Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Gửi những người bạn yêu ca Huế
Tôi cảm thấy mình thật có lỗi rất lớn khi chưa giúp được cha lưu lại tiếng đàn Tỳ (các bài ca Huế ) mà Ông đã học được từ Ông thầy Nguyễn Quang Tồn.
Tôi từ nhỏ sống với mẹ ở một vùng thôn quê nghèo. Lớn lên trong chiến tranh chống Mỹ, được đi học cho đến hết cấp 3 rồi vào đại học Mỏ Địa Chất -hồi đó ở Phổ Yên -Thái Nguyên. Còn cha tôi khi tôi còn học phổ thông thì theo đoàn văn công tỉnh phục vụ bộ đội và nhân dân trong tỉnh Quảng Bình và các tỉnh khác. Ông ít khi về nhà trừ mấy ngày tết, hoặc vào dịp cùng với đoàn văn công về biểu diễn phục vụ bà con ở quê tôi. Do vậy mà tôi ít khi được nghe cha tôi đàn (Ngoài việc Ông làm Trưởng đoàn văn công ra, Ông chơi được cả đàn Nguyệt và Đàn Tỳ Bà). Theo Ông kể thì hồi đó, do chiến tranh và cũng do trào lưu chung mà đàn nhạc cổ ít được sử dụng để phục vụ chiến sỹ mà phổ biến nhất là nhạc Mới. Bản thân cha tôi cũng muốn tìm học trò để truyền lại tiếng đàn của Thấy Tồn nhưng đã không gặp may vì hai người học trò của Ông (quê ở Quảng bình) đã chơi khá tốt cả đàn Tỳ và đàn Nguyệt đều bị hy sinh trong chiến tranh.
Thời gian cha tôi về hưu thì tôi đang học Đại học nên hầu như chẳng mấy khi được thưởng thức một cách trọn vẹn tiếng đàn của cha. Những năm nghỉ hưu sống ở quê, Ông theo đội dân ca tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình của huyện Lệ Thủy (Anh Hoàng Đình Luyện - là con kết nghĩa của ông làm đội trưởng) đi phục vụ bà con nhân dân trong huyện. Còn chúng tôi - 3 cô con gái thì bận lo cơm áo gạo muối nên cũng quên luôn tiếng đàn của cha. Cho đến khi anh Hoàng Đình Luyện đột ngột “ra đi”, chúng tôi đón ông ra Hà Nội sống cùng với hai chị em chúng tôi (chị thứ hai là tiến sỹ sử học - Châu Thị Hải) từ năm 2001.
Từ ngày Ông ra Hà Nội (khi đó ông đã ở tuổi 92), chúng tôi mới có dịp thưởng thức tiếng đàn Tỳ Bà của cha với những bài ca Huế cổ truyền như: Lưu Thủy Kim Tiền, Tứ Đại Cảnh, Nam Ai, Nam Bằng, Cổ Bản .. . Nhưng có thể vì chúng tôi không theo nghiệp ca hát nên sự cảm nhận vẫn bị hạn chế.
Trong một lần đến chơi, Ông Trần Ngọc Bích- trước công tác ở Đoàn dân ca đài Tiếng nói Việt Nam quê ở Thừa Thiên Huế - một người bạn quen với cha tôi hồi Ông còn làm Trưởng đoàn văn công đã được nghe cha tôi độc tấu đàn Tỳ Bà vài lần đã nhận xét là: “Tiếng đàn độc nhất vô nhi” và nhắc nhở cha tôi rằng “bác mà đánh mất ngón đàn của cụ Tồn là bác có tội đấy”.
Từ năm 2001 đến nay, sống với các con ở Hà Nội, ngoài việc tham gia vào câu lạc bộ ca nhạc truyền thống của hiệp hội UNESCO của thành phố Hà Nội do Bác Ngô Văn Đảm làm chủ nhiệm, cha tôi luôn cố gắng tìm kiếm học trò để truyền nghề như lời nhắc nhở của Ông Bích.
Người đến học với Ông trước có cô giáo Mai Huệ (Giảng viên bộ môn Tỳ Bà, Nhạc viện Hà Nội). Cô giáo Huệ chỉ học được bài Tứ Đại Cảnh, rồi do bận đi học làm luận án Thạc sỹ ở nước ngoài nên những bài khác cô chưa kịp học mà chỉ đề nghị ông chơi cho cô ghi âm và quay video để làm tư liệu mà thôi. Hiện nay Cô Mai Huệ đã là Đào Nương của Ca Trù và chơi đàn Đáy.
Hai năm gần đây có thêm cháu Thuỷ cũng là sinh viên nhạc viện Hà Nội đến học, cháu học rất nhanh, đã chơi được bài Cổ Bản và Nam Bằng. Nhưng vì cháu còn nhiều môn học khác nên cũng mới chỉ đến đó là hết. Mà nhạc của cha tôi chơi là nhạc của ca Huế, sử dụng đàn Tỳ Bà Huế, nên để có thể phát huy hết sở trường sở đoản của một Nhạc công đàn tỳ Huế như cha tôi ao ước thì chắc là rất khó.
Năm nay cha tôi đã 101 tuổi không còn chơi đàn được nữa, ngoài mong muốn truyền lại ngón đàn mà mình đã học từ Thầy Tồn , cha tôi còn có nguyện vọng muốn truyền lại cách ký xướng âm cổ mà Ông còn nhớ được từ sách dạy nhạc cho đàn Tỳ của ông Thầy ngày trước. Hy vọng là nếu quyển sách nhạc của Thầy Tồn mà còn đâu đó thì sẽ có người đọc được nó về sau.
Đồng thời tôi cũng đã giúp Ông ghi lại bằng hình ảnh và âm thanh các bài đàn của ông như các điệu dạo Nam, dạo Khách, Nam Ai, Nam Bằng, Tứ Đại Cảnh, Cổ Bản, Lưu Thuỷ Kim Tiền, 10 bài Tàu.
Tôi viết bài này với mong muốn gửi đến những người bạn yêu ca Huế và đàn Tỳ Huế những tâm tư của cha tôi để nếu các bạn quan tâm thì cùng tôi sử dụng và khai thác những tài liệu mà cha tôi còn lưu giữ ở đây.
Hà Nội 10-5-2009
Châu Thị Hà
Email: hachau1952@yahoo.com
Thay lời tựaĐối với cây đàn Tỳ BàTừ cổ chí kim, văn chương thơ phú thường có ý đẹp lời hay ca ngợi nó.Tôi vào Nam ra Bắc chưa gặp được thầy hoặc sách dạy đờn Tỳ Bà.Tôi đã dày công nghiên cứu tìm lựa lọc từng đường tơ, vỗ vào phím lập cho nó một số bài theo lối tài tử điệu Ca Huế tự học với ký xướng âm riêng đặng giữ tên gốc của 4 dây theo vần cung thương (Binh Thơ Đồ Trận, bản sắc của Tỳ Bà) đã qua ca nhi và thầy tôi là Trần Trinh Soạn tiên sinh. Thầy tôi vốn hay thận trọng từng lời nói, vì Người không sành cây Tỳ Bà. Người chỉ cho tiếng đờn của tôi có dư âm của Nam Sách Quận Công và ngài Tuy An thửa trước.Dựa theo tiếng khen quý giá của thầy, tôi tiếp tục sáng tạo thêm. Nay tặng cho bạn tôi là Phú Giang Châu-Châu Đình Khoá một tập đủ giọng Nam, Khách để cám ơn. Không dám khoe khoang mà chỉ có ý muốn làm giàu cho bộ môn Ca Huế của quê hương mà thôi.Phú Thọ mùa Thu năm 1939Nguyễn Quang TồnThôn Tô ĐàHuyện Hương ThủyTỉnh Thừa Thiên Trên đây là bài thay lời tựa của tập nhạc thầy Tồn tặng tôi trước lúc chia tay 1939 (đã bị thất lạc)[1] [1] Do cô Ch©u §×nh Kho¸ - häc trß cò tù ghi l¹i [1] Do cô Ch©u §×nh Kho¸ - häc trß cò tù ghi l¹i [1] Do cô Ch©u §×nh Kho¸ - häc trß cò tù ghi l¹i
Thay lời tựa
Đối với cây đàn Tỳ Bà
Từ cổ chí kim, văn chương thơ phú thường có ý đẹp lời hay ca ngợi nó.
Tôi vào Nam ra Bắc chưa gặp được thầy hoặc sách dạy đờn Tỳ Bà.
Tôi đã dày công nghiên cứu tìm lựa lọc từng đường tơ, vỗ vào phím lập cho nó một số bài theo lối tài tử điệu Ca Huế tự học với ký xướng âm riêng đặng giữ tên gốc của 4 dây theo vần cung thương (Binh Thơ Đồ Trận, bản sắc của Tỳ Bà) đã qua ca nhi và thầy tôi là Trần Trinh Soạn tiên sinh. Thầy tôi vốn hay thận trọng từng lời nói, vì Người không sành cây Tỳ Bà. Người chỉ cho tiếng đờn của tôi có dư âm của Nam Sách Quận Công và ngài Tuy An thửa trước.
Dựa theo tiếng khen quý giá của thầy, tôi tiếp tục sáng tạo thêm. Nay tặng cho bạn tôi là Phú Giang Châu-Châu Đình Khoá một tập đủ giọng Nam, Khách để cám ơn. Không dám khoe khoang mà chỉ có ý muốn làm giàu cho bộ môn Ca Huế của quê hương mà thôi.
Phú Thọ mùa Thu năm 1939
Thôn Tô Đà
Huyện Hương Thủy
Tỉnh Thừa Thiên
[1] Do cô Ch©u §×nh Kho¸ - häc trß cò tù ghi l¹i
[youtube:ponJpu2ZCUc]
[youtube:kIDlr3NJlDU]
[youtube:AlMZsLXcqfY]
[youtube:Xuja8Hy4RrA]
[youtube:EC07oLBpX1U]
[youtube:xOfh-DIT7ZI]
Đúng rồi đó anh Chapi à, đợt rồi em có dịp qua Huế mấy ngày nên cũng thâu lại được một chút cố đô, ca Huế đã nghe, trà Huế đã thưởng, chỉ tiếc là chưa được ngủ đò trên sông Hương. Mấy clip trên quay bằng điện thoại nên chất lượng ko được như ý lắm. Để em úp 1 cái VCD Tìm về Huế xưa lên cho anh em thưởng thức nha. VCD này có 12 bản, bao gồm Tương tư khúc, Tứ đại, Phú lục, Mười thương, Lý giao duyên, Long ngâm, Hò giã gạo, Hầu văn, Cổ bản, Cổ bản dựng, thêm 1 Tổ khúc nét Huế. Và mở đầu là Về nữ sinh Đồng Khánh nhé. Sao áo dài Huế đẹp thế không biết, hix hix
[youtube:-kDzGkB2y6k]
[youtube:L2yGQjj8e8A]
[youtube:3IzN0eWrId8]
[youtube:el4fOz7NgY0]
[youtube:QAEg1BXyM_o]
[youtube:6OefLZt8b-s]
[youtube:Y4D9q4JqA9E]
[youtube:BWx4pYvbTAE]
[youtube:aBHtZQZ2hyQ]
[youtube:C9sMHbK8Rfo]
[youtube:uztJfjOTVZY]