Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

COnserto cho Sao truc va dan nhac :)

rated by 0 users
This post has 14 Replies | 2 Followers

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Bác crazy xem lại giúp vì em vào nó cứ đòi mật khẩu nên chưa nghe được :).

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
bác phải đăng ký mới được, tui nghe rồi, kỹ thuật của bác crazy tốt lắm, không chê được.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Bao nhiêu năm để có thể thổi "crazy" dc như vậy nhỉ pác Crazy ? Pác làm em khao khát quá !
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Tiếng sáo và kỹ thuật của bạn đều rất hay, Crazy khi nào thổi bài mới thì post cho anh em thưởng thức nữa nhé :). Nhưng mà em thấy tiếng sáo VN nó trong & cao nên có 1 chút không hợp với thể loại này. Mà hình như Crazy hồi trước hay thổi sáo trên TV thì phải?

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

ban choi hay lam, phan hoa am cung hay nua, toi that ko hieu sao ban lai lam hay den vay.

bddn2002,

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Rat' cam? on cac' bac'! Cam? on bac' Sao' Truc' nhieu`!Bac' Lee tap. nhieu` la` ok ngay! 1 ngay khoang 6 tieng' la` dc Stick out tongue

Thuc. ra chuong trinh nay da~ dien~ o nha` hat LOn' Ha Noi! voi' dan` nhac Giao huong? xin! that!

Cai' ma` cac' ban dang nghe la` minh` thu tai. gia! va nhac. de^m. la` may' tinh' minh` lam` , nghe cung~ giong' giao huong? nhi? Wink

Bai` nay` cua? nhac sy~ Nguyen THieu Hoa!

 

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

xin lỗi mình hơi tò mò chút, khi thâu tại gia ai thổi sáo cho bạn thâu, hay là bạn có thể tách âm thanh sáo ra từ buổi thâu ở nhà hát HN.  mình ươc ao một ngày nào đó có thể hòa âm được như bạn :)

bddn2002,

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Bạn thu tại gia mà âm thanh tốt quá, có bí quyết gì không thế? :). Thanks nhé!

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

to Crazy : không biết VN mình còn concerto nào cho sáo trúc không vậy pác, pác giới thiệu cho em với , xin cảm ơn trước.

To all : lúc trước có bạn hỏi mình Concerto la` gì , nhân tiện lê la trên trang nhạc cổ điển mình thấy có định nghĩa này nên post lên cho anh em xem thử coi :

Concerto


1/ Giới thiệu chung:
 Concerto là một thể loại âm nhạc với đặc trưng gồm có 3 chương, cho 1 hay nhiều loại nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc. Cái tên “Concerto” lần đầu tiên được sử dụng ở Ý vào cuối thế kỷ 16 nhưng mãi đến khoảng năm 1600 vào đầu thời kỳ Baroque ở Ý, nó mới trở nên phổ biến. Đầu tiên Concerto và Concertato là sự pha trộn của các loại nhạc cụ giàu màu sắc hoặc các giọng hát hoặc cả hai được áp dung rộng rãi ở những bản nhạc mang màu sắc thần thánh hoặc trần tục, đuợc gọi là một nhóm các nhạc cụ hoặc ca sỹ kết hợp với nhau hoặc cả hai. Một nhóm có thể được xem như một thể thống nhất nhưng pha trộn toàn bộ những âm thanh tương phản nhau được đặt ở vị trí này hoặc ở vị trí khác. “Phong cách Concerto” này được phát triển bởi nhà soạn nhạc người Ý Claudio Monteverdi (1567 - 1643), đặc việt trong tập thứ 5 của 8 tập nhạc Madrigal (1605 - 1638). Chịu ảnh hưởng một phần từ Monteverdi, nhà soạn nhạc người Đức Heirich Schülz cũng áp dụng phong cách mới này cho các tác phẩm nhạc tôn giáo Đức. Ý nghĩa của Concerto được tiếp tục sử dụng vào thế kỷ 18 khi nhiều bản Cantata tôn giáo của Johann Sebastian Bach cũng được đề là Concerto.

2/ Concerto Grosso và các chi nhánh của nó: 
 Thể loại Concerto được hồi sinh lần đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ thứ 17. Arcangelo Corelli (1653 - 1713), nghệ sỹ Violin chính và là nhạc sỹ của trường dạy Violin nổi tiếng miền bắc nước Ý đã sử dụng tên gọi mới Concerto Grosso cho 12 bản nhạc trong Opus 6 của ông (có lẽ được viết vào khoảng 1680 – 1685 và được xuất bản sau khi ông mất vào năm 1714). Những sáng tác này sử dụng dàn dây _ goi là Concerto Grosso hay Ripieno (đầy đủ) hoặc Tutti (tất cả) _ được chơi với một nhóm độc tấu nhỏ, goi là Concertino, ở đó trong các bản nhạc của Corelli gồm chỉ có 3 người chơi. Các bản Concerto của ông bao gồm 1 chuỗi các bản nhạc ngắn tương phản nhau về nhịp và tốc độ, gần giống với phong cách và hình thức của thể loại âm nhạc chủ đạo thời đó là Trio Sonata. Loại Concerto Grosso mới đó đã được viết nên bởi nhiều nhà soạn nhạc khác như nhạc sỹ người Ý Giuseppe Torelli (1658 - 1709) và không lâu sau đó nó phát triển và có phong cách đặc trưng riêng bởi sự quyết định chủ đề của nó dựa trên những hợp âm rải chạy đuổi nhau, những nhịp điệu lặp đi lặp lại và phong cách hoà âm điển hình quy định âm chủ đạo. Nó tiếp tục phổ biến suốt thời kỳ Baroque, đặc biệt nhất là bản Concerto Brandenburg số 6 của Bach. Tính đặc trưng riêng biệt đó vẫn còn được sử dụng cho dàn dây khi phân loại nhạc cụ độc tấu  _ bộ dây, bộ hơi và hỗn hợp.
 Một Concerto Grosso có một tiểu mục, một đoạn độc tấu trong đó 1 Concertino được thay thế bằng một đoạn độc tấu của một nhạc cụ do đó làm tăng sự đối thoại của nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc. Các Concerto đầu tiên dành cho nhạc cụ độc tấu là của các nhạc sỹ Ý như Torelli và Tomaso Albinoni (1671 - 1750) viết cho Violin, Trumpet hoặc Oboe. Chẳng bao lâu sau họ đã soạn cho nhiều nhạc cụ độc tấu hơn, trong số đó đáng lưu ý nhất là những bản Concerto độc tấu của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ý Antonio Vivaldi (1678 - 1741). Một số lượng lớn các nghệ sỹ độc tấu có trình độ bậc thầy đặc biệt là các nghệ sỹ Violin đã khai thác các Concerto độc tấu như là một công cụ để thể hiện khả năng của mình, cả ở trong nhà thờ lẫn các buổi biểu diễn cá nhân hoặc bán công cộng
 Những tác phẩm đầu tiên đã thiết lập nên một khối lượng quy định lớn làm tiêu chuẩn cho các bản Concerto độc tấu sau này cho đến tận những năm 1900. Một chuỗi gồm 3 chương: nhanh _ chậm _ nhanh với chương giữa là một chủ âm khác với chủ âm của phần đầu và phần cuối. Trong những phần nhanh, một đoạn độc tấu sẽ được phát triển thành một phần dài thường trội hơn bởi sự trang trí bằng các hình tượng nhanh, những phần này được đan xen nhau giữa 4 hoặc 5 phần lặp đi lặp lại dành cho đầy đủ cả dàn nhạc được goi là Ritonello (sự kết hợp các phần với nhau được goi là Ritonello). Trước khi kết thúc phần Ritonello ở cuối mỗi đoạn, nghệ sỹ độc tấu sẽ phô diễn kỹ thuật và kỹ năng chơi nhạc ngẫu hững bằng một đoạn nhạc gọi là Cadenza. Mỗi đoạn Cadenza vẫn nằm trong bản Concerto chính suốt cả thời Cổ điển và Lãng mạn sau này mặc dù các nhà soạn nhạc thường viết nó ra ngoài bản Concerto dựa vào sự cảm nhận và khả năng riêng của từng người trình diễn.

3/ Thời kỳ Cổ điển:
 Sự thay đổi của nền âm nhạc vào giữa thế kỷ thứ 18, chuyển từ phong cách Baroque sang Cổ điển không thể không ảnh hưởng đến thể loại Concerto. Bên cạnh thời hoàng kim ngắn ngủi của nhánh âm nhạc Pháp được goi là thể loại Concertante Symphonie, thê loại Concerto Grosso bị diệt vong đã tạo thuận lợi cho thể loại Giao hưởng _ đã hấp thu được rất nhiều nét đặc trưng của nó. Tuy nhiên Concerto vẫn là một thể loại đòi hỏi kỹ thuật cao không thể bỏ qua đặc biệt đối với các nhà soạn nhạc và nghệ sỹ biểu diễn. Sự nổi lên của cây đàn Piano đầy mới mẻ đã thay thế cây đàn Violin truyền thống làm nhạc cụ độc tấu. Đây là một nhạc cụ yêu thích của cả Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) (người đã viết rất nhiều bản Concerto vĩ đại _ chủ yếu dành cho đàn Piano) và Ludwig van Beethoven (1770 - 1827) (người viết 5 bản Concerto cho Piano và 1 bản Piano Concerto cho Violin (1801 - 1811)) đã đưa thể loại này đạt tới đỉnh cao của nó.
 Suốt thời kỳ Cổ điển, một Concerto đã dài hơn trước. Hình thức của nó thể hiện sự dung hoà giữa thể loại Ritonello truyền thống (đòi hỏi trình độ biểu diễn bậc thầy) và phong cách mới thiên về giao hưởng. Những phần đầu khác với hình thức Ritonello trong đó cách trình diễn cả đoạn Ritonello thứ nhất và phần độc tấu đầu tiên giống như phần đầu trong bản giao hưởng, phần còn lại cũng tương tự thế nhưng nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc cùng chơi hoặc chơi luân phiên nhau. Đoạn kết thúc luôn là một Rondo mà nhạc cụ độc tấu chơi một đoạn điệp khúc lặp đi lặp lại. Các phần chậm vẫn còn sót lại một ít các qui định ngặt nghèo trong dạng thức. Giống như các bản giao hưởng, các Concerto đã trở nên lớn hơn, có những tác phẩm đặc biệt dành để trình diễn trong phòng hoà nhạc trước một lượng lớn khán giả.

4/ Thời kỳ Lãng mạn:
 Sau năm 1820 có một vài nhà soạn nhạc đã viết hơn 2 hoặc 3 bản Concerto mà mỗi bản đặc biệt dành riêng cho một nghệ sỹ bậc thầy trình diễn. Khả năng chơi Violin siêu phàm của Nicolo Paganini (1782 -1820) đã sớm được nối tiếp bằng Franz Liszt (1811 - 1886)_ nhà soạn nhạc, nghệ sỹ Piano bậc thầy người Hungary. Ông đã tạo nên một bức màn bí ẩn về một thiên tài âm nhạc. Hầu hết các Concerto quan trọng được viết cho Piano và Violin, được ra đời bởi Liszt và các nhà soạn nhạc người Đức như: Carl Maria von Weber, Felix Mendelssohn, Robert SchumannJohannes Brahms; nhà soạn nhạc Ba Lan Frederic Chopin và nhạc sỹ người Nga Peter Ilyich Tchaikovsky. Họ có những thử nghiệm ở cả thể loại lớn với 3 chương và cả thể loại của riêng họ. Tuy nhiên các tác phẩm vẫn giữ được nền tảng giao hưởng như ban đầu. Các nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc thì luôn luôn đối thoại với nhau trong sự đối lập đầy tính kịch nhưng lại thường dẫn đến một sự thống nhất ngẫu nhiên.

5/ Thế kỷ 20:
 Về căn bản, phương thức của âm nhạc hiện đại đầu thế kỷ 20 gây được hứng thú là giao hưởng. Một Concerto dường như không còn phù hợp với nhiều nhà soạn nhạc, mặc dù vậy các nghệ sỹ độc tấu tài năng (thường là nghệ sỹ Piano hoặc Violin) vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà soạn nhạc. Ví dụ như Arnold Shoenberg, Alban Berg, Anton Webern _ người Áo; Paul Hindemith _ người Đức; Bela Bartok _ người Hungary và Igor Stravinsky _ người Nga. Tuy nhiên mỗi bản nhạc lại dường như ảnh hưởng bởi phong cách của các nhà soạn nhạc thời trước nhưng hiếm khi bị chi phối bởi chúng. Một sự thay thế mới mẻ trong cảm nhận âm nhạc rất rõ ràng, các âm thanh tương phản cùng kết cấu đối âm dẫn tới sự phục hồi của thể loại Concerto Grosso cũ. Những nhà soạn nhạc này đã viết được một số lượng đồ sộ các tác phẩm, sử dụng rất nhiều các âm sắc tương phản ở cả giao hưởng và thính phòng.

------------------------------------------

Nguồn :

http://www.classicalvietnam.info/modules.php?name=Songtype&op=Detail&cid=188

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Cam' on Lee va` cac' ban! Thuc ra conserto cho sao' thi` chua co bai` nao` ca!

Thu o nha` don gian lam! hoa` thanh la` do nhac sy THieu Hoa Sang' tac' roi! to' chi viec chep vao` thoi!

thu 1 minh` o nha` de~ thoi!

bat nhac len va` minh` tu thu.

 to' thoi? o nha`!

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
[
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Xem và nghe bác diễn mà em chỉ biết mắt chữ O, mồm chữ A

Em còn noob lắm nhưng cảm quan thì chỉ có thể nói là hay quá, quá trời hay! Big Smile

 

crazy:

Bac' Lee tap. nhieu` la` ok ngay! 1 ngay khoang 6 tieng' la` dc Stick out tongue

Lee ơi! lên kế hoạch mới đi. Bắt đầu lúc 22h và cố gắng kết thúc lúc 4h. Ok?

 

www.damsan.net
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa

"Tôi đã phần nào thực hiện được ý nguyện của mình"

(ANTĐ) - Ngày 15.5, tại Nhà hát Lớn HN sẽ diễn ra chương trình Hoà nhạc mang tên "Bài ca Tháng Năm" với sự góp mặt lần đầu tiên của thể loại độc tấu (concerto) nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam với dàn nhạc giao hưởng Châu Âu. Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện với NSUT- Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa, Chủ nhiệm Khoa Lý-Sáng-Chỉ Nhạc viện HN.

- Với thời lượng hơn 2 tiếng đồng hồ, chương trình sẽ  biểu diễn những tác phẩm nào, thưa ông?

- Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa: Chương trình gồm có tác phẩm của nhạc sĩ Trần Kiết Tường “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”, một số tác phẩm của nhạc sĩ Trọng Bằng và hai tác phẩm của tôi viết cho đàn nhị và sáo trúc độc tấu (concerto) cùng dàn nhạc giao hưởng.

- Ông có thể nói rõ hơn về các tác phẩm?

 

Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa.
- Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa: Nhạc sĩ Trọng Bằng giới thiệu các tác phẩm khí nhạc, hợp xướng của ông, còn tôi giới thiệu hai bản concerto (độc tấu) viết cho đàn nhị và sáo trúc cùng dàn nhạc giao hưởng do Hội nhạc sĩ Việt Nam đầu tư. ý tưởng của tôi là muốn viết một số tác phẩm kinh điển, chuyên nghiệp nhằm tôn vinh những giá trị âm nhạc dân tộc Việt Nam và những nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam hoà tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng châu Âu. Trong hai tác phẩm này tôi có sử dụng chất liệu của một số bài dân ca đặc sắc của Việt Nam như “Tứ quý”, “Lý ngựa ô”, “Bà Rí”, trình bày và thể hiện trong hình thức của các tác phẩm nhạc cổ điển, cụ thể là hình thức Sonat.

- Rõ ràng, với sự kết hợp của nhạc cụ dân tộc Việt Nam với Dàn nhạc giao hưởng Châu Âu là một sự mới lạ và độc đáo. Vậy, hiệu quả của ăng xăm (hòa tấu) như thế nào?

- Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa: Tôi cho rằng, sự độc đáo và mới lạ được thể hiện trong sự kết hợp âm sắc của nhị và sáo Việt Nam với các nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng châu Âu, tạo nên một hiệu quả âm thanh mới trong ăng xăm dàn nhạc và tăng thêm sức hấp dẫn đối với thính giả. Có những đoạn tôi muốn tập trung sự chú ý của người nghe vào song tấu của âm sắc nhị và violin, khả năng thể hiện kỹ thuật trình tấu của hai nhạc cụ này. Trong bản Concerto cho Sáo Trúc có những đoạn đối thoại giữa Flute (sáo tây) và sáo Trúc Việt Nam, những đoạn đua tài thể hiện kỹ thuật giữa hai nhạc cụ này.

- Với nỗ lực đưa nhạc cụ dân tộc vào dàn nhạc giao hưởng, qua chương trình này, ông cho rằng mình đã thành công?

- Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa: Đánh giá là ý kiến của công chúng và các nhà chuyên môn. Riêng tôi, với mong muốn viết nên một tác phẩm với ý tưởng “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”, đã vận dụng tất cả những gì tích luỹ được trong thời gian dài học tập ở Nhạc viện Tchaikovsky thành phố Matxcơva (Liên Xô trước đây) và hoạt động âm nhạc ở nước nhà, thông qua kết quả của những buổi tập với dàn nhạc trong chương trình này, tôi cảm thấy đã phần nào thực hiện được ý đồ của mình.

- Cơ duyên nào khiến ông chọn nghề chỉ huy dàn nhạc giao hưởng?

- Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa:  Quả là số phận tình cờ đấy (cười). Năm 1962 tôi được tuyển vào Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội), sau đó năm 1970 được chọn đi Liên Xô học tập tại Nhạc viện Tchaikovsky và tốt nghiệp chuyên ngành chỉ huy giao hưởng và opera (nhạc kịch). Năm nay, tôi được nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, như vậy trong gia đình tôi cùng với bố tôi (cụ đã mất năm 1992), có tất cả 4 người được nhận danh hiệu này.

Thủy Linh  (Thực hiện)

nguồn : http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=462&ChannelID=8 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
Lâu lâu không cầy topic này lên....anh em cùng xem lại nào Zip it!

Page 1 of 1 (15 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems