Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Hiện tại , theo như em thấy thì sáo trúc Việt Nam có 2 trào lưu chính :
+ Cổ nhạc Việt Nam và các tác phẩm dân tộc hiện đại ( đây là trào lưu chính của sáo trúc Việt Nam hiện nay và được nhiều người theo đuổi )
+ Trung Hoa và các phong cách diễn tấu ( trào lưu này cũng được nhiều người Việt Nam hâm mộ vì bề sâu và độ rộng của sáo trúc TQ cũng như là sự tương đồng trong văn hóa )
Tuy nhiên các pác cũng thấy rằng sáo trúc là 1 nhạc cụ đa phong cách và khả biểu đạt tình cảm cũng rất dạt dào , nên em theo thiển ý của em chúng ta nên mở lòng phát triển sáo trúc thêm 1 mặt trận sau :
+ Mặt trận cuối cùng mà em muốn tìm người đứng cùng chiến tuyến đó là : nhạc cổ điển phương tây . Ở hình thức âm nhạc này sáo trúc Việt Nam của ta có thể tung hoành ngang dọc và chỉ bị hạn chế bởi một điều duy nhất đó là âm vực ( âm vực của sáo trúc VN chỉ chuẩn xác trong khoảng 2,5 octave trở lại ) . Ở mặt trận này em cũng nhận được sự phản đối của nhiều người : từ Admin , saotruc , TranThienNhan , Quasimodo, thầy Hùng (lớp nhạc Cầu Kiệu ) ... cũng như là sự đồng tình nửa vời của MHM , Em thiết nghĩ TQ dám diễn tấu các tác phẩm cổ điển có độ khó rất cao như Zigenewer ...trên sáo trúc và nhị Hồ thì chúng ta cũng nên mở lòng ra để giao lưu với âm nhạc phương Tây để làm phong phú thêm cây sáo của mình . Nếu như 3 mặt trận này đều phát triển thì sáo trúc của ta sẽ vững ko khác gì kiềng 3 chân ! Các pác nghĩ sao , xin cho em 1 sự phê bình để nhận thức sâu hơn về vấn đề này !
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Mình thì nhạc VN chơi còn chưa sõi. Mới chỉ vừa học sáo thôi nhưng theo mình thì Lee nói có lý đấy, tất nhiên là nếu chúng ta làm đúng thứ tự: Đầu tiên là Cổ nhạc Việt Nam và các tác phẩm dân tộc hiện đại sau đó là cổ điển phương tây sau đó là Trung Hoa và các phong cách diễn tấu và sau cùng là nhạc cổ điển phương tây.
Cái này em thấy nước ngoài họ làm rồi đấy chứ. Có thể nói đầu tiên là bọn Trung Quốc, nó có 12 girls bands, chơi nhiều bản nhạc hiện đại bằng nhạc cụ truyền thống. Bác vào đây mà xem này. Em kết các chị này lắm :)
http://youtube.com/watch?v=lETkMaTOkP4
Bài này tuy các ank viết lâu rồi, bởi tại em sinh sau đẻ muộn nên giờ mới có dịp đọc:D. Em cảm thấy nó hữu ích nên lôi nó ra để mọi người bàn luận tiếp.
Theo như ý kiến chủ quan của cá nhân em thì em nghĩ rằng 3 hướng trên dù sao đi chăng nữa thì hướng quan trọng nhất vẫn là nhạc của dân tộc Việt Nam, có chăng 2 hướng còn lại chỉ là giao lưu văn hóa, học tập những nét hay mà thôi.
Sở dĩ em dám nói như vậy là vì tạo hóa tạo ra sự vật hiện tượng thì mỗi sự vật hiện tượng nó đều mang những nét riêng và nét độc đáo nhất định. Nếu xét từng điểm 1 thì mới có thể nói cái nào hơn cái nào chứ nếu xét chung suy cho cùng nếu có hơn thì cũng chỉ là nhỉnh hơn đôi chút chứ không có cái nào lép vế hẳn so với 1 cái khác. Ví dụ như con voi thì có trọng lượng, con kiến có tính đoàn kết, con ong thì có nọc, chim thì bay còn hoa thì nở ngát hương...muôn vật vốn dĩ nó đã cùng nhau khoe sức sống và chứng minh sự tồn tại của mình bằng việc thể hiện mặt nổi trội của mình 1 cách tốt nhất... Nếu như con voi kia mà so sánh với con cá voi thì khác nào thằng tí hon ngước nhìn người khổng lồ?
Mặt khác chính sự phân hóa đặc tính như vậy khiến cho mỗi sự vật hiện tượng nó sẽ phù hợp nhất định với một số sự vật hiện tượng khác. Ta không thể bắt con ong bò con kiến thì bay( em đang nói kiến thợ ko phải kiến chúa nhé ) hay con voi chui xuống nước mà thở được...Nếu như có 1 cái nó khác với bản chất của nó thì sự đi ngược lại quy luật bình thường đó sẽ tiêu diệt chính bản thân nó...Cụ thể như chính các con vật em lấy làm ví dụ trên, hoặc bị môi trường tiêu diệt hoặc bị đồng loại lánh xa hoặc chính bản thân mình tự diệt, trong sinh học nó gọi là những cá thể mang đột biến không thích hợp vs hoàn cảnh hiện tại thì diệt vong :D
Trở lại vấn đề 3 hướng, tại sao lại có nhiều thứ tiếng nói khác nhau? tại sao lại có nhiều quốc gia khác nhau? tại sao lại có nhiều nhạc cụ khác nhau? Chính bởi mỗi nhạc cụ có 1 nét hay riêng và nó phù hợp vs một số thể loại nhạc, nền văn hóa..nhất định. Trung quốc nó rất thành công về lĩnh vực kinh tế bởi 1 phần nó truyền thông được tư tưởng người Trung Quốc dùng hàng Trung Quốc. Chính lòng tự hào dân tộc đó đã giúp đất nước trải qua nhiều khó khăn bằng chính bản thân mình. Nếu cứ chăm chăm đi tìm những cái tốt ở ngoài quốc gia khác nào câu chuyện người ăn xin có cái bát cổ vô giá nhưng vì ko biết bản thân mình có nên suốt đời phải cặm cụi đi xin ăn? Việt học hỏi thêm các nền văn hóa khác làm giàu cho đất nước mình là điều rất hay, còn việc mà khiến mình giống nó thành bản sao của nó thì khác nào mình thừa nhận mình kém nó....Cho nên ở đây em nghĩ rằng cần có sự rạch ròi trong 3 hướng và điều quan trọng là lấy tinh hoa dân tộc của chính nước mình làm chủ đạo và bên cạnh đó không ngừng học hỏi thêm nét hay của nhạc nước ngoài. Mong sao sau này nhắc đến sáo Việt Nam người ta sẽ nghĩ ngay đến 1 nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc...Nhắc đến damsan người ta sẽ nghĩ ngay tới admin, các cao thủ khác như bác saotruc, ank MHM, chuthoong, avi, chi B-F, ank ChangKiFung.... Và nếu như có một ngày người Việt Nam ai ai cũng thổi sáo giỏi :D, giỏi nhạc Việt Nam, giỏi cả nhạc nước ngoài khiến người nước ngoài trầm trồ bái phục và phải lấy nhạc cụ của họ chơi các bản nhạc Việt Nam như bác saotruc nói thì khi đó em cự kỳ mãn nguyện , ra đường có thể hô damsan muôn năm mà không sợ thằng nào nó chửi mình hâm hết...:))
P/s: bài viết em viêt dựa trên quan điểm cá nhân cộng với việc thiếu sót hiểu biết của tuổi trẻ, nếu nó sai sót chỗ nào mong các ank em thông cảm và chỉnh sửa giúp ^^
viết hay đấy chứ!
tớ thì tớ có 1 ý nhỏ thế này, đó là kinh nghiệm xương máu của tớ ngay tối hôm qua!
số là tớ đang dạy tiêu cho 2 đệ tử trên ĐH Nha Trang, buổi tối!
thấy hội trường náo nhiệt chạy vô coi, thì ra là trại hè của các sinh viên ngoại quốc ( sử dụng tiếng Pháp ) , có nhiều tiết mục văn nghệ rất dân tộc của các nước bạn!
cao hứng tớ vô đăng ký 1 tiết mục và vô biểu diễn liền! he he lúc tớ thổi cả hội trường im phăng phắc lắng nghe! , có rất nhiều người Pháp lớn tuổi nhá, họ có vẻ rất thích thú!
sau đó tớ định chuồn vì thổi xong, hic nhưng bị cản lại, hic hic hỏi bằng tràng tiếng France, hic tớ thua, sau lại hỏi tui tràng tiếng Anh, hic tớ còn bập bẹ được vài câu rùi chuồn vội ( hic vì tiếng Anh của tớ ko giỏi )
khổ thế đấy, ngày xưa cụ Thìn đem tiếng sáo đi khắp thế giới, vì cụ giỏi ngoại ngữ, ngày nay, nếu tớ chỉ cần nói tàm tạm thui, thì đã giới thiệu cho rất nhiều người nước ngoài rùi, chứ ko cần phải đi đâu, tiếc thay, tiếc thay!
cho nên kính mong anh em , rút kinh nghiệm Thoong tui nhá!
Viết bài nhảm nhí !
Đã xóa
Leehonso
doandunamtang:chuthoong đem so mình với cụ Thìn nữa hả?
chuthoong đem so mình với cụ Thìn nữa hả?
người này có vấn đề về khả năng đọc hiểu khá nặng.
À, hình như em biết cái trại hè này: Đây là trại hè giao lưu văn hoá Pháp-Việt do một ông tên là Lambillion Bernard cộng tác. Ông này lấy vợ Việt Nam là cô Minh Hoàng nên có nhiều duyên nợ với mảnh đất Nha Trang lắm.
Phong trào học tiếng Pháp ở Nha Trang đang phát triển đó, nhất là tại trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi, hay anh Thoong cũng đi học một cua tiếng Pháp đi! , hoặc tập mấy bản nhạc Pháp cũng hay
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
SapinT: Phong trào học tiếng Pháp ở Nha Trang đang phát triển đó, nhất là tại trường PTTH Nguyễn Văn Trỗi, hay anh Thoong cũng đi học một cua tiếng Pháp đi! , hoặc tập mấy bản nhạc Pháp cũng hay
Làm 1 chiến vào NT bạn sẽ biết tiếng Pháp ở NT phát triển như thế nào
Cái vụ này mình cũng thích nè! Mới học có 2-3 tháng thui nhưng vẫn thích thổi những bài của Phương Tây.
Mình cũng đang tập Canon với Mario nè ^^
Nhưng nếu để phát triển về hướng này thì chắc hơi khó. Mình nghĩ thế, vì âm sắc flute với sáo khác nhau nên nghe cũng..... chả bằng đâu ^^
Tại sao lại không phát huy cái âm sắc của sáo phương Đông và những kĩ thuật của nó cho sở trường của nó ^^
ah, cái này thì mình xin có 1 ý kiến mong các bác bỏ quá cho
thực sự thì đi theo hướng nào nó còn phụ thuộc vào sở thích của từng người nữa, các bác đừng chửi chứ mình là mình rất thích các bản nhạc phương tây nhưng ko thể nuốt nổi nhạc dân tộc VN
mình đã nghe nhiều bản nhạc phương tây được thổi = pan flute hay ocarina, đó đều là những nhạc cụ rất gần gũi với sáo trúc nhà mình chứ ko xa xỉ cũng như "xa lạ" như flute phương tây đâu
hôm vừa rồi em có đi buổi hoà nhạc ở trung tâm văn hoá Pháp tại HN ( l'espace HN ) em thấy có "hiện tượng" này : một nghệ sĩ VN, đc học và đào tạo ở Châu Âu, chơi flute nhưng lại thổi Lý Ngựa Ô. Đây là 1 vòng quay kiểu VN ----> phương tây ----> VN. thế thì sáo ta hơn hay sáo tây hơn, rồi thì nên chơi theo dòng nhạc nào ??
Thực ra em thấy, ngoài khoản sáo ko lên đc cao như flute ra thì gần như, các kỹ thuật khác sáo trúc đều vượt trội hơn hẳn. Vuốt thì sáo tây làm sao mền đc như sáo ta, sáo tây có các nút, chỉ mở lên mở xuống, sáo ta thì là thịt vùng ngón tay,phải mềm mại hơn chứ.Đánh lưỡi kép thì tây khổ nhục hơn ta nhiều, cứ như sáo tây, tập phải vào loại thượng thặng mới nhảy vào TK, sáo ta mà có thầy thợ chỉ bảo đàng hoàng thì vài năm là ngon rồi. Cái cha nghệ sĩ kia chỉ thổi lý ngựa ô chứ có dám bèo dạt mây trôi, lý chiều chiều rồi vô số các bản dân ca khác ko ??
theo em, chơi nhạc gì ko quan trọng. Các bác cứ tưởng tượng, các bác vác sáo sang nước bạn, thổi 1 bản dân ca nước bạn thì chúng nó chả lác mắt ra còn gì ( thổi dân ca mình thì chúng nó kêu thường quá,sáo của VN mà ko chơi nổi nhạc VN thì vứt ) còn ở VN mà ngày ngày thổi nhạc nước ngoài, ko nhả nổi 1 bản dân ca chắc hàng xóm liên tục cằn nhằn mất.Cũng giống anh nghệ sĩ kia, về VN mà cứ toe toe hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ thì dễ ăn đạn lắm
Nói tóm lại, các bác cứ tu luyện và yên chí vì sáo mình cũng có rất nhiều đặc điểm nổi trội. Nhạc nào thì cũng ko quan trọng cho lắm, tuỳ cơ ứng biến, miễn sao ngày càng nhiều người biết và chơi sáo trúc hơn là ok rồi
@ sapinT : ông đừng lừa anh em damsan :)) cần gì vào tận NT, HN cũng kha khá rồi :))
@ cman : nhiều đoạn bác nói chung chung quá, với cả các ví dụ của bác em thấy chả liên quan gì tới âm nhạc cả ( toàn voi,ong,kiến... chắc là bác này chuyên sinh nên nhiễm rồi ) Nói chung đọc bài bác, nơ-ron em chạy mỏi hết cả chân vẫn chưa hiểu hết ý, bác diễn giải cụ thể lại 1 lần nữa cho em dc ko ??