Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Các bác cứ nâng cao quan điểm, mình cứ tập tành vui vẻ là ổn rồi, hì hì. Dần dần rồi các bác sẽ thấy mọi việc bình dị lắm, không có gì phải đao to búa lớn cả.
Hự
Đúng là "thiển ý, thiển ý"
vụ đưa nhạc cụ dân tộc chơi nhạc cổ điên phương tây đã được 12Girl Band làm rồi
nhưng để tạo được vị nhế như bây giờ của 12 Girl Band làm quả ko dễ
đằng sau 12 Girl Band là 1 dàn đạo diễn, nhạc sĩ - chuyên viết và chuyển soạn về nhạc cụ dân tộc
họ còn được Tây đào tạo từ lúc bé tý, để đến giờ lớn lên họ mới được như bây giờ
Lehonso mà định làm quả này, thì cứ phải nghĩ là trên mức chục tỷ vnd mới thực hiện dược
khó lắm đấy
Hự, anh em dđến ĐS là để học, chơi sáo.
Làm đến cấp Prô quả ko dễ.
em chưa tán thành với ý kiến của anh Lee lắm.hiện giờ nhạc cụ dân tộc bị quên lãng nhiều đi rồi. chưa bàn đến các điểm nổi bật mà chuyện phổ cập cho bà con hiểu là ối vấn đề. mang cây sáo đi tập mà gặp cái bọn trong nhạc viện nó vác nhạc cụ tây nó bảo nhà quê. em biết mục đích của các bác sáo trúc cô BF bác trâu đất........Em cũng mong có điều kiện gặp gỡ ,và học hỏi. Em cũng quyết định theo học tiêu như anh Lee. Thấy tiêu cũng chả có mấy người chơi.nên có dở hơi cũng ít người dị nghị.
về 3 hướng phát triển thì em đồng ý nhưng cái hướng thứ nhất sẽ là điểm mạnh của ta. cái thứ 2 và cái thứ 3 thì sẽ là sở đoản. Như có 1 điều mà em mong muốn là biến sở trường của người khác thành sở đoản của mình còn sở trường của mình thì không ai làm đc.
hiện giờ giai đoạn làm sáo đã hoàn thành kỹ thuật rồi. như vậy bước đầu coi như ổn.
có hay không nên anh em đam san phát triển thêm bước nữa. mình có nên mạnh dạn tham gia các chương trình giao lưu âm nhạc lớn với danh nghĩa là thanh viên đam san. để quảng bá hình ảnh nhạc cụ dân tộc và thay đổi tư tưởng giới trẻ về tinh tinh hoa dân tộc.có lẽ không khả thi vì đam san là môi trường cho anh em gặp gỡ để tự nâng cao chư chưa hướng tới 1 đều lớn hơn. mong mọi người tiếp tục phanh phui
@ detuvodanh : thực ra thì em ko phải chuyên s inh, em thuộc khối kinh tế, cái ví dụ em lấy đó là để chứng minh rõ tạo hóa đã sắp đặt cái gì hợp cái gì, cái gì có thế mạnh như thế nào^^.qua đó để hiểu rõ sáo thì hợp với các bài nhạc việt nam hơn, tinh thần em là sáo việt thổi nhạc việt, những tinh hoa của nước khác chỉ là học hỏi làm giàu văn hóa mình mà thôi ...
chúc mọi người sớm tìm đc khả năng, sở trường với từng dòng nhạc cho riêng mình ^^
còn vấn đề tiếng anh, nó là nan giải, nó quá quen thuộc với học sinh sinh viên rồi, ngay bản thân em lúc này trường đã ra chuẩn tiếng anh đầu ra mà em vẫn đang bập bẹ học, cái này rất quan trọng cho công việc, giao tiếp sau này, nếu rảnh rỗi mọi người nên tích lũy, có như vậy nếu gặp trường hợp như chuthoong còn biết cái để khoe đc :D
cái vụ học tiếng anh với tiếng pháp hay à nha .
em thì lại nghĩ thế này, sở dĩ vn mình "ko bằng tây " ko phải do cây sáo mình ko bằng của nó . nhạc cụ vn chả kém bất kì nước nào cả . ví dụ các bác nào xem đĩa pải by night sẽ nhớ cái tiểu phẩm hài " cò tây cò ta " cò ta có khi còn hay hơn cò tây ấy chứ . mà tiểu phẩm ấy thì có từ lâu lắm rồi nhé , ko phải mới có đâu nha . bác nào chưa xem thì search mà xem ko lại tiếc :)) còn lí do mà dân mình kém nó thì có lẽ là do vấn đề đào tạo , như anh em mình,hãy nhớ lại xem trong hồi cấp 2+3+ dh có mấy ng trong số các bạn của bạn đc học nhạc, chỉ có một ssố ng tự học(như anh em mình) + một số vô cùng ít những ng pro. vấn đề phổ cập âm nhạc ở vn còn kém ;)) như lũ em của em nè còn lâu nó mới phân biệt đc nhạc vn với nhạc tàu( mình nghe nửa câu là biết liền :)) ) thậm chí có đứa còn chả phân biệt nổi nhạc vàng với nhạc đỏ ấy chứ .
nên theo ý em. các bác cứ tha hồ mà tập nhạc, cứ bài nào mình thích thì tập + ko giấu nghề ai hỏi thì chỉ dạy nhiệt tình . làm đc thế là có công với tổ quốc lắm rồi :))
leehonso: Hiện tại , theo như em thấy thì sáo trúc Việt Nam có 2 trào lưu chính :+ Cổ nhạc Việt Nam và các tác phẩm dân tộc hiện đại ( đây là trào lưu chính của sáo trúc Việt Nam hiện nay và được nhiều người theo đuổi )+ Trung Hoa và các phong cách diễn tấu ( trào lưu này cũng được nhiều người Việt Nam hâm mộ vì bề sâu và độ rộng của sáo trúc TQ cũng như là sự tương đồng trong văn hóa )Tuy nhiên các pác cũng thấy rằng sáo trúc là 1 nhạc cụ đa phong cách và khả biểu đạt tình cảm cũng rất dạt dào , nên em theo thiển ý của em chúng ta nên mở lòng phát triển sáo trúc thêm 1 mặt trận sau : + Mặt trận cuối cùng mà em muốn tìm người đứng cùng chiến tuyến đó là : nhạc cổ điển phương tây . Ở hình thức âm nhạc này sáo trúc Việt Nam của ta có thể tung hoành ngang dọc và chỉ bị hạn chế bởi một điều duy nhất đó là âm vực ( âm vực của sáo trúc VN chỉ chuẩn xác trong khoảng 2,5 octave trở lại ) . Ở mặt trận này em cũng nhận được sự phản đối của nhiều người : từ Admin , saotruc , TranThienNhan , Quasimodo, thầy Hùng (lớp nhạc Cầu Kiệu ) ... cũng như là sự đồng tình nửa vời của MHM , Em thiết nghĩ TQ dám diễn tấu các tác phẩm cổ điển có độ khó rất cao như Zigenewer ...trên sáo trúc và nhị Hồ thì chúng ta cũng nên mở lòng ra để giao lưu với âm nhạc phương Tây để làm phong phú thêm cây sáo của mình . Nếu như 3 mặt trận này đều phát triển thì sáo trúc của ta sẽ vững ko khác gì kiềng 3 chân ! Các pác nghĩ sao , xin cho em 1 sự phê bình để nhận thức sâu hơn về vấn đề này !
Hiện tại , theo như em thấy thì sáo trúc Việt Nam có 2 trào lưu chính :
+ Cổ nhạc Việt Nam và các tác phẩm dân tộc hiện đại ( đây là trào lưu chính của sáo trúc Việt Nam hiện nay và được nhiều người theo đuổi )
+ Trung Hoa và các phong cách diễn tấu ( trào lưu này cũng được nhiều người Việt Nam hâm mộ vì bề sâu và độ rộng của sáo trúc TQ cũng như là sự tương đồng trong văn hóa )
Tuy nhiên các pác cũng thấy rằng sáo trúc là 1 nhạc cụ đa phong cách và khả biểu đạt tình cảm cũng rất dạt dào , nên em theo thiển ý của em chúng ta nên mở lòng phát triển sáo trúc thêm 1 mặt trận sau :
+ Mặt trận cuối cùng mà em muốn tìm người đứng cùng chiến tuyến đó là : nhạc cổ điển phương tây . Ở hình thức âm nhạc này sáo trúc Việt Nam của ta có thể tung hoành ngang dọc và chỉ bị hạn chế bởi một điều duy nhất đó là âm vực ( âm vực của sáo trúc VN chỉ chuẩn xác trong khoảng 2,5 octave trở lại ) . Ở mặt trận này em cũng nhận được sự phản đối của nhiều người : từ Admin , saotruc , TranThienNhan , Quasimodo, thầy Hùng (lớp nhạc Cầu Kiệu ) ... cũng như là sự đồng tình nửa vời của MHM , Em thiết nghĩ TQ dám diễn tấu các tác phẩm cổ điển có độ khó rất cao như Zigenewer ...trên sáo trúc và nhị Hồ thì chúng ta cũng nên mở lòng ra để giao lưu với âm nhạc phương Tây để làm phong phú thêm cây sáo của mình . Nếu như 3 mặt trận này đều phát triển thì sáo trúc của ta sẽ vững ko khác gì kiềng 3 chân ! Các pác nghĩ sao , xin cho em 1 sự phê bình để nhận thức sâu hơn về vấn đề này !
theo ý kiến của em
giao lưu văn hóa sẽ khiến các nền văn hóa trộn lẫn với nhau cái zì không phù hợp sẽ bị loại bỏ hoặc bị đồng hóa, những cái đó sẽ trở thành kỷ niệm( hoặc cũng có thể 1 ngày nào đó nó lại trỗi dạy) những cái phù hợp sẽ trộn lẫn với nhau tạo ra sự pha trộn tùy nơi mà sụ pha trộn ấy sẽ manh hay yếu điếu này sẽ tạo nên bản sắc về văn hóa mới. Sáo trúc là 1 phần của văn hóa. vì thế định hướng cho sự phát triển của nó là rất khó. cái zì không kịp thay đổi và thay đổi không đúng hướng sẽ nhanh chóng rơi vào dĩ vẵng. thực sự có những thứ chúng ta cố gửi mà không gữi ddc. nói chung là không thể trách ai dc. sự thật là 2 trào lưu đầu tiên có triển vọng hơn (với sự a/hưởng của phim ảnh văn hóa dân tộc...) với trào lưu thứ 3 gần như không thể phát triển vì nhiều lý do( tác phẩm cho sao trúc viết bằng nhạc cổ điển, khả nằng tiếp nhận của người nghe với dòng nhạc trên, van hóa pt...).
Dạ không ngờ bài này viết lâu thế mà hôm nay em mới có dịp đọc, trước hết thì em thấy bài viết của anh Lee mang tính bàn luận cho những ai có một định hướng tương đối xa, còn hướng thứ 3 mang tính chất tham khảo bàn luận, còn thì em thì em đồng ý quan điểm chơi trước hết cứ vui vẻ thoải mái cái đã.
Em thấy anh Lee vẫn coi trọng 2 trường phái đầu rồi, tuy nhiên quan điểm của em thì thấy Ta về làm thầy của ta, nền sáo của nước ta tuy đã rất lâu đời nhưng bây giờ quanh đi quẩn lại vẫn là các tác phẩm có từ rất lâu đời, quen thuộc, thổi đi thổi lại đến nhàm chán, chương trình nào lớn thì vẫn chỉ là nó, em rất thích sáo nhưng nghe nhiều qua thấy đầu nó cũng u u, huống hồ nếu đem đi quảng bá với người nước ngoài hơi thở của các cụ ta đến vài chục thập niên trước, nghe mãi người ta có chán không, riêng em không thấy mới. Em vẫn phải công nhận một điều rằng các tác pẩm khó không hề ít, chơi mãi cũng không hết, có học hết cũng chưa chắc thành người giỏi nhất được, nhưng mở rộng ra giao lưu với các nền văn hóa khác, chơi các tác phẩm mang phong cách khác, dùng đồ của ta chơi thử cái tinh túy của họ, phát triển cải tiến thêm nhạc cụ của mình cho hoàn thiện, hay theo hướng mới, thì cũng nên lắm. Các nghệ sĩ thì nhiều nhưng sự đa dạng phong cách em chưa thấy nhiều, nói ra thì chắc cũng không phải là mới, nhưng ngoài Nguyễn Đình Nghĩa ra em chưa thấy ai thành công.
Em chẳng thể kết luận là chơi theo cách đó có hợp hay không, nhưng em luôn mong muốn mọi người cứ thử chơi nhưng cách mới, rồi mỗi người tự rút những điều cho riêng mình, em thấy đây là một sự mở rộng cần thiết thôi, nhất là trong thời đai mới, nơi nào đó em có đọc thấy sự so sánh thế này: khi ở một nơi xa xôi xa lạ, khi được nghe một tiếng nói của quê hương mình vang lên, tất người ta đều cảm thấy ấm lòng và đều yêu cái người vừa nói vô cùng, cho dù đó là người đât nước khác, thì em nghĩ nếu ta chơi các tác phẩm của nước bạn, việc giao lưu cũng sẽ dễ dàng hơn và được đón nhận thôi.
Hic 12 girls ban nổi tiếng thế nhưng em vẫn không thích họ chơi các tác phẩm nước ngoài, em chỉ thk họ chơi các tác phẩm TQ thôi, còn em thích anh Lee chơi các tác phẩm nước ngoài bằng tiêu hơn, hehe, em thích anh sáo trúc chơi các bản nhạc chậm bằng sáo chậm nhưng chơi đàn các bài nhanh hơn, hì hì.
detuvodanh: hôm vừa rồi em có đi buổi hoà nhạc ở trung tâm văn hoá Pháp tại HN ( l'espace HN ) em thấy có "hiện tượng" này : một nghệ sĩ VN, đc học và đào tạo ở Châu Âu, chơi flute nhưng lại thổi Lý Ngựa Ô. Đây là 1 vòng quay kiểu VN ----> phương tây ----> VN. thế thì sáo ta hơn hay sáo tây hơn, rồi thì nên chơi theo dòng nhạc nào ??Thực ra em thấy, ngoài khoản sáo ko lên đc cao như flute ra thì gần như, các kỹ thuật khác sáo trúc đều vượt trội hơn hẳn. Vuốt thì sáo tây làm sao mền đc như sáo ta, sáo tây có các nút, chỉ mở lên mở xuống, sáo ta thì là thịt vùng ngón tay,phải mềm mại hơn chứ.Đánh lưỡi kép thì tây khổ nhục hơn ta nhiều, cứ như sáo tây, tập phải vào loại thượng thặng mới nhảy vào TK, sáo ta mà có thầy thợ chỉ bảo đàng hoàng thì vài năm là ngon rồi. Cái cha nghệ sĩ kia chỉ thổi lý ngựa ô chứ có dám bèo dạt mây trôi, lý chiều chiều rồi vô số các bản dân ca khác ko ??theo em, chơi nhạc gì ko quan trọng. Các bác cứ tưởng tượng, các bác vác sáo sang nước bạn, thổi 1 bản dân ca nước bạn thì chúng nó chả lác mắt ra còn gì ( thổi dân ca mình thì chúng nó kêu thường quá,sáo của VN mà ko chơi nổi nhạc VN thì vứt ) còn ở VN mà ngày ngày thổi nhạc nước ngoài, ko nhả nổi 1 bản dân ca chắc hàng xóm liên tục cằn nhằn mất.Cũng giống anh nghệ sĩ kia, về VN mà cứ toe toe hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ thì dễ ăn đạn lắm Nói tóm lại, các bác cứ tu luyện và yên chí vì sáo mình cũng có rất nhiều đặc điểm nổi trội. Nhạc nào thì cũng ko quan trọng cho lắm, tuỳ cơ ứng biến, miễn sao ngày càng nhiều người biết và chơi sáo trúc hơn là ok rồi@ sapinT : ông đừng lừa anh em damsan :)) cần gì vào tận NT, HN cũng kha khá rồi :)) @ cman : nhiều đoạn bác nói chung chung quá, với cả các ví dụ của bác em thấy chả liên quan gì tới âm nhạc cả ( toàn voi,ong,kiến... chắc là bác này chuyên sinh nên nhiễm rồi ) Nói chung đọc bài bác, nơ-ron em chạy mỏi hết cả chân vẫn chưa hiểu hết ý, bác diễn giải cụ thể lại 1 lần nữa cho em dc ko ??
hôm vừa rồi em có đi buổi hoà nhạc ở trung tâm văn hoá Pháp tại HN ( l'espace HN ) em thấy có "hiện tượng" này : một nghệ sĩ VN, đc học và đào tạo ở Châu Âu, chơi flute nhưng lại thổi Lý Ngựa Ô. Đây là 1 vòng quay kiểu VN ----> phương tây ----> VN. thế thì sáo ta hơn hay sáo tây hơn, rồi thì nên chơi theo dòng nhạc nào ??
Thực ra em thấy, ngoài khoản sáo ko lên đc cao như flute ra thì gần như, các kỹ thuật khác sáo trúc đều vượt trội hơn hẳn. Vuốt thì sáo tây làm sao mền đc như sáo ta, sáo tây có các nút, chỉ mở lên mở xuống, sáo ta thì là thịt vùng ngón tay,phải mềm mại hơn chứ.Đánh lưỡi kép thì tây khổ nhục hơn ta nhiều, cứ như sáo tây, tập phải vào loại thượng thặng mới nhảy vào TK, sáo ta mà có thầy thợ chỉ bảo đàng hoàng thì vài năm là ngon rồi. Cái cha nghệ sĩ kia chỉ thổi lý ngựa ô chứ có dám bèo dạt mây trôi, lý chiều chiều rồi vô số các bản dân ca khác ko ??
theo em, chơi nhạc gì ko quan trọng. Các bác cứ tưởng tượng, các bác vác sáo sang nước bạn, thổi 1 bản dân ca nước bạn thì chúng nó chả lác mắt ra còn gì ( thổi dân ca mình thì chúng nó kêu thường quá,sáo của VN mà ko chơi nổi nhạc VN thì vứt ) còn ở VN mà ngày ngày thổi nhạc nước ngoài, ko nhả nổi 1 bản dân ca chắc hàng xóm liên tục cằn nhằn mất.Cũng giống anh nghệ sĩ kia, về VN mà cứ toe toe hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ thì dễ ăn đạn lắm
Nói tóm lại, các bác cứ tu luyện và yên chí vì sáo mình cũng có rất nhiều đặc điểm nổi trội. Nhạc nào thì cũng ko quan trọng cho lắm, tuỳ cơ ứng biến, miễn sao ngày càng nhiều người biết và chơi sáo trúc hơn là ok rồi
@ sapinT : ông đừng lừa anh em damsan :)) cần gì vào tận NT, HN cũng kha khá rồi :))
@ cman : nhiều đoạn bác nói chung chung quá, với cả các ví dụ của bác em thấy chả liên quan gì tới âm nhạc cả ( toàn voi,ong,kiến... chắc là bác này chuyên sinh nên nhiễm rồi ) Nói chung đọc bài bác, nơ-ron em chạy mỏi hết cả chân vẫn chưa hiểu hết ý, bác diễn giải cụ thể lại 1 lần nữa cho em dc ko ??
E hèm.
Mấy thèng Tàu đúng là pig hok bit 10>6 hay sao chứ