Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Sự xuất hiện của họ trong liên hoan bộ gõ quốc tế Cracking bamboo(*) đã đem đến luồng gió mới mẻ của sự sáng tạo. Người xem học được rằng nhạc cụ có ở khắp mọi nơi, điều quan trọng hơn để làm ra âm nhạc chính là sự sáng tạo và phương pháp làm việc.
Liên hoan có một không hai trên thế giới
Giáo sư Bernhard Wulf, chỉ đạo nghệ thuật của liên hoan, cho biết: “Ở Cracking bamboo, các nghệ sĩ phải kết hợp với nhau. Tại Mông Cổ, chúng tôi đã kết hợp giữa văn hóa Trung Á và phương Tây, giờ đây là Đông Nam Á với châu Âu. Tôi chưa từng tổ chức sự kiện nào theo cách này và trên thế giới cũng chưa từng có liên hoan tương tự như Cracking bamboo”.
Ông tiết lộ bí mật thành công của liên hoan, bắt đầu từ tên gọi Cracking bamboo: “Bamboo - cây tre - là một loại cây đặc trưng ở Đông Nam Á. Còn “cracking” (tiếng rạn nứt, tiếng kêu răng rắc - PV) là một âm thanh thu hút sự chú ý mà phải nghe kỹ mới thấy. Liên hoan này khiến người tham gia phải lắng nghe lẫn nhau một cách cẩn trọng.
Ở mỗi nhóm nghệ sĩ, chúng tôi phân công hai người hướng dẫn. Họ có nhiệm vụ kết nối, đảm bảo sự hài hòa giữa những nghệ sĩ độc tấu trong nhóm. Kết quả ở mỗi nhóm rất khác nhau, trong khi nhóm này mang hương vị âm nhạc Ấn Độ với chiếc trống tabla là tâm điểm thì nhóm kia “trưng bày” sự đa dạng của âm thanh chứa đựng màu sắc VN, nhóm khác cho thấy tính triết học từ kết cấu chặt chẽ”.
Bài học về sáng tạo
Hai buổi diễn của Cracking bamboo ở Nhà hát Lớn Hà Nội (19 và 20-9) đã thu được những tràng pháo tay vang dội. Ít ai biết trước đó, một số ít nghệ sĩ tỏ ra lúng túng trong khi làm việc chung. Họ ngập ngừng ở mỗi lần giơ tay lên trên mặt trống, khuôn mặt biểu lộ sự lo lắng. Thậm chí, một nhóm nghệ sĩ từng đề nghị người dẫn dắt của nhóm cho họ ngừng tham gia ngay trước buổi diễn quan trọng tại Nhà hát Lớn hôm 19-9.
Cả buổi chiều trước buổi diễn, người hướng dẫn phải làm việc riêng với nhóm nghệ sĩ này và sau đó cả nhóm cùng tập với nhau cho đến những phút cuối cùng trước giờ mở màn. Kết quả buổi diễn đã tốt hơn rất nhiều nhờ có sự bàn bạc và nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ: những âm thanh hỗn loạn thỉnh thoảng xen vào giữa tác phẩm của nhóm chỉ còn rất ít và hầu như khán giả không nhận biết được.
Nhạc sĩ Vũ Nhật Tân - một nghệ sĩ có nhiều tìm tòi trong âm nhạc hiện đại, một trong những người hướng dẫn của nhóm nghệ sĩ làm việc tại Hà Nội - kể lại: “Lần đầu gặp nhau, chúng tôi không biết nhau. Đầu tiên chúng tôi phải tự giới thiệu tên gì, ở nước nào, chơi nhạc cụ nào, sau đó mỗi người chơi thử một đoạn ngắn thứ âm nhạc mà mình đã làm và muốn giới thiệu. Sau khi nghe từng người giới thiệu là đã hết một buổi.
Đến buổi chiều, chúng tôi bàn cấu trúc chương trình buổi diễn. Tổng thời gian từ lúc gặp nhau đến lúc biểu diễn chung là ba ngày. Để làm việc được với nhau, bên cạnh kinh nghiệm biểu diễn ở tầm quốc tế là khả năng linh hoạt, tương tác, có nghĩa là phải tôn trọng người làm việc chung với mình. Cố gắng hiểu những người trong nhóm thì họ cũng sẽ hiểu mình”.
Bên cạnh những kinh nghiệm về làm việc nhóm, Vũ Nhật Tân còn nhận thấy những bài học về sáng tạo: liên hoan này có thể giúp sinh viên ngành âm nhạc hiểu thêm cách dùng bộ gõ và sử dụng thêm các thiết bị điện tử để tạo nên những hiệu quả âm thanh khác nhau. Ở VN không quá thiếu thiết bị, những chiếc contact microphone (micro dán lên bề mặt nhạc cụ), bộ effect (tạo hiệu ứng âm thanh) được bày bán khá nhiều ngay trước cổng Học viện âm nhạc quốc gia nhưng không ai nghĩ đến việc sử dụng chúng bằng nhiều cách khác nhau. Trong khi đó, những nghệ sĩ trẻ từ châu Âu đã biết cách dán micro lên mặt trống và nối với bộ phận tạo hiệu ứng để tạo ra nhiều âm thanh phong phú hơn. Như vậy, vấn đề của sáng tạo bắt nguồn từ cái đầu.
UYÊN LY
Chúng tôi phản đối sự giống nhau
GS Bernhard Wulf * Tại sao ông cho rằng việc kết nối những cá tính và màu sắc âm nhạc là quan trọng?
- GS Bernhard Wulf:
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa. Sẽ rất vô nghĩa nếu cả thế giới đều ăn đồ McDonald và uống Coca-Cola, bởi vậy cần phải gìn giữ những cá tính, bản sắc riêng. Những nhóm thiểu số rất cần sự hỗ trợ để gìn giữ những gì độc đáo của riêng mình, nếu không cả thế giới sẽ trở nên giống nhau.
Những gì diễn ra ở liên hoan này cho thấy chúng tôi hết sức phản đối sự giống nhau. Liên hoan là nơi những cá tính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau, không phải để đánh mất bản thân, mà là để học hỏi từ nhau và tạo cảm hứng sáng tạo cho nhau.
Ví dụ ở mỗi nhóm, tất cả nghệ sĩ phải lắng nghe lẫn nhau, mỗi người đều phải có trách nhiệm trong nhóm và làm nhóm vận hành, cũng như trong xã hội vậy. Điều quan trọng để vận hành không nằm ở chỗ anh là người lớn tiếng nhất, mà vấn đề là anh phải biết lắng nghe. Chính sự kết nối làm nên kết quả đáng kinh ngạc. Thêm vào đó, các nghệ sĩ có cơ hội làm quen, kết bạn, chia sẻ... và đây là nền tảng quan trọng cho những dự án tiếp theo trong tương lai. Nếu không làm theo cách này, những gì được gọi là bản sắc của chúng ta sẽ chấm dứt “số phận” của chúng trong bảo tàng.
U.LY thực hiện
------------
(*) diễn ra ở Hà Nội đêm 19, 20-9 và tại TP.HCM đêm 25-9 (20g tại Nhạc viện TP.HCM, 112 Nguyễn Du, Q.1), do Quỹ Á - Âu, Viện Goethe và Học viện Âm nhạc quốc gia VN tổ chức.
Miễn phí thì phải :
CÁC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT DIỄN RA TẠI TPHCM TRONG THÁNG 9 VÀ THÁNG 10 DO VIỆN GOETHE TỔ CHỨC 1. Chương trình biểu diễn âm nhạc “ Ai đem con nhện giăng tơ” · Tên chương trình: Ai đem con nhện giăng tơ · Nghệ sĩ biểu diễn: Kim Ngọc · Thời gian: 20h00, ngày 12 & 13.09.2008 · Địa điểm: Nhạc viện Tp.HCM, 112 Nguyễn Du, quận 1 · Nơi liên hệ nhận vé mời (miễn phí): từ ngày 05.09.2008, tại: o Viện Goethe – TpHCM, 335/4 Điện Biên Phủ, quận 3, TpHCM o Sáng: từ 8h30 – 12h00; Chiều: từ 13h30 – 17h00 o Điện thoại: 8.326.716, Ext: 12 · Tóm tắt nội dung: "Ai đem con nhện giăng mùng" là một sáng tạo mới nhất của Kim Ngoc, được sáng tác và ra mắt tháng tư 2007 tại Hà Nội. Với tác phẩm này, lần đầu tiên Kim Ngọc sử dụng các hình ảnh video - được thực hiện bởi nghệ sĩ video-art Brian Ring - cùng với âm nhạc và các phương tiện thị giác vốn đã trở nên quen thuộc trong các music-theatre của chị như ánh sáng, tạo hình sân khấu, diễn biến sân khấu, liên kết và tương tác không gian để kết cấu nên tác phẩm. Như thường lệ, chị cũng sẽ tự mình trình diễn và biểu diễn ngẫu hứng bằng giọng hát của mình. Sau hai đêm diễn thành công với khán giả thủ đô, lần này Viện Goethe Việt Nam cùng Quỹ trao đổi và Phát triển văn hóa Đan Mạch - Việt Nam (CDEF) xin trân trọng giới thiệu "Ai đem con nhện giăng mùng" tới khán giả TP Hồ Chí Minh. 2. Chương trình hòa nhạc “Cracking Bamboo” · Tên chương trình: Cracking Bamboo · Nghệ sĩ biểu diễn: · Thời gian: ngày 19 & 20.09.2008 · Địa điểm: Nhạc viện Tp.HCM, 112 Nguyễn Du, quận 1 (Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật sau) 3. Chương trình hòa nhạc “Abegg Trio” · Tên chương trình: Abegg Trio tới Việt Nam · Nghệ sĩ biểu diễn: nhóm Tam tấu Abbeg · Thời gian: ngày 28.09.2008 · Địa điểm: Nhạc viện Tp.HCM, 112 Nguyễn Du, quận 1 · Nơi liên hệ nhận vé mời (miễn phí): từ ngày 22.09.2008 tại: o Viện Goethe – TpHCM, 335/4 Điện Biên Phủ, quận 3, TpHCM o Sáng: từ 8h30 – 12h00; Chiều: từ 13h30 – 17h00 o Điện thoại: 8.326.716, Ext: 12 o E-mail: prog@saigon.goethe.org · Tóm tắt nội dung: Thành lập năm 1976, nhóm nhạc thính phòng Đức Abegg rất được khán giả mến mộ. Họ đã lưu diễn trên hơn 50 nước tại châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Các đĩa nhạc của họ được công chúng đánh giá cao và được trao nhiều giải thưởng quan trọng (trong đó 5 lần được trao giải „Phê bình đĩa nhạc Đức“). Nhân chuyến lưu diễn Đông Nam Á năm nay, nhóm tam tấu Abegg sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đúng dịp Quốc khánh Đức. Chương trình biểu diễn của nhóm Abegg sẽ gồm các tác phẩm kinh điển của các tác giả lớn như Haydn, Michael Obst, Dvorak, Shostakovich, Beethoven và Brahms. 4. Chương trình “Không gian nghệ thuật Nước Đức” · Tên chương trình: Triễn lãm “Không gian nghệ thuật Nước Đức” · Thời gian: từ ngày 17 – 26.10.2008 · Địa điểm: Nhà trưng bày triễn lãm Thành phố Hồ Chí Minh, 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1 · Tóm tắt nội dung: Triển lãm mang tên “Không gian nghệ thuật Nước Đức” trưng bày tác phẩm của 14 nghệ sĩ từng sống và làm việc nhiều năm ở Đức, nhưng họ không sinh ra ở Đức mà đến từ các nước Hà Lan, Anh, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kì, Mỹ, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Bỉ, Úc, Hàn Quốc, Ý và Ba Lan. Việc lựa chọn sống ở Đức của các nghệ sĩ nước ngoài này là mặt bổ sung cho lựa chọn của các nghệ sĩ Đức đến sống ở các nước khác, ở New York hay Paris. Trong khi, kể từ bắt đầu Thời hiện đại, hoạt động nghệ thuật gần như càng trở nên có tính quốc tế rõ nét, một hiện tượng toàn cầu hóa avant la lettre, thì sau thế chiến II, quá trình quốc tế hóa nghệ thuật lại diễn ra khá chậm chạp, và chỉ mãi tới hai thập kỉ gần đây mới được đẩy mạnh. Sau thời Chiến tranh Lạnh và thống nhất nước Đức, thủ đô Berlin đã lấy lại vị trí như là điểm gặp gỡ quan trọng giữa Đông và Tây. Hoạt động nghệ thuật ở Đức hiện đang phát triển theo hướng xóa nhòa các ranh giới và lãnh thổ, nhưng cũng đồng thời tạo ra các mô hình mới có tính tổng hợp và bản địa hóa cao.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT DIỄN RA TẠI TPHCM TRONG THÁNG 9 VÀ THÁNG 10 DO VIỆN GOETHE TỔ CHỨC
1. Chương trình biểu diễn âm nhạc “ Ai đem con nhện giăng tơ”
· Tên chương trình: Ai đem con nhện giăng tơ
· Nghệ sĩ biểu diễn: Kim Ngọc
· Thời gian: 20h00, ngày 12 & 13.09.2008
· Địa điểm: Nhạc viện Tp.HCM, 112 Nguyễn Du, quận 1
· Nơi liên hệ nhận vé mời (miễn phí): từ ngày 05.09.2008, tại:
o Viện Goethe – TpHCM, 335/4 Điện Biên Phủ, quận 3, TpHCM
o Sáng: từ 8h30 – 12h00; Chiều: từ 13h30 – 17h00
o Điện thoại: 8.326.716, Ext: 12
· Tóm tắt nội dung:
"Ai đem con nhện giăng mùng" là một sáng tạo mới nhất của Kim Ngoc, được sáng tác và ra mắt tháng tư 2007 tại Hà Nội. Với tác phẩm này, lần đầu tiên Kim Ngọc sử dụng các hình ảnh video - được thực hiện bởi nghệ sĩ video-art Brian Ring - cùng với âm nhạc và các phương tiện thị giác vốn đã trở nên quen thuộc trong các music-theatre của chị như ánh sáng, tạo hình sân khấu, diễn biến sân khấu, liên kết và tương tác không gian để kết cấu nên tác phẩm. Như thường lệ, chị cũng sẽ tự mình trình diễn và biểu diễn ngẫu hứng bằng giọng hát của mình.
Sau hai đêm diễn thành công với khán giả thủ đô, lần này Viện Goethe Việt Nam cùng Quỹ trao đổi và Phát triển văn hóa Đan Mạch - Việt Nam (CDEF) xin trân trọng giới thiệu "Ai đem con nhện giăng mùng" tới khán giả TP Hồ Chí Minh.
2. Chương trình hòa nhạc “Cracking Bamboo”
· Tên chương trình: Cracking Bamboo
· Nghệ sĩ biểu diễn:
· Thời gian: ngày 19 & 20.09.2008
(Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật sau)
3. Chương trình hòa nhạc “Abegg Trio”
· Tên chương trình: Abegg Trio tới Việt Nam
· Nghệ sĩ biểu diễn: nhóm Tam tấu Abbeg
· Thời gian: ngày 28.09.2008
· Nơi liên hệ nhận vé mời (miễn phí): từ ngày 22.09.2008 tại:
o E-mail: prog@saigon.goethe.org
Thành lập năm 1976, nhóm nhạc thính phòng Đức Abegg rất được khán giả mến mộ. Họ đã lưu diễn trên hơn 50 nước tại châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, châu Á và châu Phi. Các đĩa nhạc của họ được công chúng đánh giá cao và được trao nhiều giải thưởng quan trọng (trong đó 5 lần được trao giải „Phê bình đĩa nhạc Đức“).
Nhân chuyến lưu diễn Đông Nam Á năm nay, nhóm tam tấu Abegg sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đúng dịp Quốc khánh Đức.
Chương trình biểu diễn của nhóm Abegg sẽ gồm các tác phẩm kinh điển của các tác giả lớn như Haydn, Michael Obst, Dvorak, Shostakovich, Beethoven và Brahms.
4. Chương trình “Không gian nghệ thuật Nước Đức”
· Tên chương trình: Triễn lãm “Không gian nghệ thuật Nước Đức”
· Thời gian: từ ngày 17 – 26.10.2008
· Địa điểm: Nhà trưng bày triễn lãm Thành phố Hồ Chí Minh, 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1
Triển lãm mang tên “Không gian nghệ thuật Nước Đức” trưng bày tác phẩm của 14 nghệ sĩ từng sống và làm việc nhiều năm ở Đức, nhưng họ không sinh ra ở Đức mà đến từ các nước Hà Lan, Anh, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kì, Mỹ, Tiệp Khắc, Đan Mạch, Bỉ, Úc, Hàn Quốc, Ý và Ba Lan.
Việc lựa chọn sống ở Đức của các nghệ sĩ nước ngoài này là mặt bổ sung cho lựa chọn của các nghệ sĩ Đức đến sống ở các nước khác, ở New York hay Paris. Trong khi, kể từ bắt đầu Thời hiện đại, hoạt động nghệ thuật gần như càng trở nên có tính quốc tế rõ nét, một hiện tượng toàn cầu hóa avant la lettre, thì sau thế chiến II, quá trình quốc tế hóa nghệ thuật lại diễn ra khá chậm chạp, và chỉ mãi tới hai thập kỉ gần đây mới được đẩy mạnh. Sau thời Chiến tranh Lạnh và thống nhất nước Đức, thủ đô Berlin đã lấy lại vị trí như là điểm gặp gỡ quan trọng giữa Đông và Tây. Hoạt động nghệ thuật ở Đức hiện đang phát triển theo hướng xóa nhòa các ranh giới và lãnh thổ, nhưng cũng đồng thời tạo ra các mô hình mới có tính tổng hợp và bản địa hóa cao.