Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Tôi nghĩ bạn ITLOVER nên đọc kỹ những câu hỏi mà tôi hỏi. Nhân tiện đây cũng xin bạn ITLOVER giảng một chút về đảo phách, nói qua về cách luyện (Chứ không phải là khái niệm) nhịp phách của bạn được không, đặc biệt là những cấu hình tiết tấu có nốt kép,nốt móc đơn, nốt đen phân bố phức tạp mà khi dậm nhịp tôi cảm thấy khó khăn? tôi dốt nát đọc sách mãi mà không hiểu. Nếu bạn vẽ hình minh họa thì càng tốt. Biết đâu cách giảng giải của bạn làm tôi hiểu ra vấn đề cũng nên.Cám ơn bạn trước!
Xem ra trên diễn đàn này mỗi mình tôi là dốt nát về cái khoản nhịp phách này, đến lúc này vẫn chưa biết cách vừa thổi vừa giữ nhịp như thế nào cho vững.
Anh em bên diễn đàn Guitar này họ bàn tán vấn đề luyện nhịp, phách sôi nổi lắm.Sao diễn đàn mình nói đến vấn đề này có vẻ không được ủng hộ lắm nhỉ.
http://guitar.vn/forum/lofiversion/index.php/%3Cbr%20/%3Cbr%20/t31511.html
hai cái ví dụ của bác haohange đưa ra mình thấy trong bài trường sơn đông trường sơn tâyvà bài bà rằng bà rí có. bạn thử tập 2 bài này xem.mình cũng không phải được học bài bản gì.cứ thử nêu bừa mấy ý kiến trong thời gian tập xem. nếu có gì sai mong các bác chỉ giáo nha
1 cách để tập các nốt kép là gấp đôi trường độ tất cả các nốt lên. khi đó đạp nhịp rất dễ dàng. tiếp đó tăng tốc độ nhịp lên gấp 1,5 rồi gấp đôi.tức là đã bằng với tốc độ ban đầu : là nốt kép.khi bạn đã nắm vững được cái mô típ đó trong đầu. các ngón chạy dẻo, liên tục, không ngắc ngứ. thì chuyển qua đạp nhịp kiểu bình thường.nhiều người nắm mỏ típ rất nhanh ( xướng âm được ) nhưng khi kết hợp với đạp nhịp bị lệch pha.( mình nghĩ đạp nhịp là để lấy cảm giác thôi. thời gian sau nhiều khi đạp nhịp làm phân tán sự chú ý của . -> không đạp nhịp --> tăng sự tập trung , sự cảm nhận với tiết tấu, giai điệu bản nhạc. có khi chỉ cần cựa 1 cái, hay lắc đầu 1 cái là cảm nhận được về nhịp và sự đều đặn,'cũng có khi mình quan sát , cảm nhận sự lên xuống của các ngón tay 1 cách đều đặn -> ra được các nốt có trường độ = nhauthỉnh thoảng mấp máy ngón chân 1 cái để giữ nhịp )
với các liên 3 = 2 nốt đơn. mình cũng cứ cho nó = 1,5 phách/ ( đạp nhịp xuống . lên. xuống ) khi đã có cảm giác về sự đều đặn thì mới tăng trường độ lên 1 chút. để nó dài = 2 phách. ( miễn sao khi đạp phách mới là bắt đầu đánh lưỡi nốt mới , không thuộc liên 3 )
------------về nghịch phách : phách mạnh rơi vào nốt lặng. giả sử bình thường nhịp 2/4 là
ví dụ 1 :mạnh nhẹ/ mạnh nhẹ/ mạnh nhẹthì giờ nó thành : mạnh nhẹ/ ( lặng ) nhẹ / mạnh nhẹ
nó làm biến đổi tiết tấu bản nhạc. ( chẳng hạn như bài ru con nam bộ . dấu lặng nhiều khi nó mang nhiều ý nghĩa hơn là 1 sự im lặng. đó là khi nốt lặng nằm giữa 1 câu nhạc.khi đó người diễn tấu phải nắm được ý nghĩa của nốt lặng để diễn tả câu nhạc 1 cách trôi chảy. và thể hiện được 1 cái gì đó. mà nốt lặng trong đó có 1 vai trò nhất địnhchứ không chỉ là nghỉ không thổi hơi vào sáo. )1 số dấu lặng nhằm để tạo thời gian cho người nghe cảm nhận được hết mạch cảm xúc của câu nhạc. ( dấu lặng này nằm ở cuối 1 câu nhạc )và còn 1 số dấu lặng nhỏ hơn 1/4 hoặc 1/8 . nhiều khi trong bản nhạc không kí âm nhưng khi nghe bạn vẫn nhận ra những khoảng lặng rất nhỏ đó-----------------đảo phách : nốt nhạc ngân từ phách yếu của ô nhịp này sang phách mạnh của ô nhịp kế.về mặt thực hành thì bác chỉ cần xóa bỏ cái vạch nhịp thì thấy không có vấn đề gì cả.có đảo phách cân và không cân.trong đảo phách và nghịch phách thì phách mạnh nhẹ không trùng với phách mạnh nhẹ của tiết nhịp --> gợi cảm giác mới mẻ---------------mình nghĩ sự phân chia nhịp 2/4 hay 3/4 hay 4/4 ... cũng chỉ tương đối.4/4 giống 2/4 nhân đôi lên
ví dụ 2 : mạnh1 nhẹ1/ mạnh2 nhẹ2/ mạnh3 nhẹ3độ to của mạnh 1 , mạnh 2, mạnh 3 không giống nhau.thường người ta không kí âm về cường độ.( có nhấn hơi, to dần, nhỏ dần, lịm đi, to và nhỏ ngay trên 1 nốt nhạc,nhấn 1 cách rời ra,rung hơi,.... )cái gì quyết định cường độ 1 nốt nhạc. hay 1 câu nhạc ?
( tiết tấu ? độ sôi nổi ? giai điệu ? cao trào ? ...... )
---------------------còn mình nghĩ đơn giản đạp nhịp cần : sự liên tục không ngừng nghỉ. và có phách mạnh phách nhẹ ( hình như cái máy metronome giá 200k )
bên sáo có vẻ đơn giản . em nhìn vô cái sheet của piano hoa cả mắt. heemình thấy ngoài hiệu sách có quyển : phân tích cấu trúc âm nhạc đấy,bác thử tìm đọc xem------------kinh nghiệm tập nhịp của mình là :cứ tập với tốc độ nhịp thật chậm. --> sau tăng dần = tốc độ bản nhạcvừa kết hợp cảm nhận nhịp chân vừa kết hợp sự liên tục, đều đặn của các ngón taythời gian đầu cần đạp nhịp 1 cách liên tục không ngừng nghỉ --- > đến mức nó chân vẫn nhịp tự động mà không cần sự chú ý đến nótập nhịp từ các bài đơn giản : trắng, den, đơn, kép, đảo phách, nghịch phách, quãng rộng,nhịp kép phức tạp.chú ý ở tai nghe ( lắng nghe cái mô típ để quen trước khi thổi kết hợp đạp nhịp )xướng âm thật trôi chảy trước khi thổi vào sáo chia nhỏ câu nhạc ra. nếu bị vấp ở đoạn nào. --> kiên trì tập riêng mô típ đó với tốc độ thật chậm, thật chậm.
( nếu cần có thể gấp đôi hoặc gấp 2 hoặc gấp 3 trường độ của nó lên. để cảm nhận )
khi tay đã liên tục mới tăng tốc lên
bác có thể tập nhịp bằng cách xướng âm các ca khúc quen thuộc dựa vào bản nhạc có lời đi kèm.
hoặc thổi trên sáo ( nhưng không cần ra tiếng. chỉ cần nghe tiếng phù phù là được. loại sự điều khiển âm lượng khỏi tâm trí. chú ý chuyên biệt vào các ngón tay và nhịp chân ). cái này thì tập khi nào cũng được. hihi/ ko sợ người khác quăng gạch ngói
Bác đang tập nhịp phách thì bác nên mua quyển xướng âm về đọc. Ngày xưa em đi học, phải học ký xướng âm, nghe nhịp, phách là một bài trong đề thi. Em nghĩ là với nhạc cụ dân tộc thì nhịp phách ko đòi hỏi khó như với các nhạc cụ hiện đại khác!
Quan trọng khi bác chơi là phải đều và đúng nhịp, phách mạnh hay phách nhẹ chỉ là tương đối thôi ạ!
ý kiến của em như thế!
Có những người mà họ chơi ko đập nhịp là vì đã ở level cao rồi. hihi!
Cái hay của Internet là mọi người không biết mặt nhau vẫn có thể chuyện trò, giúp đở nhau, trao đổi cùng nhau....
Và cái dở của nó cũng từ chỗ đó : lợi dụng không ai biết mình là ai, ở đâu, nên có nhiều người, chẳng biết làm gì ngoài việc kiếm cách chê bai người khác hoặc tạo cách nói khác người, để chứng tỏ cái quan trọng của mình.
Cứ tưởng rằng khi chê bai ai đó là mình cao hơn họ, giỏi hơn họ. Có biết đâu rằng nó đã tạo cho mình một thói quen của người thất bại.
Gieo suy nghĩ sẽ gặt hành động.
Gieo hành động sẽ gặt thói quen.
Gieo thói quen sẽ gặt tính cách,
Gieo tính cách sẽ gặt số phận.
ơ, sao leehojung lại dùng từ " đần" để nói ng` khác như thế ...
có gì thì từ từ nói nào ^^