Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
1. Phát triển tai nghe là điều quan trọng bậc nhất.cố gắng nhận biết các điệu tính âm thanh riêng biệt. Hãy lắng nghe xem chuông nhà thờ, kính của sổ, chim cúc cu phát ra những âm thanh gì. 2. Hãy học càng sớm càng tốt những quy luật cơ bản của môn hòa âm 3. Chớ sợ các chữ lý thuyết, hòa âm, đối vị... chúng sẽ niềm nở tiếp nhận bạn nếu như bạn cũng niềm nở tiếp nhận chúng. 4. Trễ nải và vội vã đều là những thiếu sót lớn như nhau. 5. Dù bạn có giọng không vang nhưng vẫn nên cố đọc nhạc mà không cần dựa vào sáo, điều đó sẽ làm cho tai bạn tinh tường hơn. Còn nếu bạn có giọng hát tốt thì phải tập luyện ngay, chớ chậm trễ một phút nào, hãy xem nó là một món quà tuyệt với nhất. 6. Bạn phải tập luyện tới mức nhìn vào bản nhạc là hiểu được tác phẩm. 7. Khi bạn thổi sáo chớ lo lắng tới vấn đề ai nghe mình. 8. Bao giờ bạn cũng chơi nhạc như là có người bậc thầy đang nghe mình. 9. Nếu bạn sau khi đã hoàn thành công việc tập luyện âm nhạc hằng ngày mà bạn cảm thấy mệt mỏi thì đừng ép mình luyện thêm nữa, thà nghie ngơi còn tốt hơn làm việc không thoải mái và kém minh mẫn 19. mọi cái thêm thắt nếu không dẫn tới sự sáng tạo thì đều là những sự xuyên tạc. 11. Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội hòa tấu tay đôi, tay ba... Hòa tấu làm cho nghệ thuật biểu diễn của bạn được thoải mái và sinh động. Nên thường xuyên thổi sáo cho người khác hát.
12. Trong số bạn bè, hãy tìm chơi với những người hiểu biết hơn mình 13. Hãy bớt tập sáo để có thì giờ đọc thơ. Hãy hoạt động nhiều hơn trong cuộc sống thiên nhiên.14. Hãy chú ý quan sát cuộc sống, hãy làm quen với các bộ môn nghệ thuạt khác và khoa học. 15. Đừng chơi nhạc như người thợ bất cẩn! Bao giờ cũng biểu diễn cả tác phẩm từ đầu chí cuối tới một tình cảm tươi mát, chớ có bỏ dở nửa chừng. 16. Hãy cứ chơi những bản nhạc dễ cho thật đúng và hay, như thế còn hơn là chơi những bản nhạc khó mà chơi xoàng xĩnh.
http://www.hcmcons.edu.vn/forum/showthread.php?tid=16
Trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc nhẩm + đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài,
Bạn cần chia bài nhỏ ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Khi bạn cảm nhận bài tập đã khá hơn rồi, bạn bắt đầu xử lý sắc thái to nhỏ...
Môn học Nhạc cụ là môn học rèn luyện kỹ năng vì thế các bạn nên luyện tập hàng ngày (đều đặn), trung bình mỗi ngày nên tập luyện từ 1 đến 2 tiếng, không nên nghỉ dài quá 3 ngày
http://www.spnttw.edu.vn/home.php?lan=v&cid=detail&id=NS&ma=247
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Kn của em chỉ đơn giản là Đam mê và Nỗ lực.
aviaiva:Cao sang, siêu việt và chung chung quá em không hiểu.
câu này của bác mới là chung chung nhất đó, pác phải nói cụ thể là chỗ nào còn chưa rõ thì góp ý mới có hiệu quả. Chứ làm vậy thì người viết mất hết động lực post bài.
onggiamesao: 7. Khi bạn thổi sáo chớ lo lắng tới vấn đề ai nghe mình. 8. Bao giờ bạn cũng chơi nhạc như là có người bậc thầy đang nghe mình.
7. Khi bạn thổi sáo chớ lo lắng tới vấn đề ai nghe mình. 8. Bao giờ bạn cũng chơi nhạc như là có người bậc thầy đang nghe mình.
2 ý này sao chỏi nhau chan chát vậy, hổng biết bác "onggiamesao" post có nhầm không nữa ?!
Em thấy nó ổn mà anh Lee . Câu số 7 nói là không cần quan tâm đến ai đang nghe mình : có nghĩa là đừng có e ngại chuyện mình thổi dở mà sợ người khác chê cười . Câu số 8 nói là chơi nhạc bao giờ người nghe cũng là bậc thầy của mình ( người mà có ý kiến tức là thầy mình đó , dù là đứa con nít , dù nó không biết chơi nhạc …v…v..)
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu
Tôi là dân nghiệp dư, sau bao nhiêu năm cầm sáo, tôi cũng muốn chia xẽ chút kinh nghiệm. Nên khi đọc những kinh nghiệm của Onggiamesao, tôi thấy đúng quá và rất bổ ích. Vì nó nói lên được cái thiếu sót của dân nghiệp dư so với dân chuyên nghiệp: thiếu phương pgháp luyện tập.
Vậy nên, hỡi những bạn trẻ đam mê sáo, nếu bạn có ước mơ sau này tiếng sáo của mình có thể làm lay động lòng người và ngang ngữa với những danh sáo như Đinh Thìn, Nguyễn Đình Nghĩa, Tiến Vượng, Đổ Lộc...thì hãy theo những lời khuyên trên. Đó quả là phương pháp đúng đắn. Vì, nếu chỉ có lòng đam mê và nổ lực, thì nó chỉ mới là điều kiện cần thôi, chứ vẫn chưa đủ. Các bạn trẻ, các bạn đang có một lợi thế rất lớn là các bạn còn trẻ. Chúc các bạn tiến bộ nhiều mỗi ngày.
học sáo phải biết 5 điều sau đây :
điều 1: có cây sáo đúng âm ( từ 50 đến 100 ngàn theo giá hiện tại)
điều 2: có 1 cuốn sách về thổi sáo ( của trần thanh trung là tốt nhất, hay của hồng thái...)
điều 3: tập đều đặn mỗi ngày 30 phút.
điều 4: thổi đúng trình tự : hơi, đánh lưởi đơn, luyến, lưỡi kép, vuốy ngón ,rung hơi, trill, reo lưỡi, huýt. diễn tả tự do.
điều 5: đừng có quên các điều trên, và nghe thêm các bài sáo của sáo trúc lee, aviaiva thổi.
ai ơi nhớ lấy điều này !!!!
còn nếu học thầy thì cứ yên tâm, bất cứ ai đã đi học thầy nếu kiên nhẫn đều giỏi hơn là tự học đấy !!!!
doandunamtang:học sáo phải biết 5 điều sau đây :điều 1: có cây sáo đúng âm ( từ 50 đến 100 ngàn theo giá hiện tại)điều 2: có 1 cuốn sách về thổi sáo ( của trần thanh trung là tốt nhất, hay của hồng thái...)điều 3: tập đều đặn mỗi ngày 30 phút.điều 4: thổi đúng trình tự : hơi, đánh lưởi đơn, luyến, lưỡi kép, vuốy ngón ,rung hơi, trill, reo lưỡi, huýt. diễn tả tự do.điều 5: đừng có quên các điều trên, và nghe thêm các bài sáo của sáo trúc lee, aviaiva thổi.ai ơi nhớ lấy điều này !!!!còn nếu học thầy thì cứ yên tâm, bất cứ ai đã đi học thầy nếu kiên nhẫn đều giỏi hơn là tự học đấy !!!!
Xin bổ sung thêm :
Điều 1 : cây sáo đúng âm giai của Phương Tây.
Điều 3 : vì mình là người thầy của chính mình nên sau 1 thời gian tập "đều đặn" sẽ thấy rất là chán nản. vì vậy khi học, nhất là tự học các tác phẩm thì nên thu âm lại rồi nghe đi nghe lại, nghe và so sánh với bậc thầy đã diễn tấu tác phẩm đó. Từ đó sẽ khiến cảm nhận âm nhạc tiến bộ hơn, học đỡ chán hơn 1 tý, học mà không giao lưu với anh em thổi sáo khác thì khác gì ao tù nước đọng , vì vậy nên thường xuyên gặp mặt anh em thổi cho nhau nghe, bổ sung thêm cảm hứng âm nhạc.
Điều 4 : theo ý kiến riêng của mình thì trình tự này là không cần thiết, chỉ cần trước mỗi buổi tập thì luyện hơi khoảng 15 phút coi như là khởi động cho nó trơn phổi, trơn mỏ là bắt tay vào bài tập được rồi.
Điều 5 : hãy nghe các tác phẩm sáo của bậc thầy thổi qua các CD, video, không cần thiết xem các video của lee em làm gì, xem cũng được nhưng sẽ không học hỏi được gì nhiều, nói chung là xem để sau này tránh đừng thổi sai giống em là được.
leehonso: Điều 5 : hãy nghe các tác phẩm sáo của bậc thầy thổi qua các CD, video, không cần thiết xem các video của lee em làm gì, xem cũng được nhưng sẽ không học hỏi được gì nhiều, nói chung là xem để sau này tránh đừng thổi sai giống em là được.
Hàng ngày luyện tập em lao vào các bài tập chạy ngón, các bài tập trong sách của thầy Trung, chạy một lèo, tay trơn, mỏ chu rồi thì vô bài tập.
Tập bài thì chia nhỏ bài ra để tập, cuối buổi góp lại thổi thành một bài hoàn chỉnh, sau đó ngồi thu âm lại, nghiên cứu những đoạn khó và quan trọng. nghe và so sánh với các bậc thầy thổi. Vừa nghe vừa phân tích và vừa thử các suy nghĩ mới xem tại sao lại khác nhau như thế và nên thay đổi như thế nào cho phù hợp.
Để tránh sự nhàm chán lặp lại, có ngày em chơi luôn bản nhạc trước, tòan loại như trên đường chiến thắng hay cùng hành quân đi giữa mùa xuân, được một lượt hay hai lượt nghe ngán ngán rồi lại bắt đầu với các bài tập về ngón và nhịp trong sách, cuối buổi thì lại thu âm và he nghe thử.
Nói chung là cứ thế cho đến khi không còn nghĩ ra được gì nữa gì nghỉ mấy ngày sau đó lại chơi lại từ đầu và tập với tinh thần mới và cảm giác mới.
có điều này là sự thật mà các pác phải sớm nhận ra :
thứ nhất : dù cho có tập thì các pác cũng đừng có mơ đạt đến trình độ của các bậc thầy đó, mấy ổng giấu nghề, các thế ngón hay hết rồi.
thứ hai: cho dù có học ổng cũng đâu có chỉ hết đâu. cho dù có chĩ các bác cũng chưa chắc mà làm nổi, cái đó gọi là lực bất tòng tâm giửa thầy
và trò!
thứ 3: các bác tập làm sao mà người ta không khen , cũng không chê là đủ
To bac "Lenh Ho Xung"
Hien nay fan lon anh em damsan deu tu hoc, (tru mot so anh em co truong lop dang hoang) nen moi nguoi can su dong vien rat lon, bac noi vay lam nan long cac anh em qua. Lay cac thay ra so sanh de minh lam guong hoc hoi thoi, du biet khong bang thay nhung thiet nghi da hoc thay ma thay con dau nghe thi qua that cac thay la nguoi co toi voi co nhan.
Thoi ma nguoi nghe khong co nhan xet gi thi chan chet, lam sao tien bo duoc, em nhu vay chac dep sao luon.
May loi noi that, mong bac dai xa!
Việt Nam Mến Thương!
Từ khi bác LHX bước vào damsan, em thấy bác có nhiều lúc phát biểu linh tinh quá. lần này, em lại thấy bác nói có phần đúng đấy . Các đại huynh thường ác cảm với bác về mấy chuyện sinh con này nọ nhưng qua việc này, ta nên có 1 cách nhìn khác vs LHX. 1 LHX thẳng thắn tuy hơi thiếu tế nhị
những điều bác LXH đưa ra có thể làm 1 số anh em nản chí, nhưng nếu đã gọi là yêu sáo thì ko thể nào thối chí bởi 1 lý do vớ vẩn thế đươck. Với cả khi học cái gì, anh em cũng nên biết trước 1 số sự thật khó tránh khỏi, để khi gặp phải thì còn ko bị mất tinh thần ( vd : khi học kém, nên chuẩn bị tinh thần thi trượt đi là vừa, đi buôn cũng nên chuẩn bị tinh thần bị thua lỗ v....v)
Đó là suy nghĩ của em với baác LHX. Còn các bác nghĩ sao ???