Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

cách dùng các kĩ thuật hợp lý???

rated by 0 users
This post has 6 Replies | 0 Followers

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
nguyenthanh Posted: 09-04-2008 3:31

 mình mới học sáo được một thời gian nên rất mong anh em giúp sức cho lên trìnhSmile

mình đã download mấy clíp dạy học sáo,nhưng khi xem không thấy nói dùng chúng khi nào cả :(

làm ơn chỉ giáo giúp với.thanks nhìu

Người có lòng trồng hoa hoa không nở Kẻ vô tình cắm liễu liễu lại xanh!
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Thì tất nhiên là dùng kỹ thuật này không dùng kỹ thuạt kia khi mà trên bản nhạc nó ghi thế chứ sao, ngoài ra còn có phần mà gọi là tự do, bạn tự ý áp dụng kỹ thuạt nào vào bản nhạc cũng đc miễn là bạn thấy hay, hợp lý, quan trọng bạn cảm thấy hay là đc.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Hix....Em thấy pác nguyenthanh hỏi đúng đấy....

Em cũng rất thắc mắc về vấn đề nài

Vì là em cũng tự học,học mới được ít thời gian nên rất muốn học cơ bản trước

chúng em muốn áp dụng đúng nhất những kỹ thuật đó cho phù hợp bản nhạc mà tác giả viết

còn trong khi luyện tập tự mỗi người sẽ có cách áp dụng sáng tạo riêng

Thankxxx

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
 Bạn nào tụe học thì nhất định phải mua sách về đọc nhé, không thì hãy đọc thật nhiều các topic trong ĐS, đây là các kỹ thuật rất cơ bản, hầu hết mọi giáo trình đều có nói ngay từ đầu, hay ít ra thì cũng đc bàn luận rồi, đơn giản nhất thì là nghe theo bài do người khác thổi rồi thổi theo, tuy nhiên trước đó hãy thổi trơn bản nhạc đi đã, nhìn note hay không cần nhìn càng tốt, thườn thì các nghệ sĩ cũng không thổi 100% giống bản nhạc, tuỳ sáng tạo từng người.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Hic!!!

Pác ChangkiFung nói vậy là chưa hỉu í của bọn em rùi

Em cũng mua sách tự học

Pác thừa bít những rì trên sách chỉ là lý thuyết

Mà bác bít đấy...Bác cứ hỏi tất cả ae trên damsanet này xem có phải có những kỹ thuật sáo không thể dạy qua lời nói đc không như rung hơi bụng+cổ chẳng hạn (những note dài thì làm thế đúng không)

em đọc trong sách kỹ thuật huýt ng ta dạy

nhưng note đang nên cao thì ngưng đột ngột thì dùng kỹ thuật huýt

Nói thế bác hiểu rì ko?

Nhưng xem video a saotruc dạy thì hiểu liền

Bác nghĩ lại xem

Hãy nghĩ lại mình lúc pác bắt đầu tập toẹ thổi sáo sẽ hiểu những câu hỏi của bọn em

Em xin lỗi vì nói hơn nặng nhời ná.....

Mong rằng các pác hãy nhiệt tình hiểu và chỉ rõ những thắc mắc "Ngớ ngẩn" của bọn em

Thank pác !!!

Thankx ae damsanet...

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

thắc mắc của bạn đâu hề vớ vẩn chút nào đâu. Nó khá quan trọng đấy chứ.Lúc đầu mới tập, mình cũng không biết phải làm như thế nào với các kỹ thuật học được, nhưng sau 1 thời gian tập luyện cũng kha khá, mình thấy việc áp dụng kỹ thuật vào bản sáo cũng ko quá khó như mình tưởng.

VD như ở kỹ thuật láy ngón, ban đầu mình chỉ tập láy ngón thôi, láy cho thật thành thạo, chưa cần để ý là dung nó ở chỗ nào tại nếu có biết thì chắc gì bác đã sử dụng đúng chứ chưa nói là hay ở đoạn kỹ thuật cần dung. Đến khi tập kỹ thuật khá quen tay rồi, thổi theo bản nhạc thì bỗng dưng theo 1 phản xạ ko điều kiện hoặc có điều kiện, kỹ thuật sẽ tự tuôn ra như suối. Điều quan trọng là bác vừa thổi vừa để ý xem cái kỹ thuật vừa cho them vào có cải tiến cho bản nhạc them hay không, hay là cải lùi …….

Theo kn của em, ở những bài có tiết tấu nhanh, vui vẻ như “ tứ quí” chăng hạn, ta nên dung các kỹ thuật như láy ngón, đánh lưỡi mạnh hơn. Còn ở các bài nghe nó “ lả lướt”, “tình củm” vd như “long mẹ” thì nên xài các kỹ thuật như vuốt, rung hơi, đánh lưỡi thật  mềm và nhẹ.

Có rất nhiều người mơ, nhưng chỉ có một vài người dám thức trắng cả đêm để biến giấc mơ đó thành hiện thực
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

 Có lẽ các kỹ thuật này không phải là dễ nhưng các bạn cũng nên biết đây toàn là những kỹ thuật tương đối cơ bản, nếu không thì những kỹ thuật về sau bết gọi là gì đây. Có thể bạn tương đối khó khăn như vậy là bạn mới tập sáo, mình cũng là ngừoi chỉ học nguyên trong sách, hồi đó còn không có điều kiện hổi nhiều, đều là tự đọc, cụ thể mình chỉ có mỗi 1 cuốn sáo truc 6 lỗ Ng.H. Thái mà thôi, đọc đầu tiên cuũng không hiểu gì, nhưng lúc đó mình luon nghĩ học đc đến đâu thì học, với lại mình ở cạnh một thằng bạn khong biết gì nhạc lí nhưng thổi rất hay, sau đó cố gắng nghiền ngẫm những gì mình không hiểu, nghe nhiều và học theo, thấy ở đâu có gì về sáo đều sà vào, nghe lỏm đc tí nào hay tí ấy (thường là không có gì), sau đó có khi chỉ nghe vỡ ra 1 lỹ thuật thôi cũng dần dẫn tự nó ngộ ra các kỹ thuật khác. Mình thấy các bạn mới tập ai cũng muốn mình nhanh tiền bộ, ngày xưa nình cũng vậy, nhưng các bạn không nên quá ỷ lại, đừng nghĩ đọc không hiểu là nghĩ ngay tại không có ai chỉ nên mới không biết, còn người ta thổi giỏi là do có người chỉ báo, thế chỉ làm cho mình thêm ỷ lại thôi, tất cả các người học sáo, kể cả các lão nhân trong ĐS cũng đều khuyện rằng kkhông đc nóng vội, nhảy cóc, chỉ bất lợi cho bạn về sau thôi.

 

Page 1 of 1 (7 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems