Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Trúc xinh.............

rated by 0 users
This post has 8 Replies | 1 Follower

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
branchtell Posted: 08-15-2008 19:41

Trích từ bài viết của ninipony

http://tvvn.org/f18/tra-ng-tra-c-sau-ha-dungdao-ae-ae-ng-1771/

Hình ảnh minh họa thì em lấy từ ...google

--------------------------------

Tôi có thú vui trồng trúc và đồng thời thích tìm hiểu những gì liên-quan đến loài thảo mộc kỳ-diệu này . Ai cũng biết vào thời xa-xưa, trúc là nguồn vật liệu thiên-nhiên trời ban cho, đuợc xử-dụng trong nhiều việc từ đồ đạc dùng hằng ngày cho đến vũ khí giữ nước. Những bài viết ngắn sau đây sẽ nói về sự đa dụng của tre trúc.

Tiếng sáo trúc trong âm-nhạc.

Nhạc, tôi nghe nhiều thể loại nhưng thich nhất là bản nào có tiếng sáo bay bổng trong đó . Yanni là một nhạc sĩ hoà tấu, ông chuyên về thể nhạc Newage, một loại nhạc du dương êm dịu không lời, ông trình diễn nhiều bản duy chỉ có 1 bản là tôi hay nghe nhất là Nightingale trong CD Tribute.

Bản này được Yanni trình diễn bên Tầu . Trong bản nhạc, tiếng sáo diễn tả tiếng gáy của loài chim Phượng, 1 con gáy cao và 1 con gáy thấp đáp lại, nghe như thể 2 con Phượng đùa giỡn gọi nhau .

Vào khoảng năm 80 hay 81, không nhớ rõ, vài lần đi dự đại hội VN tổ chức tại San Jose, thấy có một bạn trẻ dùng sáo thổi tiếng chim Phượng gáy y-như trong bản Nightingle, tiếng sáo láy thánh thót lên bổng xuống trầm thật hay, làm cả rạp đều vỗ tay như bắp rang, riêng tôi thì ngất-ngây với tiếng sáo vi-vút kiểu này. Bẵng đi 1 thời gian, sau này không thấy tay sáo điêu-luyện có một không hai này trình diễn đâu nữa.

Mùa hè 1982, có dịp đến khu rừng của bác Võ Đình ở Xứ Sấm Sét, trong buổi họp mặt này tôi có gặp 1 anh thích thổi sáo, anh này cho biết tay sáo trẻ đã trình diễn ở San Jose, nhưng đã lâu quá nên tôi quên mất tên.

Trúc ông Địa



" Biết được cá tính thân tự phình to, các tay sưu tầm Bonsai bảo nhau đi bắt cóc giống tre này đem về đối xử tệ bạc 1 thời gian. Sau khi uốn nắn cắt tỉa thành hình, tre tí hon được đem đi dự hội, khách thưởng lãm sẽ thưởng thức một chậu tre thấp khoảng 1 hoặc 2 gang-tay, thân mang hình dáng phình mập lạ lùng đẹp mắt, trông như là chuỗi ngọc-trai đeo cổ. "

" Hxua nghĩ rằng , có lẽ bạn nói đến Di Lặc Trúc...một loại trúc kiểng , chăng ! ( thường thấy các nhà...thong thả thưởng thức , ở các tỉnh miền Trung... "

" Ồ, Đúng rồi đó, có nơi còn gọi là trúc ông Phỗng, trúc ông Địa, và tự-điển VN McClure ghi là trúc ống điếu. Ở đây họ quen gọi bằng common name là Buddha's belly. Đây là loại tre xanh đậm trồng ở Zone 9 sẽ to bằng cổ-tay cao khoảng 6 thước. "

Những đoạn trên đây được chép lại từ đề tài Tứ Quân Tử do Huongxua khởi xướng và được bổ túc bằng hình ảnh. Xin mượn 1 câu nói xưa " 1 tấm hình diễn tả cả ngàn chữ. " để trình bày trúc bụng phật (click để xem hình).

Màu sắc của trúc

Xem ra thiên nhiên hơi hẹp hòi chỉ dành cho trúc một vài màu so với trăm sắc của các thảo mộc khác. Mặc dù trúc nhận ít màu đơn sơ kém phần sặc sỡ nhưng trúc, được thiên nhiên đền bù tạo cho một hình dáng thanh nhã, được thoát phàm nhờ những lời thơ văn và bức danh họa.

Ngoài dáng dấp thanh tao, ít ai ngờ thiên nhiên còn ẩn tàng trong rễ trúc một năng lực sinh tồn mạnh mẽ hơn tất cả loại cây xanh khác. Vào thời cuối thế chiến thứ II, hai thành phố của Nhật-bổn bị bom Nguyên-Tử tàn phá thành bình địa. Toàn vùng đất bị nhiễm phóng xạ không còn một sự sống hiện diện. Nhưng chỉ sau một thời gian, người ta ghi chép trúc là giống cây lá xanh đầu tiên hồi sinh mọc trở lại trên vùng đất chết.

Phần nhiều ai cũng một lần biết hay nghe kể khóm tre xanh to đầy gai góc, bụi trúc rậm rạp mọc hoang tàn ở những vùng thôn quê hoặc bìa rừng. Nói chung, cho đến nay nghe đến tre với trúc là ai cũng nhăn vì đã sẵn thành kiến. Để giúp cho tất cả biết thêm họ hàng nhà trúc, các giai nhân làng trúc sẽ lần lượt ra mắt chào. Một góc rừng sẽ hé mở để mọi người bước vào thế giới đầy hình ảnh sặc sỡ của loài trúc xinh đẹp. Mong rằng những mỹ trúc xinh xắn sẽ thay đổi cái nhìn cũ và bắt đầu chinh phục lại cảm tình của mọi người.

Thân trúc có 5 sắc chính là xanh, xanh da trời, vàng, đỏ và đen. Khác ngược với thân, lá trúc hầu hết đều cùng màu xanh, và một số ít lá xanh có điểm vài đường chỉ gân trắng. Rất hiếm khi gặp 1 vài thứ trúc khó tìm đó là trúc có lá toàn màu trắng pha vài gân chỉ xanh trông thật lạ mắt.

Trúc xanh

Trúc màu xanh là màu tiêu biểu của đại đa số tre trúc, rất dễ gặp ở khắp nơi từ thôn quê đến đô thị. Golden là loại trúc chắc ai cũng thấy qua một lần, thường được dùng làm cần câu cá. Ruột trúc hơi đặc thân dẻo dai, chỉ cần ống lon với sợi dây cước đầu buộc lưỡi câu là đứa trẻ miền sông nước có ngay 1 cần câu. Thân trúc to còn giúp dân nghèo ở những khu lụp xụp trong thành phố, làm sào phơi quần áo, hay làm giàn cho đám mướp bầu bí đánh đu. Ngoài các công dụng khác, thứ trúc này còn được ưa chọn để làm hàng rào.

Đi về vùng sông rạch nông cạn, ta có dịp thấy dân quê hay dùng sào chống xuống nước đẩy chiếc ghe nhỏ lướt đi nhẹ nhàng. Họ dùng sào tre Tuldoides, một loại tre xanh lá hơi to, thân tròn thẳng bằng cổ tay vừa vặn tay nắm.



Nhiều người gặp trúc xanh, nhưng lại ít ai trông thấy trúc xanh có ngấn vàng. Trúc Castilonis inversa hay Yellow Grove là một vài trong số đó.

( ko hiểu sao nó ko vàng hix hix )

Ngược lại với trúc xanh ngấn vàng còn có trúc vàng ngấn xanh, sẽ viết ở phần trúc vàng.

Trong nhóm trúc xanh có 1 giống trúc rất lạ lùng hiếm có ai một lần nhìn tận mắt hay chưa từng nghe ai nói tới bao giờ đó là trúc Quadrangularis, thân trúc vuông thay vì tròn. Lúc còn là măng non thân trúc tròn như các trúc khác, đến khi lớn hơn ngón tay cái thân trúc từ từ đổi dạng thành vuông. Da trúc nhám và có góc nhọn tại mỗi mắt trúc. Nhìn từ xa trúc vuông trông bình thường, lúc đến gần nhìn kỹ và sờ tay mới biết thân trúc vuông kỳ lạ có một không hai.




Trúc thiên thanh



Trúc màu xanh da trời Khasyanum rất hiếm gặp là vì gốc tích thứ trúc sắc sảo này mọc ở nơi cao khí hậu lạnh như dãy Hi-mã-lạp-sơn và vùng núi kế cận bắc Ấn-độ. Cùng nơi đây còn mọc thêm giống trúc lạ màu nước biển Hookerianus. Trên vùng cao nguyên quanh năm có mây lác đác phủ, người ta tìm chỉ thấy một vài giống trúc khác nhau, tuy ít nhưng tuyệt đẹp lạ lùng, xứ núi cao này còn là thủy thổ của 1 loại hồng trúc tuyệt sắc khác sắp viết đến. Trong số trúc thiên thanh mọc dọc theo dãy Hi-mã-lạp-sơn, trúc Intermedius là loại trúc mọc to và lớn nhất.



Mùa hè nọ có dip đi trao đổi văn hóa trúc, đến tư gia ở tận miền núi rừng của một tay sưu tầm. Đi bộ loanh quanh và vừa leo lên dốc, cả người tôi liền bị thu hút trước sắc đẹp của Intermedius, trong phút chốc một luồng cảm xúc lâng lâng văng ra vần thơ con cóc:

đã có lần leo đồi xem cảnh

dưới thanh trúc trên mây trời

sắc trúc với mây không khác mấy

Càng nhìn càng thấy trúc đẹp dịu dàng như áng mây xanh, bỗng chốc thấy mình tan biến vào núi rừng bao quanh lúc nào không hay.

Theo ghi chép của các tay sưu tầm, nhóm trúc trên chỉ sống hợp với miền cao nguyên mát lạnh, trồng ở vùng nóng khô trúc sẽ chậm phát triển và màu bị biến đổi. Cũng may, thiên nhiên còn công bằng đã cho một giống trúc khác tên là Chungii xanh màu da trời mọc ở vùng đồng bằng. Quê quán ở bên Tầu Chungii thân to quen mọc san sát lẫn nhau, trúc thích hợp ở những nơi tiết trời mát mẻ và bóng mát.


Trúc Vàng


http://i28.photobucket.com/albums/c216/branchtell/phyall-1.jpg" border="0" />


Trúc màu vàng tương đối dễ thấy nhất là trúc All Gold, trông giống hệt trúc xanh Golden làm cần câu và hàng rào, nhưng đặc biệt của All Gold là từ ngọn tới gốc đều màu vàng. Khác với trúc xanh thường được trồng để làm vật liệu, người ta ưa trồng trúc vàng làm kiểng hơn.

Alphonse Karr là 1 loại trúc mà ai cũng thích có, thân trúc mảnh khảnh màu vàng vỏ chuối tại mỗi đốt có vài vân sọc xanh, khi hứng tia nắng đầu Xuân đốt trúc non sẽ ửng hồng.

Trúc vàng này mang tên của một ông Tây đi lang thang tít bên Tầu tìm thấy đem về. Trúc Karr dáng rất đáng yêu, trồng 1 bụi đằng trước bên hông nhà hay trong chậu sứ để trước cửa, đầu Xuân khách đến thăm sẽ khen nhà này có trúc quí, ắt trong nhà có người quí hiển. Karr xinh đẹp như thế mới thật xứng câu:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Có rất nhiều trúc vàng vân sọc xanh, đơn cử vài loại đẹp rất phổ thông như Vittata và em xinh đôi hiếm hoi Textilis Vittata. Ai thích trang hoàng trúc trong nhà kiểu Asian contemporary chỉ cần, 1 khúc trúc vàng Vittata cắm chậu sứ đặt cạnh bức tranh treo dọc với cái bàn thấp để đằng trước, là đủ diễn tả vẻ đẹp đơn sơ trang nhã kiểu Á-Đông. Hoàng trúc Vittata còn đẹp đến nỗi được dân đảo thần tiên Hạ-Uy-Di tôn làm trúc thần của hải đảo.



Trúc đẹp thứ hai phải nhường cho Castillonis thân vàng bóng như thoa mỡ, ở mỗi đốt nổi bật một ngấn dầy xanh đậm, còn lá thì xanh lợt điểm vài sợi chỉ trắng.

Kế đó mới đến mỹ trúc Spectabilis đẹp phong sương hơn Castillonis đài các vì thân trúc hơi nhám.

Trúc đỏ

Hồng trúc là một thứ trúc thật hiếm thấy cũng như trúc thiên thanh, bởi vì cả hai giống trúc này đều cùng chung quê hương có nguồn gốc ở các dãy núi cao với tiết trời lạnh như rặng tuyết Hi-mã-lap-sơn. Trong nhóm hồng trúc này, một giai nhân tuyệt sắc dáng dấp bé nhỏ Damarapa nổi bật hơn hẳn tất cả với thân đỏ tươi pha lẫn vân xanh. Hồng trúc Damarapa tươi tắn còn có biệt hiệu là candy stripes bởi trông giống như que kẹo Lollipop. Thân đỏ vân xanh lá xanh chỉ trắng, thật xứng đáng để Damarapa đội hồng vương miện.



Ngoài Damarapa còn có những hồng trúc khác, chẳng hạn như Marmorea 1 giống trúc có gốc từ Nhật-bổn màu đỏ thẫm, lá xanh nhạt mọc sát vào nhau dầy đặc che kín cả thân lẫn cành. Nếu tỉa bớt lá ở gốc và cành, bụi trúc trông thanh tao hơn. Marmorea không còn giữ màu maroon nguyên thủy, sẽ đổi thành màu nâu thẫm khi sống tại nơi không thích hợp như nóng khô và nắng. Trúc hợp với ánh nắng ban mai, bóng dâm và trời hơi lạnh.



Người nào đọc đến đây chót thích Hồng trúc thì đừng quên Makinoi. Dưới tia nắng ban mai vừa chiếu đến, người ngắm sẽ thích thú nhìn thân trúc Makinoi màu đỏ rượu chát chen lẫn lá xanh. Đây là một loại hồng trúc đẹp bị lãng quên ít được nhắc tới, theo ý người viết Makinoi sẽ không ngại ngùng ngưng khoe sắc thắm cho vừa đôi mắt người xem.

(Tiếc wá Bran ko tìm đc hình trúc Makinoi này )

Trúc đen



Hắc trúc Nigra thích tắm nắng, thích thời tiết hơi lành lạnh và thích nơi ít gió. Khi đạt đủ ba cái thích như thế, độ 2-3 năm thân trúc từ xanh đổi thành đen tuyền. Muốn thấy Hắc trúc đượm đầy vẻ huyền bí nhất phải tìm đến các chỗ: khuất sau mái gỗ góc cong ngôi chùa, hay là trong một khu rừng tịch mịch nai lai vãng, hoặc cạnh triền đồi bờ suối tĩnh lặng thuộc giới thiền.

Nhóm trúc đen không chỉ thuần một màu đen như ta thường gặp mà còn có, xanh chấm nâu Tương trúc, xanh vệt nâu Bory, đen vân xanh Lako, xám tro lạt Henon, vv...

Ngoài bổn phận làm trúc kiểng cho người ngắm, vài giống hắc trúc vùng nhiệt đới mọc to và đẹp được ngành tiểu kỹ nghệ đóng bàn ghế rất mực ưa chuộng. Với các trúc màu khác, khi thân trúc khô tất cả đều biến thành cùng một màu tre khô, nhưng chỉ có trúc đen kỳ lạ lúc khô thân vẫn còn giữ được màu đen bóng. Tương trúc hay Bory phơi khô trông như da rắn, là một vài trong nhóm hắc trúc được giới nghệ thuật hay dùng để trưng bày triển lãm mỹ thuật.



Trúc đã được trình bày là những thứ trúc phần đông đã chiếm trọn trái tim của giới sưu tầm. Hình sắc của trúc kiểng được chọn lựa phô bày để cho người chưa nghe hay mới biết, sẽ cảm thấy loài tre trúc thực đáng yêu đáng quí hơn thường tưởng. Ai đọc đến đây cùng đều nhìn thấy hình ảnh đầy màu sắc kỳ diệu của loại trúc, riêng tôi hên hơn là đã có may mắn xem tận mắt sờ tận tay các loại cỏ cứng --Nói thêm, các nhà thực vật học tây phương cho đến nay đã định danh được gần 1.500 giống trúc khác nhau và định nghĩa trúc thuộc nhóm cỏ cứng (woody grass).

Tuy rằng đã đi nhiều nơi thấy nhiều trúc lạ nhưng, đôi mắt đói của tôi vẫn ước ao nhìn cho được Bạch trúc, một giống trúc màu trắng từng được nghe nói mọc ở vài tỉnh miền Trung nước Việt.

Cảm ơn Thiên nhiên giữ gìn và Tạo hóa cho cây trúc xinh luôn luôn đắm chìm trong ánh mắt tôi.

Tên trúc bằng Latin:

Bambusa Chungii

Bambusa tuldoides

Bambusa Vulgaris Vittata

Bambusa Textilis Vittata

Bambusa Multiplex Alphonse Karr

Bambusa Lako


Chimono Mamorea Red

Drepanostachym Khasyanum

Himalayacalamus Hookerianus

Himalayacalamus Intermedius Giant blue

Phyllostachys aurea Golden

Phyllostachys aurea All Gold

Phyllostachys aureasulcata Spectabilis

Phyllostachys aureasulcata Yellow grove

Phyllostachys Bambusoides Castilnonis inversa

Phyllostachys Bambusoides Castilnonis

Phyllostachys Bambusoides 'Tanakae', Tương trúc, Xiang fei zhu, tự điển Siebold & Zucc

Phyllostachys Bory

Phyllostachys Nigra

Semiarundinaria Makinoi
--------------------------------------------------

Cây trúc dể thương wá , giá mà nhà có đất thế nào mình cũng trồng . 
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Em thích nhất cây trúc Castillonis, ước gì mình có được một cây trúc đó, hay tốt hơn là một cây sáo làm bằng cây trúc đó.Embarrassed

Vô Tình Sinh Hữu Tình Hưu Tình Sinh Vô Tình
Top 500 Contributor
Male
đại cầm thủ
Troi oi bac branchtell nay ac qua, dua bai viet nay len lam anh em them muon chet, khong biet khi nao minh moi trong duoc cac giong truc quy the nay. O viet nam minh co bao nhieu loai truc co the lam tieu lam sao duoc? bac nao biet chi cho em de di tim giong ve trong sau nay gia duc khoet cho vui!

Việt Nam Mến Thương!

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Hix , em lấy hình trên goole , có trang kia nó bảo là em đồ  bandwidth theft :(

Để em save hình về ròi up lên lại .

 À , em nhớ hình như ở đâu đó có cái hồ Trúc Bạch , ko biết có phải do ở đó có loại trúc màu trắng ko nhỉ ?
 

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

 Đã bác nào thấy loại trúc này chưa? Tìm hình ảnh trên google mãi chả thấy . Em cũng chỉ nghe miêu tả qua văn thơ , hok bít trúc này làm sao thj` thế nào ...

Huyền Thoại Tương Trúc Trong Thi Ca

Tương trúc lưu danh là nhờ những bài thơ và truyền thuyết từ xa xưa bên Tầu. Biết về Tương trúc, thơ có Bạch Cư Dị và truyền thuyết có thi hào Nguyễn Du qua bài thơ Thương Ngô tức sự (1). Đọc thơ xưa mô tả Tương Trúc và nghe truyện cổ tích cách cả mấy ngàn năm, tôi chỉ còn cách tưởng tượng trong đầu hình dáng loại trúc này. Cho mãi đến hôm nay, tôi mới nhận diện được Tương trúc sau khi tra cứu và đúc kết lại từ các nguồn tài liệu, thơ, và sưu tầm tư nhân. Bài viết này sẽ đem Tương trúc ra ánh sáng ban ngày để mọi người thưởng lãm.

Tương trúc là tên của 1 giống trúc hiện thấy ở tỉnh Hồ-nam phía nam Động-Đình hồ Trung quốc, tại đây dân địa phương thừa hưởng hai thứ trời ban là, cả rừng trúc xanh mọc ngút ngàn dọc theo Cửu-di sơn và một đầm Sen dị sắc rộng bát ngát. Ngoài 2 quà thiên-nhiên này, chảy cắt dọc Hồ-nam từ phía Nam lên Bắc và dừng tại hồ Động-Đình là sông Tương, và chính dòng sông này đã nuôi sống dân cư Hồ-nam từ bao thế kỷ cho nên, dân cư ngụ dọc bờ sông xem trọng con sông lắm.

Vào thời Ngũ Đế, có truyện vua Nghiêu tìm ông Thuấn đặng gả 2 con gái và nhường ngôi vua, đến gần cuối truyện kể rằng vua Thuấn trên đường đi tuần tra phương Nam bị bệnh mà chết. Hai phi Nga Hoàng và Nữ Anh hay tin, khóc lóc thảm thiết, sau đó cả hai gieo mình xuống sông Tương chết theo.
Lúc sống 2 cô được vua cha ban chức chúa sông Tương trông nom toàn lưu vực con sông, lúc chêt 2 bà cũng chọn sông Tương để trầm mình cho trọn tình lang. Dân quê xưa vốn sẵn xem trọng ngọn sông này, nhớ ơn lòng nhân từ lúc cai quản và cảm động cho tấm tình chung thủy của 2 bà, mới lồng truyện 2 bà chúa vào dòng sông Tương. Kể từ đó, đất Hồ-nam nổi danh có sông Tương gắn liền với cổ tích 2 chị em Nga Hoàng và Nữ Anh.

Thi, Văn sĩ biết đến Hồ-nam là nhờ truyện Tương giang với Nga Hoàng và Nữ Anh nhưng đây mới là một, giới Sĩ còn biết Hồ-nam nổi danh nhờ có loại trúc đẹp được dân chúng trong vùng gọi bằng tên của 2 chị em như: Tương Phi trúc, Lệ trúc hoặc Ban trúc.

Truyền thuyết chép rằng, nghe tin vua Thuấn chết ở núi Thương Ngô, --ngày nay là Cửu-di sơn (2) Ninh-viễn, Hồ-nam-- 2 bà thương vua quá khóc than nước mắt tuôn như mưa, những dòng châu rơi lã chã vào khóm trúc mọc xung quanh, thân trúc xanh thấm nước mắt bỗng hiện thành những đốm lấm chấm. Hai bà phi thấy thế cho là trúc đã động thần chứng giám cho mối tình thuỷ chung, bèn hướng vào trúc cùng nguyện:

"Xin thân trúc mãi mãi giữ dấu vết thương tiếc của chị em tôi."

Sau lời nguyện 2 bà buông mình xuống sông Tương mà chết theo chồng. Đời sau khi nhìn vào thân trúc xanh có vết đốm này đều nhớ đến sự tích 2 bà Tương chúa chung thuỷ và ông vua Thuấn sáng suốt (3).

Thi sĩ Bạch Cư Dị có 2 câu thơ :

"Đỗ Quyên thanh tự khốc, Tương Trúc ban như huyết", được nhà văn M.Đ.Hoài Trinh trong Niệm Thư (4) giải nghĩa như sau:

"tiếng hót của chim Đỗ Quyên mà nhà Phật gọi là Vô Thường điểu, nghe như khóc, và những nét ngấn của Tương Trúc nhìn như những giọt máu.Lúc đầu tôi chưa biết loại trúc này nên, câu " những nét ngấn của Tương Trúc nhìn như những giọt máu." làm tôi tưởng là Tương trúc có các ngấn nhìn đỏ như giọt máu. Nhưng sau 1 thời gian tìm hiểu huyền thoại và thấy loại trúc này, tôi mới hiểu câu thơ của Bạch Cư Dị Tương trúc ban như huyết, như vầy: Tương trúc vết đốm như giọt máu (không phải vết có màu đỏ như máu)

Tương trúc thân xanh có lốm đốm như giọt nước màu nâu xậm gần đen -click để xem hình- cao 6m thân tròn 4cm chịu lạnh dưới 18C. Thoáng nhìn ai cũng nghĩ là trúc bị bệnh nám vì các vết đốm, thực ra đây là 1 đặc tính riêng của loại trúc này, khi thân trúc già cắt đem phơi khô, ta sẽ có 1 thân trúc màu gỗ lốm đốm màu nâu nhạt, trông rất đẹp. Giới chơi trúc đánh giá cao và sử dụng loại trúc này trong trưng bày mỹ thuật.

Tương trúc là tên gọi cho gọn, trong thi ca trúc còn có tục danh khác nữa là:
Tương Phi trúc, trúc của 2 bà phi sông Tương.
Lệ trúc, trúc có nươc mắt của 2 bà .
Ban trúc, trúc có vệt lốm đốm.

Các nhà sưu tầm định danh trong tự điển của Siebold & Zucc (5) là Ph. Bambusoides 'Tanakae' , để tiện đối chiếu, trúc còn có tên khác như:

Tiếng Hán, Ban zhu, Xiang fei zhu
Tiếng Nhật, Tanakae
Tiếng Anh, mottled bamboo, spotted timber bamboo

Dưới con mắt của dân thành-thị tỉnh Hồ-nam ngày nay, Tương trúc có vết đốm nâu là do tự nhiên mà có . Tuy nhiên, huyền thoại nước mắt 2 bà phi rỏ trên thân trúc xanh biến thành đốm vẫn là 1 câu chuyện cổ tích mà mọi người đều thích nghe.

Tài liệu tham khảo:

(1) Tứ Quân Tử posted by Saurieng June 24, 2003, Thương Ngô tức sự của đại thi hào Nguyễn Du trong tập Bắc Hành Tạp Lục.
(2) chinatravelclub.com/topsight/28.asp
(3) china.9c9c.com/History/Ancient_Beauties/topic_1229.htm l
(4) Tứ Quân Tử posted by IItran, Niệm Thư 1, M.Đ.Hoài Trinh
(5) multilingual multiscript plant name database, Siebold & Zucc. 'Tanakae'

Danh từ đối chiếu dùng trong bài viết:
sông Tương : Xiang river
hồ Động-Đình : Dongting lake
Ninh Viễn : Ningyuan
núi Thương Ngô : mountain Cangwu
Cưu-di sơn (Cửu Nghi sơn) : Jiuyi Shan
Tương phi trúc : Xiangfeizhu
Vết trúc : Ban zhu
thi hào Bạch Cư Dị : poet Bai Juyi
vua Thuấn : King Shun
Nga Hoàng : E'huang
Nữ Anh : Nuying

" Tàn cuộc vui mới biết tiệc cũng buồn "
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
dinhtuananh2811:

 Đã bác nào thấy loại trúc này chưa? Tìm hình ảnh trên google mãi chả thấy . Em cũng chỉ nghe miêu tả qua văn thơ , hok bít trúc này làm sao thj` thế nào ...

Huyền Thoại Tương Trúc Trong Thi Ca

 Trời đất, bác hông đọc bài của em hả . Có Tương trúc đó , có hình minh họa luôn đó :D
 

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
ko bít nơi nào co giống hắc trúc nhỉ,em mún kiếm vài cây về trồng.những đặc điểm của loại này có vẻ hợp với DALAT
aaa
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Theo truyền thuyết thì trúc đen mọc ở Đà Lạt đó bác bachdieu999 . Bác ráng dò tìm xem . Em cũng thích loại này

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

bachdieu999:
ko bít nơi nào co giống hắc trúc nhỉ,em mún kiếm vài cây về trồng.những đặc điểm của loại này có vẻ hợp với DALAT

hắc trúc thì tớ có nghe người nhà thấy bên mỹ, nhưng mà lấy giống về thì ôi thôi...chắc hỏng dám mơ, mắc bỏ xừ...hải quan tá lả.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Page 1 of 1 (9 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems