Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
To doicon : Có thể bạn còn nhầm lẫn giữa Cổ Cầm và Cổ Tranh. Bạn có thể xem lại trang số 1 của topic này, tui đã có giải thích sơ qua sự khác biệt của 2 loại đàn này. Hiện nay, việc học Cổ Cầm còn khó hơn học Cổ Tranh rất nhiều. Ở Trung Quốc, chỉ còn khoảng 200 người biết đàn Cổ Cầm, và con số này ngày càng ít đi, do các nghệ nhân cổ cầm lớn tuổi chết đi nhưng không có hậu nhân kế thừa. Còn cổ Tranh thì số lượng người theo học tại Trung Quốc rất nhiều. Cô giáo dạy ở quận 7 là dạy Cổ Tranh chứ không phải Cổ Cầm. Đó là cô Hsing Hsiao Kuan.
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Chị Viên Sa (袁莎) ở Trung Quốc giỏi thật,hình như đánh đàn cổ tranh hay nhất thì phải, bảng thành tích khỏi phải nói luôn, bạn nào muốn học cổ tranh có thể học trên mạng, người ta thực hiện chương trình này với mục đích dạy cho những người yêu thích cổ tranh mà không có điều kiện theo học ở trường âm nhạc, nếu biết tiếng trung thì càng tiện:
http://v.guqu.net/guzhengT/6754.html (bạn có thể sửa số 6754 thành 6755, 6756, 6757 ... để theo dõi tiếp, thi thoảng có mấy trang lỗi.
Chương trình này giới thiệu cổ tranh, nốt nhạc, các kỹ thuật cơ bản nhất và mấy đoạn nhạc quen thuộc để áp dụng.
Thực ra cổ tranh bên đó khác rất nhiều với đàn tranh nhà ta,từ cấu tạo, móng gảy (8 móng), cách gảy,ký hiệu nốt nhạc, tư thế...chỉ giống ở chỗ các nốt ở từng âm vực thôi. Chị Viên Sa dùng đàn 21 dây.(gọi là chị vì còn trẻ mà, hình như 8X), thế mà làm viện trưởng viện cổ tranh Trung Quốc cơ đấy, và vài chức to nữa.
Xem mấy clip này mình thấy giúp ích cho đánh đành tranh, vì mình mới học thập lục mà, thế tay hay kỹ thuật chưa chuẩn lắm.
Xem chị í đánh mà mê luôn, lúc nhẹ như mây bay gió thoảng, lúc mạnh mẽ như sóng gầm biển khơi, mọi người thử xem xem.
SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!
CÁc bạn có thể vào đây để thấy vị thế của Đàn Tranh so với Koto và Guzheng. Hầu như người ta hoàn toàn khâm phục sự biến hóa khôn lường của kỹ thuật tay trái khi chơi Đàn Tranh, kể cả những học viên Guzheng.
http://www.chinesezither.net/forum/viewtopic.php?t=728&sid=7398dc42bc8a890765694547ab6c2595
Tôi thấy lòng tự hào dân tộc bừng dậy, và càng tự hào khi tôi là người yêu cây đàn Tranh Việt Nam.
Chào các bạn!
Mình là new member, muốn tham gia chút xíu!
Mình đã từng theo học đàn tranh Vn chừng 11 năm, và đàn Guzheng của TQ được 1 năm. Theo mình 2 loại đàn này giống nhau chỉ ở thang âm, còn đâu chẳng liên quan cho lắm!
Đàn tranh VN dây mỏng và tiếng thanh, trong trẻo, vì thế cảm giác mà âm thanh của đàn tranh mang lại rất mềm mại và mỏng manh. Còn đàn Guzheng của TQ dây dày hơn, tiếng trầm và đục, khi nghe có cảm giác ấm áp và mạnh mẽ.
Về kĩ thuật thì 2 đàn này thực sự ko liên quan . Từ thế tay cho đến kĩ thuật gảy, chạy ngón, vê, vuốt, ... hoàn toàn khác nhau. Điểm giống nhau duy nhất đó là sự thả lỏng của cổ tay và toàn thân. Điều này khi chơi bất kì 1 nhạc cụ nào chúng mình cũng phải luyện rồi .
Cách đeo móng hoàn toàn khác nhau. Đàn tranh VN chắc ai cũng biết rồi, còn đàn Guzheng thường dùng băng dán chắc móng vào từng ngón tay, móng nhỏ hơn. Chính cách đeo móng cũng làm thế tay và kĩ thuật khác nhau rồi!
Theo mình thấy, đàn tranh VN thường dùng 3 ngón, hy hữu có tác phẩm sử dụng thêm ngón thứ 4 (hầu hết là các tác phẩm chuyển soạn từ nhạc nước ngoài, đặc biệt là nhạc TQ ). Còn đàn Guzheng dùng 4 ngón.
Nói về kĩ thuật thì quá là nhiều sự khác nhau, mình chỉ ví dụ như kĩ thuật vê. Thường đàn tranh hay sử dụng vê kép, 2 ngón 1-2 hoặc 1-3, khi trình độ khá có thể vê đơn 1 ngón 2. Còn đàn Guzheng mình thấy chủ yếu vê đơn ngón 1, và kĩ thuật vê thì khó thôi rồi . Mình quan sát thấy họ vê Guzheng cứ như vê đàn nguyệt, tứ,... hay đại loại thế, mình tập mãi vẫn chưa vê tốt . Chính cái thế tay khi học đàn tranh VN đã khiến mình gặp khó khăn khi vê đàn Guzheng.
Mình đóng góp tí xíu ý kiến như vậy! Có gì cùng bàn bạc thêm nhé!
Thân.
Vê kép như bạn nói tui cũng thấy Cổ Tranh dùng mấy lần. Nhưng theo tui nghĩ do nhạc của TQ ít có nhu cần thể hiện bằng kỹ thuật này nên mình ít thấy. tui cũng thích kỹ thuật lắm nên khi xem video thường chú ý kỹ thuật đàn tranh.
Ngón vê của TQ (Giao chỉ) ngoài vê 1 ngón, tui còn thấy vê 1 lần 2 ngón, 3 ngón. Chúng ta xem thử 2 video này, tuy nói tiếng Hoa nhưng nhìn Video và ký hiệu bên dưới ta cũng hiểu đôi phần.
[YouTube:E98Xghru4FE]
[YouTube:kpm_MbzQ22I]
Đàn Guzheng tuy đeo 4 móng, nhưng dùng thì 5 ngón, vì ngón út (Tiểu chỉ) không đeo móng nên thường dùng đánh tạo ra các âm bass rất hay.
@ uyenfip : Damsan lâu nay ít ai biết đàn tranh. Bạn lại có nhiều năm học đàn tranh và còn học cả đàn Cổ Tranh nữa. Trất vui mừng khi bạn đến với Damsan. Hy vọng được giao lưu với bạn.
uyenfip: Theo mình thấy, đàn tranh VN thường dùng 3 ngón, hy hữu có tác phẩm sử dụng thêm ngón thứ 4 (hầu hết là các tác phẩm chuyển soạn từ nhạc nước ngoài, đặc biệt là nhạc TQ ). Còn đàn Guzheng dùng 4 ngón.Nói về kĩ thuật thì quá là nhiều sự khác nhau, mình chỉ ví dụ như kĩ thuật vê. Thường đàn tranh hay sử dụng vê kép, 2 ngón 1-2 hoặc 1-3, khi trình độ khá có thể vê đơn 1 ngón 2. Còn đàn Guzheng mình thấy chủ yếu vê đơn ngón 1, và kĩ thuật vê thì khó thôi rồi . Mình quan sát thấy họ vê Guzheng cứ như vê đàn nguyệt, tứ,... hay đại loại thế, mình tập mãi vẫn chưa vê tốt . Chính cái thế tay khi học đàn tranh VN đã khiến mình gặp khó khăn khi vê đàn Guzheng. Mình đóng góp tí xíu ý kiến như vậy! Có gì cùng bàn bạc thêm nhé!
đàn Tranh VN thì chủ yếu là vê quãng 8 - như bạn nói là 2 ngón , nhưng còn một kỹ thuật khó nhất mà mình được thấy là vê Chùm 3 ( 3 ngón ) luôn
nhưng đoạn vê khó nhất mà mình đã từng học qua là trong tác phẩm " Rặng Tre Trước Gió " là cái đoạn tay phải vê quãng 8 - tay trái búng nốt , khó thật , mất đúng 2 tuần mới tạm gọi là vào đúng nhịp ,thế mới biết là không học nổi đoạn này thì đàn tranh TQ còn khó gấp mấy lần
cũng trong bài đấy là đoạn RE -PHA -RE-ĐO-LA-DO-LA -SON-RE ,vê nhanh quãng 8 , cũng rất khó luôn , thường thì đoạn này cô Hải Phượng lại dùng kỹ thuật hợp âm
à còn kiểu vê đàn Tranh -TQ thì mình thấy cô giáo mình thường đặt quỳ ngón 4 , ngón 5 xuống cầu đàn , ngón vê 1 dây thì mình thấy rung cổ tay lắc qua lắc lại để vê
cũng còn tùy , vì mình thấy cô giáo nói là tùy theo địa phương -tỉnh nào thì lại có kiểu vê riêng từng vùng cơ
Cô Viên Sa này 袁莎 oánh đúng là vô tiền khoáng hậu thật. Nhìn tay như nhảy múa hoa cả mắt @@, nhất là bài Tune of rainbow cloud :D
Nếu có thời gian chắc sẽ tập thử. Nhìn thế dang hai tay ra gảy rất là khoáng đạt, như vơ cả thiên địa vào lòng vậy.
Mình mới điện thoại hỏi bên trường taipei quận 7. Trường chỉ nhận dạy đàn cho trẻ em tiểu học đến trung học thôi, học sinh bên ngoài vào đăng ký học cũng được nữa. Hic hic, không lẽ phải đợi tới đời con mình mới được học.