Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
M_H_M:Bạn Votinhcodon ơi, note Re #,fa#,sol# nếu bấm như vậy là không ổn rồi. Mấy note này phải bắt buộc xài 1/2 lỗ mới đúng đc.
Vậy à ! Vậy mình sẽ học lại chỗ này .
conkhi_288 : .......................
Thanks l
Em thấy nếu bác đã thổi được sáo 6 lỗ rồi thì nên chuyển sang sáo 10 lỗ vì 2 loại sáo này cũng ko có gì khác nhau. Sáo 6 lỗ khi mở các nốt thăng giáng thì phải mở nửa lỗ nên trong khi thổi thì rất khó chính xác còn sáo 10 lỗ thì các nốt thăng giáng đã được sắp xếp sẵn nên rất thuận tiện trong quá trình học mặc dù lúc đầu cầm sáo hơi khó một chút
Bán sáo trúc
http://saotruc.hnsv.com/
Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn
ĐT 0986097526
http://www.mediafire.com/download.php?uzljngd4djy
Đây là sơ đồ bấm mở sáo 6 lỗ
Shinichi: Em thấy nếu bác đã thổi được sáo 6 lỗ rồi thì nên chuyển sang sáo 10 lỗ vì 2 loại sáo này cũng ko có gì khác nhau. Sáo 6 lỗ khi mở các nốt thăng giáng thì phải mở nửa lỗ nên trong khi thổi thì rất khó chính xác còn sáo 10 lỗ thì các nốt thăng giáng đã được sắp xếp sẵn nên rất thuận tiện trong quá trình học mặc dù lúc đầu cầm sáo hơi khó một chút
Mình cũng thổi đc , nhưng lâu lắm rồi ko thổi . từ khi lên internet gặp damsan.net nên muốn học lại . Lâu rồi quên hết . học lại cho chắc đã . Với lại ngay bây giờ cũng chưa thế có ngay cây 10 lỗ đc . Bây giờ mình chỉ có thổi kêu thôi , và nhạc lý thì cũng còn kém lắm.
Và các note : C3 , D3 , E3, F3 , G3 , nếu ko dùng thế bấm khác như bạn nói thì có thể bấm bính thường như các note 1 và 2 ( C1, C2 ... các note thấp hơn ) phải ko ?
Xin phép sửa lại cái file word của bạn một chút . : note Si , và cột số 0 mình xoá cho dễ nhìn
Sơ đồ bấm mở các note trên sáo C 6 lỗ
cái này thì em cũng ko biết vì tài liệu này là của thầy sơn
TiếngSáoCôĐơn:Úy . sao trong sách của thầy Hồng Thái lại dạy Re3 là chỉ mở 2 lỗ giữa ( ngón nhẫn trái và ngón trỏ phải ) , ko giống 2 thế trong cái hình trên vậy cà .
cái này thì không có chi lạ hết, lúc trước mình cũng hay thắc mắc này nọ, nhưng sau này chỉ lo chuyên tâm tập dợt thôi, miễn là mình học theo đúng phương pháp và được nguồn chỉ đáng tin cậy, thí dụ như thầy hồng thái, thái sơn....
cây sáo đô có nhiều điểm đặc biệt, ngoại trừ bát độ 1 và 2 ( đồ đố-đô 3) thế bấm khá giống, các thế ngón từ đô 3 trở lên đều khác , do kinh nghiệm chơi của từng người và từng cây sáo, thường thì mỗi thầy có kinh nghiệm khác biệt, bằng chứng là thầy trung khác, thầy hùng khác, thầy nghĩa khác, thầy sơn khác, thầy hồng thái khác, thầy Tùy khác......nhưng nếu thổi cho đúng chuẩn thì âm của các thế ấy phát ra phải giống nhau,còn giống thế nào bạn phải nhờ các bác như lee, sáo trúc biểu diễn cho mới cảm nhận được.
thí dụ đô 2, theo bác sơn là bịt hết các lỗ và thổi mạnh, nhưng thầy trung có chỉ thêm là nên bịt lỗ 1 đến lỗ 5, mở lỗ thứ 6.( bài trên đường chiến thắng mà bịt kiểu này chắc chết)
đó là nói về ngón, còn làn hơi, cường độ làn hơi, cách nén hơi nữa...nói chung sẽ nhiều thứ lắm, cho nên cũng chiếc sáo đô, cùng bài, đưa cho sáo trúc thổi khác, ninza thổi khác, chú thoong thổi khác, lee thổi khác, hay mỗi kiểu riêng hổng ai thổi giống ai, nghe phân biệt được liền
bác nào giải thích giúp cái gì tạo nên sự khác biệt vậy?
Em rất mong có anh nào nói kỹ về hơi, đặc biệt là bí kíp "thủ tỏa làn hơi" của anh saotruc, em thấy được nhắc tới nhiều mà tìm trong diễn đàn chưa có bài nào nói kỹ về nó cả. Rồi về nén hơi, dùng hơi sao cho từ nốt thấp lên nốt cao không bị chói .... Những cái này em thắc mắc quá.
Đúng là sự khác biệt đó không có gì lạ, mỗi thầy dạy mỗi khác, cây sáo mỗi người dùng cũng khác, ta chỉ cần coi mình thích hợp kiểu nào thì "chơi" kiểu đó hoặc là kết hợp tất cả các kiểu đó lại rồi tùy lúc mà sử dụng cho đúng đắn và linh hoạt.
So sánh giữa các kiểu:
- DO 3: kiểu 1 thuận lợi hơn kiểu 2 do dùng ít ngón, thích hợp chuyển nhanh từ bát độ 2 lên, nhưng tiếng sáo không chắc như kiểu 2, và thuận lợi của kiểu 2 là nó giống thế ngón của DO 2.
- RE 3: thế 3 (thầy Tiến Vượng, Lê Thái Sơn) thuận lợi hơn kiểu 4 (thầy Hồng Thái), kiểu 5 (thầy Trần Thanh Trung), kiểu 6 (thầy Nguyễn Đình Nghĩa, Sơn Hồng Vĩ) do chỉ khác thế RE 1 và 2 ở ngón nhẫn trái nhưng có nhược điểm là cao độ cao hơn các thế còn lại (cao hơn chuẩn) chút đỉnh, nhưng thổi vào bài nhạc thì rất khó nhận biết.
Bài trữ tình thì xài kiểu gì cũng được, nhưng bài nhanh vui có đánh lưỡi kép ở mấy nốt DO 3 và RE 3 này thì nên dùng kết hợp thế 2 và thế 3. Đặc biệt là kết hợp này giúp láy rền (trill) DO 3 dễ hơn.
- MI 3: kiểu 7 cho ra âm đúng cao độ nhưng khó thổi, dễ bị bội âm. Kiểu 8 dễ thổi hơn nhưng cho âm vượt cao độ gần tới FA 3 luôn. Thổi lướt hay cần láy thì dùng kiểu 8 (đoạn gà gáy trong Mùa xuân biên phòng), cần thổi chính xác thì xài kiểu 7 (luyện kĩ để quen hơi hoặc bỏ lỗ phụ nào đó trên sáo 10 lỗ, thường là lỗ Eb hay D#)
- FA 3 và SOL 3: không có gì để so sánh.
ninja: Đúng là sự khác biệt đó không có gì lạ, mỗi thầy dạy mỗi khác, cây sáo mỗi người dùng cũng khác, ta chỉ cần coi mình thích hợp kiểu nào thì "chơi" kiểu đó hoặc là kết hợp tất cả các kiểu đó lại rồi tùy lúc mà sử dụng cho đúng đắn và linh hoạt.So sánh giữa các kiểu:- DO 3: kiểu 1 thuận lợi hơn kiểu 2 do dùng ít ngón, thích hợp chuyển nhanh từ bát độ 2 lên, nhưng tiếng sáo không chắc như kiểu 2, và thuận lợi của kiểu 2 là nó giống thế ngón của DO 2.- RE 3: thế 3 (thầy Tiến Vượng, Lê Thái Sơn) thuận lợi hơn kiểu 4 (thầy Hồng Thái), kiểu 5 (thầy Trần Thanh Trung), kiểu 6 (thầy Nguyễn Đình Nghĩa, Sơn Hồng Vĩ) do chỉ khác thế RE 1 và 2 ở ngón nhẫn trái nhưng có nhược điểm là cao độ cao hơn các thế còn lại (cao hơn chuẩn) chút đỉnh, nhưng thổi vào bài nhạc thì rất khó nhận biết.Bài trữ tình thì xài kiểu gì cũng được, nhưng bài nhanh vui có đánh lưỡi kép ở mấy nốt DO 3 và RE 3 này thì nên dùng kết hợp thế 2 và thế 3. Đặc biệt là kết hợp này giúp láy rền (trill) DO 3 dễ hơn.- MI 3: kiểu 7 cho ra âm đúng cao độ nhưng khó thổi, dễ bị bội âm. Kiểu 8 dễ thổi hơn nhưng cho âm vượt cao độ gần tới FA 3 luôn. Thổi lướt hay cần láy thì dùng kiểu 8 (đoạn gà gáy trong Mùa xuân biên phòng), cần thổi chính xác thì xài kiểu 7 (luyện kĩ để quen hơi hoặc bỏ lỗ phụ nào đó trên sáo 10 lỗ, thường là lỗ Bb hay D#)- FA 3 và SOL 3: không có gì để so sánh.
- MI 3: kiểu 7 cho ra âm đúng cao độ nhưng khó thổi, dễ bị bội âm. Kiểu 8 dễ thổi hơn nhưng cho âm vượt cao độ gần tới FA 3 luôn. Thổi lướt hay cần láy thì dùng kiểu 8 (đoạn gà gáy trong Mùa xuân biên phòng), cần thổi chính xác thì xài kiểu 7 (luyện kĩ để quen hơi hoặc bỏ lỗ phụ nào đó trên sáo 10 lỗ, thường là lỗ Bb hay D#)
xayruou:Mình tự tập sáo lâu rồi, nhạc lý căn bản nắm cũng khá vững. Nhưng càng tập càng ko có tiến bộ, thổi ngẫu hứng theo giai điệu thì được. Nhưng khi thổi một bài dài thì rất khó trong việc giữ hơi. Cứ có cảm giác hơi lúc nào cũng đầy trong ngực, và rất mệt. Cao thủ nào chỉ cho mình cách khắc phục với. Xin cảm ơn và chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh.
Cái này thì có lẽ là ko có gì lạ bác ạ, bởi vì khi tập thì chúng ta thường tập các phần dễ trước như thổi các note, khi ngừng tập một thời gian thì khi cầm thổi cây sáo thì thấy choáng là đúng thôi, nhưng theo mình thì bạn ko nên thổi theo ngấu hứng nữa mà hãy tập các bài tập đi, trong âm nhạc bất kì chơi một nhạc cụ gì thì đánh nhịp có lẽ là quan trọng nhất, mặc dù mới đầu tập rất nản nhưng khi tập đánh được nhịp thì coi như là đã đi được 1/4 quãng đường rồi đó
Chúc bạn thành công
ChangkiFung:Ủa bác thử xem lại xem em thấy cách 1 là Si-b chứ ah, đâu phải Đo3 ???
Cái đó thổi nhẹ nó ra SI giáng 1, thổi mạnh nó ra DO 3, bạn quên nguyên tắc càng lên cao càng phải thổi mạnh rồi à ?!