Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Nơi giới thiệu sản phẩm của chú NguyenTan !

rated by 0 users
This post has 465 Replies | 15 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Shinichi replied on 02-27-2009 9:53 | Locked
kokoro:

To Chú Tân;

Cháu sẽ học thổi sáo nhưng không biết mới học thì mua loại sáo nào, Chú Tân chọn dùm cho cháu 1 cây, cháu ở quận 4 TP.HCM, chú Tân làm cho cháu 1 cây sáo với nhé. Cám ơn chú. Tên cháu là Hoàng Tâm. Địa chỉ 166/111/2 Đoàn Văn Bơ P14 Q4. Chú báo cho cháu biết giá với nhé để cháu chuẩn bị tiền và khoảng bao lâu thì mới có được sáo, cháu mong được có nó lắm, với lại nếu có thể chú khắc dùm cháu chữ kokoro lên cây sáo với nhé. Cám ơn chú nhiều.

Theo mình thì bạn nên dùng sáo C, loại sáo thông dụng cho người mới học

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Shinichi replied on 02-27-2009 9:54 | Locked
Chú Tân ơi! chú cho con hỏi luôn giá của cây sáo si mới chú

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Mới mấy  đặt sáo chú Tân mấy hôm thui mà cứ như mấy năm vậyTongue Tied

Khi nào xong chú làm xong nhắn cháu biết để cháu gửi tiền nha

Sleep sự chờ đợi thật là khó khăn  !Hmm

Thừa thiên địa chi chính, ngự lục khí chi biện, dĩ du ư vô cùng, thị vi tiêu dao
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3
Nguyen Tan replied on 03-02-2009 19:52 | Locked

Bạn Branch tell thân  mến!

Trước tiên xin chia sẻ niềm vui làm được sáo  của bạn và xin báo rằng đã nhận được  2 cây sáo bạn gởi : 1 sáo trúc, 1 sáo nhựa. Buổi sáng nhận  sáo buổi chiều nhận được thư của bạn.

Có lẽ để  khoét được 2 cây này, hẳn bạn đã tốn  nhiều thời gian  và hư khoảng một mớ ống nhựa.

Theo yêu cầu của bạn tôi sẽ cố gắng đánh giá 2 cây  sáo này.  Và để  trọng tâm tôi chỉ trả lời theo những câu hỏi bạn nêu.

1. Cây sáo trúc :

- bạn bảo lên rê 3 dể dàng nhưng xuống đô 1 không thoải mái?  

 Lỗi là  do bạn đánh lòng chưa tới mức cần có, đánh thêm nhiều nữa thì sẽ đạt.

- Âm bị sai : Vị trí và khoảng cách 7 lổ định âm với nhau là đúng, nhưng vị trí lổ thổi bị lệch đi khoảng 10-12mm về phía các lổ định âm, nên các nốt đều sai so với la chuẩn 440hz. Để khắc phục việc này bạn nên dời lổ thổi trở lại vị trí về phía xa hơn, khoảng cách từ  6-10 mm tuỳ theo đường kính ống trúc. Có thể xem bảng vị trí kích thước trong mục làm sáo nhựa. Có nghĩa là, nếu đường kính 13 thì theo đúng bảng, còn nếu đường kính 14 thì bạn chỉ nên dời xuống 3-4mm, chứ không nên dời cả 10mm như vậy.

- Về hình thức : bạn chỉ quấn dây theo trường phái f1 của MHM , không cạo vỏ, không sơn bóng, dây đen.

Bạn hỏi có nên sơn bên trong không? Thì câu trả lời là nên, ngoài việc hạn chế mốc và mối mọt thì lớp sơn còn làm cho đường đi của hơi đỡ ma sát hơn, lúc đó cây sáo  sẽ dễ thổi hơn. Các cây sáo của tôi các bạn bảo dễ thổi, vì tôi đã làm việc này.

2. Cây sáo nhựa tone sol trầm :

- lổ thổi và 3 lổ định âm đầu đúng vị trí, còn 4 lổ sau bạn đã dịch lên một ít nên nó sai âm.

Bạn giải thích rằng do không lên đô 3 được nên phải dời lên để mong nó lên được đô 3.

Thực ra 2 việc này khác nhau : bạn dời lổ thì kéo theo sẽ sai âm : vì khác khỏang cách thì khác  tấn số, các âm không còn đúng với bộ âm giai phải đi nữa. (theo công thức Bernuli, tần số của sáo phụ thuộc khỏang cách từ lổ thổi đến lổ định âm : n = v / L. xem thêm mục “Làm sáo nhựa”). Ở đây ngoài việc sử dụng Tuner-e, bạn phải biết âm giai của các tone nữa. Muốn làm được sáo thì phải biết âm giai để kiểm tra trên tune-e sau khi làm xong.

Để lên được  đô 3 bạn phải gọt lổ cho mềm mại. Ở đây có 2 vấn đề : thứ nhất các cây sáo sáo sol trầm và la trầm rất khó thổi đô 3, lên vẫn được nhưng không thoải mái như cây sáo đô hoặc sáo si, sáo rê, vì bản chất nó là để thổi các nốt trầm thể hiện nét nhạc buồn. Khi thổi đô 3 sẽ rất tốn hơi.

Thứ 2 cây sáo nhựa mà có lổ bầu dục sẽ rất khó khoét cho mềm mại để lên đô 3, vì dao mổ đi tới đâu là nó đứt tới đó, thường hay bị lẹm quá phần cần có, lúc đó sẽ hình thành những ổ gà làm hư đường đi của hơi, và kết quả là đô 3 lại càng khó lên hơn.

Hiện nay, có bạn đang nhờ tôi làm cây sáo nhựa la trầm, Tôi làm bị hư đến cây thứ 3 rồi mà đô 3 vẫn còn chưa ưng ý lắm. Do đó có lẽ sáo nhựa nên khoét lổ tròn, như thể khi  chỉnh âm cao như dô 3 trở lên sẽ dễ dàng hơn.

- Về hình thức : Cây sáocủa bạn chà giấy nhám thô nên nó sướt hết, và sau khi chà bạn không rửa sạch nên các vết sướt đen lộ rõ quá. Nếu chà, thì nên dùng giấy nhám nước mịn , (6-7 ngàn 1 tờ). Thực ra ,cây sáo nhựa không cần chà giấy nhám, hạn chế chừng nào tốt chừng đó. Chỉ dùng giấy nhám để chà mất mấy chữ in đen sẳn có của nhà sản xuất ống thôi. Chứ  bản thân ống nhựa, khi gia công nó đã đạt độ chảy rồi mới định hình, nên rất láng bóng, không cần phải chà giấy nhám nữa..  Có điều, khi thổi bạn nên nhúng nước để sạch bụi ở trong lúc đó tiếng sáo sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Không sợ bị hư vì nó là nhựa. (Sáo trúc hồi xưa, mỗi khi thổi thì nhúng nước, chứ hiện nay dân Dam san đã sơn luôn bên trong nên việc nhúng nước là không cần nữa)

- Còn nút chặn : nếu không nút bần thì có thể dùng cao su, chứ dùng mốp, xốp thì chỉ vài ba hôm là nó lỏng xịch ( do ban đêm sáo co lại bóp nó co theo, ban ngày sáo nở ra, nó không nở theo, nên lỏng xịch.) Nút bần mua ở sau chợ An đông, phía bên quầy bán cá, trước mặt đường có 1 bà già chuyên bán những đồ lạc xoong, trong đó có nút bần. Cao su thì có thể mua đôi dép mới rẽ tiền về cắt ra.

Trên là những  kinh nghiệm của tôi chưa phải là đúng nhất. Mong bạn hỏi thêm người khác rành hơn. Thời gian ít mong bạn thông cảm vì chậm trả lời.  Chúc bạn mau hoàn thiện và làm được nhiều sáo. Thân ái.

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
votinhcodon:

Gửi chú Tân, con đang học sáo nhưng muốn học tiêu nữa,

  Con có thể đặt chú làm một cây tiêu không ?

Con có yêu cầu như thế này không biết là có được hay không ?

- Cái thứ nhất : Con cần một cây tiêu tiếng thật trong, trầm một chút, và ấm, ( vì con thích thổi mấy bài buồn, và rất buồn )

Chắc dài khoảng 55 đến 60cm là được .

- Thứ 2 : Chú viết lên cho con vài câu thơ hay câu gì đó có chữ vô tình hoặc cô đơn , có cả 2 càng tốt

- Thứ 3 chắc không quan trọng : Chuẩn thì chắc khỏi nói chắc chú cũng dùng turn e đo rồi, đẹp , Không quá to không quá nhỏ .

   Con nói nhiều quá rồi , hihi , Như vậy có được không chú ? Chú cho con biết giá khoảng bao nhiêu nữa nhé !

Smile

ym: heartfailz
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Chú Tân.

Thú thực với chú là lâu lắm rồi con không có ........đụng tới Tuner-E nữa. Vì máy vi tính để ở lầu 1, phòng con ở lầu 2. Mỗi lần chích 1 lỗ lại phải chạy xuống đo. Khoét rộng xong lại chạy xuống đo tiếp. Lê thê như vậy nên để tiết kiệm thời gian con....bỏ luôn. Khoét chỉ nhắm cho đảm bảo mấy cái 1 cung - nửa cung ,khoét xong thổi thử vài bài để test .Nhưng đúng là như vậy không ổn. Con sẽ trở lại với Tuner-E vậy.

Mà chắc con tạm thời hông dám khoét trúc nữa, vì trúc anh Thoong cho còn có 4 ống thôi, trúc mới thì phơi chưa lâu. Với lại ống trúc mỗi ống dày mỏng lớn bé khác nhau thấy ghê quá. Lơ mơ như con chắc chỉ có phí trúc. Bữa trước con có thấy 1 chi nhánh của Caldivi rồi, để vào tìm ống 13 vậy.

 

Còn vụ nút chặn. Dép thì mỏng quá, chắc chỉ đc cái đế . Để con thử xem 1 đôi cắt ra đc mấy nút.

Xin cảm ơn chú và hẹn chú tới hè con lại gửi thêm 2 cây nữa ạ, lần này chắc sẽ toàn bằng nhựa. Hy vọng đợt tiếp theo đó hết lỗi.

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
cu đen replied on 03-03-2009 1:53 | Locked
SadHmmYes
Nguyen Tan:

Bạn Branch tell thân  mến!

Trước tiên xin chia sẻ niềm vui làm được sáo  của bạn và xin báo rằng đã nhận được  2 cây sáo bạn gởi : 1 sáo trúc, 1 sáo nhựa. Buổi sáng nhận  sáo buổi chiều nhận được thư của bạn.

Có lẽ để  khoét được 2 cây này, hẳn bạn đã tốn  nhiều thời gian  và hư khoảng một mớ ống nhựa.

Theo yêu cầu của bạn tôi sẽ cố gắng đánh giá 2 cây  sáo này.  Và để  trọng tâm tôi chỉ trả lời theo những câu hỏi bạn nêu.

1. Cây sáo trúc :

- bạn bảo lên rê 3 dể dàng nhưng xuống đô 1 không thoải mái?  

 Lỗi là  do bạn đánh lòng chưa tới mức cần có, đánh thêm nhiều nữa thì sẽ đạt.

- Âm bị sai : Vị trí và khoảng cách 7 lổ định âm với nhau là đúng, nhưng vị trí lổ thổi bị lệch đi khoảng 10-12cm về phía các lổ định âm, nên các nốt đều sai so với la chuẩn 440hz. Để khắc phục việc này bạn nên dời lổ thổi trở lại vị trí về phía xa hơn, khoảng cách từ  6-10 cm tuỳ theo đường kính ống trúc. Có thể xem bảng vị trí kích thước trong mục làm sáo nhựa. Có nghĩa là, nếu đường kính 13 thì theo đúng bảng, còn nếu đường kính 14 thì bạn chỉ nên dời xuống 3-4mm, chứ không nên dời cả 10mm như vậy.

- Về hình thức : bạn chỉ quấn dây theo trường phái f1 của MHM , không cạo vỏ, không sơn bóng, dây đen.

Bạn hỏi có nên sơn bên trong không? Thì câu trả lời là nên, ngoài việc hạn chế mốc và mối mọt thì lớp sơn còn làm cho đường đi của hơi đỡ ma sát hơn, lúc đó cây sáo  sẽ dễ thổi hơn. Các cây sáo của tôi các bạn bảo dễ thổi, vì tôi đã làm việc này.

2. Cây sáo nhựa tone sol trầm :

- lổ thổi và 3 lổ định âm đầu đúng vị trí, còn 4 lổ sau bạn đã dịch lên một ít nên nó sai âm.

Bạn giải thích rằng do không lên đô 3 được nên phải dời lên để mong nó lên được đô 3.

Thực ra 2 việc này khác nhau : bạn dời lổ thì kéo theo sẽ sai âm : vì khác khỏang cách thì khác  tấn số, các âm không còn đúng với bộ âm giai phải đi nữa. (theo công thức Bernuli, tần số của sáo phụ thuộc khỏang cách từ lổ thổi đến lổ định âm : n = v / L. xem thêm mục “Làm sáo nhựa”). Ở đây ngoài việc sử dụng Tuner-e, bạn phải biết âm giai của các tone nữa. Muốn làm được sáo thì phải biết âm giai để kiểm tra trên tune-e sau khi làm xong.

Để lên được  đô 3 bạn phải gọt lổ cho mềm mại. Ở đây có 2 vấn đề : thứ nhất các cây sáo sáo sol trầm và la trầm rất khó thổi đô 3, lên vẫn được nhưng không thoải mái như cây sáo đô hoặc sáo si, sáo rê, vì bản chất nó là để thổi các nốt trầm thể hiện nét nhạc buồn. Khi thổi đô 3 sẽ rất tốn hơi.

Thứ 2 cây sáo nhựa mà có lổ bầu dục sẽ rất khó khoét cho mềm mại để lên đô 3, vì dao mổ đi tới đâu là nó đứt tới đó, thường hay bị lẹm quá phần cần có, lúc đó sẽ hình thành những ổ gà làm hư đường đi của hơi, và kết quả là đô 3 lại càng khó lên hơn.

Hiện nay, có bạn đang nhờ tôi làm cây sáo nhựa la trầm, Tôi làm bị hư đến cây thứ 3 rồi mà đô 3 vẫn còn chưa ưng ý lắm. Do đó có lẽ sáo nhựa nên khoét lổ tròn, như thể khi  chỉnh âm cao như dô 3 trở lên sẽ dễ dàng hơn.

- Về hình thức : Cây sáocủa bạn chà giấy nhám thô nên nó sướt hết, và sau khi chà bạn không rửa sạch nên các vết sướt đen lộ rõ quá. Nếu chà, thì nên dùng giấy nhám nước mịn , (6-7 ngàn 1 tờ). Thực ra ,cây sáo nhựa không cần chà giấy nhám, hạn chế chừng nào tốt chừng đó. Chỉ dùng giấy nhám để chà mất mấy chữ in đen sẳn có của nhà sản xuất ống thôi. Chứ  bản thân ống nhựa, khi gia công nó đã đạt độ chảy rồi mới định hình, nên rất láng bóng, không cần phải chà giấy nhám nữa..  Có điều, khi thổi bạn nên nhúng nước để sạch bụi ở trong lúc đó tiếng sáo sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Không sợ bị hư vì nó là nhựa. (Sáo trúc hồi xưa, mỗi khi thổi thì nhúng nước, chứ hiện nay dân Dam san đã sơn luôn bên trong nên việc nhúng nước là không cần nữa)

- Còn nút chặn : nếu không nút bần thì có thể dùng cao su, chứ dùng mốp, xốp thì chỉ vài ba hôm là nó lỏng xịch ( do ban đêm sáo co lại bóp nó co theo, ban ngày sáo nở ra, nó không nở theo, nên lỏng xịch.) Nút bần mua ở sau chợ An đông, phía bên quầy bán cá, trước mặt đường có 1 bà già chuyên bán những đồ lạc xoong, trong đó có nút bần. Cao su thì có thể mua đôi dép mới rẽ tiền về cắt ra.

Trên là những  kinh nghiệm của tôi chưa phải là đúng nhất. Mong bạn hỏi thêm người khác rành hơn. Thời gian ít mong bạn thông cảm vì chậm trả lời.  Chúc bạn mau hoàn thiện và làm được nhiều sáo. Thân ái.

YesYesBeerMusic

  • Party!!!Super AngryTimeIndifferentYes

    sáo ! tình yêu của tôi
    Top 50 Contributor
    cầm sư cấp 3
    Nguyen Tan replied on 03-08-2009 22:03 | Locked

    Chào các bạn!

    @Gởi các bạn đã đặt mua sáo ở trên. Các bạn  vui lòng cho địa chỉ và số điện thọai, nhất là số điện thoại.  để tôi có thể liên lạc trước khi gởi. Bạn nào có số điện thoại rồi thì sáo sẽ đến

    Các bạn có yêu cầu viết  gì, thì tôi mới viết. Cần nói thêm kích thườc chữ to hay nhỏ. Các bạn nào không nói gì,  thì sẽ không viết. Vậy nhé

    @Linh : nút thắt thì tôi mua ở chợ lớn , Nếu bạn muốn làm thì có một cuốn sách tiếng Hoa dạy rất kỷ. Bạn đến các nhà sách lớn, (như Tiền Phong ở Nguyễn Thái Học , Hà nội chẳng hạn...) Có một cuốn sách in giấy trắng, láng, khổ 12x18, bìa in hình có ấm trà. Bên trong có chỉ các nút thắt đặc biệt như bạn muốn.

    @ Phát : Bạn đặt sáo 10 lổ thì nên đặt MHM, tôi chưa thử sáo 10 lổ nhiều. Sợ phải rất lâu.

     

    Not Ranked
    tiểu cầm thủ
    doanh49 replied on 03-09-2009 5:31 | Locked

    chào chú tâm!!!con muốn mua 1 cây sáo dễ thổi 1 chút tai con cũng mới tập thổi sáo thôi,con ở 5a/7 trần phú Q5 ,và mail của con là:doanh49@yahoo.com.  sdt:01687669060

    chú lựa cho con cây nào càng thẳng càng tốt nha. À chú báo cho con biết giá nhiêu để con chuẩn bị tiền và khoảng bao lâu con mới có sáo nha chú
    ...cảm ơn chú nhiều!

    pre......
    Top 10 Contributor
    cầm sư cấp 4
    Shinichi replied on 03-09-2009 10:04 | Locked
    doanh49:

    chào chú tâm!!!con muốn mua 1 cây sáo dễ thổi 1 chút tai con cũng mới tập thổi sáo thôi,con ở 5a/7 trần phú Q5 ,và mail của con là:doanh49@yahoo.com.  sdt:01687669060

    chú lựa cho con cây nào càng thẳng càng tốt nha. À chú báo cho con biết giá nhiêu để con chuẩn bị tiền và khoảng bao lâu con mới có sáo nha chú
    ...cảm ơn chú nhiều!

    Hay thậy, bác doanh49 viết bài mà em thấy buồn cười quá bác định viết " tại con cũng mới tập thổi sáo " thành " tai con cũng mới tập thổi sáo ", Sad Geekednếu cái này có thật thì phải cho bác này đi tham dự những chuyện lạ việt nam ( em thấy buồn cười quá có gì sai thì mong bác bỏ quá )

    Bán sáo trúc

    http://saotruc.hnsv.com/

    Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

    ĐT 0986097526

     

    Top 50 Contributor
    cầm sư cấp 3
    Nguyen Tan replied on 03-10-2009 0:01 | Locked
    TiếngSáoCôĐơn:

    Chú Tân.

    Thú thực với chú là lâu lắm rồi con không có ........đụng tới Tuner-E nữa. .... Khoét chỉ nhắm cho đảm bảo mấy cái 1 cung - nửa cung ,khoét xong thổi thử vài bài để test .Nhưng đúng là như vậy không ổn. Con sẽ trở lại với Tuner-E vậy.

    Để hổ trợ các bạn kiểm tra sáo của mình xin nói thêm về âm giai.

    để tính âm giai của cây sáo, các bạn theo quy tắc sau :

    -         khi gọi âm giai của tone  gì thì nốt đó là chủ âm : ví dụ âm giai đô thì chủ âm là nốt đô, âm giai si giáng thì chủ âm là nốt si giáng (si bémol)

    -         Sau đó tính từ chủ âm lên các nốt sau kế cận theo quy tắc  : 1cung, 1 cung, nửa cung, 1 cung, 1 cung, 1 cung, 1 cung, rồi nữa cung cuối cùng để trở lại chủ âm ở bát độ sau. Tức là cứ 2 lần 1 cung, đến 1 lần nửa cung, rồi 3 lần 1 cung và 1 lần nữa cung

    -         Cụ thể theo bảng sau :

     

    âm giai

    bịt 6 lổ

    mở 1 lổ

    mở 2 lổ

    mở 3 lổ

    mở 4 lổ

    mở 5 lổ

    mở 6 lổ

    bịt 6 lổ thổi mạnh

    sáo Do

    do

    re

    mi

    fa

    sol

    la

    si

    do

    sáo Si

    si

    reb(do#)

    mib(re#)

    mi

    solb(fa#)

    lab(sol#)

    sib(la#)

    si

    sáo Sib

    sib

    do

    re

    mib(re#)

    fa

    sol

    la

    sib(la#)

    sáo La

    la

    si

    reb(do#)

    re

    mi

    solb(fa#)

    lab(sol#)

    la

    sáo Sol

    sol

    la

    si

    do

    re

    mi

    solb(fa#)

    sol

    sáo Fa

    fa

    sol

    la

    sib(la#)

    reb(do#)

    mib(re#)

    mi

    fa

    sáo Mi

    mi

    solb(fa#)

    lab(sol#)

    la

    si

    reb(do#)

    mib(re#)

    mi

    sáo Re

    re

    mi

    solb(fa#)

    sol

    la

    si

    reb(do#)

    re

     

    Dùng bảng này để kiểm tra sáo của mình có chuẩn theo âm giai tây phương không. Khi có một cây sáo chuẩn , bạn có thể hoà cùng các nhạc cụ khác, kể cả các nhạc cụ dân tộc cũng như nhạc cụ phương tây, hoặc thổi theo lời bài hát, các nốt sẽ theo rất ngọt, không bị lợ.

    Các bạn khi  hoà nhạc cụ trong nhóm với nhau, các bạn nên  lấy theo âm giai của cây sáo là tiện nhất, vì các nhạc cụ đều có thể lên dây, còn sáo thì không. Quan trọng là cây sáo phải chuẩn theo âm giai (âm giai gì cũng được).

     

    Top 25 Contributor
    cầm sư cấp 3
    hoangtube replied on 03-10-2009 0:20 | Locked

    Nhìn trên bảng thống kê của chú NT thật là dễ hiểu !

    Nên muốn thổi sáo âm hưởng dân tộc (Nam bộ) thì Sib là lựa chọn hay nhất !!! 

    Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

    [URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

    Top 500 Contributor
    trung cấp cầm thủ
    kokoro replied on 03-10-2009 8:56 | Locked
    Nguyen Tan:

    Chào các bạn!

    @Gởi các bạn đã đặt mua sáo ở trên. Các bạn  vui lòng cho địa chỉ và số điện thọai, nhất là số điện thoại.  để tôi có thể liên lạc trước khi gởi. Bạn nào có số điện thoại rồi thì sáo sẽ đến

    Các bạn có yêu cầu viết  gì, thì tôi mới viết. Cần nói thêm kích thườc chữ to hay nhỏ. Các bạn nào không nói gì,  thì sẽ không viết. Vậy nhé

    @Linh : nút thắt thì tôi mua ở chợ lớn , Nếu bạn muốn làm thì có một cuốn sách tiếng Hoa dạy rất kỷ. Bạn đến các nhà sách lớn, (như Tiền Phong ở Nguyễn Thái Học , Hà nội chẳng hạn...) Có một cuốn sách in giấy trắng, láng, khổ 12x18, bìa in hình có ấm trà. Bên trong có chỉ các nút thắt đặc biệt như bạn muốn.

    @ Phát : Bạn đặt sáo 10 lổ thì nên đặt MHM, tôi chưa thử sáo 10 lổ nhiều. Sợ phải rất lâu.

     

    cháu có đặt chú 1 cây sáo đấy, số điện thoại của cháu là 0909437827, chú nhớ khắc dùm cháu chữ kokoro nhé

    nơi bình yên là nơi lắng sâu...
    Top 50 Contributor
    cầm sư cấp 3
    Nguyen Tan replied on 03-10-2009 22:06 | Locked

    Bát  tuyệt : Thanh, Kỳ, U, Nhã, Bi , Tráng, Du, Trường.

    Các bạn chắc đã từng nghe bình về bát tuyệt ở cây đàn ( Mục Nhạc và những điều kỵ).

     Dĩ nhiên những  nghệ sĩ tên tuổi của nước ta, hoàn toàn có thể thể hiện cả 8 tính chất trên bằng hơn 20 kỹ thuật của sáo trúc.

    Nay tôi mạo muội viết một số suy nghĩ và ví dụ đơn giản  để dễ hiểu về bát tuyệt trên cây sáo, với mong muốn  các bạn trẻ mới tập có chút kiến thức để mà tập luyện. :

    -         Thanh : trong trẻo, thổi làm sao cho tiếng sáo thật trong, không còn bị tiếng xì, Cái này dễ hiểu, không cần ví dụ.

    -         Kỳ : kỳ ảo, nhanh nhẹn, điêu luyện, réo rắt. Ví dụ như các đoạn thể hiện tiếng chim trong Lý hoài nam hay chim Poongke của các nghệ sĩ Đinh Thìn, Tiến Vượng, Hoàng Anh thể hiện .

    -         U : u buồn, thong thả, chậm rãi, dìu dặt.  Trong bản nhạc  có tâm sự buồn , khi thổi  thể hiện được cái buồn, làm người nghe thấm thía, cảm thông. Cái này lấy ví dụ về tiếng sáo Mèo là dễ hiểu nhất

    -         Nhã : tao nhã, thanh lịch, véo von. Nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghĩa thể hiện rất rõ qua  các bài nhạc tiền chiến  như Bến Xuân, Lòng mẹ,…

    -         Bi : sầu não, ai oán. Thể hiện như có nổi oan ức, ngòai cái buồn còn có cái như trách, hận,… . Bạn nào nghe bài Táng hoa ngâm hoặc Uông ngưng mi thì có thể hình dung ra dễ dàng

    -         Tráng : hùng tráng, rộn ràng, mạnh mẽ,. Ví dụ như anh vẫn hành quân,

    -         Du :  du dương, mênh mông. Ví dụ như đoạn đầu của bài Mục tân dân ca do Tằng chiêu Bân thể hiện trên youtube. Nghe như cách chim đang chao liệng trên bầu trời mênh mông, vổ cánh vài chục cái rồi lao vút lên…chơi vơi.

    -         Trường : dằng dặc, tiếng sáo nghe cuồn cuộn như nước chảy liên tục, nghe như ngựa chạy đường xa… Ví dụ như bài Ngày hội non sông,…

     

    Mong các bạn cùng chung vui và thể hiện  thành công bát tuyệt trên cây sáo qua việc tập luyện các kỹ thuật mà bạn Sáo Trúc đ ã hướng dẫn trên các clip.

    Và mong những  người hiểu biết hơn  cùng góp ý và phát triển cho hoàn thiện để các bạn trẻ ngày thêm thích âm nhạc dân tộc . Xin cám ơn.

    Top 200 Contributor
    đại cầm thủ
    nhocconthoisao replied on 03-11-2009 18:55 | Locked

    Mấy hôm ôn thi Toeic cháu không online được .Smile

    hôm trước cháu sơ xuất quá quên không gửi luôn số di động cho chú

    đây là số của cháu nè ; 01263433458

    chú gọi cho cháu sớm nhaBig Smile

    Thừa thiên địa chi chính, ngự lục khí chi biện, dĩ du ư vô cùng, thị vi tiêu dao
    Page 13 of 32 (466 items) « First ... < Previous 11 12 13 14 15 Next > ... Last » | RSS
    Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
    Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems