Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
E ko học theo trường lớp nào cả, Sư phụ E cũng vậy nên E chẳng biết mình ở trình độ nào cả.( Bản nhạc này do Sp E ghi lại đó). Về việc chế tạo sáo trúc thì E chịu, Sp E làm chứ E ko biết, tình cờ E có tài liệu này thôi . Chắc các pác phải hỏi các pác kia đi! E đang dùng 01 cây sáo 6 lổ do Sp khoét khi thổi cho Organ đệm thì phô so với âm của đàn. Tuy nhiên, E vẫn thích dùng nó hơn cây sáo chuẩn vì âm sắc của nó.
Các pác cho E hỏi thăm với :1. Địa chỉ để mua sáo trúc có chất lwợng trong Sài Gòn (E cần kiếm 1 cây sáo 10 lổ).2. Phần mềm viết nhạc có hỗ trợ âm thanh cho sáo trúc ( hiện E đang dùng Sibelius2.
Gửi lúc 14:44, 23/08/05
bởi bác Foolagain
Gửi lúc 16:05, 25/08/05
Bởi Qui lão
Gửi lúc 22:12, 25/08/05
bởi Saonhom thành viên mới
Kính chào các bác trong diễn đàn này,
Tình cờ đi lang thang trên mạng, mới lạc bước vào đây, thấy các bác bàn về môn sáo mà tôi đã say mê từ lúc lên 10, thấy có nhiều điều đáng cho tôi học hỏi thêm nên đã nhẩy vào đây quậy cho vui..
Thủa nhỏ theo mẹ ra đồng, tôi thường bẻ thân cây lúa làm kèn thổi tò te, lớn hơn chút nữa nghe tiếng sáo trên đài mà như người mất trí . Tôi muốn đi học sáo nhưng vì ở nơi sơn cước hẻo lánh, nhà lại nghèo khó, bố lại cho là "xướng ca vô ích" nên suốt cuộc đời không có ai dạy cho cách chơi sáo! Thế là tôi tự mày mò học thổi, đập bể hết 3 cây sáo, sau 3 tháng mới thổi được vài câu Lòng mẹ . Vài năm sau, ông Nguyễn Đình Nghĩa có bán sách dạy và sáo gỗ, tôi nhịn ăn sáng, bụng đói đi học, mấy tháng sau mới mua được cuốn sách và băng cassette của ổng . Tôi dựa vào đó tự học, trang nào khó thi bỏ qua, bài nào thích thì thổi chơi bập bẹ, cái sự nghiệp sáo của tôi như thế ấy ... Cuộc chiến VN đã làm biết bao thăng trầm trong cuộc sống, nhưng lòng yêu sáo vẫn không bao giờ phai ... Sau này tôi phải tha hương nơi đất khách, tất nhiên là tìm đâu ra thầy dạy sáo (mong các bác chỉ giáo thêm cho), một mặt vẫn thổi sáo theo cái kiểu "thất học", mặt khác nghiên cứu thêm về vật lý của cây sáo và hiểu thêm được 1 chút về cách tính toán, kiểm nghiệm cao độ cây sáo để giải tỏa những thắc mắc của chính mình là "sáo như thế nào mới gọi là đúng" v.v...
Nhân qua đây thấy nhiều bác có thắc mắc giống mình ngày xưa, nên đôi khi cũng muốn chia xẻ những gì mình đã biết và nhất là cũng muốn học thêm những gì mình chưa biết . Đối với tôi, không có ai là dở, ai cũng có điểm hay đáng cho mình học hỏi thêm.
Vài hàng tâm sự khai màn, tôi xin dừng đây để nghỉ cuối tuần .
Chào các bác .
(Cái hình ở trên là bảng tính toán cao độ ông sáo Đô theo như ông Nguyễn Hồng Thái đề nghị ở trang số 8 trong cuốn sách dạy sáo 6 lỗ . Cột "hole freq" biểu thị độ cao của các nốt)
Gửi lúc 23:18, 26/08/05
Saonhom gia nhập
Dưới đây là cao độ ống sáo của ông Trần Thanh Trung, có bán tại TP HCM. Tính toán dựa vào lượng hơi thổi trung bình (vì thổi nhẹ có thể giảm đi gần nửa cung, thổi mạnh tăng gần nửa cung), nhiệt độ xung quanh là 30 độ Celcius.
Gửi lúc 17:24, 31/08/05
đóng góp của Saonhom
chú saonhom ui, chú có thể chỉ cho cháu biết cái phần mềm CYLFLUTE v1.0 chú đang xài là down ở đâu ko vậy ! cây sáo của ông Trung mà chú post hình lên kèm nó thổi nhẹ lắm, nhẹ đến phát ghét luôn đó , tiếng cũng nhỏ nữa... chú có cách nào làm sáo để thổi chính xác note ko thì chỉ cháu với , cháu làm ra toàn là thổi hơi bị lệch 1 tý so với âm chuẩn ko àh ! Còn nữa, bữa trước thấy trên tivi có ông kia thổi 1 cây sáo lạ lắm, 1 đầu thì thổi như là động tiêu, còn đầu kia thì dùng bàn tay để mở ra mở vào, cây sáo ấy ko có lỗ, chú có biết làm loại sáo đó ko thì chỉ cháu làm với , nhân tiện chú chỉ cháu cách thỗi luôn nhé
Gửi lúc 19:52, 31/08/05
bởi Leehonso
cây sáo mà không có lỗ nào theo tôi biết có 3 tên gọi, 1 là sáo không lỗ, 2 là sáo vỗ, 3 là Phong tiêu (theo Đỗ Lộc nói). phong ở đây không phải là gió mà phong là phong bế, dùng tay phong bế hơi để có các note khác nhau, nhưng nó thổi được có mấy note hà...
Được saotruc sửa chữa / chuyển vào 20:36 ngày 31/08/2005
Gửi lúc 20:34, 31/08/05
Cây sáo vỗ mà bâc Lee, saotruc nhắc em cũng có 1 cây. Nó thổi đwợc ít nốt thôi, âm thanh của cây sáo vang lên là tiếng đặc trưng của núi rừng (hình như có xuất xứ từ Tây nguyên phải ko bác saotruc, và mới xuất hiện cách đây khoảng 5 năm, Sp em cũng làm và trình tấu được loại này). Nếu mà bác muốn tìm bản nhạc để tấu bằng cây sáo vỗ thì hoặc là bác đốt đuốc lên hoặc là bác ..... sáng tác lấy.Còn chương trình CylFlut của chú saonhom chắc đwợc viết riêng, em tìm hoài mà ko thấy.
Gửi lúc 09:25, 01/09/05
Bác Foolagain khoe hàng
Chú saonhom ơi (chắc chú cùng thời với Sp cháu). Chắc chú cũng có cây sáo gỗ Cẩm Lai do Nguyễn Đình Nghĩa chế tạo (cháu cũng có 1 cây do Sp để lại. Chú có thể test dùm cháu đưọc ko. Cám ơn chú nhiều.
Gửi lúc 09:31, 01/09/05
của Bác Foolagain
Nghe Trần Thanh Trung nói, Nguyễn Đình NGhĩa là thầy của Trần Thanh Trung.
Gửi lúc 10:01, 01/09/05
Thông tin của Qui lão
@leehonso: Làm sao biết được cao độ sáo lệch 1 tí ? và 1 tí là bao nhiêu cung hay bao nhiêu cent ? cách đo đạc như thế nào ? Theo tôi cách đơn giản và chính xác như sau: Dùng chương trình Cool Edit để ghi âm tiếng sáo và phân tích tần số. Ghi chú ngày giờ và nhiệt độ trong phòng thu, thổi sáo khoảng 5-10 phút trước khi thực sự thâu âm. Thí dụ thổi solo chầm chậm bài Làng tôi của Văn Cao với luồng hơi đều đặn không mạnh không yếu, không để ý sự lạc giọng của sáo hay không, micro cách xa khoảng 1m. Thu xong rồi thì analyze tần số của các note thì mới biết rõ gần đúng sự sai lệch, xác định được rồi thì mới có thể sửa sáo lại cho tốt hơn. Vật lý đã chứng minh là không thể nào làm được 1 ống sáo chính xác hoàn toàn 100% cho tất cả các note từ Đô1 đến Mi3. Ngay cả sáo Tây phương cũng có sai lệch, nhưng sai lệch đó cho phép và đã được quy định rõ ràng, họ lại dùng máy thổi để đo lường, do đó không có yếu tố chủ quan tác động vào, cũng nhờ vậy mà Flute mới có thể tham gia vào các giàn giao hưởng. Ở VN chưa có ai đề nghị 1 phương pháp nào để tiêu chuẩn hóa ống sáo, nên ứng dụng của nó vào hòa tấu khó khăn. Tôi có xem 1 số tài liệu dạy sáo của VN thi cách bấm các nốt từ Đô3 trở lên cũng khác nhau, cách nào đúng nhất thì cũng phụ thuộc vào cách làm sáo và còn nhờ vật lý xác định nữa. Còn CylFlute thi do tôi viết riêng để thiết kế và kiểm nghiệm ống sáo (tôi chưa hoàn chỉnh xong, nếu bạn muốn có thì sau này xong tôi sẽ gửi qua email), các công thức thì đã có sẵn ở các trường đại học.
@foolagain: không phải ống sáo nào của ông NĐN cũng là đúng âm chuẩn, cái khó của người làm sáo là không thể làm 1 loại sáo đáp ứng 1 lúc cho hàng triệu người thích sáo với những gu khác biệt. Người Nam kẻ Bắc lại có những âm giai ngũ cung khác biệt nhau, lại muốn dùng 1 ống vừa chơi nhạc Tây phương (hệ bán cung) vừa đệm thơ Tao Đàn (hệ ngũ cung), v.v... cho nên mới có loại sáo cải tiến (không hoàn toàn là bán cung, cũng không hoàn toàn ngũ cung), tuy nhiên các nghệ sĩ tài ba vẫn dùng được loại sáo này cho 2 loại nhạc (ở 1 mức độ nào đó), các kỹ thuật gia giảm đã có ghi trong các sách dạy sáo. Năm 1972 tôi đến nhà ông NĐN mua sáo, thấy có nhiều loại khác nhau, tôi mua 1 ống sáo gỗ vừa túi tiền (cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ). Nhằm lúc trời mưa kéo dài tôi không ra về được, ông chỉ cho tôi vài cách thổi v.v. rồi đem cho tôi xem cái ống sáo cẩm lai đen trắng của ông đã từng đi lưu diễn ở Âu châu, tôi nhận thấy các lỗ trên cây sáo đó có lỗ to lỗ nhỏ, cự ly xa gần khác nhau, hoàn toàn khác hẳn với sáo tôi mua. Lúc ấy trước mặt 1 Master về sáo tôi không đủ kiến thức và can đảm để hỏi tại sao, cũng vì lý do đó mà sau này tôi mới tìm hiểu thêm về vật lý. Vì thì giờ hạn chế, lần tới tôi sẽ post 1 sơ đồ để bạn đo cự ly ống sáo, dựa vào đó tôi mới kiểm nghiệm tần số được.
Gửi lúc 22:55, 01/09/05
Saonhom tiên sinh
Hu hu , các pác ơi ,hôm nay em buồn vô hạn vì em bị tụi bạn học nó chê là thổi sáo yếu như con gái . Đây cũng là hậu quả đau lòng của quá trình học mò , hồi đó khi cầm lên cây sáo em luôn tâm niệm 1 điều là : thổi sao cho ko dc xì hơi , tiếng sáo phải thật trong và thật mảnh như 1 sợi chỉ ( hậu quả của việc nghe mấy tiếng sáo dc thu trong phòng thu âm đoá , nó chỉnh sửa cắt bỏ hết mấy chỗ xì rùi , nghe trong vút luôn , hix ) . Cứ như vậy cho đến giờ thì tiếng sáo của em theo như thầy nói là .... Đã Bị Chết Tiếng . Điều này khiến em buồn và nản quá , mà thầy em lại kêu là hết sửa dc rồi, học dc tới đâu thì hay tới đó thui . Em xin hỏi các pác là ko lẽ đã hết thuộc thật rồi sao , xin cho em mấy lời khuyên trước khi ... quá tuyệt vọng .
Gửi lúc 19:15, 03/09/05
Nước mắt của Lee
ko có việc gì khó,chỉ sợ bó tay thôi.Dể ợt bỏ một tháng xông hơi là khỏi lo he he!
Gửi lúc 08:00, 05/09/05
MHM cứu nguy
to sao nhom : Cám ơn chú saonhom.Sau 1 hồi vật lộn với các soft convert (dùng free) em mới chuyển được từ file .doc qua jpg để post tài liệu chế tạo sáo hình như là trong cuốn sách dạy thổi sáo của PHạm Xuân Thu (em chỉ có phần chế tạo sáo chứ ko có phần thổi sáo).
Gửi lúc 10:24, 05/09/05
Không ngờ topic của bác LeehonSo lại phát triển đến mức chuyên ngiệp như vậy, mình xem từ đầu tới cuối mà cảm thấy thật là sôi nổi và hào hứng tới mức ngộp thở luôn, một cảm giác giống như cái hồi mà em học sáo "mò" được 1 tuần tình cờ vào tiệm sách củ tậu được cuốn "Tự học sáo" của "sư tổ" Nguyễn Đình Nghĩa. Không giấu gì các bác, mình là dân amatuer mà thôi, vì vậy mình thấy các bác vui vẻ chỉ bảo cho nhau mà mình tham gia "ké", mình dảm bảo các bác là còn rất nhiều người đang muốn tìm hiểu mà không biết tìm học ở đâu, các bác '' từ bi hỉ xả" như vậy thật là một tin mừng !Hôm nay tui có một ý kiến này bác nào có hứng thì cùng tham gia với mình, còn bác mào thấy " xàm xí " quá thì củng mong cho ý kiến nha.Hổng biết có bác nào khoái Kim Dung không ha ? Không biết có bác nào đã liên hệ thổi sáo với thiền chưa, có bác nào thổi xong một bài Dân ca đơn giản mà lưng ướt đẫm mồ hôi chưa ? (Nhất là dân ca hơi oán Nam bộ),Sư huynh của mình khoái Kitaro lắm, mình củng thích nhưng không cảm nhận hết được, bác mào cảm được thì chỉ cho mình với !Mình thấy các bác nói về kỹ thuật nhiều quá, bây giờ mình chuyển đề tài để những ai mới vào làng có hứng thú tham gia, chứ cứ tiếp tục như vầy thì máy đứa thổi tò te như tụi em khó mà theo quá !
Gửi lúc 20:11, 05/09/05
Tranthiennhan tiên sinh tái xuất