Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Cổ nhạc Trung Quốc lưu truyền mười nhạc khúc nổi tiếng được xưng tụng “Trung Hoa thập đại danh khúc”. Và đằng sau mỗi nhạc khúc đó là những giai thoại thật thú vị. Mười nhạc khúc đó bao gồm:
Cao sơn lưu thủy (高山流水):
“Cao sơn lưu thủy” gắn liền với điển tích Sở Bá Nha- Chung Tử Kì. Tương truyền, hơn hai nghìn năm trước Bá Nha hay đàn bản “Cao sơn lưu thủy”, nhưng chỉ có một mình Chung Tử Kì biết thưởng thức. Một lần Bá Nha gảy đàn, lòng nhớ tới núi cao, Tử Kì liền bảo “Thiện tại hồ cổ cầm, nguy nguy hồ nhược Thái Sơn” (Đánh đàn hay thay, vòi vọi tựa Thái Sơn). Đến lúc Bá Nha nghĩ đến vực sâu, Tử Kì nhận ngay ra rằng “Đăng đăng hồ nhược lưu thủy” (Cuồn cuộn như nước chảy). Khi Tử Kì lâm bệnh chết, Bá Nha chỉ gẩy đàn thêm một lần duy nhất trước mộ người tri âm rồi đập đàn vào tảng đá, không bao giờ cầm đến cây đàn nữa. Bản “Cao sơn lưu thủy” lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh gia công và phát triển, được Đường Di Minh đời nhà Thanh ghi lại trong “Thiên văn các cầm phổ” (năm 1876). Ông đã hết sức phát huy các thủ pháp cổn, phất, xước, chú, khiến hình tượng núi cao, nước chảy thêm rạng rỡ, nên mới có danh xưng “Thất thập nhị cổn phất lưu thủy”. Bản nhạc này được phân thành 9 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển hợp. Phần khởi (đoạn 1 đến đoạn 3), thông qua giai điệu thâm trầm, hồn hậu, uyển chuyển và âm bội sáng rõ, đã biểu hiện được những cảnh tượng kì diệu của núi cao trùng điệp, suối chảy khe sâu một cách rõ ràng, tươi sáng. Phần thừa (4 và 5), dàn trải không dứt, giai điệu đậm màu sắc ca hát, giống như những giọt nước chảy trong khe suối tập hợp thành dòng nước mạnh. Phần chuyển (6 và 7), nhờ vào khúc điệu có thứ tự bội âm đi xuống và âm giới của 5 thanh đi lên, âm hóa với xung động mạnh, kết hợp với các thủ pháp cổn, phất, như một dòng thác chảy ào ạt xuống, dồn vào sông biển cuộn trào sóng lớn. Phần hợp (đoạn 8 và vĩ thanh), vận dụng một phần âm điệu của phần thừa và phần chuyển tạo thành hiệu quả hô ứng, tạo nên dư âm như sóng trào trên sông biển, khiến người nghe có thể cảm nhận dư vị hết sức ngỡ ngàng và thú vị. Thời nhà Đường, “Cao sơn lưu thủy” phân ra thành hai khúc, không phân đoạn. Đến thời Tống lại phân cao sơn thành 4 đoạn, lưu thủy thành 8 đoạn, thiên về lưu thủy, khiến cho người nghe có cảm giác biển lớn đang vỗ sóng bên tai, âm vang mãi không thôi. Quảng lăng tản cầm khúc (广陵散琴曲):
Dựa vào cầm phổ ghi lại, thời Chiến Quốc (战国) phụ thân của Nhiếp Chính (聂政) vì Hàn Vương (韩王) đúc kiếm, do trễ ngày giao kiếm mà bị thảm sát.Nhiếp Chính vì phụ thân lập chí báo thù, đã nhập sơn luyện cầm mười năm, đạt thành tuyệt kỹ, dương danh Hàn Quốc (韩国). Hàn Vương triệu Nhiếp Chính vào cung chơi đàn, Nhiếp Chinh đâm Hàn Vương trả thù cha xong hủy dung tự tử. Hậu nhân dựa vào tích xưa phổ thành cầm khúc hùng hồn, khí thế là cổ khúc trứ danh đại khúc chi nhất. Bình sa lạc nhạn (平沙落雁):
Minh triều còn có tên Lạc nhạn bình sa (落雁平沙), khúc điệu du dương, dìu dập, trong tiếng đàn có tiếng nhạn. Miêu tả chim nhạn đáp xuống giữa không trung, ngoái đầu ngắm cảnh. Thập diện mai phục (十面埋伏):
Nhạc khúc miêu tả tình cảnh quyết chiến cuối cùng của chiến tranh Sở Hán (楚汉) vào năm 202 trước công nguyên. Hạng Vũ (项羽) tự tử ở Ô Giang (乌江). Lưu Bang (刘邦) giành được thắng lợi. Ngư tiều vấn đáp (渔樵问答):
bày tỏ niềm an vui tự tại của “ngư tiều” giữa chốn rừng xanh núi biếc (thanh sơn lưu thuỷ).Nhạc khúc dùng phương thức đối thoại giữa “ngư giả” và “tiều giả”, những lúc mà nhạc khúc lên cao chính biểu đạt câu hỏi, lúc mà giai điệu thấp xuống thì biểu thị câu trả lời. Toàn khúc phiêu dật tiêu sái, biểu hiện thần thái thong dong tự tại của "ngư tiều"… Tịch dương tiêu cổ (夕阳箫鼓):
Là khúc nhạc trữ tình trước sau năm 1925. Hán cung thu nguyệt (汉宫秋月):
Tâm tình của cung nữ thời xưa thường bị áp bức, khóc lóc thê lương, gợi nên sự đồng cảm của mọi người. Mai hoa tam lộng (梅花三弄):
nhạc khúc thuộc loại "tá vật vịnh hoài", mượn hình ảnh tinh khiết,sự thơm ngát và sức kiên cường chống chọi với cái lạnh của hoa mai để tán tụng những người có tiết tháo cao thượng.Nửa đầu khúc nhạc giai điệu du dương, thanh u gợi lên sự cao quý và trạng thái tĩnh tại an tường của hoa mai. Nửa đoạn sau vội vàng, hấp tấp biểu hiện động thái bất khuất của hoa mai.Giai điệu tiết tấu hai đoạn đầu và cuối như là bất đồng, tương phản rõ rệt... Dương xuân bạch tuyết (阳春白雪):
Dương Xuân Bạch Tuyết lấy từ điển tích Tạ Hy Dật luận về đàn cầm nói: Lư Duyên Tử giỏi về đàn và trống, nên chế ra khúc nhạc Dương Xuân Bạch Tuyết. Ngài Tông Cảnh cười ha! ha! ha! Và nói rất là kỳ vì khúc nhạc Dương Xuân Bạch Tuyết, người cả nước có chưa quá mười người hòa được khúc nhạc này. Dương Xuân Bạch Tuyết dùng tiếng đàn miêu tả cảnh mùa xuân sang, tuyết đang tan ra. Ở thời điểm giao mùa vẫn còn cái hơi lạnh của mùa đông nhưng đã có cái ấm áp của mùa xuân. Tiếng đàn trầm bổng khoan hòa, nhẹ nhàng như nước chảy bên tai, làm người nghe quên cả trời đất, cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng sảng khoái, mơ màng như thấy có những tia nắng ấm áp lan tỏa lên thân mình, xa xa những lớp tuyết đang từ từ tan ra trên một cành mai gầy. Tích liên quan: Vương nước Sở hỏi Tống Ngọc: - Tiên sinh dường như có chỗ thiếu xót trong phẩm hạnh chăng mà kẻ sĩ và thường dân trong nước không thấy có mấy ai khen ngợi? Tống Ngọc thưa: - Dạ, quả có như thế. Xin Đại Vương tha tội, hãy dung cho tâu lại một lời. Khách có kẻ ca hát nơi kinh đô, thoạt đầu hát khúc Lý Hạ Ba Nhân, trong nước khen hay và họa kể lại mấy ngàn người. Rồi hát bản Dương A Dạ Lộ, người khen và họa, rút xuống còn có vài trăm. Đến bài Dương Xuân Bạch Tuyết, khen và họa, còn lại chỉ có vài mươi người... Là vì khúc hát ý càng cao, thì người họa lại càng ít. Loài chim có Phụng, loài cá có Côn. Chim Phụng giương cánh bay lên chín tầng mây, dọc ngang trong khoảng mênh mông vô tận, chim sâu đậu ở rào giậu kia, há có thể cùng với Phụng biết Trời Đất là rộng đến đâu? Cá Côn sớm dậy ở Côn Lôn, trưa nằm ở sườn non Kiệt Thạch tối bơi về đầm Mạnh Trư, thứ cá nghê ở trong cái vũng, làm sao có thể cùng với nó lượng biết được sông bể lớn đến bậc nào! Chẳng riêng gì loài chim có Phụng, loài cá có Côn, hạng sĩ cũng có Phụng, có Côn. Bậc thánh nhân hành vi trác việt, siêu nhiên và xử sự theo mình, người trong thế tục hiểu sao được hành vi của thần!
Hồ ca thập bát phách (胡笳十八拍):
Tổng hợp từ các nguồn:
www.nhatvannhat.com
www.daogiakhicong.org
www.tuhai.com.vn
http://blog.360.yahoo.com/blog-pPthAL4lc6.Oz7avdbB.Ifos5LvsHmd1
link download (75Mb) http://xahoihoctap.net/download4all/music/trunghoaconhac/10_co_nhac_trung_hoa.zip
********************************
Không biết Việt Nam ta có những danh khúc nào, anh em có thể làm 1 cuộc bình chọn không ?
Vậy Việt Nam thập đại danh khúc là gì nhỉ? Keke
co' bác tập dk thì pót lên anh em thưởng thức nha