Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hò sông nước

rated by 0 users
This post has 6 Replies | 0 Followers

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
baba33 Posted: 04-21-2008 19:58

không hiểu sao khi học sáo tự dưng mê nghe hò ,lý , dân ca... Big Smile

những thể loại mà trước đây em rất ít đụng tới. có những bài cổ nhạc kinh điển mà h mới biết nữa

 còn thì em toàn nghe rock và cổ điển. nhạc việt nam thì mù tịt. chứ chưa nói tới nhạc cổ truyền

 33 đang tập bài câu hò bên bờ hiền lương . tiện thể tìm hiểu về hò sông nước ^_^

 http://nhacso.net/Music/Song/Dan-Toc/Hat-Ru/2005/11/05F5E6F5/

bài này thật là hay. hò mái nhì Huế 

 1 số bài hò sông nước

Hò sông Mã, Hò Qua sông hái củi, Hò khoan, Hò Giựt chì, Hò Kéo lưới, Hò Mái nhì, Hò Mái đẩy, Hò Mái ba Gò Công, Hò Đồng Tháp

mời các bác nghe

http://dancavietnam.net/music/#/Play/4130/Ho-Cheo-Thuyen&-Ly-Vong-Phu.html

http://dancavietnam.net/music/#/Play/306/Ho-Khoan-Le-Thuy.html

http://dancavietnam.net/music/#/Play/3880/Ho-Mai-Ba-Go-Cong-.html

http://dancavietnam.net/music/#/Play/180/-Ho-Nam-Binh.html 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Lao động đã tạo nên ở con người nhu cầu thẩm mỹ và cũng chính lao động đã đem lại cho nhu cầu này những hình thức biểu hiện đầu tiên. Từ thời xa xưa, suốt một thời gian dài, nghệ thuật chưa tồn tại riêng biệt, chưa tách ra khỏi lao động nên có một bộ phận âm nhạc gắn liền với lao động, có mối quan hệ mật thiết với những hình thái công việc lao động. Do vậy, những bài hát lao động nói chung là một trong những cội nguồn đầu tiên của âm nhạc, là một trong những thể loại có đặc trưng riêng, chiếm vị trí quan trọng trong nghệ thuật dân gian của các dân tộc trên thế giới. Đồng thời, trong quá trình phát triển xã hội, con người luôn sống trong hai thế giới: thế giới thực tại và thế giới của những biểu tượng. Nhờ có khả nǎng tư duy và trí tưởng tượng cũng như nhờ có cái thế cái thế giới biểu tượng ấy đã giúp con người sáng tạo ra âm nhạc.

Trong kho tàng dân ca Việt Nam, có một bộ phận khá lớn thuộc thể loại bài hát lao động được dân gian gọi là Hò, nhưng với sự phát triển, không phải bất cứ điệu Hò nào cũng gắn liền với chức nǎng cổ vũ và sinh hoạt lao động. Tuy niên, điều kỳ diệu nhất là các làn điệu Hò lại rất phổ biến khắp mọi nơi trên đất nước ta, từ "vùng châu thổ đồng bằng cho tới miền núi cao, từ các lưu vực sông hồ cho tới các vùng ven biển".

Có thể khẳng định: đã là người Việt thì dường như ai cũng được nghe ít nhiều về Hò và qua Hò biết đến Lý rồi Hát, Kể cả Nói (nói thơ, nói vè…). Thế giới của các điệu Hò người Việt thật vô cùng phong phú và đa dạng, chứa đựng một sức sống mãnh liệt, có thể lan tỏa và thâm nhập vào Lý cũng như Hát và các thể loại âm nhạc khác. Vì vậy, nhu cầu hiểu biết và nghiên cứu về Hò trở nên cấp thiết. Khi chúng ta muốn trở về với những cội nguồn đầu tiên của âm nhạc cũng như qua những điệu Hò lao động đích thực, chúng ta có thể khám phá một trong những giai tần cổ nhất trong dân ca Việt Nam.

Được đọc và "ngâm nga" các làn điệu trong công trình đặc khảo về Hò trong dân ca người Việt của Lư Nhất Vũ và Lê Anh Trung, tôi như đang bồng bềnh, lang thang ngắm nhìn một bầu trời đầy sao, mà mỗi ngôi sao là một điệu Hò, và lẽ đương nhiên hoàn toàn bị choáng ngợp bởi ánh sáng lấp lánh của hơn 200 làn điệu. Có thể nói, đây là một bộ sưu tập muôn màu muôn vẻ, được nghiên cứu sắp xếp một cách khoa học đã giúp tôi không bị đi lạc mà còn tìm được lối ra hợp lý để có thể cảm nhận cái hay, cái đẹp trong thế giới âm thanh độc đáo của Hò hòa quyện với những hình tượng vǎn học vô cùng phong phú, đa dạng.

Đặc biệt, với "Hò trong lao động sản xuất", các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các điệu Hò trên ba bình diện khác nhau, đó là "Những điệu hò lao động đích thực", "Những điệu hò giao thế" và "Những điệu hò lao động cách điệu". Trên cơ sở đó, chúng ta có thể tiếp cận mỗi loại với những đặc trưng, đặc điểm riêng, từ mặt biểu hiện thực tiễn lao động đến bản chất cảm xúc và kết cấu nghệ thuật. Qua đó, có thể nhận thấy về bản chất hình tượng, nghệ thuật thì "Hò lao động đích thực" nổi bật tính miêu tả, còn "Hò giao thế" lại trội hơn ở tính biểu hiện, riêng "Hò lao động cách điệu" thể hiện sự diễn lại, sân khấu hóa. Như vậy, chúng ta hiểu rõ hơn, mỗi loại Hò phản ánh, cổ vũ lao động theo cách riêng của mình, nhưng bên trong mỗi loại dường như đều tìm thấy bóng dáng của nhau.

Cùng với việc nghiên cứu về mặt thể loại và cấu trúc, các tác giả Lư Nhất Vũ và Lê Anh Trung còn đi vào một trong những lĩnh vực của ngôn ngữ âm nhạc, đó là thang âm và điệu thức của Hò. Theo tôi, đây là phần quan trọng rất hữu ích cho những ai chuyên nghiên cứu và sáng tác. Vì điệu thức là kết quả của sự vận động về âm điệu và giai điệu nói chung, đồng thời tính độc đáo của điệu thức bao giờ cũng có mối liên hệ gắn bó với tính độc đáo của âm điệu. Bên cạnh đó, lượng thang âm và các trục âm có thể nói là "chìa khóa" để chúng ta mở ra, tìm hiểu các tầng dân ca khác nhau và "những màu sắc đặc thù của dân ca mỗi tộc người, mỗi vùng, mỗi khu vực trên một lãnh thổ nhất định".

Đặc biệt, trong công trình về Hò trong dân ca người Việt, lần đầu tiên các tác giả đã sưu tập gần 80 ca khúc với ít nhiều có dáng dấp âm hưởng của những điệu hò mà các nhạc sĩ của chúng ta đã sáng tác trong các thời kỳ lịch sử của đất nước. Qua đó, có thể khẳng định, Hò vẫn mãi mãi là nguồn cảm hứng tuyệt diệu, là cái gốc của những âm và tính cách thuần Việt đã gợi mở cho chúng ta cách tư duy sáng tạo ra ngôn ngữ âm nhạc mới, vừa dân tộc lại vừa hiện đại.

Đi vào "thế giới Hò" là đi vào một thế giới sinh động, chân thực và rất phong phú trên các mặt của đời sống lao động, cũng chính là thâm nhập vào thế giới tư tưởng, tình cảm của con người, từ xưa đến nay. Đây cũng là lần đầu, Lư Nhất Vũ và Lê Anh Trung đã tập hợp các điệu Hò từ Bắc chí Nam đứng chung nhau trong một "thế giới Hò" tạo thành một "cộng đồng Hò" hài hòa, đầy sức sống, tiềm ẩn những điều lý thú về mặt học thuật cần tiếp tục được nghiên cứu.

Khi bàn về nghệ thuật dân gian, Mác đã viết: "Những tác phẩm này còn tiếp tục đưa lại cho chúng ta khoái cảm nghệ thuật và về một mặt nào đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa của tiêu chuẩn và của mẫu mực khó vươn tới". Và lịch sử của nền vǎn hóa nhân loại đã từng khẳng định rằng cái giản dị, cái hoàn thiện là cái vẫn tồn tại qua mọi thời đại, mọi thế hệ. Có thể nói, công trình Hò trong dân ca người Việt của Lư Nhất Vũ và Lê Anh Trung một lần nữa minh chứng rằng: Hò của chúng ta không chỉ vẫn tiếp tục tồn tại mà còn được khai thác và phát triển một cách sáng tạo!

Bây giờ, xin mời các bạn hãy thay tôi, tiếp tục làm người kể, người xô, cùng nhau cất giọng hò lên, làm sao cho "… hò cuộc cũng hay mà hò mép hò môi thời cũng lẹ…" giống như điệu hò cấy Đồng Tháp của anh "Sáu Chơi" ở cao Lãnh, Tháp Mười nổi danh một thời!
=================================================
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
hò sông nước
http://blog.360.yahoo.com/blog/compose.html;_ylt=AtWA5ATgAYrbdEPdut6s5uKkAOJ3

http://nhacso.net/Music/Song/Dan-Toc/Hat-Ru/2005/11/05F5E6F4/
http://nhacso.net/Music/Song/Dan-Toc/Hat-Ru/2005/11/05F5E6F5/

TIẾNG HÒ CÂU HÁT TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Xã hội miền Nam nặng về nông nghiệp. Cuộc sống chậm chạp, êm đềm. Chỉ khi đi cày, đi gặt, khi đập lúa dưới trăng... sinh hoạt miền Nam mới trở thành nhộn nhịp. Những câu hò, câu hát vang lên.

Người ta đối đáp nhau để bày tỏ niềm vui khi lúa chín đầy đồng:

Hò chơi cho trọn buổi chiều,
Keo sơn quấn chặt, sợi chỉ điều se săn.

Khi đôi mắt cùng liếc, đôi lòng cùng ưa:

Thò tay mà ngắt ngọn ngò,
Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ

Thế nhưng khi duyên nợ không thành, thì câu hát đổi thành lời trách cứ nhẹ nhàng:

Hò ơ... cúc mọc bờ sông kêu là cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ơ...

Ngoài việc diễn tả tâm tình, tiếng hò câu hò miền Nam còn để mô tả phong tục:

Con chim chìa vôi bay qua đám thuốc,
Con cá bãi trầu lội tuốt mương cau.
(Tục ăn trầu)

Gió đưa gió đẩy bông trang,
Bông búp về nàng, bông nở về anh.

Khi làm đám hỏi thì anh phải đi đôi bông búp vì cô gái còn ở “nhà nàng”. Nhưng đến ngày lễ cưới, chàng trai phải đi một đôi bông nở vì lúc đó em đã về ở “nhà anh”.
Hoặc để dạy những điều luân lý đơn sơ:

Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.

Hay:

Anh bảy đen, đồng bạc trắng,
Em ham chi đồng bạc con cò
Đêm nằm với nó đen mò như cục than!

Hò trên sông nước:
Miền Nam sông sâu nước chảy, kinh rạch chằng chịt nên những sinh hoạt trên sông nước rất phát triển. Từ đó phát xuất những điệu hò như hò chèo ghe, hò mái trường, hò mái đoản, v.v...
Tàu xúp lê một anh còn mong đợi
Tàu xúp lê hai anh than vắn thở dài.
Tàu xúp lê ba tàu ra biển bắc
Vịn song sắt nước mắt nhỏ bên (ơ ớ) đông...
Mở miệng kêu bớ chú tài công,
Chớ chú ôi làm chi cho phân vợ rẽ chồng (ơ) đêm năm canh..

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Hò sông nước Bắc Trung Bộ

Theo hệ thống phân vùng địa lí Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ, gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh Nghệ thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý Trần, do đó có thể nói rằng mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.

Lối sống quần tụ dọc theo nguồn nước tạo nên nhiều làng xóm liên hoàn rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi cùng chi lưu chảy theo trục từ phía tây Trường Sơn đổ ra biển Đông tạo nên mạng lưới tưới tiêu, đưa phù sa bồi đắp các tiểu vùng đồng bằng nhỏ, cuốn sách Quảng Bình qua các thời kì lịch sử trích dẫn từ Ô châu cận lục được Dương Văn An viết về Bình Trị Thiên như sau: “... sông hồ đầy nước, đi thuyền tiện lợi hơn đi bộ, đất quê màu mỡ, cấy lúa tốn ít sức người...". Môi trường tự nhiên đó đã tạo điều kiện cho nhiều loại hình dân ca phát triển, một trong số đó là thể hò sông nước.

Hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt. Những làn điệu hò lan toả trên một không gian rộng lớn. ở mỗi vùng lại có lối hò riêng biệt. Hò sông Mã xứ Thanh in đậm dấu ấn chèo, chống, vác, lái do năm trai đò điều khiển với năm chặng hò: rời bến, sắng đò ngược, vác thuyền (khi đò bị mắc cạn vào bãi cát giữa sông), xuôi dòng, cập bến, phản ánh chân thực cuộc sống của người dân gắn bó với dòng sông. Hàng trăm câu hò vẫn còn lưu giữ đến ngày nay tiêu biểu cho hình thức lao động chèo thuyền. Hò sông nước xứ Nghệ đầy ân tình, biểu lộ nội tâm như muốn gửi gắm tình cảm cá nhân vào trong lời ca, do đó trên những con thuyền chở khách sông Lam, sông La luôn có nhịp điệu chậm mang tính chất kể lể tạo ra sự hoà nhập cùng đồng cảm giữa người hò và người nghe. Sự hoà nhập, pha trộn các lối hát giữa hò, ví, giặm trong môi trường sông nước cho thấy âm điệu vùng này nhất quán, chịu tác động sâu sắc của hệ thống năm thanh điệu (không có thanh ngã). Quảng Bình nổi trội với tổ hợp sáu mái hò khoan Lệ Thuỷ đầy đủ mọi cung bậc tình cảm, sắc thái khi thể hiện, từ thăm hỏi, tìm hiểu lúc mở đầu cuộc hò đến nhịp điệu sôi nổi, cuốn hút của hò nện, hò lệ hố. Hò sông nước Trị Thiên nghe mượt mà sâu lắng, ý tứ lời ca được trau chuốt tỉ mỉ đến từng chi tiết làm lay động tất cả những ai đã từng nghe một lần. Điển hình nhất là những làn điệu của hò mái đẩy, mái ruỗi của những người làm nghề chở hàng, đánh bắt cá trên đầm phá mênh mông, nhưng nổi bật nhất vẫn là hò mái nhì, làn điệu hò gây xúc cảm sâu sắc, tạo ra diện mạo riêng biệt khó trộn lẫn, đồng thời đi vào ca Huế như một thành phần không thể thiếu.


Để đạt tới lối hát định hình (đường nét âm điệu, nhịp điệu hài hoà), hò sông nước Bắc Trung Bộ tiếp nhận cũng như chịu ảnh hưởng chi phối từ môi trường sản sinh ra nó từ thói quen đi thuyền của người Việt Bắc Trung Bộ. Khi lập xóm làng, các cư dân đã đem theo những làn điệu dân ca trong đó có hò sông nước vào đây. Có thể nhận định hò sông nước hình thành sớm hơn thời điểm Dương Văn An nhắc tới.

Trong quá trình đó, di chuyển trên sông nước là hiện tượng phổ biến, một hình ảnh sinh hoạt quen thuộc ở nhiều nơi. Khi mọi người gặp nhau, từ thuyền này tới thuyền kia tiếng hát hò mau chóng trở thành hình thức giao tiếp hằng ngày bởi đây là môi trường trao đổi, thăm hỏi đầy giao cảm cộng sinh. Những nghệ nhân hò dần nổi bật lên bởi lối ca đặc sắc hình thành một lớp người tài năng nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng âm điệu, nhịp điệu khi hò có một số điểm bị biến đổi bởi dấu âm và giọng, mặt khác trong dân gian không quy định rõ ràng bài bản, chặt chẽ khi thể hiện, người ta chỉ nhớ chuỗi âm đặc trưng nhất của từng làn điệu và tự tuỳ hứng sáng tạo theo thẩm âm cá nhân, điều này đem lại cho hò những biến thể không đồng nhất về cấu trúc. Vậy điều gì tạo ra điệu hò này khác biệt (hoặc có hơi hướng gần giống) điệu hò kia mặc dù khi hát câu đầu mọi người có thể nhớ ngay giai điệu? Điều này phụ thuộc vào âm điệu và nhịp điệu từng điệu hò. Lối hát dân gian Việt Nam nói chung dùng phương thức truyền miệng, do đó tam sao thất bản sai lạc so với nguyên gốc từ một điệu ban đầu rất phổ biến, gây không ít khó khăn khi xác định nơi phát sinh. Hò mái nhì là một ví dụ, nhiều ý kiến cho rằng hò mái nhì là điệu hò thoát thai từ dòng sông Hương dựa trên các yếu tố mà hò thể hiện gắn bó chặt chẽ với môi trường này, nhưng ở Quảng Trị hò mái nhì là điệu hò cạn nổi tiếng được người dân yêu thích do tính chất dàn trải tự sự, trao đổi tâm tình. Lịch sử cho thấy thế kỉ XVI chúa Nguyễn lập dinh thự, thu hút nhân tài phía bắc vào sinh cơ lập nghiệp nơi đây trước và hát hò dân gian của người Việt tất nhiên được mang vào vùng đất này. Hò mái nhì Huế đặc sắc, nổi bật hơn hò mái nhì Quảng Trị. Tất nhiên không khó để nhận thấy hò mái nhì Quảng Trị và Huế là hai làn điệu giống về điệu thức, biến thể của nhau bằng âm điệu, nhịp điệu trong thể hiện. Tôn Thất Bình nhận xét: “... hò mái nhì trên sông nước Trị Thiên tuy chưa rõ nguồn gốc và thời điểm phát sinh, nhưng là tiêu biểu cho vùng đất này...” .

Quảng Bình cũng có hò mái nhì nhưng qua tìm hiểu cho thấy đây là điệu hò trong hệ thống hò khoan Lệ Thuỷ có cấu tạo giai điệu khác Trị Thiên, gần như là họ hàng xa về âm điệu do đó chỉ thấy bóng dáng nhịp điệu để lại khi diễn xướng.

Từ điệu hò gốc bằng nhiều cách lan truyền trong không gian sinh hoạt theo vùng cư trú, thậm chí biệt lập với nhau bởi hai nơi không liền kề như hò đò đưa sông Mã chẳng hạn là biến thể làn điệu xe chỉ luồn kim của dân ca quan họ Bắc Ninh, hò làn văn xuất phát từ hát chầu văn. Điều này cho thấy âm nhạc dân gian lưu chuyển không có quy luật nhất định. Có thể đưa ra dẫn chứng về điều này: Đồng bằng sông Hồng, cái nôi sản sinh dân ca Việt Nam, tại đây một số điệu đò đưa theo thời gian mờ dần đi thì nơi khác lại phát triển mạnh mẽ, những điệu hò ở Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang... mất dần môi trường sử dụng, thay vào đó là hát giao duyên, hát thờ, tế lễ, xu hướng phát triển hội hát theo vùng. Ngược lại, ở Bắc Trung Bộ, hò được ưa chuộng và phát triển khắp nơi do môi trường tự nhiên lại đáp ứng yêu cầu làm tăng sự cố kết cộng đồng, gắn bó với nhau trong niềm cộng cảm bền chặt.

Những biến thể hò sông nước mỗi nơi đều tương hợp lối vận âm điệu, nhịp điệu, điệu thức... theo đặc điểm nổi trội tại vùng đó. Lệ Thuỷ, Quảng Bình mau chóng trở thành trung tâm diễn xướng hò thu hút mọi người tới nghe, thưởng thức. Các cuộc thi hò luôn tạo không khí sôi nổi hấp dẫn, từng làn điệu khi diễn xướng đều được nâng cao hơn về âm điệu, nhịp điệu, hoàn thiện lối hát, những biến thể cũ được bổ sung giai điệu, cấu tứ lời ca... và từ đây lan toả khắp mọi nơi, tái tạo lại theo cách hiểu, cảm nhận của mỗi người bằng nhiều hình thức khác nhau và hình thành các biến thể mới. Quá trình đó lặp đi lặp lại, mỗi điệu hò từ lúc ban đầu với âm điệu, nhịp điệu giản đơn hoặc có đường nét giai điệu đẹp dần dần biến đổi, lồng ghép thành nhóm hò đầy đủ cung bậc, giọng điệu, xu hướng nối dài liên làn điệu hò vẫn còn tiếp tục. Hò sông Mã trong quá trình phát triển, tiếp nhận nhiều làn điệu biến đổi dưới dạng tổ khúc hò. Mặt khác cùng với cuộc đi đò tới nhiều miền quê, bãi sông, bến chợ trên toàn bộ lưu vực đồng bằng sông Mã nên ta không thấy gì lạ khi thấy mọi người dân xứ Thanh đều hò được.

Như vậy, hò Bắc Trung Bộ là hiện tượng phổ biến qua phương thức truyền miệng dân gian. Sự điều chỉnh các làn điệu hò theo điều kiện sống tự nhiên vẫn đang tiếp tục. Điều này cũng tương tự như hiện tượng dị bản trong ca dao như bài Lí con sáo là một ví dụ, đến nay chúng ta đã sưu tầm được khoảng 11 biến thể làn điệu tại các vùng dân ca, khác nhau về kiểu hát như: lối ngân hơi, các nốt luyến láy, vị trí cao độ, âm vực hoặc điệu chuyển theo hơi bắc, hơi nam... rất điển hình cho âm nhạc dân gian. Lí con sáo Nam Bộ có cách hát cuốn hút, nhớ thương; ở Nam và Trung Trung Bộ lại mang tính chất đung đưa và đằm thắm; con sáo Huế bay bổng, uốn lượn; sáo quan họ trữ tình lưu luyến... Mỗi nơi âm điệu lí lại biến đổi theo điệu thức của vùng miền đó, điều này lí giải tại sao từ một làn điệu con sáo ban đầu đã sinh sôi nảy nở thành nhiều làn điệu đông đúc đủ màu sắc trong dân ca Việt Nam.

Tuy vậy biến thể làn điệu cần phân biệt những dạng khác nhau như dạng gần, dạng xa và thay hình dạng qua cấu trúc. Biến thể dạng gần tạo ra biến đổi đường nét giai điệu tại một số vị trí không phải là trục âm cơ bản, hoặc thêm vào đó tiếng đệm hơi, luyến láy. Hò mái nhì và hò mái đẩy Trị Thiên thuộc dạng gần, khi hát giai điệu hò mái đẩy vang lên âm điệu gốc của hò mái nhì, chỉ biến một chút phần mở đầu, cấu trúc âm nhạc giữ nguyên. Giữa hò mái nhì Huế và Quảng Trị là biến thể dạng xa vì đã thay đổi âm điệu, chỉ giữ trục âm cơ bản chính của điệu thức. Lối diễn xướng cùng môi trường sinh hoạt đã thay đổi hò mái nhì Huế với hò mái nhì Quảng Bình trong hệ thống hò khoan Lệ Thuỷ khác về hình dạng cấu trúc gồm hai biến thể gần như khác hoàn toàn, chỉ có âm hưởng nhịp điệu và tên gọi giống nhau.

Những căn cứ đã nêu ở trên cho thấy âm điệu, nhịp điệu có vai trò xác định biến thể hò sông nước lưu chuyển trong vùng không gian rộng lớn Bắc Trung Bộ. Mối liên hệ sử dụng nghệ thuật hò Nghệ Tĩnh với Bình Trị Thiên cho thấy giữa các vùng gần gũi về lối hát, phương thức diễn xướng... Dòng âm nhạc dân gian và cung đình cho dù làm chủ hơn một thế kỉ nhưng kiểu hát vẫn tạo cho người nghe mối giao cảm gắn bó về một thuở xa xưa. Nhiều thể ca định hình theo chuẩn mực thính phòng vừa tinh tế vừa nhuần nhuyễn (thành bài bản, luyện tập công phu) khác với Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh vẫn còn bảo lưu những âm điệu cổ, ít biến đổi.

Hò sông nước là hình thức sinh hoạt đặc sắc của cư dân Việt Bắc Trung Bộ, khởi đầu từ lao động, tiếng hò vang tạo nên niềm phấn khích, trở thành sợi dây gắn kết tất cả mọi người. Mỗi làn điệu đều có tên gọi đặc trưng cho từng hoạt động nhất định, ví dụ hò rời bến xuất hiện khi đò đón khách tại các bến dọc theo sông Mã, hò mái nhì do người ở vị trí tay chèo thứ hai trên thuyền hát lên, hoặc hò kéo thuyền, hò mái đẩy, mái ruỗi... tất cả đều mang nội dung cũng như âm hưởng riêng. Nhưng sức lan toả của mỗi điệu hò đi khắp nơi giúp hò sông nước bay đi rất xa, tới đâu cũng được người dân ghi nhớ, tái tạo cho phù hợp với hệ thống dân ca từng địa phương. Do đó những biến thể mới từ điệu gốc đã xuất hiện, lưu truyền rộng rãi tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo lúc sử dụng, cứ như vậy hò sông nước được người Việt Bắc Trung Bộ hoàn chỉnh theo thời gian tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ đối với những ai nghe hò và trực tiếp tham gia.


Trần Hoàng Tiến
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
CA DAO VIỆT NAM
NHỮNG ĐIỆU HÒ TRÊN SÔNG NƯỚC

Một đặc tính của dân ta là ưa quần tụ nơi vùng đồng
bằng, quanh các con sông lớn nhỏ, để lại vùng trung du và
thượng du cho các sắc dân thiểu số. Từ ngàn xưa, trong
những vùng đồng bằng đó, sông lạch là phương tiện di
chuyển chính yếu nên trong kho tàng ca dao của dân gian, có rất
nhiều bài ca tiếng hát là những lời hò trên thuyền, trên
đò. Nhớ lại những lời ca đó, ta hình dung ra một loại
những sinh hoạt độc đáo của dân mình,mà ngày nay có khi ta
quên dần, mất cả....

Hãy nhớ lại, về tình yêu đôi lứa, lời nhắn gửi đẹp như
một bức tranh sau đây:

Nguồn ân bể ái hẹn hò
Nước xanh in bóng, trăng mờ chứng soị
Nhắn cô nhân ngãi mấy lời,
Sóng to, nước cả, khôn dời lòng nhaụ

Cũng trong cảnh hẹn hò như sông như biển, người trai mới
thoáng gặp chửA biết tên nàng mà đã thấy bén duyên, để
vội buông lời trách móc:

Nguồn ân bể ái hẹn hò,
Mấy sông cũnglội, mấy đò cũng đị
Gặp em tên họ là chi ?
Ngược thuyền mấy buổi, sao nỡ ngoảnh đi chẳng nhìn ?

Họ nhắn gửi nhau như vây vì, ban đầu, đã có lúc bén duyên
trên những con đò dọc ngang, như mắc cửi:

Muốn cho sông cả, đò đầy,
Muốn cho chung mẹ chung thầy với em
Tính tình tang bầu rượu nắm nem,
Đôi ta xuôi ngược như chim giữa ngàn.
Em có ưng, em gửi lời sang,
Sông sâu, trăng sáng, gió ngàn rung câỵ

Họ gặp nhau và cố tìm lại nhau nơi đó, giữa những vùng
sông nước:
Tìm em hai dãy hàng thuyền,
Những là mượn nhạn đưa tin bác chầy,
Tìm em khắp chốn đông tây,
Thuyền anh xuôi ngược, mình rầy đi đâu ?

Nhưng đừng tưởng rằng chỉ có các chàng trai mới nặng lòng
bạo phổi như vậỵ Hãy nghe tiếng hò của nàng:

Về nhà cha đánh mẹ hò,
Nhưng em chẳng bỏ trai đò được đâụ
Trai đò, đẹp lắm mẹ ơi !
Quần thâm áo trắng cho tôi phải lòng !

Ở đây, mẹ hò có nghĩa là mẹ la mắng vẫn có chất thơ, du
dương như tiếng hò chăng ? Qua câu hát, ta cũng biết chàng
trai chèo đò, những Trương Chi đẹp trai thời đó, mặc quần
thâm với áo trắng ở trên.

Hãy tạm quên những mối tình trên sông nước như vậy,
bằng một câu giã biệt. Không, một câu không đủ, phải hai câu thìmới nặng tình:

Trăm năm đã chá(c đâu nào,
Mà em dài vắn cặm sào nông sâu ?
Trách mình chẳng trách ai đâu,
Trách consào vắn,sông sâu khó dò.

Câu thứ hai:

Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu,lạnh lùng thiếp cam.
Ví dầu tình có dở dang,
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về.

Câu trước là của miền Trung, nơi mà động từ cắm được đọc là cặm. Cặm sào sông là dùng sào dò chỗ sâu hay cạn mà cắm thuyền, cập bến. Câu sau ngờ là của miên Nam, vàcứ nhắc tới là lại bâng khuâng về nỗi chí tình của người nữ... Chả năn nỉ, hay trách cứ, xin chỉ được lẳng
lặng gọi đò ngang ra về....

Người trai kia tưởng đã vui vầy duyên mới, ngờ đâu lại... mắc cạn.

Thời xưa, cheo đò nhiều khi chẳng được xuông chèo mát mái, mà lắm khi gặp phải đáy nông, làm thuyền mắ cạn, nên ta mới có những câu hò độc đáo sau đây:

Thuyền anh đà cạn lên đây,
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền !

Sông còn có lúc sông cùng,
Trời ơi, hãm kẻ anh hùng mãi chi !

Làm trai đi biển di sông,
Vào đây gặp bãi cát nông màbuồn !

Vào đây gặp bãi cát nông, buồn cười !
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
Các bác ghê quá. Nhoằng cái đã viết được mấy bài dài ngoẵng, đọc hoa cả mắt. Hay để em chép nguyên kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam lên đây nhé Confused
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
ayda. sorry. bài này em copy trên net mà. hehe. quên ko ghi nguồn. ( tại em nghĩ nội dung nó là chính ^_^ có vi phạm bản quyền không nhỉ )
Page 1 of 1 (7 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems