Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Đàn đá 100 thanh và sáo 12, 16,18 lỗ

rated by 0 users
This post has 7 Replies | 0 Followers

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
onggiamesao Posted: 11-26-2008 7:38

http://my.opera.com/danda100thanh/blog/

 DANDA100THANH & CÂY SÁO 16 LỔ BẤM

ĐÀN ĐÁ 100 THANH : Đó là ý tưởng của hai Nghệ nhân NGUYỄN CHÍ TRUNG và NGUYỄN ĐỨC LỘC khi nhận được lời khai thị của cố nhạc sĩ LƯU HỮU PHƯỚC tại Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh từ năm 1981:
Nhạc khí đóng một vai trò quyết định trong việc tiến triển của các dàn nhạc trên Thế Giới. Cứ nhìn sơ sự tiến triển hai nhạc khí Vĩ Cầm (Violon ) và Dương Cầm ( Piano) thông dụng trên Thế Giới ngày nay, cũng đủ cho thấy tầm quan trọng nói trên.Từ cây đàn Vièle xuất xứ từ Phương Đông sang Âu Châu cải tiến thành đờn Vĩ Cầm; Cũng như cây đờn Clavecin và rồi Piano.Biết bao tác phẩm , nhạc sĩ nhờ hai nhạc khí nói trên, đã lưu lại những áng nhạc tuyệt vời cho hậu thế.Nếu họ không có trong tay những nhạc khí có năng tiện dồi dào , thì chắc những tác phẩm đó cũng không có cơ hội xuất hiện.Vậy nhạc khí vẫn là điều kiện quyết định để tạo ra nhạc phẩm, mà cũng là điều kiện đánh giá sự tiến triển của nhạc nghệ trong các nước ...." Nhạc Sư NGUYỄN VĨNH BẢO "

- Nhạc sĩ LƯU HỮU PHƯỚC : Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam Chủ tịch Hội Đồng Khoa Học Về Đàn Đá Thành viên : Hội Đồng Quốc Tế Âm Nhạc thuộc Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ....
"Cần giữ vững truyền thống Âm Nhạc Việt Nam va ra sức phát triển mạnh mẽ để theo kip trào lưu của Thế Giới mà vẫn giữ được sắc thái của Dân Tộc , như thế mới là ôn cố tri tân ...."

- Giáo Sư Tiến Sĩ TRẦN VĂN KHÊ :Ủy Viên Danh Dự Chung Sinh Hội Đồng Quốc Tế Âm Nhạc thuộc UNESCO ( Membre d' Honneur à Vie ) ...
" Bảo tồn gìn giữ chắc chiu vốn cổ, không phải là nệ cổ. Đi tìm phát triển cái mới cho nghệ thuật, không hẳn đã là vay mượn, mà là để làm cơ sở cho chúng ta tìm những cái hay, những nét độc đáo để sáng tạo phù hợp với nếp sống ngày nay ... Sáo 16 lỗ mở rộng âm vực 3 quãng 8 là ngang bằng với quãng âm vực Flute của phương Tây . Và ưu điểm của Sáo 16 lỗ là sử dụng luyến láy bẳng hơi nóng của ngón tay,không dùng Clés bấm như Flute . Giáo sư Tiến sĩ TRẦN VĂN KHÊ ...Phát biểu tại buổi báo cáo sáng tạo cải tiến sáo trúc 16 lỗ bấm Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh năm 1981 .
ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ ĐÀN ĐÁ 100 THANH
: Sáng tạo được dựa theo Truyền Thuyết " Lạc Long Quân và Âu Cơ ,sanh ra một bọc 100 trứng nở ra 100 người con ".
- Đàn đá 100 thanh : sáng tạo và được thiết kế gồm 2 giàn đàn mỗi giàn 50 thanh (1 giàn tạo dáng Chim Bằng 1 giàn tạo hình tượng con thuyền để liên tưởng về Truyền Thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" Khi chia 50 người theo Mẹ lên Non (vùng miền Núi) và 50 người con theo Cha xuống Biển xuôi vào phía Nam (vùng Đồng Bằng),nhưng tất cả đều cùng chung 1 nguồn cội .Đó chính là hình ảnh Công Cuộc Khai Sơn Phá Thạch, mở mang bờ cỏi của giống nòi Rồng Tiên .

- Đàn Đá 100 thanh : Được thiết kế với 1 giàn bầu cộng hưởng , đặt dưới những thanh đá (dựa trên cơ bản của "người xưa"đã đào hố và lót rơm để kê những thanh đá ),tạo nên những âm thanh vang hơn và sâu lắng hơn. Đàn Đá kết hợp xen kẻ giữa hệ thống 5 cung (Gamme Pentatonique) thể hiện được tiếng Á (Glissando) trong phong cách đàn nhạc Truyền thống Việt Nam, và hệ thống 7 cung (Gamme Tempérée) Âm giai điều hòa của Phương Tây ,trong việc Bảo Tồn và phát huy Nghệ Thuật Văn Hóa Âm Nhạc Việt Nam, cùng hòa nhập giao thoa chung dòng chảy với các nền Văn Hóa Âm Nhạc trên Thế Giới ...
ĐÀN ĐÁ 100 THANH SÁNG TẠO VÀ NGHỆ THUẬT
Báo Giác Ngộ - Pl.2550 - Số 376 - Ngày 12-4-2007
Nhà Báo PHAN CÁT TƯỜNG :
--------------------------------------
Thời gian gần đây, với sự xuất hiện bộ đàn đá 100 thanh ( khác hẳn với các bộ đàn đá dân gian, như đàn Khánh Sơn chỉ có 12 thanh ), không chỉ đánh được những bài nhạc trong thang âm ngũ cung của người dân tộc Tây Nguyên mà còn có thể hòa âm những bản nhạc Tây Phương thuộc thang âm thất cung, đã gây sự chú ý cho nhiều người quan tâm đến loại nhạc cụ này.

Bộ đàn đá 100 thanh là công trình sáng tạo xuất sắc của nghệ nhân Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc ở Thành Phố Hồ Chí Minh ,từ năm 1981 đến nay ....

NGHE SÉRÉNADE TỪ ĐÀN ĐÁ

Không gian như chùng xuống khi những nốt nhạc đầu tiên của bản Sérénade ( Franz Schubert ) được phát ra từ những thanh đá.Nghệ nhân Nguyễn Đức Lộc lim dim mắt với hai chiếc dùi nhỏ trên tay, lướt trên 50 thanh đá để tạo ra những nốt solo mang âm hưởng cổ điển Phương Tây . Kề bên nghệ nhân Nguyễn Chí Trung cũng với hai thanh gõ lướt trên 50 phiến đá tạo ra phần nhạc đệm accord làm nền cho những nốt solo bay bổng .....

Câu chuyện bắt đầu từ năm 1981, khi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam) có mặt tại buổi " Báo cáo sáo trúc cải tiến 16 lỗ " của hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc và ông nhận ra năng khiếu đặc biệt của hai nghệ nhân này trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc. Thông qua nhạc sĩ Phan Chí Thanh (Tổ trưởng Tổ cải tiến nhạc cụ dân tộc thuộc Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam),nhạc sĩ Lưu Hữu Phước gửi đến hai nghệ nhân một phiến đá nặng chừng 6kg với lời căn dặn :"Đã cải tiến sáo trúc rất thành công, nay hai anh hãy tìm cách cải tiến đàn đá sao cho gọn nhẹ hơn và có thể hòa âm được với âm nhạc thế giới ". Khám phá phiến đá này, hai nghệ nhân phát hiện khi gõ lên nó bằng một thanh tre thì đã phát ra âm thanh đúng chính xác với nốt RE trong thang âm thất cung ." Một lời khai thị của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước dành cho chúng tôi ", nghệ nhân Nguyễn Chí Trung tâm sự.

Lòng tin yêu của người nhạc sĩ tài hoa đứng đầu Viện nghiên cứu âm nhạc dân tộc khiến cho hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc ngày đêm trăn trở và họ bắt đầu lao vào công việc thiết kế những thanh đá phát ra những âm thanh có thể ký âm được khóa SOL, thuộc thang âm thất cung để hòa nhịp cùng hơi thở của nền âm nhạc đương đại .

KHÁM PHÁ BÍ MẬT CỦA ỐNG CỘNG HƯỞNG

Trong suốt 25 năm nghiên cứu về đàn đá, có lẽ sự kiện quan trọng nhất mà hai nghệ nhân này ghi nhớ mãi đó là lần thử nghiệm đặt đoạn ống nhựa polimer vào phía dưới một phiến đá và nhận ra sự thay đổi cao độ, trường độ của nốt nhạc khi gõ vào phiến đá đó. Họ đã nhận ra hiện tượng cộng hưởng âm giữa phiến đá và bầu hơi trong ống nhựa đặt phía dưới

Từ thực nghiệm này, hai nghệ nhân đã lặn lội khắp các mỏ đá, công trình xây dựng, tìm những phiến đá thích hợp, kết hợp chúng với bầu hơi phía dưới và điều chỉnh trọng lượng, kích thước phiến đá cho đến khi âm thanh phát ra đúng chính xác với từng nốt nhạc trong hệ thang âm thất cung.

Kết quả là đàn đá 100 phiến (gồm hai bộ 50 phiến) ra đời với khoảng chạy 4 octave (quãng 8) và có thể vừa chơi nhạc dân tộc, vừa chơi nhạc Tây phương. Điểm đặc biệt là bộ đàn đá chỉ nặng 50kg (bằng1/3 trọng lượng đàn đá Khánh Sơn ) nên có thể vận chuyển dễ dàng khi có chương trình biểu diễn .Hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc đã bắt đầu thử nghiệm trình diễn đàn đá 100 phiến vào đầu năm 2004, ở một số điểm ca nhạc dân tộc tại TP .HCM. Tại những điểm ca nhạc dân tộc này, ngoài những bản nhạc mang âm hưởng cồng chiêng Tây Nguyên ,họ còn thường xuyên được khán giả hâm mộ yêu cầu trình diễn những bài Le jour le plus long , Sérénade, Symphony, Domino, Come back to Sorriento,....đậm đà bản chất lãng mạn Phương Tây.

Hiện có nhiều ý kiến đề xuất đưa công trình nghiên cứu phát triển đàn đá của hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam .Thiết nghĩ, đây là một đề xuất chính đáng và hợp lý cho công trình nghiên cứu sáng tạo của hai nghệ nhân đã dành gần hết quãng đời của mình để cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc ....

TIỂU SỬ VÀ NHỮNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CẢI TIỀN PHÁT HUY NHẠC CỤ DÂN TỘC:
ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỦA HAI NGHỆ NHÂN :

Hình 2 Nghệ Nhân Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc đang trình diễn và báo cáo sáo 16 lỗ bấm tại Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Thành Phố Hồ Chí Minh - Trường Nghệ Thuật Sân Khấu Thành Phố Hồ Chí Minh ...

Nghệ nhân NGUYỄN CHÍ TRUNG :
- Tên thật : NGUYỄN VĂN TÀI
- Sinh năm : 1953 tại Sài Gòn
- Nghệ sĩ : biểu diễn Sáo Trúc
- CTV : Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh


Nghệ nhân NGUYỄN ĐỨC LỘC :

- Tên thật : NGUYỄN VĂN BÌNH
- Sinh năm : 1958 tại Sài Gòn
- Nghệ sĩ : biểu diễn Đàn T'rung
- CTV : Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN VÀ PHÁT HUY NHẠC CỤ DÂN TỘC :
-*- Năm 1981 -*-


- Sáng chế cây Sáo 16 lỗ bấm(Gamme Tempérée).Âm giai điều hòa.Mở rộng âm vực 3 octave ( tấu được nhạc cổ điển phương Tây (Gamme Chromatique).Và Âm giai ngũ cung Việt Nam (Gamme Pentatanique)...

Hình Các Nhà Báo, Giáo Sư Nhạc Sĩ đang xem các báo cáo sáng tạo của hai Nghệ Nhân Nguyễn Chí Trung và Nguyễn Đức Lộc năm 1981...

Hình Nhạc Sĩ LƯU HỮU PHƯỚC Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam và Giáo sư nhạc sĩ LÊ THƯƠNG ...
- Sáng chế cây Sáo 18 lỗ bấm ( Gamme Pentatonique). Âm giai ngũ cung, chuyển hò thang âm (Métabole) hệ thống nhạc Tài tử Nam bộ ( Bắc, Nam , Xuân , Ai ) ...
- Sáng chế cây Sáo 12 lỗ và 16 lỗ bấm ( Gamme Chromatique). Âm giai đồng chuyển . Tất cả những loại Sáo trên đều được hai nghệ nhân Báo cáo Cải tiến - Sáng tạo tại VIỆN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC T/P HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU T/P HỒ CHÍ MINH năm 1981...

Hình Giáo Sư Nhạc Sĩ TÔ VŨ Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/p Hồ Chí Minh ..đang phát biểu tại buổi báo cáo sáng tạo cải tiến sáo trúc 16 lỗ bấm năm 1981 : Sáo 6 lỗ bấm hình thức là đơn giản khi sử dụng những note thăng giáng vuốt nữa lỗ là phức tạp
Sáo 16 lỗ bấm hình thức là phức tạp khi sử dụng những note thăng giáng chuẩn xác là đơn giản .

- *- 1981 đến nay -*-

- 1 Bộ Đàn Đá ( Lithophone ) 100 thanh - 4 Octave .
- 1 Đàn T'rưng tre ( Bamboo Xylophone ) - 5 Octave .
- 1 Đàn Ching Kram ( Bamboo Marimba ) - 3 Octave .
- 1 Đàn Ang-K-Lung ( có chuyển hợp âm ( Modulation) -3 Octave .
- 1 Đàn Gáo Song Thanh ( notes à l'unisson) 2 note phát âm cùng 1 lúc ( Intervalle Harmonique ).

-------------------------------------------------------
--*-- © Trang Web Này Thuộc Bản Quyền Của Ban Nhạc Dân Tộc Về Nguồn ® --*--

Liên Hệ Xin Gởi Về NGUYỄN VĂN TÀI ( Nghệ Danh Nguyễn Chí Trung )
Địa Chỉ : 26/32/3 Đỗ Quang Đẩu .P.Phạm Ngũ Lão .Quận 1 .T/p Hồ Chí Minh
Email : danda100thanh@yahoo.com.vn - Tel : 8364287_9205964

mời quý vị xem những buổi biểu diễn của ban nhạc VỀ NGUỒN tại trang Web :

Xem các video buoi bieu diễn :
http://www.youtube.com/user/danda100thanh

Chương trình nhịp sống Sài Gòn
http://www.youtube.com/watch?v=oDtBgoxPDcg

 

không biết cây sáo này có được bán không nhỉ. hihi; đi mua 1 cây

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

bác thông cảm. hhi. lâu lâu em mới vào diễn đàn. cũng không đọc hết được các bài viết.

bác nào remove topic  giùm nha

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Liệu có thể nói rằng ta hay rộng hơn là phương Đông chỉ hơn phương Tây những gì họ không có, còn cái gì cả 2 đều có thì phương Tây luôn tốt hơn hoặc cải tiến nhiều hơn không các anh nhỉ?
Not Ranked
tiểu cầm thủ
NGƯỜI XƯA : Hôm nay ,Tôi xin mạn đàm thêm về câu chuyện "Xưa" và đưa ra những Wan điểm trên tin thần trao đổi : <<> ...
Not Ranked
tiểu cầm thủ
nguoixua1981:
NGƯỜI XƯA : Hôm nay ,Tôi xin mạn đàm thêm về câu chuyện "Xưa" và đưa ra những Wan điểm trên tin thần trao đổi : << Để tìm cho Âm nhạc ViệT Nam một sinh lực mới, một hướng phát triển mới, vừa giữ được Sắc thái Dân Tộc, vừa mang được tính chất Thời đại . Sau khi cải tiến hay chế tạo nhạc cụ mới, nhạc cụ này phải " Nói được tiếng nói âm nhạc của nước ta " . Nếu cải tiến để nhạc cụ Việt nói được tiếng Tây, mà " nói ngọng " tiếng Ta, thì người Tây cũng không cần ta làm giàu cho họ, mà ta cũng không cần đến việc phải biến đổi nhạc cụ độc đáo của ta làm gì ... Cũng như việc móc phím làm cho đàn Guitaze có " phím lõm " mục đích là để cho các cây đàn du nhập ấy nói được tiếng nhạc của chúng ta, như đàn ra chữ "non,già" nhấn vuốt theo phong cách của chúng ta. Bản sắc Văn hóa mà nếu mất đi, chúng ta sẽ không còn là chúng ta nữa "... GSTS TRẦN VĂN KHÊ Đó các bân đã thấy Wan điểm của tôi cũng là như thế . Với cây Sáo 16 lỗ cải tiến của hai nghệ nhân này đã báo cáo tại Viện từ năm 1981 , dù mới chỉ thổi được 3 quãng 8 CHƯA THỂ BẰNG FLUTE CỦA PHƯƠNG TÂY NHƯ BẠN ĐÃ NÓI . Nhưng ở đây chúng ta cũng có thể Tự hào , hãnh diện vì nó , bởi nó là của chúng ta . ------------------------------------------------------------------- Minh HenRy nguoi xua Sau đây tui đưa thông tin từ trang http://www.saotruccaitienvietnam.tk GSNS TÔ VŨ ( Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/P HCM phát biễu : " Cây Sáo 16 lỗ này đúng là Sáng tạo mới, tăng các số lỗ thổi để làm cho âm vực nó rộng ra và Cải tiến cơ cấu, bỏ ngón thuận hơn . Khác với nhiều Nhạc sĩ Cải tiến trước đây đã làm...Và Tôi thấy cái hướng của Sáo 16 lỗ này tức là dùng cái lỗ phím đôi là cái Sáng tạo mới, cái Sáng tạo rất có Giá trị... Cải tiến Cơ cấu là cái phưong hướng cơ bản. Và trong cái phần cải tiến có mấy cái yêu cầu mà ở đây đã đạt được : 1/. Vẫn rất tôn trọng cái hình dáng của cái nhạc khí Cổ truyền tức là giữ được vẻ đẹp vật chất của nó. 2/. Cái thứ hai là tôn trọng cái sở trường cố hữu của nó và chỉ phát triển mở rộng nó ra chứ không thay đổi nó, không làm biến hóa nó đi, biến chất nó đi. 3/. Cái thứ ba là cải tiến cách xử lý cái tấu pháp của nó cũng là cái phưong hướng rất là tốt... Vì vậy theo chúng tôi nghĩ rằng đây là cái thành tựu nó đi rất đúng hướng, về những yêu cầu Cải tiến nó đạt những kết quả bước đầu rất la đáng khích lệ, nhưng cho đến đây chúng ta cũng phải đứng ở góc độ này, đến đây nó đã đạt được một Kết quả nhất định và Kết quả này cần được khẳng định để nó đánh dấu mốc ngoặc thời gian .Đó là Cải tiến Sáo trúc ở mốc năm 1981 "
Not Ranked
tiểu cầm thủ

NS PHAN CHÍ THANH phát biểu : KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM Ngày 21 tháng 12 năm 1981 tại Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc T/P HCM . << Kết quả của một công trình Nghiên cứu phải thông qua thực tiển NGUYỄN CHÍ TRUNG là Tác giả đã Sáng chế những loại Sáo Cải tiến mới . Anh không chuyên về âm nhạc Dân tộc, anh là diễn viên độc tấu Sáo điều hòa do nổi khổ và khó khăn của việc nắn hơi nắn phím những bài bản Dân tộc . Do yêu cầu kỹ xảo của bản nhạc độc tấu có những đoạn tiết tấu nhanh thì rất khó xử lý, vì không xử lý kịp việc nắn hơi nắn phím ... "NS NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA thuộc loại lỗi lạc về Sáo trúc cũng xác nhận việc này, do không động viên được việc diễn tấu độc tấu những bài bản Dân tộc có tiết tấu nhanh" ...Như thế vấn đề giải quyết thang âm định hình của âm nhạc Dân tộc đã tạo điều kiện dễ dàng cho giới Nhạc sĩ điều hòa đi về với âm nhạc Dân tộc một cách thuận tiện nhanh chóng. tất nhiên cũng rất dễ dàng cho việc phổ biến âm nhạc Dân tộc Việt Nam >> ...

-----------------------------------------

Minh HenRy                                                                                                   ngườixưa

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Chà , cây sáo đc khen dữ wá . Nhưng cải tiến rồi để đó không phổ biến rộng sao , uổng wá vậy .

Nhạc viện ko dạy cây sáo này sao Sad 

Page 1 of 1 (8 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems