Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

thổi sáo bị xì và nốt đô 1 kô rõ

rated by 0 users
This post has 15 Replies | 3 Followers

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
dam_me_sao Posted: 09-24-2008 9:08

Tình hình hiện nay là em rất chán nản với tiếng sáo của bản thân. Tiếng sáo bị xì nghe rõ. Nốt đô 1 em thổi lúc được lúc kô. Các cao thủ có cách nào trị được tình trạng này giúp em với. Em post lên đây hình ảnh em cầm sáo thổi:


Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Bạn thử làm cách này xem :

đầu tiên hơi mím 2 môi. như khi thổi kèn lá.đặt môi vào giữa lỗ thổi. lăn ống sáo ra phía ngoài. ( trong khi môi trên vẫn hơi mím )

hơi căng 2 mép ra. như khi cười mỉm.

tia luồng hơi vào phía dưới. vào lỗ thổi.

2 môi nhẹ nhàng . không quá căng thẳng. giữ nguyên tay trái. tay phải đưa ra phía trước lỗ thổi. nếu thấy hơi thoát ra ngoài ít là ổn

test với note đồ 1. đồ 2. đồ 3. la1. la1 chuyển sang la2 chuyển về la1. re3. mi3.fa3. staccato đồ1 --> fa3. têka đồ 1--> mi3. okie hết thì chắc bác thổi khỏi xì. hhihi

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lúc đầu tui thổi sáo bị xì và tui cố gắng tập ém tiếng lại cho nó trong veo như tiếng sáo thu trong phòng thu và đạt dc kết quả mỹ mãn là tiếng sáo ẻo lả như con gái, nhưng sau này tập lên tui mới thấy là các cao thủ thổi còn xì nhiều hơn, trường phái Bắc địch TQ còn chọn hướng tập luyện là "Xuy phá thiên" mà bạn, tức là "thổi lủng trời" luôn đó, và với cách thổi như vậy thì càng xì càng hay, nên bay giờ mình rất thích thổi xì, nhất là khi thổi tiêu, xì mới phê
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

nốt Dô 1 ko rõ có 2 nguyên nhân :

+ 1 . cây sáo bạn chưa tốt nên nôt Do 1 thổi ra không chắc ,dễ bị ré, cái này có thể khắc phục được bằng cách sau, bạn lấy cọng kẽm hay cây kim gì nhọn cào xước các lỗ ở phía cuối là cây sáo của bạn sẽ có tiếng Do 1 chắc hơn nhiều. Làm thử và cho mình biết kết quả nha

+ 2 . có thể bạn là người mới tập nên hơi còn yếu, phải từ từ, kiên trì luyện tập nốt Do 1 thổi cho đến khi rõ mới dừng lại thì sẽ thành công thôi, vì not này là nốt khó thổi nhất trong cây sáo đó.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
saotruc replied on 09-25-2008 2:13
thông thường việc thổi tiếng xì hay tiếng trong trẻo thường có 3 giai đọan. Theo kinh nghiệm bản thân tui thì để qua một giai đoạn là từ 2-3 năm và nhiều khi hơn thế nữa.
- Giai đọan 1 thổi xì rồi từ từ giảm dần cho đến giai đọan 2
- Giai đọan 2 thổi tiếng trong trẻo
- Giai đọan 3 thì thổi tiếng xì hay tiếng trong trẻo tùy ý, và có thể xì nhiều hay ít tùy ý.
Bạn mới tập, nên bình tỉnh, từ từ rồi sẽ bước qua các giai đọan này đừng vội
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vì việc thổi xì hay không liên quan đến hình dáng của làn hơi khi thổi ra. Cho nên, tui xin phép được nói luôn một số nhận xét và kinh nghiệm của mình về vấn đề này. Có thể một số bạn sẽ không hiểu và không tưởng tượng được. Nhưng Tui xin nói hết để coi như là một ý kiến để mọi người tham khảo.
Làn hơi từ môi của nguời thổi sáo đến huyện khẩu của sáo tuy chúng ta không nhìn thấy nhưng người thổi sáo cảm nhận được nó, nó có một hình dạng như một luỡi rìu nằm ngang. Hình dạng của làn hơi này chúng ta có thể điều khiển được nó. Vậy chúng ta điều khiển cái gì của nó, và điều khiển như thế nào?. Hình dạng của làn hơi có 3 yêu tố sau:
- Bề rộng của làn hơi, chúng ta điều khiển bằng cách co giãn môi theo chiều ngang.
- Bề dầy của làn hơi, chúng ta điều khiển bằng cách mở cho khỏang cách giữa 2 môi to nhỏ theo chiều thẳng đứng
- Góc của làn hơi so với mép của huyệt khẩu trên cây sáo, điều khiển bằng cách đẩy môi lên xuống.
Việc điều khiển được các tính chất này chúng ta cùng kết hợp với sức mạnh của làn hơi (cườnng độ của làn hơi đập vào sáo) mà chúng ta có được một số các kỹ thuật như như :  thay đổi được mầu âm (âm sắc) của sáo. ví dụ bạn có thể thổi xì ít, xì nhiều, tiếng trong trẻo. Đối với sáo TQ thì còn có thể thấy rõ hơn do màn rung, có thể làm màn rung nhiều hay rung ít. Cho nên có người thổi sáo TQ màn không rung, nhưng chúng ta phải luyện được là rung hay không tùy ý. Đối với Tiêu thì khái niệm này càng rõ hơn. Có nguời thổi tiêu nghe trong veo, có nguời nghe u âm, có người nghe rè rè xì xì. Ngòai thay đổi được âm sắc của sáo, thì việc điều khiển làn hơi có thể làm được kỹ thuật thổi âm bội, có thể tăng giảm âm luợng của sáo (thu tỏa làn hơi).
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
theo như cái hình của bạn thì cầm sáo của thầy Trung, chắc cũng ko tới nỗi tệ, trước hết hãy chắc chắn rằng khi thổi nốt C bạn bịt kín hết các lỗ đã, lỗi này thường gặp nhất, nếu chắc ăn rồi, phải coi lại thời gian luyện tập, nếu cũng đã khá lâu thì chắc chỉ còn lỗi tại cây sáo dù khả năng này thấp, nhưng ko phải ko có, hồi đó tui làm sáo cũng có 1 phen bị như vầy, cái nút chặn nó ko kín thì dễ sinh chuyện lắm.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

dô 1 thổi khó vì: nếu môi căng quá thì bị lên đô2, nếu mở rộng môi thổi nhẹ thì không ra tiếng hoặc tiếng không đầy mà hời hợt, thổi mạnh có thể lên đô2 và thường thì bị xì, nhưng nếu không mở rộng thì lúc được lúc không.

Phần lớn nguyên nhân là do việc điều chỉnh làn hơi chưa tốt của người mới chơi sáo. Không nên quá tập trung vào việc giải quyết triệt để vấn đề thổi đo1, bạn nên luyện tập với những bài tập hơi nghiêm túc, hoặc không thì chọn những bài thổi từ sol trở lên, các bài càng cao càng tốt, càng tốn hơi càng tốt. Sau một thời gian dài luyện tập quen với việc sử dụng hơi, giữ hơi đề thổi các nốt cao quay trở lại với đo1 thì .... hì đầu xuôi thì đuôi sẽ tự lọt thế thôi, đơn giản như đan rổ, chỉ đơn giản là mất một thời gian luyện tập nghiêm túc. 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

saotruc:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vì việc thổi xì hay không liên quan đến hình dáng của làn hơi khi thổi ra. Cho nên, tui xin phép được nói luôn một số nhận xét và kinh nghiệm của mình về vấn đề này. Có thể một số bạn sẽ không hiểu và không tưởng tượng được. Nhưng Tui xin nói hết để coi như là một ý kiến để mọi người tham khảo.
Làn hơi từ môi của nguời thổi sáo đến huyện khẩu của sáo tuy chúng ta không nhìn thấy nhưng người thổi sáo cảm nhận được nó, nó có một hình dạng như một luỡi rìu nằm ngang. Hình dạng của làn hơi này chúng ta có thể điều khiển được nó. Vậy chúng ta điều khiển cái gì của nó, và điều khiển như thế nào?. Hình dạng của làn hơi có 3 yêu tố sau:
- Bề rộng của làn hơi, chúng ta điều khiển bằng cách co giãn môi theo chiều ngang.
- Bề dầy của làn hơi, chúng ta điều khiển bằng cách mở cho khỏang cách giữa 2 môi to nhỏ theo chiều thẳng đứng
- Góc của làn hơi so với mép của huyệt khẩu trên cây sáo, điều khiển bằng cách đẩy môi lên xuống.
Việc điều khiển được các tính chất này chúng ta cùng kết hợp với sức mạnh của làn hơi (cườnng độ của làn hơi đập vào sáo) mà chúng ta có được một số các kỹ thuật như như :  thay đổi được mầu âm (âm sắc) của sáo. ví dụ bạn có thể thổi xì ít, xì nhiều, tiếng trong trẻo. Đối với sáo TQ thì còn có thể thấy rõ hơn do màn rung, có thể làm màn rung nhiều hay rung ít. Cho nên có người thổi sáo TQ màn không rung, nhưng chúng ta phải luyện được là rung hay không tùy ý. Đối với Tiêu thì khái niệm này càng rõ hơn. Có nguời thổi tiêu nghe trong veo, có nguời nghe u âm, có người nghe rè rè xì xì. Ngòai thay đổi được âm sắc của sáo, thì việc điều khiển làn hơi có thể làm được kỹ thuật thổi âm bội, có thể tăng giảm âm luợng của sáo (thu tỏa làn hơi).

Bác rùa phân tích thật hay, em toàn cứ thổi bừa, không chú ý nhiều đến việc điều khiển 3 yếu tố đấy lắm. Có lẽ vì thế mà đến giờ thỉnh thoảng em cũng còn mắc phải lỗi nốt Đô 1 Geeked. Thanks bác rùa nhé ;)

 

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3
Nguyen Tan replied on 10-01-2008 0:06

Kinh nghiệm về nốt do 1 không ra tiếng.

 Ngoài việc người mới tập chưa điều chỉnh được lượng hơi vừa đủ còn có nguyên nhân khác. Điều này tôi vừa có kinh nghiệm thực tế khi làm sáo nhựa.

Khi đó, chuẩn bị đi off, nên phải làm 1 lần 4 cây cho được nhiều. Tôi dùng dây thun ghép đôi từng 2 ống 1, để lấy dấu và khoan cho dễ. Thế mà sau khi khoan lổ và gắn nút chặn xong, chỉ có 3 cây thổi xuống được đo 1, còn 1 cây không kêu dược do 1.

Các bạn thấy đó, cùng 1 lọai ống nhựa, cùng 1 người khóet, cùng khóet 1 lần, mà nó vẫn xảy ra như vậy.

Loay hoay tìm mãi, tôi mới phát hiện ở cây không ra được do 1 đó, có 1 lổ bi vấp muĩ khoan, vết cắt tạo thành bậc trên chu vi lổ, dù rất bé. Tôi dùng dao mổ, sửa lổ này cho tròn mịn, rồi sau đó đánh giấy nhám. Và thổi lại, quả nhiên nó đã xuống được do 1.

Qua việc này tôi giải thích như sau : Để thổi do 1 lực thổi phải nhẹ nhất.

Nốt do 1 là nốt xa lổ thổi nhất, đường đi của hơi là dài nhất và do đó lực ma sát của hơi với thành ống là lớn nhất. Khi lực đã nhẹ nhất mà còn bị ma sát lớn nhất, thì lượng hơi đến do 1 khả năng không còn đúng là rất lớn, do đó rất khó ra.

Ngoài việc ma sát do chiều dài còn có ma sat của hơi với các mép lổ thổi và với bề mặt của lòng ống.

Do đó, khi khóet lổ, nếu mũi khoan quá tay cũng sẽ tạo một vết sướt trên bề mặt lòng ống phìa dưới lở khoan, vết sướt này sẽ làm tăng thêm lực ma sát.

Hoặc chu vi của lổ có một vết vấp, tức là bị bậc do mũi khoan, hợac mũi dao phạm vào, điều này cũng tăng lực ma sát cho luồng hơi ( như kinh nghiệm trên).

Luồng hơi lúc này sẽ không chuyển động song song nữa mà chuyển sang chuyển động xóay, nên hơi đến do 1 không còn đúng như yêu cầu phải có nữa.

Do đó trường hơp, sáo của bạn không ra được do 1, bạn hãy dùng giấy nhám chà lại các lổ thổi và chà trong lòng ống.( Đây cũng là công đọan khi làm sáo).

Lúc đó, nếu các cây khác bạn thổi được do 1, thì cây này cũng sẽ vậy. Còn không cây nào bạn thổi được do 1, thì bản thân bạn phải tập một thời gian nữa mới có thêm kinh nghiệm về điều chỉnh hơi.

Để có thể thổi do 1 dể hơn, bạn hãy nhúng nước ống sáo, lúc đo lực ma sát sẽ giảm, nốt do 1 sẽ dẽ ra hơn .

Để hình dung chuyển động song song va chuyển động xoáy của luồng hơi, bạn hãy tưởng tượng có 1 dòng nước đi trong ống thủy tinh ( để dễ quan sát). Trong dòng nước ta cho vào 1 giọt phẩm màu khó tan trong nước. Tùy vào tốc độ chảy của dòng nước trong lòng ống, nếu lúc này nước chảy chậm, dòng phẩm màu đi theo dòng nước trong lòng ống rõ rệt, tách biệt, bên trên và bên dưới dòng phẩm màu vẫn là nước trong, thì đó có nghĩa là dòng nước đang chảy dạng song song.

 Khi tăng tốc độ chảy của dòng nước, lúc này dòng phẩm màu không đi song song nữa mà sẽ cuồn cuộn loang ra cả dòng nước, có nghĩa lả dòng nước đã chuyển sang chuyển động xóay.

 Vài dòng kinh nghiệm và mạo muội giải thích theo lối chủ quan, những mong biết thêm được chút ít về bản chất vật lý trên âm thanh của sáo, xin chia xẻ và mong mọi người nghiên cứu thêm.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Cảm ơn chú NguyenTan với những kinh nghiệm thật quý giá. Đúng là đối với sáo trúc, khi chúng ta ngâm nước thì các note trầm thỗi dễ hơn và âm thanh cũng rõ hơn so với sáo đang khô. Lưu ý ngâm sáo thì phải xem sáo đó có thích hợp với nước không, coi chừng hư luôn cây sáo. Ví dụ sáo gỗ ngâm nước sẽ bị hư. Sáo TQ hay sáo VN đã được xử lý hay thoa dầu... không nên cho đụng nước. Thông thừong, các lọai sáo tre, trúc, nứa không sơn hay đánh bóng thì cho vào nước thỏai mái. Lúc đó tiếng sáo sẽ hay hơn, tròn hơn và dễ thổi hơn.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Em cũng thấy như vậy,tuy nhiên anh MHM bảo ko nên ngâm sáo vào nước,vậy rốt cuộc sáo có nên ngâm vào nước để dễ thổi hơn ko(em đang xài cây của anh MHM đó)
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Sáo MHM thì FTH cứ thường xuyên bảo quản và thổi thường xuyên như mình  đã nói. Không nên ngâm nước 2 cây đó.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
dam_me_sao:

Tình hình hiện nay là em rất chán nản với tiếng sáo của bản thân. Tiếng sáo bị xì nghe rõ. Nốt đô 1 em thổi lúc được lúc kô. Các cao thủ có cách nào trị được tình trạng này giúp em với. Em post lên đây hình ảnh em cầm sáo thổi:


em góp ý bác cái. từ sau bác chụp xa xa hoặc gần xát miệng đi. em nhìn thấy sợ sợ ak

Sắp Bán Nứa. Hè thì Bán yêu sáo phú thọ PM SĐT:072719699 YM : Nhocbuidoi_910

Not Ranked
tiểu cầm thủ
em cũng bị mắc dụ này, làm theo lời các tiền bối ép môi dô tí nữa thì thấy bớt xì đi nhiều, bạn thử ép môi nữa xem
Trầm
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

EM CŨNG HỌC  nén hơi bây giờ thổi thành ra nhỏ     chắc công lực chưa đủ :

lên em cứ thổi xì đi xau này thổi chỉnh lại sau

vn niem tu hao ve bong da =)) Từ cổ đa tình vuơng di hận Vô tình nhân thế hởi mấy ai Than oán thế gian nhiều ngang trái Khúc buồn ai oán mộng trần ai.....
Page 1 of 2 (16 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems