Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Sáo trúc với kỷ thuật reo lưỡi còn làm dc tiếng ngựa hí nữa
tình cờ lên mạng thấy anh Saotruc đi Japan , anh thổi hay wa nên post lên
ko xin phép anh Saotruc trước mong anh thứ lỗi , em chỉ mún chia sẽ với anh em thui
Liên khúc Nhật Việt với khá đủ kỷ thuật sáo trúc ( lưỡi đơn lưỡi kép reo lưỡi ....)
bài đầu là Sakura ( japanese folk song ) bài 2 là Lý Ngựa Ô ( Vietnamese folk song )
Ước j mình được như anh ấy nhỉ
[youtube:Bzog0uROkl4]
Có vẻ hơi không được khỏe cho lắm..............
Cha saotruc này nhiễn hẳn TQ rùi......cầm sáo việt cũng sờ tai Trung Cuốc....................
Ko hay bằng những bài trước.............
tại bác ý chơi sáo TQ quen rùi đó mà , em cũng đang tập kiểu đó nè , cũng đẹp mà có ji đâu
bài này thổi vậy là hay lắm rùi
cách cầm sáo kiểu VN/ TQ là thế nào em không hiểu!? em chỉ thấy bác Saotruc chơi Lý ngựa ô hay quá, hầu như là đầy đủ các kĩ thuật của sáo trúc.
Ai là người quay video này thế bác? lẽ ra phải chú trọng con người chứ? cảnh đẹp chỉ để làm nổi bật tài năng con người lên thôi!
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
cảnh vật hữu tình , con người tài năng tiếng sáo réo rắc jeo vào tâm hồn ta cái ji đó thiết tha
mà bài này rộn rã vui tươi hay thiệt .
Cho dù là 1 bản dân ca bình thường nhưng wa tay của Cao Thủ thì có khác he . hay thật nghe hoài mà ko chán .
saotruc: qua xứ Phù Tang rồi à, tính nhờ st vác 1 cây katana về mà sợ bị HQ vịn quá. Không lo vui chơi đi, sáo sọt làm giề..
Đây là cầm sáo theo xì tai" Việt cổ truyền"...ặc...ặc...
foolagain:saotruc: qua xứ Phù Tang rồi à, tính nhờ st vác 1 cây katana về mà sợ bị HQ vịn quá. Không lo vui chơi đi, sáo sọt làm giề..Đây là cầm sáo theo xì tai" Việt cổ truyền"...ặc...ặc...
Katana ko được thì đổi sang Shaku đi anh foolagain :))
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Thật có lỗi với anh em, Đến được Phù Tang nhưng không tìm được Shakuhachi. Nếu nói mua thì tui không đủ tiền để mua rồi vì cây một nghìn USD mà mình nghe nói thì đó chỉ là loại cho sinh viên học, nó được làm từ những khúc trúc trên thân chứ không phải là gốc. Còn cở 2000 thì thường là bằng gỗ, còn Shakuhachi thật sự thì không có cái nào dưới 3000 USD. Tui tính đi tìm để xem, nhưng qua đây mấy tháng, thời gian rảnh được có mấy ngày, tranh thủ đi tìm nhưng tìm hoài không ra. Một lần đến phố nhạc cụ thì ở đây toàn bán nhạc cụ Tây. Hỏi những người Nhật họ còn mù mờ về cây Shakuhachi nói chi người Việt. Việc tìm kiếm chổ bán làm tui khăn gói mấy ngày đi tìm không ra, lần nào về nhà cũng bụng đói tay trắng. Ở Nhật, người ta thường bán đấu giá đồ cũ qua mạng. Tui lên thấy bán cũng khá nhiều Shakuhachi, Bao ngày nằm chờ đấu giá, nhưng khổ thay, nó đòi hỏi mình phải có tài khoản ngân hàng ở đây. Thấy người ta trả giá mua mà mình mua không được. Làm tui mất ăn mất ngủ mất tuần liền, đi hỏi người này người kia nhà vả khắp nơi nhưng không được. Còn mấy tuần nữa, tui cứ mãi hy vọng đi tìm, nhưng H1N1 bùng phát, Nhật lại là quốc gia có tốc độ nhiểm cúm nhanh nhất thế giới. Vì đa số dùng xe điện để đi lại. Tui không dám đi đâu nữa, vì tui ở cách Tokyo có 30 phút xe điện. Vấn đề đau đầu của tui hiện nay không phải là tìm Shakuhachi nữa mà là đi tìm khẩu trang. Trong các tiệm của Nhật, khẩu trang bán rất nhiều, vậy mà đến khi có dịch. Không tìm đâu ra 1 cái. Những người Nhật họ cũng khốn đốn về chuyện này. Trên Tivi họ còn chỉ cách làm khẩu trang từ khăn làm bếp để đối phó trong tình hình này. Qua bao ngày tìm kiếm, tui cũng mua được khẩu trang để có thể về nước mà dự sinh nhật Damsan lần này. Chuyến đi này của tui coi như thất bại.
Anh Saotruc thổi dở thì em chỉ ước dc dở như anh thui heheh
có cúm thì kêu Bác Sĩ Saonhua trị cho , H1N1 có thuốc trị mà heheheh
xin trả lời với anh saotruc là anh khỏi đi kiếm shakuhachi làm gì cho mệt, vì có đem về nhà cũng chả bố nào thổi được với cái hệ thống fingering chart như thế, em mới vừa làm 1 cây gọi là nhạc cụ chứ hỏng dám gọi nó là cái gì, đầu đuôi shakuhachi, còn khúc giữa sáu lỗ, với các kĩ thuật gập của shakuhachi thì vẫn bảo toàn, tuy nhiên dễ dàng diễn tấu hơn rất nhiều so với hệ thống năm lỗ, cái này dành cho anh em nào thích thử nghiệm về shakuhachi và màu âm xì xì của gió ngày bão.
với kinh nghiệm thu thập được qua mạng và do chính tay tận tình chỉ dạy của giáo sư về shaku, Shinzo Abe, và 1 mớ trúc đà lạt em cũng nặn ra một cây gọi là tàm tạm xài chơi đỡ ghiền, nhưng thiếu cái xương voi ngay miệng thổi, hôm nào đi ăn hủ tiếu lụm 1 khúc về đúc đỡ miếng xương heo cho bớt xì cái tiếng gió. he he