Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Giới thiệu Cụ Châu Đình Khoá - bậc nghệ nhân lão thành với cây đàn Tỳ Bà trong dàn nhạc ca Huế cổ truyền

rated by 0 users
This post has 1 Reply | 0 Followers

Not Ranked
tiểu cầm thủ
Chau Thi Ha Posted: 05-09-2009 6:57

Trân trọng giới thiệu

Cụ Châu Đình Khoá - bậc nghệ nhân lão thành

với cây đàn Tỳ Bà trong dàn nhạc ca Huế cổ truyền.

“ ....đàn tỳ đi bay bổng theo nhịp ngoại và phức âm . . .”

Ông Le Bơ Ris ( Le Bris) nhạc sỹ ngư­ời Pháp đó nói như vậy sau khi được nghe những buổi hoà tấu và ca nhạc Huế cổ truyền. Qua lời nhận xét trên một vấn đề đư­ợc đặt ra là vì sao một nhạc cụ dân tộc lại có thể sử dụng được cách đàn phức âm? mà cách đàn này có phần giống như­ lối hoà thanh theo nghệ thuật phức âm của nền âm nhạc Châu Âu đã áp dụng để làm phong phú thêm  cho các điệu trong thánh ca.

Nguyên nhân có nhiều, như­ng một yếu tố không kém phần quan trọng , đó là sự cấu tạo nhạc cụ của cây đàn tỳ bà Huế. Đàn tỳ bà Huế có 4 dây và 10 phím (có 01 phím ngắn). Theo cụ Châu Đình Khoá, các bậc tiền bối của nền âm nhạc Huế xưa kia đặt tên cho 4 dây theo đặc trư­ng âm thanh của chúng:

trận - dây to thứ nhất, ứng với “họ”

đồ— dây thứ hai, ứng với “xàng”

thơ- dây thứ ba ứng với “Xê”

và binh- dây thứ tư­ ứng với  “L­ưu”.

Nếu so sánh với tân nhạc thì 4 nốt này tương đ­ương với “độ”, “fà”, “sol” ‘’đô ‘’.

Những dây đàn chạy dài từ 4 trục gác qua “yên ngựa’’ ( trên cổ đàn) của nhạc cụ chạy dài xuống ôbài thơ ô tận cùng của nơi buộc dây. Do vậy, mỗi phớm đàn đều có 4 âm khác nhau. Ví dụ phím thứ nhất có 4 âm: ‘’xệ’’, ‘’họ’’, ‘’xự ‘’, ‘’Xê’’; phím thứ hai: ‘’cộng’’, ‘’xự’‘, ‘’xừ’’ ‘’cống’’; phím thứ ba: ‘’cồng’’, ‘’xừ ‘’, ‘’xàng’’,’’công’’,.vv..

Tỳ bà Huế ngoài 5 âm giống đàn nguyệt ‘’họ’’, ‘’xự’’, ’’ xàng’’,’’xê’’, ‘’cống’’, còn có thêm hai âm bán cung ‘’xừ’’ t­ương đ­ương với nốt ‘’mi’’ trong tân nhạc, và ‘’cồng’’ t­ương đ­ương với nốt ‘’Xi’’ trong tân nhạc. Như­ vậy, Tỳ bà Huế có đủ 7 âm: Họ, Xự, Xừ, Xàng, Xê, Cống, Công, tương đương với 7 nốt trong tân nhạc: Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Xi của tân nhạc.

Trong 4 dây, có hai dây ở giữa Xàng và Xê liền kề nhau tương đ­ương với 2 nốt Fa và Sol trong tân nhạc, mà fa và Sol là một quãng 2, do đó hình thành những âm song thanh: Xự- xừ, xàng-xàng, xê-xê, cống-cống, công-công, liu-liu, u-u,.... Vì vậy Tỳ bà Huế có một vị trí thiết yếu trong dàn nhạc cổ truyền Huế.

Một đặc điểm khác của tỳ bà Huế là có hai dây ở trên: họ và xàng là âm trầm, 2 dây ở dư­ới  Xê và lư­u là âm cao. Vì vậy mà Tỳ bà Huế có tiếng đục, tiếng trong, tiếng trầm, tiếng bổng.

Những đặc điểm độc đáo của đàn tỳ bà Huế đã tào điều kiện thuận lợi cho ng­ười nhạc công điêu luyện chạy ngón, chuyển ngón thực hiện thành công việc sử dụng lối đàn phức âm này. Đồng thời những đặc điểm đó làm cho loại nhạc cụ này có một vị trí thiết yếu trong dàn nhạc Ca Huế.

Để minh chứng tính năng hấp dẫn của tỳ bà Huế, cụ Châu Đình Khoá, nguyên Tr­ưởng đoàn, Đoàn Nghệ thuật Quảng Bình, năm nay đã ngoài 97 tuổi, suốt đời gắn bó với cây đàn Tỳ bà, sẽ độc tấu bằng đàn Tỳ và đàn Nguyệt một số bản nhạc tiêu biểu trong rừng nhạc cổ truyền Bình Trị Thiên - Huế.

Các bài thuộc loài khách vui t­ươi gồm có: L­ưu thủy, Kim tiền, Cổ bản, Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ Quảng, Phú l ục,...

Các bài hơi nam lâng lâng, dìu dịu, gồm có: Tứ Đại Cảnh, Nam Ai, Nam bằng,...

Trước khi đàn các bài thuộc hơi khách hay hơi nam, cụ Châu Đình Khóa đều có những khúc dạo đầu với đầy đủ cả 3 bậc của Tỳ bà Huế: bậc thấp, bậc trung và bậc cao để xác định chuẩn mực cung bậc âm thanh, giới thiệu với bạn đàn và người nghe những làn điệu sắp được trình bày.

Qua diễn tấu của cụ, người sành điệu dễ dàng nhận thấy:

Những bản nhạc được biên soạn rất công phu và chỉ dành riêng cho Tỳ bà Huế. Vì vậy, cấu trúc âm nhạc của bài bản có phần khác biệt so với các bài bản cùng loại của các nhạc cụ khác. Sự khác biệt này ít thấy trong âm nhạc cổ truyền. Phải chăng đây là sự sáng tạo độc đáo trong lĩnh vực âm nhạc mà cụ Châu Đình Khoá đã tiếp nhận được qua sách “tự học đàn Tỳ” của Cố Nghệ sỹ Nguyễn Quang Tồn. Điều này được xác minh rất rõ qua hai bài Lưu thủy và Kim tiền do cụ chơi với hai loại nhạc cụ: đàn Tỳ và đàn Nguyệt.

Cụ Châu đình Khóa đã khai thác mọi tính năng hấp dẫn của nhạc cụ này để ứng dụng vào những ngón đàn dày dàn kinh nghiệm tiếp thu được cái tinh hoa của các bậc danh cầm tiền bối.

Tuỳ theo tính chất âm nhạc của từng bản nhạc khác nhau mà tiếng đàn của cụ lúc lên bổng, xuống trầm, khi tao nhã, vui t­ươi, có khi thong thả, nhấn nhá, mùi mẫn, thỉnh thoảng lại đan chen “ngón phi” cả 4 dây rộn rã, ngân lên một âm thanh kỳ diệu, làm cho bản độc tấu thêm phần sôi động.

Âm thanh của đàn tỳ bà ở những bản nhạc không lời thì nh­ư vậy. Còn khi đàn có ca thì như­ thế nào? Khi đàn có ca, những nốt nhạc lại được biến âm phần nào để tiếng đàn, lời ca hoà quyện vào nhau gây hứng thú cho ngư­ời thưởng thức.

Để “đàn ăn ca”, một số nốt nhạc trong bài độc tấu được biến âm hoặc sáng tác theo ngẫu hứng. Nếu những bài độc tấu được sự hâm mộ của nhiều người thì các bài đàn với ca của cụ Khoá cũng đã quyến rũ không ít người say mê.

Âm sắc dồi dào, sắc thái phong phú của các làn điệu đ­ượm chất trữ tình của Nhật Lệ, Bế Hải, H­ương Giang được cụ Châu Đình Khóa thể hiện đậm đà trong tiếng đàn độc tấu đã thu hút sự ngư­ỡng mộ đầy ấn tư­ợng của ngư­ời thưởng thức. Có bạn tri âm tri kỷ của cụ đã bộc bạch: “Tiếng đàn Tỳ bà của bác đã gây rung động và xao xuyến tình người”.

Nhà giáo nhân dân Vũ Thị Mai Phương năm 2001 đã được gặp cụ Châu Đình Khoá, được nghe những tiếng đàn Tỳ bà theo phong cách thính phòng Huế, Cô đã không hết ngạc nhiên trước cách soạn ngón tài tình của những thế tay xen kẽ tiếng đục và tiếng trong tuyến giai điệu mang tính đặc trưng của Tỳ Bà. Những điểm nhấn đã tạo ra những cảm giác mới lạ hấp dẫn những chữ “dải” đặt vào những tình huống bất ngờ và nếu người hoà đàn không vững bài bản có thể “trượt vỏ chuối” (đó là nói về những người hoà đàn theo phong cách ngẫu hứng tại chỗ). Vẫn là chữ Xê và khi nghe tiếng Xê ở phím Kiệt vừa đục vừa đoản ngắt tạo nên cảm giác mới lạ riêng biệt đối tỷ với tiếng trong chữ Liu, ngay cạnh nó. Cô nhận ra cổ nhân đã rất tinh tế tỷ mỷ trong cách soạn ngón đàn đã dần hình thành phong cách cho từng loại nhạc cụ. Và có lẽ cũng chính nhờ sự sáng tạo này mà cây đàn Tỳ Bà với nhiều sở đoản đã đứng vững trong dàn nhạc Cung đình gần một ngàn năm”(theo luận văn thạc sỹ của cô Mai Huệ - giảng viên Nhạc viện Hà Nội).

Thiết nghĩ tài ba hiếm có của cụ Châu Đình Khóa rất đáng trân trọng, cần quan tâm thực hiện bảo tồn, kề thừa và phát huy. Nếu không, e rằng lúc nào đó tiếng đàn Tỳ Bà có một không hai của cụ sẽ bị mai một, bị đẩy lùi vào dĩ vãng, và rồi cũng sẽ tiếp bư­ớc con đường mà trước đây cố nghệ sỹ Ba Du đã đi và vĩnh viễn mang theo lên cõi vĩnh hằng 36 tiếng cười của nền nghệ thuật tuồng truyền thống. 

                                                                         Bài  viết  của  ông

                                                                         Trần Ngọc Bích

Nguyên Phó Giám Đốc

 đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam

         Hà Nội, mùa Thu 2006

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Và hình như cũng không ai làm cái công tác bảo tồn đó thì phải. Cứ thử tìm "Châu Đình Khóa" trên google thì chẳng tìm đc audio hay clip, tòan các bài viết . Bảo tồn bằng lời nói à Sad
Page 1 of 1 (2 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems