Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Cần giải đáp thắc mắc về nhịp, phách

rated by 0 users
This post has 39 Replies | 0 Followers

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Anh em damsan cho tôi hỏi:

 1) Một phách được tính là dậm chân xuống và nhấc chân lên. Vậy khi mình bắt đầu vào bài nhạc thì tư thế chân như thế nào có phải là nâng lên không?

 2) khi chân bắt đầu hạ xuống thì đồng thời với lúc đó là tiếng sáo phát ra hay là khi chân chạm xuống đất nghe tiếng "cạch" một cái rồi thì lúc đó mới thổi. Ý tôi hỏi là thời điểm bắt đầu thổi. Mọi người xem hình vẽ sẽ rõ câu hỏi. là vị trí (1) hay (2) ?

 3)  Máy đập nhịp điện tử. kêu tích tick ,vậy có phải ở đầu mỗi ô nhịp khi tiếng tick đó vang lên thì cũng đồng thời ta phải thổi nốt nhạc đầu tiên phải không?

Tóm lại các câu hỏi của mình chỉ xoay quanh vấn đề thời điểm tiếng sáo phát ra.

xin cám ơn mọi người chỉ giáo.


多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
em cũng đang học nhịp phách bắt đầu từ vị trí 1

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

nếu ô nhịp mở đầu đủ thì bác bắt đầu ở 1. nếu ô nhịp mở đầu thiếu 1/2 phách thì bác bắt đầu ở 2.

sau khoảng 6 tháng - 1 năm . bác có thế thay nhịp cả bàn chân = 1 ngón cái.

sau nữa em thấy có người không đập nhịp. em cũng không biết làm thế nào. he

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
cảm ơn hai bạn nhiều. Bạn nào hiểu rõ vấn đề này xin hướng dẫn tôi .
多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Theo nguyên tắc ( và thực tế cũng vậy ) trên thì phần mủi tên đập từ 1>2 vẫn còn ở trường độ phách trước đó. Trường độ note nhạc chỉ bắt đầu từ khi chân chạm đất, tức là bắt đầu tính từ số 2 trở đi. Đến điểm cuối (số 3) là mới đc 1/2 phách mới.Vậy trong vd trên thì điểm đáy mới là chính và bắt buột phải bắt đầu từ đó. Và thời điểm phát ra âm thanh cũng cùng lúc khi vào vị trí số 2.

Nhưng kiểu đập đều lên xuống này chỉ cho người mới học. Khi đã vững nhịp thì chỉ đập nhịp chính và chỉ là một cái nhịp gọn nhẹ ngay đầu note chứ ko chia đều thời gian nhấc chân lên xuống như trên.

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
music_heal_mysoul:

Theo nguyên tắc ( và thực tế cũng vậy ) trên thì phần mủi tên đập từ 1>2 vẫn còn ở trường độ phách trước đó. Trường độ note nhạc chỉ bắt đầu từ khi chân chạm đất, tức là bắt đầu tính từ số 2 trở đi. Đến điểm cuối (số 3) là mới đc 1/2 phách mới.Vậy trong vd trên thì điểm đáy mới là chính và bắt buột phải bắt đầu từ đó. Và thời điểm phát ra âm thanh cũng cùng lúc khi vào vị trí số 2.

 

Vậy theo MHM nói thì một phách là ở tư thế nhấc trước sau đó mới hạ xuống chứ không phải là hạ xuống sau đó mới nâng lên như tôi vẫn nghĩ.

Nhân tiện MHM trả lời dùm câu hỏi số 3 về máy đập nhịp điện tử

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
haohange1984:

 3)  Máy đập nhịp điện tử. kêu tích tick ,vậy có phải ở đầu mỗi ô nhịp khi tiếng tick đó vang lên thì cũng đồng thời ta phải thổi nốt nhạc đầu tiên phải không?

Không hẳn đầu ô nhịp thì mới có note bắt đầu vang, nếu gặp dấu nối thì note vang lên từ ô nhịp trước đó rồi. Tiếng tick tick của máy  Metrotune thì ngay tại thời điểm phát ra tiếng Tick thì bắt đầu trường độ một phách. Tiếng Tick mạnh nhất là phách đầu tiên của 1 ô  nhịp.

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

 MHM thân mến!

nhịp 2/4 :nếu ô nhịp đó theo thứ tự là |nốt móc kép 1, nốt đen, nốt móc kép 2, nốt móc kép 3, nốt móc kép 4| động tác đánh nhịp chân như thế nào thấy khó quá xin bạn chỉ giáo.

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
haohange1984:

 MHM thân mến!

nhịp 2/4 :nếu ô nhịp đó theo thứ tự là |nốt móc kép 1, nốt đen, nốt móc kép 2, nốt móc kép 3, nốt móc kép 4| động tác đánh nhịp chân như thế nào thấy khó quá xin bạn chỉ giáo.

Theo vd bạn đưa ra thì ko phức tạp lắm ,tuy nhiên khi lần đầu tiếp xúc với nhịp này ta cần phân tích ra một phách bằng chùm 4 móc kép ( dòng 2 dưới hình ) . Sau đó cứ đọc đều 1 2 3 4 1 2 3 4.. tương ứng theo thứ tự nốt đầu tiên là số 1 đến nốt cuối trong chùm nốt là số 4 , chu kỳ lặp lại ở chùm 4 tiếp theo. ( Chú ý phách đập xuống ở số 1 nâng lên ở số 3 )

Trong  ví dụ trên , lúc đầu chỉ cần đọc cho quen 1 2 3 4 1... đều , sau đó khi đã quen đc chùm 4 thì chỉ cần bỏ các vị trí 3 4 1 ( không đọc ) thì ta sẽ tập đc tiết tấu loại này ( vd dòng 2 dưới hình )

Hàng thứ 3 là hàng tập luyện cho tiết tấu vừa phân tích đc, cứ đọc tuần tự lặp đi lặp lại cho quen để áp dụng về sau.

 

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

cám ơn MHM nhiều. Cách giải thích của bạn rất trực quan, mình cũng đã hiểu một phần.

Xem ra thì để bắt đầu thì nên luyện đọc miệng trước cho nó quen phải không? 

Thế nhưng còn động tác chân để đập nhịp thì sao hả MHM? Có phải nốt kép đầu tiên khi thổi được 1/4 phách thì chuyển sang nốt đen nhưng nốt đen này lại kéo dài sang đến tận 1/4 phách của phách thứ 2,   còn 3 nốt kép còn lại thì kéo dài bằng 3/4 phách thứ 2. Thấy có vẻ như không thuận chân so với ô nhịp nếu chỉ có 2 nốt đen.

Bạn có thể nói rõ cho mình về động tác di chuyển của bàn chân lúc đập nhịp được không tương ứng với sự kéo dài của các nốt nhạc (đến chỗ nào thì chuyển sang nốt khác), nếu dùng hình vẽ thì càng trực quan.

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
haohange1984:

Thế nhưng còn động tác chân để đập nhịp thì sao hả MHM? Có phải nốt kép đầu tiên khi thổi được 1/4 phách thì chuyển sang nốt đen nhưng nốt đen này lại kéo dài sang đến tận 1/4 phách của phách thứ 2,   còn 3 nốt kép còn lại thì kéo dài bằng 3/4 phách thứ 2. Thấy có vẻ như không thuận chân so với ô nhịp nếu chỉ có 2 nốt đen.

Bạn có thể nói rõ cho mình về động tác di chuyển của bàn chân lúc đập nhịp được không tương ứng với sự kéo dài của các nốt nhạc (đến chỗ nào thì chuyển sang nốt khác), nếu dùng hình vẽ thì càng trực quan.

 Trên thực tế thì không ai đập nhịp kiểu chia đều theo trạng thái chân như vậy, vì  ai trong chúng ta đều nhận thức đc trường canh một cách đều đặn trong người nên nhiều lúc ko cần phải đập chân để giữ nhịp. Và như nói ở bài đập nhịp bên kia thì không thất thiết phải đưa chân lên xuống 1 cách đều đặn cứng nhắc . Chỉ cần gõ nhẹ ở đầu mỗi phách thôi, còn lại thì mình chia note hoặc tập theo số theo thời gian ( cái này chỉ có tính tương đối ) .

Nhưng vì Bạn đòi hỏi phải đi vào quá chi tiết nên MHM làm theo kiểu đó để bạn xem thử, nó chỉ đúng trên lý thuyết thôi chứ lúc thực thành thì MHM ko thể nào làm cho chính xác như thế đc.


Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Ồ hóa ra phân tích ở trên chỉ có tính chất lý thuyết thôi.

theo mình được biết thì nhịp 2/4 phách đầu là mạnh , phách 2 là nhẹ. Vậy MHM có thể nói cho mình biết là ở ví dụ trên thì chỗ nào nhấn mạnh, chỗ nào nhẹ được không?

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Trên khuôn nhạc vd mình ghi cũng theo 2/4 đó. Tại số 1 thứ nhất là phách mạnh, số 1 thứ 2 là phách nhẹ ( trong 1 ô nhịp )
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

sao mình không thấy nhỉ. Mình đang hỏi ở ô nhịp cụ thể |nốt kép 1, nốt đen,nốt kép 2, nốt kép 3, nốt kép 4| chứ không phải là ô nhịp chia nhỏ ra thành 8 nốt kép để phân tích.

nếu theo nguyên tắc  ô nhịp |nốt kép 1, nốt đen,nốt kép 2, nốt kép 3, nốt kép 4|  thì phách mạnh rơi vào nốt kép 1 và kéo dài cho đến 3/4 trường độ nốt đen.Và phách nhẹ là từ 1/4 nốt đen cho đến hết ô nhịp. mình thấy chỗ này kỳ quặc quá chả lẽ khi đang thổi nốt đen đến chỗ 1/4 nốt đen cuối thì lại thổi nhẹ vì lúc đó là bắt đầu của phách thứ 2- phách nhẹ. Nói tóm lại là điểm bắt đầu của phách nhẹ thứ 2 lại nằm ngay trong quá trình đang thổi nốt đen.

Lại phiền MHM.

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

MHM chia nhỏ ra để phân tích thôi chư đâu có ảnh hưởng gì. Hàng dưới mình đã tóm lại theo nhịp trong Vd rồi đó.

Và nói luôn ở đây là không có chuyện phách mạnh thì thổi mạnh , phách nhẹ thì thổi nhẹ . Tất cả cường độ các note trong bài tùy theo tính chất của bài  quyết định ta thổi ra sao thôi. Ví dụ bài " trên đường chiến thắng " đòi hỏi ta phải nhấn note đầu của mỗi phách để tạo sự mạnh mẽ của bài. Còn các bản nhạc êm diệu thì thổi phải mượt mà, sao cho các note mềm mại và phù hợp với phong cách bản nhạc. Vì vậy đừng cứng nhắc khi chú ý vào nhịp phách máy móc vào giai điệu của bản nhạc.

Còn Vd bạn nói thì note đen vẫn ngân đều qua phách thứ 2 chứ ko có chuyện đột ngột giảm cường độ khi qua phách yếu.

Page 1 of 3 (40 items) 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems