Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
http://www9.ttvnol.com/f_377/450092/trang-21.ttvn
Nếu cao độ nghệ thuật là đạt tới u hoài thì cây sáo quả là một phương tiện giúp ta dễ dàng đạt tới nỗi u hoài đó . Nhất là sây sáo Việt Nam vì rằng sáo phương tây được chế tạo phức tạp có rất nhiều bộ phận nhưng khi thổi lên ta không thấy âm thanh u buồn lả lướt như tiếng sáo việt nam . Phải chăng cây sáo việt nam với cấu trúc giản dị thô sơ , đã phản ánh hết cái tâm hồn trầm lắng nhiều hoài cảm của một đất nuớc nhược tiểu mà lịch sử là một chuổi đấu tranh gian khổ , lâu dài với thiên nhiên khắc nghiệt và với ngoại xâm đau nhục lê thê mà vinh quang thì ngắn ngủi .Tiếng sáo vẳng lên là ta đã thấy nhớ nhà , nhớ người thân , nhớ bờ tre đầu ngõ , bụi chuối sau vườn… tiếng sáo gợi nhớ thời thơ ấu , tiếng sáo vẽ nên những đêm trăng , tiếng sáo gọi hồn những mối tình dang dở , tiếng sáo làm ta gắn bó với quê hương . Dù nó không được thổi lên bởi đôi bàn tay nhạc sĩ lành nghề , tiếng sáo của những buổi trưa hè vẳng lên từ khoảng đồng không lộng gió nghe sao vẫn véo von gợi buồn man mác mơ hồ . Tiếng sáo khởi lên từ đâu không ai biết . Nguời nào thổi ta cũng không hay , có thể là chàng nông dân bên gốc cây hay chú mục đồng trên mình trâu đang thả điệu véo von theo từng mâ lơ lửng . Cái hồn sầu Đông Á hắt hiu nhưng dễ dàng cất lên từ những chiếc sáo tre sáo trúc việt nam , của ấn độ , của trung hoa , nhật bản …mà cây sáo phương tây không thể nào thực hiện được.Người ngư phủ chèo thuyền trên sông , ven bờ lau sậy mọc đầy với tay bứt một ống sậy khoét sáu lổ là đã có ngay 1 ống sáo để hoà điệu cùng nước chảy , chim kêu . Hay như tiều phu vào rừng trúc , chặt 1 ống trúc khoét 6 lổ là có thể thổi lên được những hồi âm của suối reo lá hát và ngàn muôn tiếng vọng của rừng thiên. Nguời thổi sáo đã đi vào lòng tạo vật , diễn tả thiên nhiên cũng như nói lên lòng mình qua nhạc cụ thô sơ , lòng mình thì sâu kín rối rắm vò tơ nhưng cây sáo thì chỉ có 6 lổ nhưng tài tình làm sao…nghe như khóc như than , khi thì phượng hoàng xoè cánh…như mua khuya thánh thót , lúc như mật rót vào tai… Thật vậy không có nhạc cụ nào lại vang xa , càng xa càng trong vắt càng mơ hồ . Hơi thở vào lòng trúc , đôi tay uốn nắn hơi thở đó để phát ra âm thanh của sự sống .Tiếng sáo còn tồn tại với văn chương sử sách , đó là tiếng sáo của Trương Lương trên núi cối kê đã làm xiêu lòng tám ngàn quân Hạn Võ , là tiếng sáo rợ khương hoang dã hắt hiu , tiếng sáo của Cao Tiệm Ly não nùng bên bờ dịch thủy, là khúc Lạc mai hoa trong thơ Lý bạch tiếng sáo nổI lên đủ cho hao mai buồn bã mà rụng đầy sân … trong truyện kiếm hiệp Kim dung ta còn bắt gặp tiếng sáo ma quái của Hoàn dược sư ..hay tiếng tiêu của chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung vi vu trong tấu khúc tiế ngạo giang hồ .Tiếng sáo là âm thanh thân thiết gần gũi nhất với tâm hồn người việt , không ai nghe tiếng sáo mà không bồi hồi , chơi sáo không mất nhiều tiền cũng không cồng kềnh bất tiện , bất cứ ở đâu trên đồng hay bải biển..chỉ cần nân sáo lên là đủ lay động lòng người.Thổi sáo không khó nhưng để thổi cho hay là cả một vấn đề . Bạn còn chần chờ gì mà không mua ngay 1 cây sáo trúc đi …với khổ công tập luyện và đặt hết say mê vào đó chắc chắn bạn sẽ thành công
bạn muốn thổi được sáo Trúc ư, đơn giản lắm , hãy bắt đầu cầm cây sáo lên và mò mẫm thổi đi , khoảng 2 tháng sau là bạn tự khắc sẽ biết thổi ngay đó mà , sau đó bạn sẽ mò mẫm thỗi từng bài nhạc, và khi đã mò ra dc rất nhiều bài nhạc rồi bạn sẽ thấy sao mà kỹ thuật " cao siêu" của bạn ko thổi dc 1 số bài , hay là thổi nhái ko giống mấy cây sáo nghe trên đài. Khi đó bạn sẽ bắt đầu đi tầm sư học đạo và dấn thân ma đạo của sáo trúc !
Có 1 số người trên topic này khuyên các bạn ko nên học mò như vậy, có lẽ vì các pác ấy đều là những người qua đào tạo chuyên nghiệp từ nhỏ nên chưa thể thấy dc cái thú vị của sự học mò Riêng tôi, tôi cực kỳ khuyến khích sự học mò của các bạn mới tập chơi , nếu bạn là người thiếu kiên nhẫn hoặc là người ko thật sự đam mê sáo trúc , bảo đảm là chưa tới 1 tháng là bạn sẽ vứt cây sáo sang 1 bên và tìm thú vui khác ! Hơn nữa sự học mò sẽ khiến bạn mò ra nhiều thứ mà sau này suốt đời bạn sẽ không quên vì nó chính là do bạn tìm ra mà , nhờ vậy mà bạn và cây sáo sẽ gắn bó với nhau hơn , bạn sẽ càng yêu sáo trúc hơn nữa ! Đó là ý kiến của mình
------------------------------
Nếu như bác sáo trúc phương đông nói là tự học mò thì vấn đề này cũng rất thúc vị. nhưng tôi nghĩ chúng ta cũng trả giá khá cao cho việc học mò. Tiện đây, tôi xin kể lại quá trình học sáo của tôi và tôi cũng có kết luận rằng thật thú vị khi học mò và giá trả cho nó cũng khá cao thông qua quá trình 7 năm trời học mò của tôi.Tôi không biết các bạn cảm thấy 7 năm có dài không? Riêng tôi thì 7 năm đó là cả tuổi thơ của tôi với rất nhiều kỹ niệm với cây sáo trúc. Tôi sống ở một vùng quê ngèo ven biển miền trung. ở đây, muốn mua một tờ báo cũng khó đừng nói đến việc mua sáo hay mua tài liệu về sáo, nhạc… . Cứ mỗi năm, có một người bán sáo đến làng tôi, chỉ bán những cây sáo dởm (hiện giờ loại này là loại 2-3 nghìn ở nhà sách) nhưng đó là cơ hội của tôi. Không biết các bạn đã mò mẩm trên vùng đất như thế nào, riêng tôi đã mò trên một vùng đất khô cằn, nghèo đói. Lúc đó tôi không biết nhạc lý, chỉ nghe người ta thổi trên đài hay trong phim rồi thổi theo, mày mò ghi lại theo ý mình. 5 năm sau tôi biết thổi một số bài dân ca, một số ca khúc nho nhỏ, các bài thiếu nhi..rồi tôi có được tài liệu sáo trúc đầu tiên là sách của Nguyễn Đình Nghĩa xuất bản năm 1975. từ đó tôi biết note nhạc theo cao độ chứ chưa biết nhịp, phách. Vậy thế mà tôi đã chỉ cho 7-8 nguời khác cùng thổi, những tiếng sáo bậy bẹ, ngập ngừng đã vang lên đây đó trong ngôi làng nghèo khổ của tôi. Lúc đó tôi chỉ cho người ta theo kiều từng ngón 1, rất khổ và công phu. Có những bài ngắn ngủn chúng tôi phaỉ tập từng note trong hàng tháng trời mà chỉ nghe tò te..sau đó không lâu tôi được lên thị xã học. tuy là thị xã nhưng cũng rất khó tìm sáo (và sách nhạc còn khó hơn). gót chân tôi đã không bỏ xót một tiệm sách nào một tiệm nhạc nào (10 hiệu sách 1 hiệu nhạc). tôi đã lê đôi dép cao su khắp thị xã, mỗi tuần 1 lần (không có xe đi). Sau này tôi mới được học đàng hoàng, và tôi đã bỏ công gấp 2 người khác vì phải khắc phục các lỗi sai do tự tập của mình. Nhưng tôi thấy thật thú vị, nhìn lại đã muời mấy năm trời, thời gian và công sức …. Tới giờ thôi cũng chỉ là hạng bình thường trong làng sáo trúc.
---------------------------------
Tình cờ đi lang thang trên mạng, mới lạc bước vào đây, thấy các bác bàn về môn sáo mà tôi đã say mê từ lúc lên 10, thấy có nhiều điều đáng cho tôi học hỏi thêm nên đã nhẩy vào đây quậy cho vui..Thủa nhỏ theo mẹ ra đồng, tôi thường bẻ thân cây lúa làm kèn thổi tò te, lớn hơn chút nữa nghe tiếng sáo trên đài mà như người mất trí . Tôi muốn đi học sáo nhưng vì ở nơi sơn cước hẻo lánh, nhà lại nghèo khó, bố lại cho là "xướng ca vô ích" nên suốt cuộc đời không có ai dạy cho cách chơi sáo! Thế là tôi tự mày mò học thổi, đập bể hết 3 cây sáo, sau 3 tháng mới thổi được vài câu Lòng mẹ . Vài năm sau, ông Nguyễn Đình Nghĩa có bán sách dạy và sáo gỗ, tôi nhịn ăn sáng, bụng đói đi học, mấy tháng sau mới mua được cuốn sách và băng cassette của ổng . Tôi dựa vào đó tự học, trang nào khó thi bỏ qua, bài nào thích thì thổi chơi bập bẹ, cái sự nghiệp sáo của tôi như thế ấy ... Cuộc chiến VN đã làm biết bao thăng trầm trong cuộc sống, nhưng lòng yêu sáo vẫn không bao giờ phai ... Sau này tôi phải tha hương nơi đất khách, tất nhiên là tìm đâu ra thầy dạy sáo (mong các bác chỉ giáo thêm cho), một mặt vẫn thổi sáo theo cái kiểu "thất học", mặt khác nghiên cứu thêm về vật lý của cây sáo và hiểu thêm được 1 chút về cách tính toán, kiểm nghiệm cao độ cây sáo để giải tỏa những thắc mắc của chính mình là "sáo như thế nào mới gọi là đúng" v.v...
Tình cờ đi lang thang trên mạng, mới lạc bước vào đây, thấy các bác bàn về môn sáo mà tôi đã say mê từ lúc lên 10, thấy có nhiều điều đáng cho tôi học hỏi thêm nên đã nhẩy vào đây quậy cho vui..
Thủa nhỏ theo mẹ ra đồng, tôi thường bẻ thân cây lúa làm kèn thổi tò te, lớn hơn chút nữa nghe tiếng sáo trên đài mà như người mất trí . Tôi muốn đi học sáo nhưng vì ở nơi sơn cước hẻo lánh, nhà lại nghèo khó, bố lại cho là "xướng ca vô ích" nên suốt cuộc đời không có ai dạy cho cách chơi sáo! Thế là tôi tự mày mò học thổi, đập bể hết 3 cây sáo, sau 3 tháng mới thổi được vài câu Lòng mẹ . Vài năm sau, ông Nguyễn Đình Nghĩa có bán sách dạy và sáo gỗ, tôi nhịn ăn sáng, bụng đói đi học, mấy tháng sau mới mua được cuốn sách và băng cassette của ổng . Tôi dựa vào đó tự học, trang nào khó thi bỏ qua, bài nào thích thì thổi chơi bập bẹ, cái sự nghiệp sáo của tôi như thế ấy ... Cuộc chiến VN đã làm biết bao thăng trầm trong cuộc sống, nhưng lòng yêu sáo vẫn không bao giờ phai ... Sau này tôi phải tha hương nơi đất khách, tất nhiên là tìm đâu ra thầy dạy sáo (mong các bác chỉ giáo thêm cho), một mặt vẫn thổi sáo theo cái kiểu "thất học", mặt khác nghiên cứu thêm về vật lý của cây sáo và hiểu thêm được 1 chút về cách tính toán, kiểm nghiệm cao độ cây sáo để giải tỏa những thắc mắc của chính mình là "sáo như thế nào mới gọi là đúng" v.v...
Tiếng sáo thiên thai (Thế Lữ)
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng. Tiếng đưa hiu hắt bên lòng, Buồn ơi! Xa vắng mênh mông là buồn... Tiên nga tóc xoã bên nguồn, Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu; Mây hồng ngừng lại sau đèo; Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi. Trời cao xanh ngắt. Ô kìa Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai! Theo chim tiếng sáo lên khơi Lại theo dòng suối bên người tiên nga! Khi cao, vút tận mây mờ Khi gần vắt vẻo bên bờ cây xanh, Êm như lọt tiếng tơ tình; Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không. Thiên thai thoảng gió mơ mòng Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay...
nghe bác kể mà em rơi lệ vì cảm phục bác ! Em thì có khá hơn bác 1 chút và rất hiểu tấm lòng bác .............Giờ nhìn lại tuy là thấy đầy âẫy trông gai và vất vả nhưng ta vẫn nở 1 nụ cười ngạo nghễ ! Nụ cười chiến thắng !
chúc bác luôn may man va mạnh khỏe [:'(]
đó là một bài của bác nào đó viết hồi còn ở bên ttvnol, được cop lại để tham khảo, ngày xưa do khó khăn nhiều bề nên việc học sáo rất vất vả, song lại phát sinh nhiều nhân tài. còn bây giờ thì cái j cũng có, song nhiều nhân tài lại hy sinh hi hi, cho nên tấm lòng của các bác trên đây thật đáng quý,mong là sự đam mê của các bác sẽ dài lâu và đừng gác kiếm khi lấy vợ, và cũng đừng vì đam mê mà ko lấy vợ he he
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Bác viết hay lắm
Em cũng giống bác, năm học lớp 9 , em tập tọe ra chợ mua cái sáo thổi bập bọe, dần dần em cũng thổi được, em thổi theo lời nhạc, chẳng hè biết nhạc lý là cái khỉ khô gì cả.
Nhưng như bác nói, khi nghe người ta thổi trên băng, đĩa, intenet, mình thổi theo mà không thể giống được.
Và cũng đúng lúc em được tặng một cây sáo Yamaha , cách thổi của sáo này khác hẳn những cây sáo em từng thổi, nó có đến 8 lỗ để thổi và có thêm phần "G" mà em chẳng biết đó là cái quái gì.
Em quyết tâm lên mạng, tìm hiểu cách thổi và tình cờ vào đây thì gặp bài viết của bác, em thấy thích quá,Quả thực khi những con người mặc dù kô quen biết nhưng khi có sự đồng cảm với nhau thì cảm giác rất là gần gủi