Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Ở thì khổ, đi không đành

rated by 0 users
This post has 1 Reply | 0 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Sad [:(] Posted: 01-31-2009 22:35

Nặng duyên với kịch hát dân tộc, nguyện một lòng gắn bó với sàn diễn song những gương mặt được coi là triển vọng không ngờ mình bị “chôn vùi” sức trẻ trong sự nghèo nàn, khó khăn của sân khấu truyền thống

Được coi là gương mặt sáng giá của nghệ thuật tuồng, từng đoạt nhiều giải thưởng nhưng sau nhiều năm gắn bó với sân khấu, Lộc Huyền không tránh khỏi nỗi buồn vì lớp trẻ vẫn chưa được tin tưởng.

 

Diễn viên... đa nghề


Nữ diễn viên thổ lộ, từ năm 2003 vào Nhà hát Tuồng, cô được hóa thân vào vai Nguyệt Cô trong vở diễn nổi tiếng Hồ Nguyệt Cô hóa cáo vài lần, đã báo cáo bằng vai chính trong Bạch viên tôn các của NSND Lê Tiến Thọ nhưng sau đó vở diễn không được trình làng. Ngoài ra, cô sinh viên xuất sắc khoa kịch hát dân tộc hầu như chỉ nhận vai phụ, không có nhiều đất diễn.

 

“Trung bình, nhà hát chỉ dựng mỗi năm một vở, vì thế những vai chính, thậm chí nhân vật 15, 16 tuổi đều do các diễn viên gạo cội thể hiện, diễn viên trẻ ít có cơ hội cọ xát trên sàn diễn” - tài năng trẻ sân khấu Lộc Huyền cho biết. Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận mình thuận lợi hơn nhiều so với các diễn viên trẻ trót mang nghiệp này. Điều may mắn nhất là Lộc Huyền được cộng tác cùng Nhà hát Monte Charge của Pháp trong dự án kết hợp tuồng Việt với kịch mặt nạ. Sự giao lưu khiến Huyền “vỡ” ra nhiều điều và có thể hóa thân vào bất cứ dạng nhân vật nào, tiếc là từ bấy đến nay cô chưa được giao thêm vai.

 

Thời gian rảnh rỗi, Lộc Huyền kiếm thêm thu nhập bằng cách đi hát tại các hội nghị, đám cưới và mở cửa hàng bán quần áo trẻ em. Cô tâm niệm “đâm lao phải theo lao” chứ không đành lòng từ giã sân khấu dù cơ hội được giao vai rất mong manh.

 Cảnh trong vở Bến nước Ngũ Bồ

 

Quang Khải, diễn viên Nhà hát Cải lương Việt Nam, được coi là người năng động nhất trong số các diễn viên kịch truyền thống. Ở nhà hát, khoảng hai năm anh mới được tham gia một vai, hoặc chính hoặc phụ, thậm chí chỉ ngồi xem bạn bè tập. vì thế, nam diễn viên này phải chạy show rất nhiều nghề như hát, tổ chức đám cưới, hướng dẫn viên du lịch để đủ trả tiền thuê nhà, nuôi con nhỏ.

 

“Đói thì đầu gối phải bò. Cuộc sống của diễn viên kịch quá khốn khó khiến tôi trở thành người đa nghề, mùa nào, việc nấy nên luôn bận rộn” - chàng tráng sĩ Lê Liêm của Bến nước Ngũ Bồ tâm sự. Anh cho biết thêm, đa số các diễn viên kịch hát dân tộc dành nhiều thời gian cho việc phụ hơn niềm đam mê.

 

Và những trăn trở


Rất ít diễn viên kịch hát truyền thống có thể sống nhờ vào nghề nhưng mong mỏi được nhận vai để vẫy vùng cho thỏa đam mê suốt mấy năm theo học và làm nghề luôn lớn hơn ước mơ trở nên giàu có. “Chỉ cần có vai diễn, tôi sẵn sàng đóng cửa hàng, dành toàn tâm huyết để tập luyện dù thù lao cho buổi tập không thấm gì” - Lộc Huyền khẳng định.

 

Tương tự, Quang Khải bộc bạch: “Tôi có nhiều đối tác trên đủ các lĩnh vực nên điện thoại luôn réo nhưng khi được giao vai là tắt điện thoại, trút bỏ mọi gánh nặng cuộc sống để bay bổng với số phận nhân vật”.

Tuy nhiên, không được nhận nhiều vai, đồng nghĩa với việc những kiến thức được đào tạo trong trường cùn mòn theo thời gian và tâm lý mỏi mệt, chán chường bủa vây các nghệ sĩ trẻ. Một số người do hoàn cảnh quá khó khăn không thể vượt qua đành bỏ nghề trong tiếc nuối, nhớ thương dù họ biết cố theo đuổi cũng không thể có tương lai sáng sủa hơn. Song, những người trụ lại không khỏi trăn trở, lo lắng cho sự nghiệp sau này.

 

“Có lẽ, tôi chỉ gắn bó với sàn diễn tuồng khoảng 5 năm nữa, sau đó sẽ chuyển nghề bởi khi ấy, mình không còn trẻ, không đủ sức hấp dẫn khán giả nữa”, Lộc Huyền chán nản tâm sự. Hiện, nàng Antigone Việt Nam đang chuẩn bị tinh thần cho ý tưởng chuyển nghề bằng cách học thêm lớp sáng tác kịch bản sân khấu.

 

Tương tự, Thu Trang, giải nhất tài năng trẻ diễn viên cải lương, không khỏi ngậm ngùi: “Tôi từng có cơ hội chuyển sang công việc khác, nhàn nhã và thu nhập cao hơn song cứ nghĩ đến chuyện không được diễn là buồn khôn tả, bởi thế dứt ra không đành”.

 

Nữ diễn viên này tâm sự, cô ngấm máu nghệ thuật từ trong bụng mẹ, còn ẵm ngửa đã được lên sân khấu làm đạo cụ, 5 tuổi bắt đầu diễn trên sân khấu. Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp Trường Sân khấu - Điện ảnh, về với cái nôi từng nuôi đam mê trong mình là Nhà hát Cải lương Việt Nam, hơn 10 năm cũng chỉ nhận được số vai đếm trên đầu ngón tay. “Không đi bởi tôi nghĩ mình chưa cống hiến gì đáng kể so với công lao của bậc đi trước nên quyết ở lại” - Thu Trang tâm sự. Cũng may, gần đây chị thường xuyên nhận được vai chính, thứ trong những vở kịch gây tiếng vang như Kẻ bạc tình, Cung phi Điểm Bích, Bến nước Ngũ Bồ.

 

Diễn viên chèo Thu Huyền thổ lộ, có lúc chị thoáng nghĩ đến chuyện tạm biệt sàn diễn vì những bất lợi của nghệ thuật truyền thống giữa thời kinh tế thị trường song chị tự nhận: “Tôi sinh ra để hát chèo. Nghĩ cho cùng công việc này hợp với mình hơn cả”.

Huyền Mai
nld.com.vn
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Em mới mò được trang này trong top 100 VN trên alexa Wink

http://www.cailuongvietnam.com/

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Page 1 of 1 (2 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems