Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
5. Nhạc ngũ âm Việt Nam và âm chuẩn quốc tế A=440cpsCó người nói rằng mọi người Việt Nam từ lúc sinh ra đều đã là bậc thầy về thẩm âm . Ðiều này có cơ sở vì tiếng Việt có sáu thanh, mà người Việt nào cũng phân biệt được rõ ràng không nhầm lẫn . Một giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ đã phải mất gần sáu tháng trời mới phân biệt chính xác các từ sau đây trong một bài tập về thẩm âm : Ma (Ghost) - Mà (But) - Má (Cheek) - Mạ (Young rice plant) - Mả (Tomb) - Mã (Horse) . Do ưu điểm này về thẩm âm mà trong âm nhạc, người Việt Nam không cần có âm chuẩn . Họ có thể chơi và thưởng thức ca nhạc ở bất cứ cao độ (pitch) nào cũng được trong khi nhạc Tây phương chỉ có 12 bậc trong thang âm bán cung (chromatic scale) . Với những người đã quen nghe nhạc mới và nhạc Tây phương với âm chuẩn A=440cps, thì khi nghe nhạc cổ truyền Việt Nam, khó lòng thưởng thức nổi . Vì nhận ra điều này và cũng vì mục đích nghiên cứu, muốn tiện ghi lại bằng ký âm pháp Tây phương, tôi đã dùng nhiều phương cách để đưa các tài liệu nhạc cổ Huế về đúng âm chuẩn. Trong các cuộc trình diễn, tôi luôn luôn yêu cầu các nhạc công lên dây đàn đúng theo âm chuẩn, thường là bằng cây hắc tiêu (clarinet) mà tôi có . Hai bậc thiệt dùng trong cổ nhạc là Họ 1, tức là Họ = C và Họ 5, tức Họ = G Bậc thiệt (không thăng, không giáng): Họ Xự Xàng Xê Cống Họ 1 C D F G A ( 1 ((11/2(( 1 (( 1 ( Họ Xự Xàng Xê Cống Họ 5 G A C D E ( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 ( Bậc Họ 1 có thể sử dụng cho các ban nhạc không có đàn Tranh . Khi có đàn Tranh thì nên sử dụng bậc Họ 5 vì dây số 1 là dây thấp nhất của đàn Tranh là dây G thấp . Khi có Sáo, thường là Sáo Ðô, thì đàn nên lên dây Họ 1 và không dùng đàn Tranh . Có đàn Tranh thì phải dùng Sáo Xôn . Ðối với người thổi sáo bậc (như đã nói đến trong bài "Tôi và Chiếc Sáo Tre Việt Nam" đăng ở TK21 số 118 & 119 Xuân Kỷ Mão) mà ngày nay không thấy còn ai, thì đàn lên dây theo bậc nào cũng được . Nhờ lối lên dây đàn theo âm chuẩn này mà nhiều người bỗng thấy nhạc Huế do tôi tổ chức trình diễn nghe hay hơn nhiều . Trong số những người nói cho tôi biết điều này có Ông Ngô Khắc Tỉnh - lúc đó là Tổng Trưởng Giáo Dục và nhạc sĩ dương cầm Jacob Feurring . Ðối với các tài liệu đã thu băng sẵn mà không theo âm chuẩn, tôi dùng các máy chạy băng từ có phần điều chỉnh cao độ (pitch control) để chỉnh lại cho đúng âm chuẩn và in lại sang băng mới để dùng cho nghe và nghiên cứu . Tóm lại nhạc Huế có toàn bộ 36 bậc, như sau : Bậc thiệt (không thăng, không giáng): Họ Xự Xàng Xê Cống Họ 1 C D F G A ( 1 ((11/2(( 1 (( 1 ( Họ Xự Xàng Xê Cống Họ 5 G A C D E ( 1 ((11/2 (( 1 (( 1 ( Thang bậc bán âm: Bậc 1 C D F G A Bậc 2 C# D# F# G# Bb Bậc 3 D E G A B Bậc 4 D# F G# Bb C Bậc 5 E F# A B C# Bậc 6 F G Bb C D Bậc 7 F# G# B C# D# Bậc 8 G A C D E Bậc 9 G# Bb C# D# F Bậc 10 A B D E F# Bậc 11 Bb C D# F G Bậc 12 B C# E F# G# Cọng thêm 24 bậc phụ với các khoảng sai biệt 1/4 và 3/4 nốt . Khi chỉnh theo âm chuẩn quốc tế A=440 cps, ta nên dùng 12 bậc chính như sau: Bậc 1 C D F G A Bậc 2 C# D# F# G# Bb Bậc 3 D E G A B Bậc 4 D# F G# Bb C Bậc 5 E F# A B C# Bậc 6 F G Bb C D Bậc 7 F# G# B C# D# Bậc 8 G A C D E Bậc 9 G# Bb C# D# F Bậc 10 A B D E F# Bậc 11 Bb C D# F G Bậc 12 B C# E F# G# 6. Góp ý với những người có trách nhiệm về âm nhạc cổ truyền Việt NamTrách nhiệm gìn giữ văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước thương nòi . Nhưng trách nhiệm trước tiên hết phải là của những người cầm quyền, những nhà nhạc học, những nhạc sĩ và nghệ sĩ, những người làm ngành truyền thông báo chí, sau cùng mới đến trách nhiệm của quần chúng thưởng thức âm nhạc . Ðể cho nhạc cổ truyền Việt Nam được mọi người đánh giá và thưởng thức đúng mức, cần có sự nghiên cứu phát triển và phổ biến đúng mức - nhất là cần đưa nhạc cổ truyền về đúng âm chuẩn quốc tế . Ngoài ra việc phối âm, phối khí, chế tạo nhạc cụ, trang bị âm thanh, nhất nhất đều phải theo những quy tắc nghiêm túc của nhạc truyền thống, không thể tùy tiện chế tác, thay đổi hoặc cải biến . Người viết bài này hi vọng sẽ đi sâu vào chi tiết về các vấn đề liên quan đến nhạc cổ truyền Huế trong những bài kế tiếp . Sunnyvale, California 8/1999 Nguyễn Đức Mai