Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
music_heal_mysoul: Và nói luôn ở đây là không có chuyện phách mạnh thì thổi mạnh , phách nhẹ thì thổi nhẹ . Tất cả cường độ các note trong bài tùy theo tính chất của bài quyết định ta thổi ra sao thôi. Ví dụ bài " trên đường chiến thắng " đòi hỏi ta phải nhấn note đầu của mỗi phách để tạo sự mạnh mẽ của bài. Còn các bản nhạc êm diệu thì thổi phải mượt mà, sao cho các note mềm mại và phù hợp với phong cách bản nhạc. Vì vậy đừng cứng nhắc khi chú ý vào nhịp phách máy móc vào giai điệu của bản nhạc.Còn Vd bạn nói thì note đen vẫn ngân đều qua phách thứ 2 chứ ko có chuyện đột ngột giảm cường độ khi qua phách yếu.
Và nói luôn ở đây là không có chuyện phách mạnh thì thổi mạnh , phách nhẹ thì thổi nhẹ . Tất cả cường độ các note trong bài tùy theo tính chất của bài quyết định ta thổi ra sao thôi. Ví dụ bài " trên đường chiến thắng " đòi hỏi ta phải nhấn note đầu của mỗi phách để tạo sự mạnh mẽ của bài. Còn các bản nhạc êm diệu thì thổi phải mượt mà, sao cho các note mềm mại và phù hợp với phong cách bản nhạc. Vì vậy đừng cứng nhắc khi chú ý vào nhịp phách máy móc vào giai điệu của bản nhạc.
Còn Vd bạn nói thì note đen vẫn ngân đều qua phách thứ 2 chứ ko có chuyện đột ngột giảm cường độ khi qua phách yếu.
Thế là từ trước giờ mình hiểu sai, vì cứ thấy chữ mạnh có nghĩa thổi mạnh, nhẹ thì thổi nhẹ.
Vậy người ta dùng chữ phách Mạnh và phách Nhẹ nhằm mục đích gì hả MHM và mọi người?
haohange1984:Vậy người ta dùng chữ phách Mạnh và phách Nhẹ nhằm mục đích gì hả MHM và mọi người?
Nói phách mạnh hoặc nhẹ là để ta phân biệt đc cấu tạo của loại nhịp, tiết tấu của bài. Và đồng thời cũng cho biết trong ô nhịp đó thì phách nào là phách chính, phách nào là phách phụ , phách nào chủ đạo trong ô nhịp đó .Từ đó tiết tấu và giai điệu của tác phẩm sẽ đc hình thành phong phú và đa dạng dựa trên nền nhịp đã cho.
Nói nghe chung chung quá, nhưng không biết giải thích sao cho phù hợp hơn. Bác nào hiểu thì giải thích dùm các " siêu " thắc mắc của bác Haohange1984 cái.
Bán sáo trúc
http://saotruc.hnsv.com/
Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn
ĐT 0986097526
Hóa ra cũng còn nhiều người lơ mơ về nhịp và phách như tôi. Vậy topic này hãy tiếp tục nhé!
@MHM: hôm nay tôi làm phiền bạn quá, cũng bởi tôi không có ai chỉ bảo nên đành trông cậy vào anh em damsan thôi.
Nếu không có vấn đề gì thì MHM hay ai đó có thể viết một bài về nhịp phách được không, giống như dân chuyên nghiệp họ tập. Tôi thấy số lượng bài viết về kỹ thuật nói chung và về nhịp phách ít quá, Trên diễn đàn đa số mọi người chỉ xin sheet nhạc mà không tập cơ bản.
haohange1984:Nếu không có vấn đề gì thì MHM hay ai đó có thể viết một bài về nhịp phách được không, giống như dân chuyên nghiệp họ tập. Tôi thấy số lượng bài viết về kỹ thuật nói chung và về nhịp phách ít quá, Trên diễn đàn đa số mọi người chỉ xin sheet nhạc mà không tập cơ bản.
Để viết 1 bài tường tận như vậy thì mất rất nhiều thời gian . Phải mất vài tháng , cókhi cả năm cũng chưa xong . Thôi bác ráng chờ khi nào MHM rảnh chạy ra nhà sách mua rồi về upload lên cho bác đọc nha .
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu
Cái cơ bản thì nó nằm trong cuốn nhạc lý căn bản bán ngoài hiệu sách nhiều lắm. Còn muốn chuyên sâu thì nó nằm rải rác trong rất nhiều cuốn sách chuyên ngành. Vd bộ 6 cuốn giáo trình ký xướng âm ( vào nhạc viện tìm, loại này MHM ko giúp đc vì rời khỏi tường nhạc cũng lâu nên bán ve chai hết 1 mớ loại này luôn rồi ). Ráng làm quen với thằng nào trong học viện hoặc nhạc viện rồi nhờ nó photo cho.
Nếu ko có điều kiện sách nhạc lý căn bản thì download 2 cuốn bằng tiếng anh này về nghiên cứu là đủ cho dân học sáo lắm rồi.
http://www.esnips.com/doc/85c5ee91-4409-4557-aaeb-a3cadc5cb51f/The-Basis-of-Music
Cảm ơn MHM nhiều. Cho mình hỏi cái phương pháp tập đếm 1,2,3,4 có phải là để luyện nhịp trong đầu để thành phản xạ, nếu dùng cách này mà không cần gõ chân có được không? Mình để ý thấy mấy quyển sách nước ngoài đều dùng cách này và coi đây như là phần thực hành để luyện các cấu hình tiết tấu thì phải.
bác chuthoong ơi. Cái tôi muốn hỏi ở đây thiên về phần thực hành, cách luyện tập là chính (có lẽ cái này dân nghiệp dư như tôi chỉ mò là chính), mà cái này thì sách nhạc lý bán ở ngoài và ở VN nói rất ít. Nhạc lý căn bản ví dụ như tên nốt, trường độ,ký hiệu nhịp phách,.... thì không phải là tôi không biết. Bác cứ xem mấy quyển sách nước ngoài mà MHM post họ viết sách phải nói rất chuyên nghiệp, còn có cả phần thực hành.
Tôi cũng nói lại là tôi không bảo các bạn gõ lên cho tôi đọc, chỉ cần cho tên sách hoặc là nếu các bạn có sẵn bản trong máy tính thì làm ơn post lên thôi. Có lẽ ở trên tôi viết vậy mọi người hiểu lầm chăng
Báo cáo có những bài tôi nghe quen thì không cần phải đập nhịp. Thú thật là cảm giác nhịp của tôi cũng không đến nỗi có thể ghép với nhạc đệm một cách tương đối chính xác, nhưng muốn học nó có bài bản hơn để nhìn một bản nhạc lạ có thể thổi ra giai điệu, đặc biệt là để luyện các bài tập.
Còn bài Dương Tiên thôi mã thú thật là từ Tết đến giờ tôi chỉ luyện bài này và một vài bài khác mà mình tâm đắc thôi, cũng đã thổi cho vài người nghe qua (như chị Đoan Trang và hôm buổi offline HN) và cũng có bản thu âm, nhưng sợ post lên anh em chê cười. Vì luyện bài này mà giờ còn đi hỏi nhịp phách. Vì mình toàn nghe quen cho nhuần nhuyễn rồi thổi theo. Cho nên học bài nào thì mình cứ phải nghe trước cho thật quen giai điệu. có lẽ quá nghiệp dư phải không
haohange1984: Tôi cũng nói lại là tôi không bảo các bạn gõ lên cho tôi đọc, chỉ cần cho tên sách hoặc là nếu các bạn có sẵn bản trong máy tính thì làm ơn post lên thôi.
Tôi cũng nói lại là tôi không bảo các bạn gõ lên cho tôi đọc, chỉ cần cho tên sách hoặc là nếu các bạn có sẵn bản trong máy tính thì làm ơn post lên thôi.
Nhạc Lý Căn Bản + Nhạc Lý Nâng Cao . ( sách làm gì có sẵn trong máy , nằm bên ngoài máy đó bạn )
MHM đang bận thi , có ai rảnh vô trả lời cho haohanghe đi .
Cho em hỏi một câu tế nhị thôi, trước khi tiếp xúc với âm nhạc hẳn anh chị (cô bác) phải biết ít nhiều về phác và các cái nốt trắng đen trên dòng kẻ rồi nhỉ? Trong SGk lớp 8,9 đều có cả, kĩ càng, cả CD, Coda, 1/2 phách, đảo phách... có hết mà. THật lòng, em hơi thấy khó chịu khi nhiều người mún tìm hiểu về sáo (1 ngành âm nhạc) thì không biết ngôn ngữ của những người trong giới này nói với nhau (các bản nhạc í) là gì và phải đọc nó ra sao.