Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Nhạc hội đàn tranh châu Á tại Việt Nam

rated by 0 users
This post has 23 Replies | 3 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
vé mời phát miễn phí nhưng đáng tiếc là đã hết vé nhe mấy bạn. Chỉ còn hi vọng là tới bữa đó chạy lên xem còn ghế trống không.
Not Ranked
tiểu cầm thủ

ôi!nghe đánh đàn mới hay làm sao.Nhưng rất tiếc là em không thấy rõ ngón tay đánh đàn củamấy người đó.

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Lee, sáonhua, MHM, hoang đã có một cuộc trò chuyện với 2 nghê sĩ Trung Hoa và Nhật Bản, 2 người này chơi dongxiao,dizi và shakuhachi.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Cuộc trò chuyện diễn ra trong bao lâu hả bác MHM? Các bác có thể báo cáo tình hình cho mọi người được không? À mà bác nào làm phiên dịch vậy?

Tiếc quá tôi ở HN bị lỡ mất!

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Ôi trời! Hnay mình đi sát giờ quá, đầu tiên là hết chỗ gửi xe, phải xếp hàng gửi bên Galaxy Nguyễn Du rồi đi bộ trở lại. Vào lại hết chỗ ngồi. Không biết số vé phát bao nhiêu mà đến trên 20 người có vé vẫn phải đứng. Sau đó thì mỗi khi có người đứng dậy đi ra lại có cảnh 2-3 người cùng dợm chân chạy vào. Có vài bạn trẻ tự đứng lên nhường chỗ cho các bác lớn tuổi. Nhưng cũng có nhiều bạn "ỷ mình sức trẻ", có ghế trống là chạy ngay đến, chẳng thèm nhường ai...

Lúc ra về mình còn thấy một nhóm bạn trẻ đứng bàn cách... làm vé giả cho buổi sau!!! (Vì khách đông quá nên khi kiểm vé đâu ai để ý đến con dấu nhỏ xíu được đóng ở mặt trong, mà đèn chỗ sóat vé lại mờ mờ nữa chứ!)

Dù gì vé thật vẫn phải đứng từ 7h30 đến hơn 10h. (không phải đến 10h được ngồi ghế mà là hết chương trình đi về luôn ấy mà Tongue Tied )

Ngày mai rút kinh nghiệm phải đến sớm hơn giờ mở màn ít nhất nửa tiếng, may ra còn ngồi được vài hàng ghế cuối!

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
haohange1984:

Cuộc trò chuyện diễn ra trong bao lâu hả bác MHM? Các bác có thể báo cáo tình hình cho mọi người được không? À mà bác nào làm phiên dịch vậy?

Tiếc quá tôi ở HN bị lỡ mất!

20 phút, bác người Hoa cao to, bảnh trai, thổi sáo hay. Mỗi tội bác ấy hơi dở tiếng Anh nên phải nhờ phiên dịch tiếng Hoa.

Not Ranked
tiểu cầm thủ
Có phải là anh vừa chơi sáo và vừa chơi động tiêu phải ko anh MHM?Bữa đó em thấy mấy anh chị đó chơi hay wá em có lại xin chữ ký nhưng do vội hay sao ý nên chữ ký ko được đẹp lắm.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Sao hổng thấy bạn nào sau khi xem Nhạc hội đàn tranh Châu Á lần II - 2008 chia sẻ những cảm xúc, những bài học về kinh nghiệm, kỹ thuật, tác phong ... thu được từ sự trình diễn của các đòan tham gia vậy nè !!!

Sau đây là cảm nhận của Hữu Trịnh, phóng viên báo Thể thao - Văn hóa. Mình thì đọc xong không hiểu gì hết trơn, mong các bạn đọc, cảm nhận và chia sẻ nhé:

Muôn sắc thanh âm đàn tranh

Các nghệ sĩ của mỗi đoàn đã biểu diễn những tác phẩm chọn lọc để giới thiệu nét đặc sắc của đàn tranh nước mình. 

Đàn tranh Việt Nam réo rắt, nỉ non, những ngón rung, nhấn theo đặc điểm của điệu thức là nét căn bản tạo nên sự khác biệt với những đàn tranh của các quốc gia, lãnh thổ khác như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc ...

Đàn guzheng (Trung Quốc, Đài Loan) với thanh âm tròn trịa, kỹ thuật khá linh hoạt như đàn tranh Việt Nam, âm vực trung âm vang đầy đặn, khỏe khoắn. Đàn guzheng có điểm chung với đàn tranh Việt Nam là nghệ sĩ ngồi trên ghế, đàn đặt phía trước mặt, dùng móng (giả) để gảy đàn. Còn koto (Nhật Bản) và kayagum (Hàn Quốc), khi biểu diễn, nghệ sĩ ngồi và để đàn xuống đất.

Kayagum không dùng móng mà dùng tay để bật vào dây. Đặc biệt kayagum có những ngón búng ngón tay tạo nên một âm thanh thật đặc biệt. Thanh âm của kayagum gần với âm vực trầm, do dây lớn và căng nên những nét nhạc ở tốc độ nhanh thường với sắc thái yếu. Giai điệu diễn tấu của kayagum thường thong thả, trầm mặc ...

Điều đáng lưu ý là ngón "á" (chạy âm giai chen vào khỏang trống giữa 2 âm) của đàn tranh Việt Nam khi diễn tấu giai điệu là nét đặc biệt mà ở các lọai đàn tranh khác không dùng như thế mạnh của cây đàn mình.

Khó có thể nói cây đàn nào hay hơn cây đàn nào, bởi mỗi loại đàn tranh có một âm sắc riêng, cách diễn tấu riêng và tác phẩm riêng phù hợp với tính năng của nó, xa hơn nữa là biểu hiện tâm hồn của một dân tộc. Đó cũng là điều đã hấp dẫn khán giả, làm họ chăm chú nghe, chăm chú khám phá nét âm nhạc đặc sắc của các dân tộc gần gũi nhau về địa lý, lịch sử ...

Trong đêm bế mạc, tất cả các đoàn đã hòa tấu bản dân ca Nam Bộ Lý ngựa ô, các lọai đàn tranh của các nước hợp thành một dàn nhạc với đầy đủ các âm vực cao, trung, trầm và được bổ sung thêm bộ gõ. Bản Lý ngựa ô vui vẻ, họat bát, trong sáng được diễn tấu bởi dàn nhạc toàn bộ các đoàn tham gia nhạc hội hợp lại, là bản nhạc hòanh tráng, vui tươi kết thúc thành công một kỳ Nhạc hội đàn tranh Châu Á tại TPHCM.

 

 

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Blog tienghatquehuong có rất nhiều thông tin trước và sau về nhạc hội(kèm hình ảnh) này bạn có thể tham khảo tại:

http://blog.360.yahoo.com/tienghatquehuong1981

 

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.... Đàn, sáo, ca hát, đá cầu ...->Vui chơi giải trí học tâp: cv Tao Đàn: CN , khu nhỏ chỉ có 1 cái chòi. :)

Page 2 of 2 (24 items) < Previous 1 2 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems