Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tiền thân của Đam san

rated by 0 users
This post has 853 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Pác Lee ơi, mình rất mong rất bản dịch tiếp theo của Tuyển tập sáo trúc TH. Vừa rồi mình tình có tìm được 1 địa chỉ Down nhạc sáo TQ tới 8 trang lận.Xin link cho các pác tham khảo. Chuẩn bị mì gói, bánh mì trong lúc down http://mp3.baidu.com/m?z=0&cl=3&ip=222.253.1.228&ct=134217728&sn=&lm=0&cm=1&sc=1&bu=&rn=30&tn=baidump3&word=dizi&pn=30

Gửi lúc 17:14, 06/08/05Về đầu trang

Bác Foolagain

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1





Gửi lúc 22:43, 10/08/05Về đầu trang

Bởi Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1




Gửi lúc 14:09, 11/08/05Về đầu trang

bởi Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 



rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 




Gửi lúc 14:20, 11/08/05Về đầu trang

bởi Leehonso

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Để tiện việc thành lập CLB sáo trúc tôi sé mở một diễn đàn mới để tránh lấn sân chú leehonso.
Anh em nào quan tâm thì mời vô đóng góp ý kiến và ghi danh. Anh em ta cùng bàn bạc thống nhất địa điểm thời gian sinh hoạt cho tiện lợi.
chờ tiin anh em!!!
Thân!!!!!!

Gửi lúc 09:29, 02/08/05Về đầu trang

của Babyboy

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Hic! topic này đã "thấp cổ bé họng" mà các bác còn xé lẽ ra thì còn gì là đông vui nửa! bác nào cũng muốn lập topic riêng thì đâu còn tiếng nói chung nữa. Nhân tiện đây . gửi lời tạm biệt đến " Lì _hổng_sợ" và các bác luôn hén. cám ơn vì đã lập topic này. để có chổ cho tui spam mấy cái kiến thức eo hẹp này. nó cũng chẳng giúp ích được gì cho các bác cả. mhm thua xa các bác . chúc các bác gặt nhiều thành công hén. nếu sau này có rảnh thì sẻ tham gia tiếp. Còn nhiều cái để mhm này học hỏi lắm . nguời ta nói " thiếu hiểu biết+ sự nhiệt tình= Phá hoại" ! vì vậy xin chấm dứt sự hiện diện ở đây! buzz.....buzzzzz

Gửi lúc 07:27, 18/08/05Về đầu trang

MHM dỗi

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

sao pác MHM lại như vậy. tui thấy diễn đàn giúp cho tui nhiều thứ lắm, trong đó cái hay nhất là giúp tui quen thêm nhiều bạn cùng thích sáo trúc. tui hy vọng một ngày nào đó chúng ta thành lập được CLB như các pác ở Hà Nội thì hay biết mấy.

Gửi lúc 11:22, 18/08/05Về đầu trang

Qui lão dỗ

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

sự chấm dứt cuả topic này là hợp lý rồi , ngoài sự nhiệt tình cuả lee ra thì chẳng có ai tham gia 1 cách tích cực cả, ai cũng dấu nghề , hèn chi
âm nhạc dân tộc VN phát triển "xuất sắc" đến vậy . Chẳng ai biết share để nhận cả, thua xa bọn tư bản mà các bạn đang bài bác . Hãy đóng cưả topic này để hưởng thụ luồng gió mới cuả âm nhạc thế giới , các bạn hãy thoát ra khỏi vũng lầy " âm nhạc dân tộc " tù túng , yếm khí này để giải phóng tư tưởng !

Gửi lúc 11:30, 18/08/05Về đầu trang

Chinese_no1 phá đám

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

Cho tui tham gia với !, Tui dại dột đánh nickname là tên thiệt của tui nên bac Lee chac biet tui la ai roi !, tui khoai bac Sao truc va bac Dongtieu lam ! Bac biet ve sao TQ nhieu nhu vay chac da tap lau lam roi , Số DtDĐ của tui là 0983 999 379 mail là ttnuuu@yahoo.com mong mấy bác chiếu cố tui với !

Gửi lúc 11:51, 18/08/05Về đầu trang

Tranthiennhan tiên sinh lần đàu xuất hiện

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

hey! bác sáo trúc hiểu nhầm ý tui rồi. ý tui nói kiến thức của tui ko giúp ích đươc gì cho các bác hết. chứ có ai nói diển đàn này vô ích đâu. đây là nơi giao lưu mà. còn bác gì đó nói giải tán topíc hả. wên đi ko có chuyện đó đâu nhé! . mhm đang bước vào năm tốt nghiệp nên rất bận nên ko tham gia diễn đàn. còn về chuyện dấu nghề hả . xin lổi bác gì đó. mhm nay chưa dấu nghề bao giờ nhé! làm zậy khác nào giết dân vn chứ. thôi ! chào các bác. chúc các bác thành công . mhm này ngán wá rồi. ăn nhạc! ngủ nhạc !đi đâu cũng nhạc! ngán wá các bác ơi!

Gửi lúc 17:01, 18/08/05Về đầu trang

MHM đính chính

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 



vài dạng huyên của Trung Quốc

do Qui lão gửi

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Xin giới thiệu tài liệu chế tạo sáo trúc


VẤN ĐỀ CHẾ TẠO SÁO TRÚC

A-Giới thiệu ống sáo

Trong phong trào học nhạc, chơi nhạc lan rộng, vấn đề nhạc cụ đã trở thành trở lực khá lớn cho việc huấn luyện và phổ biến.

Về phía những người hoạt động âm nhạc, trừ 1 số ít các nhạc sư đóng đô ở 1 chỗ, phần đông đều ở những tổ văn nghệ hoặc lưu động thường xuyên hoặc luôn luôn di chuyển.. Đối với những người đó,các loại nhạc cụ mảnh dẻ hoặc cồng kềnh thật bất tiẹn cho sự mang đi mang lại. Một mặt khác, những cuộc biểu diễn ngoài trời, dưới đêm sương, trước một thính đài mênh mông nhiều khi đã là những thử thách lớn cho mấy cây đàn xưa nay vẫn quen ăn nói trong phòng khách, trên những sân khấu có đủ trần, phòng hậu, cánh gà để đưa hơi, nâng tiếng.

Về phía quần chúng chơi nhạc, tì bất kể loại nhạc cụ nào (đàn dây, đàn gió, đàn gõ…) đều tương đối đắt tiền, có khi lại khó tìm mua nữa. Một thí dụ : chiếc ghita xoàng (mà cũng phải mất công đi lùng mua lấy được mới có) bây giờ giá trị trên dưới một tạ gạo.

Để đối phó với tình trạng phiền phức đó, 1 số người hoạt động âm nhạc đã có ý kiến đi tìm 1 loại nhạc cụ thích hợp với hoàn cảnh và trình độ quần chúng chơi nhạc hiện thời. Và những anh em đó đã nhận định đúng đắn là phải cải tiến và phổ biến ống sáo trúc để phân biệt với các loại sáo bằng gỗ tiện hoặc bằng kim khí đúc.

B – Ưu điểm của ống sáo trúc

Ít ra trong hoàn cảnh hiện tại, ống sáo trúc có những ưu điểm rất dễ nhận:

1. Sáo trúc rẻ tiền, có thể làm lấy được, bằng những vật liệu dễ tìm, với những dụng cụ thô sơ;

2. Sáo nhẹ, dễ mang đi. Đeo dăm chục ống sáo cũng chỉ nặng bằng 1 chiếc banjo, lại gọn gàng hơn;

3. Sáo có thể rất to tiếng, lại không sợ mưa, nắng, sương, gió. Đặc biệt chơi ngoài trời, người nghe đông đảo rất hợp;

4. Tương đối, sáo cũng là thứ nhạc cụ dễ học, nếu có phương pháp, có thể tự học đươc.

C - Vấn đề cải tiến của ống sáo

Với những khả năng đó, ta quan niệm dễ dàng sự hợp thời của việc phổ biến ống sáo. Nhưng khi áp dụng nhận định ấy vào thực hành, việc phục hồi giá trị sáo cổ vấp phải mấy nhược điểm khác :

1- Sáo cổ bán trên thị trường phần nhiều chế tạo cẩu thả, sai tiếng, lại không theo 1 thanh mẫu nhất định;

2- Dù tiếng đúng, sáo cổ cũng khó áp dụng vào việc trình bày những bản nhạc mới vì chế tạo dựa trên thanh âm điệu cũ. Nói cụ thể hơn, sáo cổ 6 phím không có bán cung. Muốn thể hiện bán cung, nhạc công phải dùng ngón tay bịt một nửa lổ thổi. Như vậy, không nói sự khó khăn cho người mới tập, ngay đến người thổi sáo thạo, gặp phải những đoạn nhạc cần chạy nhanh, nhiều lúc cũng chịu không tài nào bắt vừa nhanh (một nửa lổ) vừa đúng được.Vì đó, cần cải tiến ống sáo cũ.

D- Ống sáo kiểu “Lôi – Tiên” 1950

Một trong những giải pháp cải tiến sáo tương đối tiẹn lợ hơn cả (cho tới bây giờ) là những loại sáo trúc do 2 anh Phạm Xuân Lôi và Phạm Xuân Tiên trình bày. Chúng ta nhận thấy ở những loại sáo mẫu đó, ngoài sự khắc phục theo nguyên tắc những nhược điểm cố hữu của sáo cổ, còn có những dụng công đáng lưu ý.

1) Cách bố trí khoa học các phím để các ngón tay vận động tự nhiên, thoải mái;

2) Cách trình bày thứ tự các kiểu sáo tiện cho việc phổ biến. Thí dụ :

a. Loại sáo 7 phím để cho người mới tập hay người đã dùng quen sáo cổ sửa lại lối bắt ngón;

b. Loại sáo 10 phím cho những người đã quen dùng lối sáo 7 lổ chuyển sang (hoặc cho những người trình độ chơi nhạc đã khá);

c. Loại sáo có cựa gà cho các em nhỏ hay những người mới học đỡ mệt lúc ban đầu…..

E – Vấn đề chế tạo sáo mới

Ý kiến chung của nhiều người (chuyên môn hoặc không chuyên môn về nhạc) đã nghe, dùng hoặc thí nghiệm sáo “Lôi-Tiên 1950” đều hoan nghênh sáng kiến đó và mong muốn sự phổ biến nó trên 1 quy mô rộng rãi.

Nhưng nhìn vào thực tế, số sáo mới đã hoàn thành hoặc đã phát hành còn quá ít ỏi đối với nhu cầu của phong trào.

Trước nạn khủng hoảng thiếu đó, với sự tán thành và giú đỡ trực tiếp (về ý kiến cũng như trong các thí nghiệm) của 2 anh Lôi, Tiên, chúng tôi mạnh dạn trình bày một ít kinh nghiệm về phương pháp chế tạo sáo trúc. Mong các bạn xa, gần có lưu tâm đến vấn đề ghóp thêm ý kiến hoặc bổ khuyết, sửa chữa những chõ sai lầm, khiếm khuyết.

Một mặt khác, vì mục đích thực hành và phổ thông, chúng tôi đã giản dị hoá rất nhiều khi đả động đến lý thuyết khoa học về Âm thanh cũng như khi áp dụng hay suy diễn các công thức một cách chủ quan. Mong các nhà khoa học cũng lượng thứ.

Chương II

LÝ THUYẾT VỀ SÁO

A- Bộ phận ống sáo

Sáo trúc là 1 nhạc cụ hết sức giản dị, thành phần nó gồm vẻn vẹn:

1- Một ống rỗng lòng, trên thân ống, ở 1 đầu là lỗ thổi, theo 1 hàng dọc cùng hàng với lỗ thổi ở đàu kia là 1 chuỗi những lỗ phím.

2- Trong lòng ống, sát mép lỗ thổi, phía không có phím có 1 cái nút :

7 6 5 4 3 2 1

 

Hình 1 : Sáo trông bên ngoài

Nút chận Lòng ống sáo

Hình 2 : Sáo bổ dọc

B – Cách phát thanh và âm thanh của sáo

Muốn thổi sáo thành tiếng, nhạc công cầm ngang thân sáo, dựa mép lỗ thổi vào môi dưới, xếp hai môi 1 cách thích hợp và “tia” hơi thổi vào bờ lỗ thổi đối diện với môi. Muốn thay đổi cao độ tiếng sáo có 2 cách:

1. Thay đổi cường độ (sức mạnh) tia hơi thổi : khi bịt các lỗ phím và thổi nhè nhẹ đủ để phát ra tiếng, ssáo cho nốt Đô4 ; thổi mạnh hơn sáo sẽ nẩy tiếng Đô5; mạnh hơn nữa âm thanh phát ra sẽ là Sol5…

2. Thay đổi cách bịt lỗ phím : Ta đánh số các lỗ phím theo thứ tự như hình vẽ. Bịt cả 7 phím, sáo cho âm thanh cơ bản của sáo (nốt trầm nhất) khi ta thổi đủ phát thành tiếng. Vẫn giữ nguyên cường độ tia hơi đó, ta buông phím 1: âm thanh phát ra sẽ cao hơn thanh cơ bản. Buông thêm phím 2, âm thanh phát ra lại cao hơn lên 1 bậc nữa, và cứ cao lần lên mãi cho tới khi ta buông cả 7 phím. Nếu ta lại bịt tất cácc phím để lại mở dần từng phím theo thứ tự : 1, 2, 3, ….7 trong khi ta tăng cường độ tia hơi thổi lên, sáo sẽ cho một chuỗi âm thanh giống như chuỗi âm thanh trước nhưng cao hơn 1 lớp (octave). Chẳng hạn, với tia hơi nhẹ, ta có chuõi âm thanh: Đo4, Re4, Mi4, Fa4, Sol4, La4, Si4 với tia hơi mạnh hơn (cùng một thứ tự mở phím) ta có thể có : Đo5, Re5, Mi5, Fa5, Sol5, La5, Si5…

C - Lý thuyết âm học áp dụng vào sáo

Vật lý học đặt âm thanh vào loại những hiện tượng tuần hoàn cũng như ánh sáng và điện. Nguyên nhân phát sinh âm thanh là những “chấn động”, điều mà ta có thể xác nghiệm 1 cách thô sơ bằng cách sờ ngón tay vào 1 dây đàn đang rung thành tiếng.

Một đặc tính cơ bản của âm thanh, cao độ, có quan hệ trực tiếp với số những rung động của vật phát âm trong một thời gian nhất định.Nếu ta lấy đơn vị thời gian là 1 giây đồng hồ thì số những âm ba (rung động) của một thanh âm a nào đó phát ra trong khoảng thời gian đó gọi là tần số âm a.

Áp dụng nhận thức vào ống sáo, có một số điểm ta nên lưu ý:

1. Nguyên nhân sự phát thanh của ống sáo là do cột không khí trong ống sáo rung động (chứ không phải là do thân sáo rung).

2. Động cơ sự rung động là tia hơi từ môi đập vào bờ lỗ thổi rồi tở ra, phần ra ngoài, phần vào trong lòng ống, ví như luồng sóng thác xô vào 1 ghềnh đá làm nước chung quanh chỗ đó cuộn xoáy lên. Tia hơi có thể làm rung động sang không khí trong ống (trường hợp sáo cựa gà).

3. Cao độ những âm thanh của sáo do 2 điều kiện quyết định:

a. Cường độ tia hơi thổ,

b.Kích thước ống sáo.

Cường độ - Luật các hoạ thanh(harmonique) : Âm học cho ta biết là những âm thanh do các nhạc cụ phát ra không phải là những đơn âm mà là những tạp âm tức là mốt số những đơn âm hợp lại. Nếu ta thí nghiệm bật một dây đàn cho nẩy thành tiếng và chú ý lắng tai nghe, thì ngoài âm thanh chính, trầm nhất, - thanh cơ bản, -ta còn nghe thấy những hoạ thanh, tức là những âm thanh mà tần số là những bội số (multiple) của tần số thanh cơ bản. Thí dụ ta nẩy dây La ở đàn guitare thì ngoài nốt La2 (cơ bản) ta có thể nghe thấy (nhỏ hơn) những âm thanh La3(tần số gấp đôi La2) Mi3 (tần số gấp 3 La2) La4 (tần số gấp4 La2) và có thể tới Do4 (tần số gấp 5 La2)… Vậy sự gia tăng cường độ tia hơi thổi có thể coi như có hiệu lực là làm trổi lên, lần lần, những hoạ thanh của âm cơ bản ống sáo. Nếu tần số âm cơ bản là n, thì những hoạ thanh xếp theo thứ tự sẽ có những tần số 2n, 3n, 4n, 5n …Thực tế, cường độ của tia hơi chỉ tới 1 mức nào thôi. Vì vậy nếu tương đối những hoạ thanh 2n, 3n có thể đạt được dễ dàng, những hoạ thanh 4n, 5n rất khó thực hiện và coi như ở ngoài tầm giọng ống sáo.

c.Kích thước ống sáo -Định luật Bernoulli: Định luật Bernoulli cho ta biết tương quan giữa kích thước ống sáo và cao độ của âm thanh cơ bản bằng phương trình:

L = V / 2n (1)

L : chiều dài ống sáo

V : vận tốc truyền âm trong không khí

n : Tần số của thanh cơ bản

Suy diễn công thức Bernoulli , ta thấy mấy điểm :

a).Chất ống (vật liệu làm sáo) không ảnh hưởng gì tới cao độ các âm thanh;

b).Chiều dài ống sáo tỉ lệ ngược với tần số âm thanh, ống càng dài, âm thanh càng thấp; ống càng ngắn âm thanh càng cao;

Đối chiếu với cách phát thanh của sáo, ta có thể coi ống sáo là một áp dụng công thức Bernoulli mà những lỗ phím là những “nấc” rút ngắn dần chiều dài ống sáo lại, để âm thanh cao mãi lên.

Chỗ khó trong công việc làm sáo là cách tính kích thước sáo, nghĩa là chiều dài sáo và chiều dài các phím.

Về chiều dài ống sáo, công thức L=V/2n sẽ giúp ta tính dễ dàng nếu ta biết tốc độ truyền âm V và tần số thanh cơ bản n.

Về chiều dài các phím, nếu ta coi mỗi phím là một ống sáo rút ngắn, ta có thể suy :

So sánh 2 ống L và L’ : L= V/2n ; L’= V/2n’

Vậy : L/L’ = (V/2n) / (V/2n’)

L/L’ = n’/n (2)

Như thế chiều dài L’ của phím sáo có thể tính ra khi ta biết chiều dài L (của sáo) và tỉ số n’/n của tần số n’ âm thanh phím và tần số n thanh cơ bản .


Gửi lúc 13:41, 20/08/05Về đầu trang

Tài liệu quý của Foolagain tiên sinh

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
còn lại em sẽ sửa chữa và post sau. Pác sáo trúc ơi , đây là địa chỉ và bản nhạc của bài Vung roi quất ngựa em nói bữa trước đó , mong pác chỉ giáo nhe.
http://www.chinakongzi.net/2550/music/download/dizi/yangbiancmylm.rm

Gửi lúc 14:06, 20/08/05Về đầu trang

của Foolagain tiên sinh

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
 

fool_again học tới trình độ nào mà tập bài này vậy, siêu wá , siêu wá , , fool cho mình hỏi là bạn đã từng chế sáo tạo sáo trúc bao giờ chưa, nếu dc thì xin chỉ dùm mình làm sao để làm dc 1 cây sáo có cao độ thật chuẩn , mình làm hoài mà cũng chỉ xem xem gần giống thui, ko chính xác dc, mà em nghe người ta nói là thổi mấy cây sáo ko chính xác thì sẽ bị hư tai , hix

Gửi lúc 22:52, 20/08/05Về đầu trang

Leehonso gửi

rockfan22003@yahoo.com
Page 11 of 57 (854 items) « First ... < Previous 9 10 11 12 13 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems