Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Mấy bữa nay lập topic hỏi hơi nhìu . Sorry . Tại ko biết hỏi đâu cho hợp .
2 bài này :
Phụng Cầu Hoàng
http://www.box.net/shared/ntnr0ps3ol
Cổ Loa Bí Sử
http://www.box.net/shared/863nxamosc
Nghe giống vọng cổ nhưng hình như không phải vọng cổ . 1 bản ko dài ,và chỉ hát đều đều chứ ko có câu lên rồi xuống . Nghe như đang kể chuyện, nói chuyện có đệm đàn . Em càng nghe càng mê nhưng không biết gọi là loại hình gì để tìm thêm .
Ai biết đc xin bảo giúp . Nếu có những bản tương tự cùng thể loại share nữa thì càng cảm tạ lắm lắm.
Em cũng nghĩ tới 3 chữ "nhac tài tử" rồi, nhưng thấy cũng chưa khớp . Nếu search, 1 bản tài tử cũng dài , cũng là kết hợp của nhiều thể điệu khác lại với nhau (như lý con sáo rồi vô vọng cổ rồi ca lý gì đó chẳng hạn) .
Về độ dài thì hình như những bản này chỉ dài hơn 2 câu vọng cổ . Thể điệu thì chỉ có 1 thể duy nhất từ đầu đến cuối . Đặc biệt nữa là đệm chỉ có tiếng đàn hình như là đàn kìm với song lang giữ nhịp . Trong khi nếu là dàn đàn ca tài tử , cải lương, đi thu âm đàng hoàng thì giá chót cũng phải có thêm 1 cây nhị chứ nhỉ ?
Em nghĩ cái này là 1 cái gì đó nhỏ hơn nhạc tài tử , nằm trong nhạc tài tử nhưng gọi nó chính xác là gì để search thêm thì ... hic hic [:'(]
Nhạc tài tử có xuất xứ từ sân khấu cải lương đã lâu, còn vọng cổ mới ra đời hồi đầu thế kỉ trứơc bởi nghệ sĩ Cao Văn Lầu, hình như lúc đầu chỉ có 16 câu, sau đó các nghệ sĩ mới phát triển thêm, thể điều của tài tử rất phong phú, điệu Nam, điệu Bắc , điệu oán, vv...ví dụ "Phụng cầu và Phụng hoàng " thuộc hơi oán, nó nằm trong " tứ oán", khi biếu diễn có thể kết hợp điệu này vào điệu kia ( ví dụ ca 1 điệu lý sau đó vào câu Vọng cổ ) nhạc cụ cũng tuỳ ( tài tử mà ) , những bài bạn nghe có thể là lời mới dựa trên các làn điệu cũ!
20 Bản Tổ của Cổ Nhạc Tài Tử VN Gồm có: - Ba bài Nam gồm: Nam Xuân, Nam Ai + Nam Ai Lớp Mái , Đảo Ngũ Cung + Song Cước . - Sáu bài Bắc gồm: Lưu Thủy, Xuân Tình, Phú Lục , Bình Bán, Tây Thi, Cổ Bản. - Bảy bài Lễ gồm: Xàng Xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc. - Bốn bài Oán gồm: Tứ Ðại Oán, Giang Nam, Phụng Cầu Hoàng, Phụng Hoàng Cầu. - 4 bài Oán phụ gồm: Văn Thiên Tường, Bình Sa Lạc Nhạn, Thanh Dạ Đề Quyên, Xuân Nữ
Bạn có thể tìm hiểu thêm về nhạc Nam Bộ ở đây