sĩ Vi-ô-lông-xen nổi tiếng thế giới Ma Yo Yo cùng biểu diễn bản Côngxectô “Ngoạ hổ tàng Long” của nhà soạn nhạc Đàm Thuẫn thu được thành công rất lớn, đồng thời bắt đầu chặng đường lưu diễn trên toàn thế giới “Ngoạ hổ tàng long” của mình. Ngoài ra, bà còn hợp tác với các nhà soạn nhạc nổi tiếng khác của TQ, Giả Đạt Quần chuyên sáng tác bản Côngxectô sáo cho bà mang tên “Di tưởng biên thuỳ”, đĩa hát”Bo-luo-mi-duo” hợp tác với Hà Huấn Điền tiếp sau “Trống chị”, “Yang-kin-ma”, diễn tấu tất cả phần độc tấu nhạc thổi trong đó, được khen ngợi rộng rãi.

Tết Nguyên đán năm 2001, Đường Tuấn Kiều cùng Đoàn nhạc dân tộc Thượng Hải đi Nhà biểu diễn âm nhạc “Golden Concert Hall” Viên tổ chức buổi hoà nhạc xuân mới năm Tỵ, bà độc tấu sáo tại buổu hoà nhạc, tháng 7 cùng năm nhận lời mời đi Ma Cao tổ chức buổi hoà nhạc sáo Đường Tuấn Kiều.

Là nhạc sĩ, bà thường xuyên nhận lời mời tham gia nhiều Festival âm nhạc và nghệ thuật nổi tiếng, như: Festival nghệ thuâṭ quốc tế Ô-xa-ca, Festival âm nhạc thời đại Pháp, Festival âm nhạc “Ngọn lửa trên nước” Luân Đôn, Festival âm nhạc quốc tế Bắc Kinh, Festival nghệ thuật quốc tế Thượng Hải, Festival âm nhạc quốc tế mùa xuân Thượng Hải, Festival âm nhạc quốc tế Ma Cao v.v, diễn tấu âm nhạc xuất sắc của bà đã được chuyên gia trong ngành và khán giả ca ngợi và đánh giá tốt. Ngoài ra, bà còn là một trong ba nữ thành viên âm nhạc dân tộc xuất sắc TQ tham gia biểu diễn bài cai “Bài ca vui mừng” tại buổi biểu diễn văn nghệ cỡ lớn chào mừng nhà lãnh đạo 21 nước đến dự hội nghị APEC, được khách quý trong nước và quốc tế hoan nghênh và đánh giá tốt.

Đường Tuấn Kiều thường xuyên hợp tác với nhiều Đoàn nhạc nổi tiếng, bao gồm: Đoàn nhạc giao hưởng Luân Đôn, Đoàn nhạc giao hưởng nhà nước Pháp, Đoàn nhạc giao hưởng Hăm-bua, Đoàn nhạc thổi và dây Hồng Công, Đoàn nhạc giao hưởng thành phố Đài Bắc, Đoàn nhạc Người yêu nhạc TQ, Đoàn nhạc giao hưởng Thượng Hải, Đoàn nhạc giao hưởng phát thanh Thượng Hải v.v, đồng thời đi thăm nhiều nước và khu vực Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Áo, Bỉ, Pháp, I-ta-li-a, Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, là một trong những người diễn tấu sáo thanh niên kiệt xuất nhất TQ đương đại.

nguồn : http://vn.chinabroadcast.cn/chinaabc/chapter24/chapter240403.htm

Gửi lúc 22:45, 01/10/06Về đầu trang

from  Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Page 42 of 57 (854 items) « First ... < Previous 40 41 42 43 44 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems