Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

các bác ơi. có những sự tích. truyện gì về sáo nhỉ?

rated by 0 users
This post has 18 Replies | 1 Follower

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
baba33 Posted: 04-21-2008 18:37

Big Smile em thì mới đọc tiếu ngạo giang hồ.

sáo ở nước ta và trung quốc có sự tích gì không nhỉ

tìm hiểu để mê thêm ^_ 

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
chuyện chàng Trương Chi Party!!!
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Tiêu sử

Tử tư

Trương lương

bài viết bên ttvnol của blog 

Bên lầu trống nhặt khúc sáo thần

Chân dung người bán sáo ở phố Hồi.
(Dân trí) - Tây An về đêm, tiếng sáo của người đàn ông bán sáo trên khu phố người Hồi đẩy tôi trượt hun hút theo ngũ âm để cảm nhận thấy bóng tối - tuyết trắng, quá khứ - hiện tại, không gian - thời gian đã nhoà dần đi những định giới vốn rất hẹp hòi của nó.


Nơi lữ quán tìm kẻ tri âm

Quán chật nép bóng lầu trống, một di chỉ nổi tiếng miền Tây An. Bữa tối tưởng chừng lặc lè trôi đi trên những khẩu phần ăn quá nhiều mỡ béo, chất bột lại có gia giảm bằng tiếng chửi mắng của một thực khách hậu duệ Lý Quỳ với nhà hàng đủ để một Ngưu ma vương như tôi tức xốc ngực.

Định xách mấy xâu thịt nướng ra ngoài đường để hoàn tất thủ tục với dạ dày thì lại vướng một gã nhỏ thó đang hùng hục chui vào. (Người Trung Quốc luôn có thói quen xấu chặn lối, chen ngang, đi tới mà chẳng thèm để ý đến bất kỳ ai). Sau một hồi đối thoại với đám thực khách địa phương ở bàn bên cạnh, thật bất ngờ gã nhỏ thó quay những ngón tay diệu nghệ rút ra một ngón sáo rất đáng kể bởi màu mồ hôi hằn đọng trên thớ trúc. Môi dảu, miệng chúm chím, tám ngón tay khoan nhặt, nhẹ nhàng cài mở cửa gió, tiếng sáo thoát ra kỳ ảo kéo theo một giọng ca lảnh lót, chất giọng chỉ có thể tìm thấy ở miền rợ Khương, rợ Hồ bao đời mài chuốt, tỉa giũa trên đỉnh núi tuyết, trên mênh mông sa mạc hay những đồng cỏ nhạn bay rụng cánh vẫn không một bóng người. Người đàn bà hát có gương mặt hơi kiêu lạnh của một ca sỹ chỉ quen được người đời nhìn ngắm, tán tụng mà sao lời ca như ngó ý: hỡi bạn phương xa, những nẻo đi phôi pha gió tuyết, chẳng biết có khi nào tái ngộ...

Tiếng hát nghe thao thiết như nàng Văn Quân lúc tàn sắc mượn khúc Bạch đầu ngâm hờn trách Tư Mã Tương Như chẳng còn lưu nhớ khúc phượng cầu hoàng tỏ tình ngày trước, quên nghĩa xưa, ham duyên mới mà sinh lòng kia khác. Trắc ẩn ấy đủ xui khiến Lý Bạch thả đôi câu thơ: Sông Cẩm chảy về Đông Bắc. Sóng xô dạt đôi chim uyên ương. Con trống đậu trên cây cung Hán. Con mái đùa trên đám cỏ thơm đất Tần. Thà cùng nhau chết vạn lần nát cả lông cánh. Chứ không chịu lìa nhau giữa mây... Hoa rụng lìa cành thẹn với rừng cũ. Dây thố ty vốn vô tình. Theo gió mặc nghiêng ngả. Ai khiến cành nữ la đến quấn quýt không dời. Hai loài cỏ ấy cùng chung một lòng. Lòng người không bằng loài cỏ...


Lầu trống ngày...

Tiếng sáo vẫn dặt dìu theo dáng đung đưa, nghiêng ngả, xiêu diêu của gã nhỏ thó. Người đàn bà hát tiếp một tình khúc. Giọng ca vẫn lảnh lót mà sao giai điệu còn buồn hơn bài hát trước. Nghe kỹ ra nó giống như thổn thức của bao phận đàn bà chốn thành đô bi tráng này mỗi khi giã biệt người thân ra chiến trường một đi không trở lại. Đất nước họ 5.000 năm là lịch sử của bao cuộc chinh chiến, tàn sát nhưng mãi mãi họ không hiểu nổi vì sao phải có chiến tranh. Vì ai, vì cái gì mà cha, chồng, con họ phơi xác ngoài nội cỏ cho sói hoang gặm xương, cho ác điểu rỉa thịt? Cũng như tiếng lòng người xưa, tiếng hát nay vỡ tan thành những mảnh sắc nhọn, lấp lánh khi đập phải bức tường cao sừng sững của lầu trống. Mấy trăm năm qua, chốn ấy, bao vương triều cả hiền vương lẫn bạo chúa đều đã thúc trống khởi binh, dồn quân ra trận với những lời hiệu triệu quốc thái, dân an?! Thực ra lầu trống chỉ tạo thêm việc làm buồn tênh cho lầu chuông mỗi năm lại gióng những tiếng sầu bi chiêu tập hồn bao sinh linh chưa kịp thăng thoát.

Ngoài phố vắng thả hồn mình theo gió

Mê man trong những thang âm u sầu, tôi gật gù, cánh này chắc hẳn là những kẻ tri âm lâu ngày tụ bạ đàn cầm, khác nào Bá Nha gặp Tử Kỳ, như Tiêu Sử (Tiêu Lang) và Lộng Ngọc hiện về từ cõi tiên. Tích xưa, vua Tần Mục Công thời Xuân Thu đã gả con gái Lộng Ngọc xinh đẹp cho Tiêu Sử, tặng cả lầu Phượng đài vì tiếng sáo huyền diệu của chàng. Hai vợ chồng có tài thổi sáo rủ được chim phượng trên núi cao, rừng xa về nghe. Vậy mà không, tuyệt đối không. Hỏi ra mới vỡ lẽ tay nhỏ thó lại chỉ là một người bán sáo. Tôi thực sự hối hận vì những suy nghĩ ban đầu về anh, người ham vui đã quên mình là kẻ bán sáo. Người mà một phận mệnh thiêng liêng nào đó xúi bẩy làm một việc rất nghĩa cử, bán lại cho đời, tài trợ cho những số kiếp tưởng chừng đã thoát bỏ nghèo khó vài ba khúc nhạc vui buồn. Những khúc nhạc gọi hồn quê xưa cũ mà thi thoảng, có phúc lắm tôi mới bắt gặp từ người bán sáo nghèo bên bờ hồ Tây lộng gió hay Sài Gòn những khắc đêm chơi vơi trong tiếng lá me rơi nghiêng.


Lầu trống đêm...

Người bán sáo ra khỏi quán nhanh như khi đến. Tôi bám theo ở một khoảng cách đủ tận hưởng tiếng sáo đêm lạ lùng. Người bán sáo cùng bước chân vô tình lúc qua phải khi sang trái, lúc ghé quán gốm khi dạt hàng lụa. Đêm khuya, phố xá bắt đầu thưa vắng người qua lại, hàng quán đóng cửa, người bán sáo vẫn lang thang rồi khuất dần trong con ngõ nhỏ. Chỉ còn tiếng sáo như vẫn còn vương đâu đây. Tiếng sáo của Tử Tư một thuở thổi sáo xin ăn ở nước Ngô, chờ ngày trở lại quật mộ Sở Bình Vương trả thù cho cha, anh. Tiếng sáo của Trương Lương trên đỉnh Cối Kê từng làm mềm đi biết bao lưỡi gươm kiếm không hề biết dừng lại trước giáp sắt, những thanh đao chưa từng biết một lần mẻ vỡ trên những thân xác người... Khúc thần sáo Tây An hôm nay như mở lối cho thân xác tôi trở nên mảnh mai, rỗng không như bao phận tre trúc...

Tôi kể lại câu chuyện này cho một người bạn Huế, một nho sinh rất trẻ, từng yêu mến Phong trúc tập của danh sỹ Ngô Thế Lân. Anh bâng quơ đọc tặng tôi đôi câu thơ tựa như một dấu chấm tuyệt nhất cho bài viết này:


Dọc đường có cây trúc xinh

Biết đâu gió mượn lòng mình vi vu.

(sưu tầm)

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tìm đâu cho xa, diễn đàn Damsan cũng là một câu chuyện khá thú vị về sáo trúc.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Phải đấy ! Như các bác nói có Trương Chi , Trương Lương gì gì đó làm gì . Ở đây có Quy Tiên Sinh là 1 kỳ nhân về sáo . Giai thoại về mấy người kia quả đúng là xa xôi quá . Sao Quy Tiên Sinh không viết vài hàng bộc bạch về mình để thành 1 giai thoại khác cho sáo trúc Việt Nam ?

Ai đồng ý xin giơ tay !

桃花影落飞神剑 碧海潮生按玉箫
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Em xin mượn Topic này để chèn vào những câu chuyện về những người thổi sáo chung quanh chúng ta có được không ạ ? Nếu không hợp lý thì xin bác Mod chuyển nó đi giùm em . ( Vì em mới vô nên không biết chỗ nào hợp lý cả ) .

Anh mù thổi sáo


Tinh thần văn nghệ có bản chất thanh cao


Tiếng sáo tôi vẫn thường nghe, cách vài ngày tôi lại được nghe, nó không kiểu cách hoặc điêu kuyện như của các nghệ sĩ biểu diễn trên sân kháu, nhưng tôi lại thích nghe, tiếng sáo của anh bán "nhang thơm" dạo. Anh vừa đi chậm chạp vừa thổi sáo, sự chậm chạp này do mắt anh mù, thỉnh thoảng anh mới ngưng thổi sáo và chậm rải rao " nhang thơm đây ". Suốt bao nhiêu năm nghe anh thổi sáo để rao bán nhang, nhạc anh chọn để thổi tùy theo mùa của thời gian, mùa hè thì thiên hạ được nghe các bản nhạc hè :

"Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi"...

Hoặc :

"Gọi nắng!
Trên vai em gầy
Đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn
Lòng hoa bướm say
Lối em đi về
Trời không có mây
Đường đi suốt mùa
Nắng lên thắp đầy

Gọi nắng!
Cho cơn mê chiều
Nhiều hoa trắng bay
Cho tay em dài
Gầy thêm nắng mai
Bước chân em về
Nào anh có hay
Gọi tên cho nắng
Chết trên sông dài ..."

Đến gần Tết nguyên đán thì lại được nghe các bản nhạc mùa đông như :

"Ngày nào anh yêu em, anh đã quen trong cay đắng tuyệt vời.
Ngày nào em yêu anh, em hẳn quên với trời hạnh phúc mới
Em ơi Đông lại về từ trăm năm lạnh giá
Tim anh như ngừng thở, từ sau ân tình đó ...
Em nghe không? Mùa đông, mùa đông..."

Hoặc những bản nhạc xuân :

"Ngày xửa ngày xưa đôi ta chung nón đôi ta chung đường.
Lên sáu lên năm đôi ta cùng sách đôi ta cùng trường.

Đường qua nhà em nghiêng nghiêng sân nắng,
nghiêng nghiêng mây hồng.
Chiều nao đuổi bướm, bướm bay vô vườn
mà nước mắt rưng rưng ... "

Nghe anh thổi đã nhiều, nhưng chưa bao giờ thấy anh bán được nhang, người anh gầy gò ốm yếu, nhiều người thấy vậy thương hại anh, nên có cho anh tiền, nhưng anh nhất quyết không nhận. Nếu có ai cho tiền và nhét vào túi đựng nhang của anh, thì anh cũng gạt tay người đó ra và nói "tôi đi bán nhang".
( Có nghĩa là anh không phải đi xin ăn , dù anh rất giống ăn mày ).Có một số ít người biết anh như vậy, họ nói có mua nhang của anh , nhưng không đốt, hoặc có đốt thì thấy nhang anh bán không thơm, họ mua để giúp đỡ anh thôi.

Anh mù đi bán nhang, rao hàng và giúp vui văn nghệ bằng thổi sáo, nghèo đói nhưng tâm hồn thật văn nghệ, không xin tiền ai, người nào cho anh tiền thì anh nghĩ là người đó đã xúc phạm đến danh dự của anh, nên anh nhất quyết không nhận.

Nghĩ lại, nếu ai cũng có phẩm chất như anh mù bán nhang này, thì xã hội thật thanh bình, đâu còn có kẽ lừa gạt, trộm cắp và đâu còn nói đến tham ô, tham nhũng ; đâu còn ai vi phạm pháp luật và tù tội . Phẩm chất của anh bán nhang thanh cao thay!

Nguồn : http://my.opera.com/dangtien/

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Sự tích Hoa Thiên Lý

Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dông giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi... Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra... Chàng trai không còn biết ai là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.

- Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:

- Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu! Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. Ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. ông cụ dặn:

- Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu. Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.

- Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng. Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:

- Anh ơi! Em ở đằng này này! Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:

- Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô. Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:

- Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?

- Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra! Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:

- Anh ơi! anh ơi! Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất. Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:

- Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của ônh thôi! Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê... Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.

Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:

- Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình...! Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật... Vì vậy ai yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ai thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.

Nguồn : http://vip.ba3.biz/test/SuTichCacLoaiHoa/hoathienly.htm

Nguồn : http://vip.ba3.biz/test/SuTichCacLoaiHoa/hoathienly.htm

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Tiếng sáo nâng các khúc tùy hứng bay bổng trong không gian
Thứ bảy, 31/05/2008, 01:22 (GMT+7)

Theo định kỳ, chương trình Hòa nhạc Hennessy lần thứ 12 đã diễn ra vào đêm 30-5 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Cặp nghệ sĩ Andrea Griminelli thổi sáo và Irene Veneziano chơi piano đều nổi tiếng thế giới. Họ đến từ nước Ý, mang đến cho công chúng yêu âm nhạc Hà Nội một đêm ngẫu hứng đầy quyến rũ. Khúc tùy hứng và tiếng sáo diệu kỳ là tên gọi của chương trình hòa nhạc Hennessy lần thứ 12 này.

Nghệ sĩ thổi sáo Andrea Griminelli.

Vốn là người có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, Andrea Griminelli đến với sáo thật tình cờ. Anh học violon, nhưng có một ngày nhận được món quà tặng là đĩa nhạc của một nghệ sĩ thổi sáo. Andrea Griminelli đã đổi hướng sang học thổi sáo và là một trong số 2 - 3 nghệ sĩ thổi sáo tài năng nhất thế giới hiện nay. Nữ nghệ sĩ trẻ chơi đàn piano trong chương trình này cũng có khá nhiều điểm tương đồng với Andrea Griminelli. So với lứa tuổi của cô, Irene Veneziano thực sự được giới âm nhạc đánh giá cao về tài năng chơi truyền cảm, kỹ thuật và quyến rũ người nghe. Mới 23 tuổi, nhưng cô đã từng chơi cùng nhiều dàn nhạc nổi tiếng thế giới và biểu diễn solo ở nhiều nước trong các chương trình hòa nhạc lớn. Đến Việt Nam lần đầu tiên này, ngoài các tác phẩm cổ điển quen thuộc với hàng triệu người trên thế giới, cả 2 nghệ sĩ đã hào hứng, nhiệt tình tập và trình diễn tác phẩm “Đêm phương Nam” của nhạc sĩ Nguyễn Phúc Linh (Việt Nam).

Mở đầu phần I là bản Sonata cung sol của Antonin Dvorak (ông viết trong thời kỳ sống tại Mỹ) cặp song tấu đã thể hiện kỹ năng tuyệt vời trong không gian yên ắng tuyệt đối. Tiếng sáo réo rắt, lãng mạn, dìu dặt, trầm bổng hòa quyện với từng làn sóng âm thanh thánh thót, du dương, khi êm đềm, lúc sôi động... tạo nên bức tranh sống động của cuộc sống ở châu Mỹ. Nét đặc trưng chuỗi âm hưởng bản Sonata này là mạch nguồn văn hóa dân gian châu Âu (quê hương Dvorak) nhưng tinh thần lại toát lên phong cách châu Mỹ. Phần I tiếp tục với Khúc mở đầu và các biến tấu trên chủ đề nhạc kịch của F.Schubert và bản nhạc Đêm phương Nam của Nguyễn Phúc Linh.

Sang phần II, cả 2 nghệ sĩ chơi rất hăng say các khúc tùy hứng cho sáo và piano. Hầu hết là những khúc tùy hứng viết trên chủ đề từ các vở nhạc kịch cổ điển của G.Verdi, F.Chopin, G.Rossini, Bizet... Điều đáng nói là cả 2 nghệ sĩ đã chơi bằng tình cảm vô cùng trìu mến đối với công chúng Việt Nam.

Tiếng sáo diệu kỳ không chỉ nâng các khúc tùy hứng bay cao, mà còn nâng cả tâm hồn người nghe bay bổng trong không gian thánh thiện, trong lành của biển âm thanh trào dâng trong đêm Hà Nội.

Thủy Vân

Nguồn : http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/5/154044/

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Cây sáo vàng đến Việt Nam

Đó là một cây sáo bằng vàng thật, nặng 24 carat, được nghệ sĩ Andrea Griminelli người Italy mang theo để biểu diễn trong Hòa nhạc Hennessy lần thứ 12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tối 30/5.

Mái tóc bồng bềnh, ánh mắt mơ màng đúng chất đàn ông La Mã, Griminelli sẵn lòng cho người yêu nhạc VN và giới phóng viên tò mò được ngắm nghía, cầm thử hai cây sáo bằng vàng và bạc quý báu, độc nhất vô nhị của ông. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nghệ sĩ flute nổi tiếng thế giới.

- Ông chơi sáo từ năm lên 10 tuổi. Tại sao ông lại chọn loại nhạc cụ đó để tập luyện, theo đuổi?

- Khi tôi còn học tiểu học, mỗi tuần chỉ có một giờ học âm nhạc. Thày giáo của tôi chơi violon và hướng tôi vào nhạc cụ đó. Nhưng tôi tập kéo vĩ cầm mãi mà trình độ không khá lên được.

Cho đến khi thày giáo cho tôi nghe một CD thu những bản nhạc chơi bằng sáo, tôi thực sự thích thú và đã biết mình nên chọn nhạc cụ gì. Gia đình tôi, dù không làm nghệ thuật, vẫn ủng hộ tôi đi theo con đường này.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng, ngày nay, cây sáo đã chứng minh được vai trò của mình, quan trọng chẳng kém gì piano và violon. Nó rất phù hợp với thể loại nhạc thính phòng.

Andrea Griminelli biểu diễn thử với cây sáo bằng vàng 24 carat. Ảnh: Mỹ Dung.

- Cây sáo mà ông sử dụng trong buổi biểu diễn sắp tới tại Hà Nội có gì đặc biệt?

- Tôi đang sử dụng cây sáo bằng vàng nguyên chất do công ty Muramatsu chế tạo. Những cây sáo làm bằng chất liệu này có tiếng trong và vang xa. Ngoài ra, tôi còn có cây sáo bằng bạc, bên ngoài nạm pha lê, do công ty Swarovski nổi tiếng tặng riêng, trên thế giới không có chiếc thứ hai.

- Vậy trước khi nổi tiếng, ông chơi sáo làm bằng chất liệu gì?

- Cây sáo đầu tiên của tôi bằng kim loại, do nhà trường cho mượn để tập. Sau đó, tôi dùng một cây sáo thân kim loại nhưng có phím bạc. Rồi tôi được sở hữu cây sáo hoàn toàn bằng bạc, tiếp đó là cây bằng vàng 9 carat. Trước khi cầm trên tay chiếc flute bằng vàng 24 carat này, tôi còn trải qua một "đời" vàng 14 carat nữa.

- Trong chương trình biểu diễn của ông và nghệ sĩ piano Irene Veneziano tối 30/5, có tác phẩm "Đêm Phương Nam" của nhạc sĩ Việt Nam Nguyễn Phúc Linh. Tại sao ông quyết định song tấu bản nhạc này?

- Khi chuẩn bị nhạc mục cho chương trình, chị Katharine Chu (cố vấn nghệ thuật của Hòa nhạc Hennessy lần thứ 12) đưa cho tôi hai bản nhạc Việt Nam và tôi đã chọn một. Đêm Phương Nam là một tác phẩm lãng mạn, có tính tự do rất cao, phù hợp để biểu diễn với sáo và piano. Bản nhạc như một bức tranh phong cảnh với những cánh đồng lúa mênh mông, các vườn cây trĩu quả bên dòng kênh xanh... Khi gặp tác giả Nguyễn Phúc Linh, tôi đã hỏi ông ấy về cảm nhận, ý tứ của tác phẩm để có thể trình diễn tốt nhất.

Bản thân tôi là một người cởi mở, thích những gì mới mẻ. Người bạn thân của tôi là Sting (rocker, nhạc sĩ nổi tiếng người Anh, từng là thủ lĩnh ban nhạc The Police) cũng thường khuyên tôi rằng, tôi nên chơi những thể loại nhạc khác phong cách thì mới có thể đạt được những tầm cao mới.

Đây là lần đầu tiên tôi biểu diễn bản nhạc Việt Nam này. Nếu thành công, có thể tôi sẽ đưa nó vào nhạc mục để trình diễn ở nhiều nước khác.

Nghệ sĩ
Nghệ sĩ Griminelli giới thiệu cây sáo bạc trang trí bằng pha lê có một không hai trên thế giới, được sản xuất để dành tặng riêng ông. Ảnh: Mỹ Dung.

- Ông có nói cây flute tạo ra những âm thanh rất lãng mạn. Vậy bản thân ông là người như thế nào?

- Tôi là người lãng mạn và nhạy cảm với tất cả các khía cạnh của cuộc sống, chứ không chỉ dễ rung động với riêng phụ nữ đâu nhé (cười). Hàng ngày, tôi đều tìm kiếm sự hứng khởi, hưng phấn, để vui sống và góp thêm niềm vui cho cuộc sống này. Mỗi khi tìm kiếm được điều gì mới, tôi lại đưa vào âm nhạc.

- Ngoài âm nhạc, ông còn có sở thích gì khác?

- Khi không bận rộn với những chuyến lưu diễn, ghi âm, tôi thích lái máy bay, tập yoga. Chính Sting là thày dạy yoga cho tôi, hướng tôi tới môn thể thao phương Đông này từ cách đây 17 năm. Tập yoga, tôi cảm thấy thư giãn, tinh thần thoải mái, đặc biệt là giúp cho khả năng giữ hơi, rất cần thiết đối với một nghệ sĩ chơi sáo.

Cách đây mấy tháng, khi kết hôn, tôi có thêm một "thú vui" nữa là chăm lo cho gia đình. Tuy nhiên, sở thích lớn nhất của tôi vẫn là âm nhạc. Tôi không chỉ thổi sáo, mà còn thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu những phong cách âm nhạc trên thế giới.

Bà Katharine Chu, cố vấn nghệ thuật của Hennessy Concert lần thứ 12 cũng như nhiều chương trình trước đây thuộc serie này, cho biết, đây là lần đầu tiên một sáng tác của nhạc sĩ Việt Nam được biểu diễn tại Hòa nhạc Hennessy. Bà rất tự hào vì đã thuyết phục được một nghệ sĩ tầm cỡ thế giới tiếp cận, tập luyện và trình diễn tác phẩm Việt Nam.

Tâm niệm rằng sáo là nhạc cụ gần gũi với âm nhạc phương Đông hơn hẳn piano, violon hay bất cứ loại đàn nào khác, nên khi mời được nghệ sĩ Andrea Griminelli đến Hà Nội trình diễn, bà Chu đã tận dụng cơ hội này để tạo sự giao thoa giữa phương Đông và phương Tây. "Việt Nam cũng có cây sáo trúc, và nhiều tác phẩm Việt Nam biểu diễn bằng flute rất phù hợp", bà nói.


VnExpress.net

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Cái giá phải trả       

Hamelin là một thành phố nhỏ ở Đức. Nhưng cách đây rất lâu rồi, thành phố này gặp phải một nạn lớn - đó là nạn chuột.

Thông thường, mèo thích bắt chuột. Nhưng mèo ở Hamelin thì lại không, bởi vì chuột ở Hamelin nhiều bất bình thường. Một đội quân chuột - chuột tập hợp thành từng bầy dưới phố, trèo lên mái nhà, chui qua cửa sổ, ống khói và lò sưởi. Bầy chuột đuổi chó, chiến đấu với mèo, cắn mọi người và cướp thức ăn của mọi người, chúng ngang nhiên nghễu nghện trèo lên bàn ăn, trèo vào nhà bếp. Chúng làm cuộc sống của người dân thành phố bị đảo lộn.

 


Cần phải làm một việc gì đó, nhưng không ai biết rõ đó là việc gì. Trong lúc các nhà chức trách thành phố họp bàn để tìm ra cách giải quyết, thì một người đàn ông lạ xuất hiện. Ông ta cao, gầy, mũi khoằm, ria mép dài.

 

Các quan chức hỏi:

- Ông là ai? Ông muốn gì?


Người lạ mặt trả lời:

- Tôi là người thổi sáo, và tôi muốn giúp các ông giải quyết nạn chuột. Tuy nhiên, tôi muốn được trả công cho việc đó.
- Được, tất nhiên chúng tôi sẽ trả công, nhưng chúng ta cần nói chuyện với nhau về vấn đề này.


Vậy là các nhà chức trách thành phố cùng người đàn ông lạ mặt thảo luận về tiền công mà người lạ mặc sẽ được hưởng sau khi hoàn thành công việc. Họ mặc cả qua, mặc cả lại. Người thổi sáo không hề giảm mức phí mà ông ta yêu cầu. Cuối cùng, các nhà chức trách đành phải nhượng bộ. Họ hứa sẽ trả ông ta tiền sau khi thành phố hết chuột.

 

Người đàn ông lạ mặt bắt đầu xuống phố, đặt sáo lên môi và bắt đầu thổi một giai điệu rất lạ. Tất cả mọi người đổ xuống phố để xem âm thanh lạ đó phát ra từ đâu. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy người đàn ông thổi sáo trông rất lạ. Và ngạc nhiên hơn nữa là bọn chuột không thèm ăn, không thèm đánh nhau, chúng bắt đầu đi theo người đàn ông lạ mặt và tiếng sáo lạ lùng. Chuột lớn, chuột nhỏ, chuột già, chuột trẻ, chuột béo, chuột gầy đều lũ lượt theo tiếng sáo của người thổi sáo. Ông ta thổi sáo cho tới khi con chuột cuối cùng gia nhập đàn. Ông ta dẫn bầy chuột lên thuyền rồi tiếp tục thổi sáo và đưa thuyền tới giữa dòng sông sâu, bầy chuột bị rơi xuống nước và không bao giờ quay trở lại nữa.

 

Sau khi xong công việc của mình, người đàn ông lạ mặt quay trở lại toà thị chính và muốn lấy tiền công của ông ta.

 

Nhưng, các quan chức địa phương lúc này lại bắt đầu thay đổi ý định. Họ băn khoăn liệu họ có cần phải trả một số tiền quá lớn như vậy. Người đàn ông thổi sáo hoàn thành công việc quá dễ dàng.

Các quan chức địa phương nói:

- Chúng tôi chỉ chuẩn bị một nửa số tiền mà ông yêu cầu. Công việc đối với ông không có gì là khó khăn.
- Nhưng các ông đã hứa rằng sẽ trả tôi toàn bộ số tiền mà tôi yêu cầu. Tôi mong các ông giữ lời. Nếu ông không giữ lời hứa, các ông sẽ phải hối tiếc khi tôi sẽ thổi một giai điệu khác".


Các quan chức cười mỉa mai:

- Ông sẽ làm vậy ư. Chúng tôi thích nghe giai điệu của ông. Đàn chuột đã chết hết, vậy ông chẳng dụ dỗ được ai cả.
- Khi các ông hứa, các ông phải giữ lời, nếu không các ông sẽ phải trả giá - người đàn ông lạ mặt gằn giọng.


Người thổi sáo bắt đầu một  giai điệu mới - vui tươi và đầy ắp tiếng cười! Nhưng lúc này,tiếng sáo hấp dẫn bọn trẻ. Chúng ra khỏi nhà, rời khỏi sân chơi, công viên, lớp học để đi theo tiếng sáo của người đàn ông lạ. Chúng không nghe thấy thiếng gọi của cha mẹ, thầy cô.

 

Người đàn ông lạ mặt vừa thổi sáo, vừa dẫn bọn trẻ vượt qua đồi, vượt qua núi, vượt qua rừng tới một ngọn núi có cánh cửa đang mở sẵn. Người đàn ông dẫn bọn trẻ vào trong đó - tất cả bọn trẻ. Duy nhất có một cậu bé chân khập khiễng không theo kịp các bạn. Khi cậu bé đến nơi, cánh cửa đã bị đóng. Cậu bé đau khổ, buồn và khóc vì cậu bé không được vào trong đó cùng với các bạn.

 

Khi quan chức địa phương và mọi người tới ngọn núi đó, mọi người chỉ thấy duy nhất còn cậu bé chân khập khiễng đang khóc và đấm vào cánh cửa đã đóng.

 

Mọi người hỏi bọn trẻ đâu, cậu bé trả lời:

- Người đàn ông thổi sáo đã dẫn các bạn vào trong động sau cánh cửa này. Cháu cũng muốn vào đó, nhưng cháu không theo kịp các bạn.


Mọi người bắt đầu la ó và phản đối nhà chức trách. Họ muốn  con họ quay lại. Lỗi là do nhà chức trách không giữ lời hứa. Nhà chức trách cần phải làm cho bọn trẻ quay lại, nếu không sẽ phải đối mặt với cơn phẫn nộ của mọi người. Ông ta mở cuộc tìm kiếm bọn trẻ. Nhưng họ không hề tìm thấy. Kể từ đó, mọi người cũng không bao giờ nhìn thấy người đàn ông lạ mặt thổi sáo.

 

Mọi người ở Hamelin đã học được một bài học quý giá - hãy trung thực và luôn luôn giữ lời hứa. Nhưng họ đã phải trả giá quá đắt.


--------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: trích lược từ cuốn I Valued. ( theo : http://www.lamchame.com/content/view/439/61/ )

Biên dịch: Ngô Thu Hiền.

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Người thổi sáo và những chiếc xe ( Truyện kể của Gianni Rodari )

Ngày xưa có một người thổi sáo thần kỳ... Mọi người đều biết câu chuyện xưa đó. Câu chuyện nói vê một đô thị bị tấn công và chàng trai với chiếc sáo thần kỳ, lôi kéo chuột ra sông để dìm chết chúng. Nhưng ông thị trưởng lại không muốn thưởng công cho anh ta. Chàng trai lại chơi sáo và đem tất cả trẻ con đi theo anh ta.
Câu chuyện sau đây cũng nói về một người thổi sáo, có thể là người đó, mà cũng có thể là không phải.
Có một thành phố bị tấn công bởi xe ô tô. Xe trên đường, xe trên vỉa hè, trên quảng trường, dưới các cổng, khắp nơi. Xe nhỏ như cái hộp, có cái dài như cái tàu biển, có cái có rơ-moóc hoặc kéo theo chiếc xe nhỏ. Xe tải lớn, xe hòm, xe tải nhỏ. Việc đi lại rất vất vả, sự va quyệt xảy ra thường xuyên. Người ta thường thấy những cửa xe nhàu nát, nhửng thanh chắn bẹp dí, những ống xả bị bung ra. Nói tóm lại, số xe tăng lên đến nỗi không còn chỗ chạy nữa, và xe phải nằm tại chỗ, bất động. Dân chúng phải đi bộ, mà cũng không dễ dàng gì với những xe nằm ngổn ngang khắp nơi. Phải đi quanh, phải trèo qua xe, phải chui xuống dưới gầm xe. Từ sáng đến chiều, người ta nghe:
- Ối!
Đó là một người đi bộ vừa cụng đầu vào mui xe.
- Ối! Ái!
Đó là hai người đi bộ đụng nhau, khi bò dưới gầm xe. Mọi người biết là điều gì và nổi điên lên:
- Đã đến lúc phải chấm dứt cảnh này!
- Phải làm một cái gì đó!
- Ông thị trưởng nghĩ gì?
Chíng ông thị trưởng cũng nghe những lời phản đối đó, ông gầm lên:
- Về cái điều đó, tôi đây cũng đã nghĩ đến. Tôi suy nghĩ ngày đêm, cả trong ngày Nô-en tôi cũng nghĩ đến. Thực ra, tôi không tìm được một cách nào cả. Tôi không biết nói gì. Tuy vậy, tôi không phải ngu hơn kẻ khác. Thật là một câu chuyện kỳ cục!
Một ngày nọ, có một chàng trai lạ đến gặp ông thị trưởng. Anh ta mặc một cái áo bằng da cừu, đi dép, đội mũ có một cái dải. Người ta nghĩ rằng đó là một người thổi kèn túi (một loại kèn có một cái túi lớn ở Châu Âu ngày xưa). Tuy nhiên, anh ta không có kèn. Khi ông ta yêu cầu được ông thị trưởng tiếp, nhân viên tiếp đón trả lời một cách khô khan:
- Hãy để cho ông ta yên, ông ta không muốn nghe dàn nhạc tấu lên.
- Nhưng tôi không có kèn.
- Thế thì càng tệ hơn! Nếu anh không có kèn, thì việc quái gì ông thị trưởng lại phải tiếp anh?
- Bác nói với ông ta rằng, tôi biết cách làm cho thành phố không còn bị ô tô tràn ngập nữa.
- Sao? Sao? Nghe đây, cút đi! Có những câu nói đừa mà nên tránh đi thì tốt hơn.
- Hãy nói giúp với ông thị trưởng. Tôi cam đoan rằng ông không phải hối tiếc vì chuyện đó...
Anh ta nài nỉ nhiều đến mức, cuối cùng, nhân viên tiếp đón cũng phải dẫn anh ta vào gặp thị trưởng.
- Kính chào ông thị trưởng.
- À! Lời chào hơi quá sớm đấy! Đối với tôi, lời chào tốt đẹp chỉ đến khi mà...
- ... thành phố thoát khỏi cảnh ô tô tràn ngập. Tôi biết một cách.
- Anh ấy à? Ai bày cho anh điều đó? Một con dê cái chắc?
- Ai dạy cho tôi, điều đó không quan trọng. Ông sẽ không phải gặp điều gì rủi ro khi ông để tôi làm thử. Và nếu ông hứa với tôi một điều gì đó, thì từ giờ đến sáng mai ông không còn điều gì lo buồn nữa.
- Nào, tôi phải hứa điều gì đây?
- Ông hứa rằng, bắt đầu từ ngày mai, trẻ con được chơi ở quảng trường lớn, và chúng có sẵn các trò chơi như ngựa quay, đu quay, xe trượt, bóng và diều.
- Trên quảng trường lớn à?
- Đúng, trên quảng trường lớn.
- Anh không muốn điều gì khác nữa?
- Không, không có gì nữa.
- Thế thì, được rồi. Tôi xin hứa. Chừng nào anh bắt đầu?
- Ngay bây giờ, thưa ông thị trưởng...
- Làm đi, đừng để mất một phút nào nữa...
Chàng trai bí hiểm không để phí một giây. Anh ta luồn tay vào túi áo và rút ra một ống sáo nhỏ, cắt từ một cành dâu, và thế là, chưa ra khỏi bàn làm việc của thị trưởng, anh ta bắt đầu chơi một điệu sáo kỳ lạ. Vừa thổi sáo, anh ta vừa rời khỏi văn phòng thị trưởng, đi ngang qua quảng trường và tiến về phía bờ sông.
Và, một lúc sau...
- Nhìn chiếc xe kìa! Nó chạy một mình không người lái!
- Cái kia cũng thế kìa!
- Ối! Đó là xe của tôi! họ đang cướp xe của tôi! Ôi cướp! Cướp!
- Ông không thấy là chẳng có một tên cướp nào hết hay sao? Xe chạy một mình... chúng càng chạy càng nhanh...
- Mà chúng đi đâu kia chứ?
- Xe của tôi! Dừng lại, dùng lại! Tôi muốn cái xe của tôi!
- Thử để một hột muối nơi cái đuôi của nó xe sao...
Bao nhiêu xe từ khắp các nơi trong thành phố, trong tiếng ồn kinh khủng của tiếng máy nổ, ống xả, còi xe, còi hụ, tiếng kèn... Và các xe tự nó chạy không người điều khiển!
Lắng tai nghe, dù ồn ào, người ta cũng có thể nghe thấy tiếng sáo tha thiết dập dìu, một điệu nhạc kỳ lạ, rất kỳ lạ...
ĐOẠN KẾT THỨ NHẤT
Những chiếc xe chạy về phía sông.
Trên cầu, người thổi sáo chờ những chiếc xe, thổi sáo không ngừng... Khi chiếc xe đầu tiên đến - chính là chiếc xe của ông thị trưởng - anh ta biến đổi nhẹ nhàng nét nhạc bằng cách thổi một nốt nhạc cao nhất.
Như là một hiệu lệnh, cây cầu gục xuống, chiếc xe đâm đầu xuống dòng sông và dòng nước cuốn nó ra xa. Rồi ầm! Chiếc xe thứ hai. Rồi ầm! Chiếc xe thứ ba. Rồi ầm! Tất cả những chiếc xe. Chiếc này tiếp theo chiếc khác, từng hai chiếc một, nhiều chiếc một lúc. Chúng bị trôi trong tiếng rú của động cơ, tiếng kêu của kèn xe và dòng nước cuốn chúng đi...
Trên các con đường đã sạch quang xe, các em bé trai hớn hở chạy đến với quả bóng cầm trên tay, các em bé gái đẩy búp bê trên xe trẻ con có mui che. Một số trẻ em chạy tứ phía bằng xe đạp, một số khác bằng xe ba bánh, các cô giữ trẻ đi dạo, tất cả đều tươi cười.
Nhưng những người lớn tuổi thì nổi điên lên, gọi điện thoại cho lính cứu hoả và phản đối các quan chức của thành phố.
- Các ông đã để cho thằng điên đó làm vậy à? Dừng lại, bắt tên thổi sáo đáng nguyền rủa đó câm mồm!
- Ném nó xuống sông, cả nó và ống sáo của nó nữa...
- Ông thị trưởng cũng điên nốt! Phá những chiếc xe đẹp đẽ của chúng ta như thế!
- Phải trả giá theo yêu cầu của chúng ta!
- Theo đúng giá hiện nay!
- Đả đảo ông thị trưởng! Từ chức đi!
- Đả đảo tên thổi sáo!
- Tôi muốn chiếc xe của tôi!
Những kẻ dũng cảm xông vào người thổi sáo. Nhưng họ không đụng vào anh ta được, một bức tường vô hình đã bảo vệ anh ta. Họ nện một cách vô ích vào bức tường bằng chân, bằng nắm đấm. Người thổi sáo chờ cho chiếc xe cuối cùng biến mất trên dòng sông, rồi chính anh ta cũng nhảy xuống, bơi qua bờ bên kia, giơ tay chào nhã nhặn, đoạn quay lưng biến mất trong rừng.
ĐOẠN KẾT THỨ HAI
Những chiếc xe lăn bánh về phía sông và lần lượt đâm đầu xuống đó trong tiếng còi xe rầm rĩ lần chót. Chiếc xe cuối cùng biến mất là xe của ông thị trưởng. Trong khi đó, quảng trường lớn đầy ắp trẻ con chơi đùa, tiếng reo hò vui vẻ của chúng át cả tiếng kêu ca của người lớn, khi thấy xe của họ bị dòng nước cuốn đi.
Cuối cùng, người thổi sáo ngừng chơi, ngước mắt nhìn lên, chỉ thấy một đám đông đầy vẻ doạ nạt tiến lại phía anh ta. Ông thị trưởng đi đầu.
- Ông có bằng lòng không? Thưa ông thị trưởng?
- Tao sẽ cho mày biết là tao bằng lòng đến mức nào! Mày tưởng là mày đã làm một việc tốt à? Mày không biết giá trị của một chiếc xe à? Giải thoát thành phố như vậy thì hay quá...
- Nhưng tôi... và ông...
- Mày là thằng vô tích sự. Bây giờ, nếu mày không muốn sống những ngày còn lại của mày trong tù thì lại cầm sáo lên, làm cho tất cả chiếc xe từ lòng sông đi ra. Nhưng coi chừng đấy. Ta muốn tất cả, từ chiếc đầu đến chiếc cuối.
- Hoan hô! Tốt lắm! Ông thị trưởng muôn năm...
Người thổi sáo tuân lệnh. Vâng theo tiếng sáo thần kỳ, những chiếc xe trở lại bờ sông, lăn bánh trên đường để về chỗ cũ mà chúng đã chiếm trước đây, đẩy bọn trẻ con đi, cả bóng, cả xe ba bánh, cả các cô dạy trẻ cũng bị đẩy đi. Cuối cùng, tất cả trở về như trước. Người thổi sáo, tràn ngập nỗi buồn, từ từ bỏ đi xa. Và người ta không bao giờ còn nghe nói đến anh ta nữa.
ĐOẠN KẾT THỨ BA
Những chiếc xe lăn bánh, lăn bánh về phía dòng sông, như những con chuột của Ha-mơ-lanh? Nhưng không, xe cứ lăn bánh, lăn bánh... Rất nhanh, không còn chiếc nào trên quảng trường lớn nữa. Các đại lộ đều trống trơn, đường xá thoáng đãng, quảng trường vắng vẻ, chúng đã biến đi đâu?
Lắng tai, các bạn sẽ nghe thấy tiếng chúng. Bây giờ chúng chạy dưới đất. Với chiếc sáo thần kỳ, chàng trai trẻ đã đào những con đường phía dưới những con đường, những quảng trường dưới những quảng trường. Và chính ở đó, xe lăn bánh. Xe dừng lại để đón chủ, rồi xe lại chạy. Từ nay quảng trường đã có chỗ cho mọi người. Dưới đất dành cho ô tô, trong thành phố dành cho các cư dân vừa đi dạo vừa nói về chính phủ, về trận đấu bóng tối hôm qua, về mặt trăng, cho trẻ con đến chơi và các bà đi chợ. Ông thị trưởng reo lên:
- Mình thật ngốc quá! Thật là mình quá ngu, trước giờ mình không nghĩ ra!
Dân thành phố dựng cho người thổi sáo một bức tượng, có thể hai bức tượng cũng nên! Một bức trên quảng trường, và một bức nữa ở dưới, giữa những dòng xe chạy không mệt mỏi dưới những đường hầm đào trong lòng đất.

nguồn : http://vnthuquan.net/

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Chuyện lạ về bài võ sáo của nghĩa quân Yên Thế

Thứ năm, 01/02/2007

( Võ sư Trịnh Như Quân. )


Tại nơi "long đàm, hổ huyệt" chốn rừng thiêng Yên Thế, các nghĩa sỹ dưới ngọn cờ Hoàng Hoa Thám có để lại những môn võ hết sức kỳ bí, với những thứ binh khí hết sức lạ lùng đang dần thất truyền trong dân gian. Từ đôi đũa cả nấu vạc cơm lớn của bà ba Đề Thám dọc ngang như bảo kiếm chốn quân doanh hay những thế võ hiểm "ngọc nữ xuyên thoa", "hồ điệp song phi"… với cây trâm cài đầu đã làm nên cả một nền võ học hết sức kỳ bí, hữu dụng, có tính chiến đấu cao nhưng lại đầy chất phong lưu, lãng mạn.

Ngoài những "binh khí" mang đầy tính dân dã nhưng cũng hết sức oai tráng như dải lụa, quạt sắt, não bạt, trâm cài đầu ấy thì cây sáo sắt với bài võ "Thiết địch thần phong" do một già bản Triệu Quốc Úy, người dân tộc Tày đang lưu giữ là một di sản văn hoá phi vật thể hết sức quý giá đang rơi vào nguy cơ thất truyền.

Giữa chốn rừng sâu, tiếng sáo du dương, tha thiết khi gọi bạn, trầm bổng thiết tha lúc tỏ tình nhưng khi lâm trận, cây "thiết địch" như giao long đâm lên, bạch hổ vồ xuống làm cho đối phương khiếp đảm kinh hồn…

Những võ công kỳ bí của nghĩa quân Đề Thám

Theo võ sư Trịnh Như Quân, nhà sưu tầm võ học dân gian Bắc Giang thì những môn tướng của Đề Thám vốn phần lớn xuất thân trong giới giang hồ. Họ là những nghĩa sỹ bị thực dân Pháp giam cầm, đầy đọa, không còn mảnh đất sinh sống nên đều quy tụ dưới ngọn cờ Yên Thế.

Có người là tử tù trốn khỏi chốn biệt lao, có người là những võ sư ưa thích cuộc sống phiêu lưu mạo hiểm. Vì thế nên mỗi người tự trang bị cho mình những môn võ công hết sức lạ lùng, những thứ binh khí hết sức giản dị, bất ngờ nhưng tính sát thương rất cao.

Trong thời gian này, do thực dân Pháp kiểm soát gắt gao võ học và truy sát những sỹ phu yêu nước, vì vậy để ngụy trang binh khí và tránh bị giặc phát hiện trong khi đứng dưới cờ đại nghĩa nên các môn tướng, các thuộc hạ của Đề Thám lựa chọn cho mình những binh khí hết sức phổ thông, không để mật thám nghi ngờ, theo dõi nhưng tính năng chiến đấu rất cao. Đó là những cây thiết phiến (quạt sắt) phe phẩy theo những nghĩa sỹ hoá trang thành những chàng "bạch diện thư sinh" đi trinh sát quân doanh của địch.

Vũ khí này vừa dễ ngụy trang, đâm ra như kiếm, chắn lại như khiên, đặc biệt có thể lia chém đối phương theo hình bán nguyệt. Tiếp nữa là thứ nhạc cụ dân gian như não bạt giống như song khiên vừa chém vừa đỡ với những chiêu thức biến ảo, bất ngờ. Nhiều môn tướng của Đề Thám có võ công giỏi đến mức có thể dùng quân cờ sắt làm ám khí sát thương đối phương từ xa hay dùng dải lụa để bắt trói, buộc giật quân địch.

Trong những môn võ đầy chất dân gian lãng mạn ấy nổi tiếng nhất và công phu nhất là bài võ của bà ba Đề Thám với đôi đũa cả nấu vạc cơm chốn quân doanh và bài võ sáo sắt "thiết địch thần phong". Mỗi lần bà ba Cẩn hoá trang làm thôn nữ đi gặt thuê để thám thính địch quân thường mang theo đôi đũa cả làm bằng gộc tre lớn làm vũ khí tuỳ thân.

Mạng lưới mật thám của Pháp giăng dày đặc như vậy nhưng ít ai ngờ đôi đũa to mộc, xù xì ấy lại là binh khí hết sức lợi hại. Nó có thể dùng như song đoản côn lúc lâm trận hoặc như đoản kiếm lúc công lúc thủ đều lợi hại.

Có lần bà ba Cẩn và vài nữ nghĩa quân vừa ra khỏi bìa rừng thì bị quân Pháp huy động nhiều binh lính vây bắt. Trong đám lính đánh thuê hôm ấy có rất nhiều võ sỹ gốc Ấn Độ và Philippines. Do không ngờ cô thôn nữ đi gặt ấy là nữ hổ tướng của nghĩa quân Đề Thám  nên chúng tỏ ra coi thường và trêu ghẹo.

Bất ngờ đôi đũa cả của bà ba Cẩn vung lên cùng đòn gánh, dây xích sắt của những nữ nghĩa quân đi cùng khiến đám võ sỹ nước ngoài chạy trối chết. Chỉ đến khi quân Pháp mang súng trường đến tham chiến, bà ba Cẩn mới chịu rút quân về núi.

Tương truyền đây là "công phu" của người vợ thủ lĩnh Ba Cai Vàng truyền lại cho một vị sư ở chùa Lèo và bà ba Cẩn có may mắn được truyền thụ. Cho đến nay, mỗi năm tại lễ hội vùng Đề Thám đóng quân, chỉ còn có nữ võ sỹ Ánh Tuyết (câu lạc bộ võ thuật Yên Thế) biểu diễn được bài võ bí truyền này.

“Thiết địch” thất truyền?

Ngoài cặp "giao long" của bà ba Cẩn còn có bài võ "Thiết địch thần phong" cũng có uy lực và hết sức nổi tiếng trong giới võ học. Sau một thời gian dài, các cơ quan chức năng ở Bắc Giang mới "tá hoả tam tinh" khi biết nhiều môn võ độc đáo của nghĩa quân Đề Thám đang dần mai một. Vì vậy họ thành lập một tổ sưu tầm những di sản văn hoá của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến các môn binh khí kỳ tài được truyền tụng trong dân gian nơi núi rừng Yên Thế.

Trong đoàn sưu tầm ấy có võ sư Trịnh Như Quân cùng lăn lộn khắp nơi núi thẳm rừng sâu để tìm kiếm những môn võ đang có nguy cơ bị thất truyền. Lần theo những dấu tích oai tráng của vùng Yên Thế, võ sư Trịnh Như Quân tìm được đến nhà của cụ già người Tày, Triệu Quốc Úy tại bản Rừng Phe, xã Tam Tiến

Một đêm khi ánh trăng trải khắp đại ngàn, võ sư Quân bỗng thức giấc trong tiếng sáo vi vu giữa lồng lộng mây trời. Võ sư Quân lắng tai nghe tiếng sáo mặc dù trầm bổng thiết tha nhưng như có tiếng sắt tiếng vàng đua chen trận mạc. Hơn nữa là người tinh thông võ học nên vị võ sư này biết người thổi sáo có một khí lực hết sức phi phàm.

Khi ra đầu nhà tìm kiếm, võ sư Quân ngỡ ngàng khi thấy dưới bóng trăng huyền ảo giữa "rừng thiêng", cụ già Triệu Quốc Úy hơn 80 tuổi đang ngồi réo rắt những âm thanh như tiếng chuông vàng gầm lên, như tiếng khánh bạc chùng xuống. Điều đặc biệt thứ nhạc cụ này là cây sáo sắt dài chừng 1m được những ngón tay điêu luyện luyến láy, được dòng khí lực mạnh mẽ thôi thúc như rừng thẳm gào trong gió, như núi xa vọng tiếng cồng.

Thổi sáo xong, cụ già Triệu Quốc Úy nhẹ nhàng đề khí nhảy vút lên rồi múa cây "thiết địch" loang loáng. Các chiêu thức " mãng xà truy lão hổ"; "tống điểu thượng lâm"; "dạ xoa thám hải"… như hư như thực khiến võ sư tên tuổi Trịnh Như Quân đứng ngây nhìn như đứa trẻ. Múa võ xong, cụ già người Tày lại ngồi xuống thổi sáo. Những âm thanh tiên đồng ngọc nữ lại vút cao giữa mây trời vằng vặc ánh trăng.

Theo cụ Triệu Quốc Úy thì đây là bài võ do một nghĩa binh của cụ Đề Nắm truyền lại. Tại vùng núi rừng Yên Thế chỉ có vị võ sư già này còn biết môn công phu kỳ lạ này. Vốn là một vị lão thành cách mạng đã hơn 80 tuổi nhưng do học được cách vận khí từ bài võ này nên bây giờ cụ Úy vẫn đi rừng dẻo dai, bắn súng bách phát bách trúng.

Cây sáo là thứ nhạc cụ rất phổ biến ở vùng rừng núi Yên Thế. Từ những mục đồng chăn trâu cắt cỏ cho đến những người tiều phu đốn củi trong ngàn, ai cũng yêu thích thứ nhạc khí phong lưu, lãng mạn này. Thế nhưng cây sáo sắt như cây đoản kiếm. Có thể giắt bên hông trong những phút tiêu dao, tài tử nhưng có thể xung trận hết sức oai mãnh.

Hơn nữa, đây là thứ vũ khí khiến đối phương hết sức bất ngờ và tính sát thương rất cao. Muốn luyện được bài võ này phải là người có nội lực uyên thâm để khi vào trận như cuồng phong, khi ra trận vẫn đủ nguyên khí để thổi sáo, vận công.

Trong nghĩa quân của Đề Thám chỉ duy nhất có một môn khách biết thứ võ công này. Trong một lần diễn tập ngoài võ trường, cây "thiết địch" đã mang tới cho các tráng sỹ Yên Thế từ sự bất ngờ này tới sự ngạc nhiên khác. Cây sáo bổ xuống như thiết côn, đâm lên như trường kiếm. Lúc thủ thì kín như nắm bàn tay, khi công thì dũng mãnh, biến ảo khôn lường.

Rất nhiều võ sỹ xin học "Thiết địch thần phong" nhưng cũng chẳng có ai thành công cả. Bởi lẽ bài võ này rất tài tử lãng mạn nhưng đòi hỏi người luyện phải có trình độ võ công hết sức thâm hậu. Thậm chí người sử dụng "thiết địch" mang đá nặng đeo chân chạy lên núi nhưng sắc mặt không được đổi, hơi thở vẫn điều hoà.

Không chỉ có vậy, người múa được "Thiết địch thần phong" lại phải là nghệ sỹ am hiểu, thuần thục thứ nhạc khí này. Ngoài việc múa võ, họ còn phải biết dùng cây sáo sắt để tấu lên những khúc tiêu dao nơi hạ thế. Tiếng sáo của tình yêu, của mùa vàng, của hoàng hôn vùng sơn cước thanh bình này.

Bài võ "Thiết địch thần phong" có 51 chiêu thức từ khi lập tấn "Thượng bộ hợp địch" cho đến chiêu cuối cùng "Hợp địch quy nguyên" biến ảo khôn lường. Ngoài ra, do sử dụng cây sáo sắt như một đoản côn hay đoản kiếm nên có đủ 13 phép dùng (hay còn gọi là “thập tam kiếm pháp"). Đó là những phép như "tiễn" (người và kiếm lao tới); "trừu" (kéo xuống, cứa dọc, giật vào) hay "đối" (đưa thẳng lưỡi kiếm lên, ngửa cổ tay, kiếm nằm ngang)…

Và thế là võ sư Quân ở lại luôn bản Rừng Phe để "bái sư" và được cụ Triệu Quốc Úy tận tình chỉ bảo. Chỉ đến khi tinh luyện thiết địch đến mức "sáo thu như bông hoa, sáo đâm như đinh đóng", võ sư Quân mới trở về báo cáo Sở TDTT Bắc Giang về bài võ bí truyền này.

Tuy nhiên đến nay, bài võ vẫn có nguy cơ thất truyền do quá khó học và quá ít người biết. Võ sư Trịnh Như Quân cũng đã cố gắng thâu nạp đệ tử nhưng cũng chưa thấy ai có thể lãnh hội hết sự tinh diệu của bài võ này.

Tiếp xúc với phóng viên Báo CAND, võ sư Trịnh Như Quân nói: "Tôi hết sức lo lắng khi nghĩ tới việc một ngày nào đó, bài võ oai tráng, tài tử này của nghĩa quân Yên Thế bị thất truyền. Vì thế trong những năm vừa qua, tôi đã cố gắng lựa chọn nhiều đệ tử nhưng chưa có ai thật sự ưng ý. Người biết múa võ thì không biết thổi sáo, người biết thổi sáo thì không có võ học. Do đó không biết bài võ sáo này còn được tồn tại đến bao giờ".

Mắt rơm rớm buồn, vị võ sư này ngồi xuống rút cây sáo sắt ra thổi bài "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong. Tiếng sáo vút cao tiếng sắt, tiếng vàng đua chen rồi buồn mênh mang sông nước. Những âm thanh lanh lảnh của "thiết địch" như những câu hỏi cho các nhà sưu tầm văn hoá phi vật thể làm thế nào với việc bảo tồn những di sản vô giá này?

Theo CAND

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Vì sao rắn không có tai lại nghe được tiếng sáo?

Qua điện ảnh và truyền hình ta được biết rằng: ở Ấn Độ thường xuất hiện những con rắn ngóc đầu, đung đưa theo tiếng sáo của người chủ.

Qua quá trình nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra rằng thị giác của rắn rất kém nhưng lại rất nhạy cảm với những rung động. Mũi rắn có nối với một khí quan rất đặc thù, nên rắn có khứu giác hết sức nhạy. Đầu lưỡi rắn chẽ ra, rắn có thể nhanh chóng co giãn đầu lưỡi đưa mùi vị chuyển đến cơ quan cảm giác đặc thù. Vì vậy, mũi rắn hết sức nhạy cảm với các chấn động. Còn tai của rắn đã bị thoái hoá và tai ngoài thì hoàn toàn biến mất, tai trong chỉ còn là một mẩu xương, vì vậy có thể nói là loài rắn không có tai.

Thế tại sao rắn không có thính giác lại có thể nghe được và múa theo tiếng sáo? Sự thật người làm xiếc rắn, khi thổi sáo thì chân của họ cũng đập nhịp trên mặt đất. Vì đối với chấn động của nhịp đập của chân người làm xiếc rắn, rắn hết sức nhạy cảm nên rắn sẽ múa theo tiêt tấu của nhịp đập chân. Vì vậy có thể cho rằng việc thổi sáo của người làm xiếc rắn chẳng qua chỉ là động tác bề ngoài nhằm loè tai mắt mọi người, còn nhịp chân mới chính là tín hiệu ngầm mà người làm xiếc đã truyền cho con rắn để múa.

Có nhiều loại động vật có thể tiến hành những tiết mục hết sức đặc thù là do giữa người dạy thú và thú có một tín hiệu ngầm riêng biệt nào đó.

theo http://www.onthi.net/?a=TV&tv=ALLT&allt=S&hdn_allthing_id=227

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Tiếng sáo vui của ông già mù


   Gió chướng thổi mạnh hơn thường ngày. Bụi và mấy miếng giấy vụn, bao nhựa cuốn bay theo hè phố đông người. Nắng chiều vàng rực nhưng không chói chang dễ gợi nỗi buồn cho người xa xứ.
Sắp Tết rồi!
Bên lề đường, cạnh ngôi đình Ngọc Hoàng cổ xưa có hai ông bà già ngồi trầm tư. Bằng đôi mắt buồn, bà già nhìn chợ Tết đang diễn ra với các cửa hàng bán nhiều hàng hóa, bánh mứt; với hàng dưa hấu bên kia đường, điểm bán hoa và trái cây như khóm, mãng cầu để chưng bàn thờ; sạp gỗ nhỏ treo đầy giấy lì xì, liễn, câu đối đỏ.
Còn ông già với cây sáo trúc và đôi mắt mù nên không thể nhận diện đường phố những ngày giáp Tết mà ông lắng nghe bằng đôi tai mớ âm thanh ồn ào, lộn xộn của góc phố quen thuộc... Rồi ông nhận ra ngoài tiếng ồn của xe cộ, của tiếng kèn xe, tiếng nhạc xập xình từ quán cà phê gần đó... còn có thứ âm thanh khác dễ chịu hơn, cuốn hút hơn: “Hàng giảm giá bà con ơi. Mười lăm ngàn áo sơ mi, hai chục ngàn quần dài... Tết tới rồi”. Tiếng rao hàng xuất phát từ anh thanh niên đổ quần áo ra bán xổ gần đó.
- Người ta bán quần áo gì vậy bà?
-Ông già mù mân mê cây sáo trúc hỏi. Nhìn đôi mắt ông trắng dã không biết ông đang vui hay đang buồn.
- Đồ Sida – Bà già tỏ ra rành rẽ mọi chuyện diễn ra trên lề đường.
- Là đồ gì? Sao bán rẻ vậy?
- Ờ! Quần áo đẹp mà ế, bán rẻ cho hết...
- Phải chi... - Ông già mù nói được hai tiếng thì ngập ngừng rồi lặng im. Ông thở dài thật khẽ...
Bà già day lại nhìn ông bằng đôi mắt tội nghiệp nhưng đầy cảm thông. Trong thâm tâm bà cũng muốn mua cho ông một bộ đồ mặc vào Tết nầy. Đồ cũ của ông đã rách, vá víu nhiều chỗ. Nhưng nói là giảm giá mà quần áo đó vẫn còn mắc so với mấy đồng tiền kiếm được nhờ vất vả ăn xin của ông. Bà già nghĩ bụng sẽ dè xẻn hơn để làm vui lòng người bạn già không có chút ánh sáng trong cuộc đời. Còn bây giờ thì... Bà già lắc vai ông nói:
- Mình đi ông ! Xế chiều... lâu rồi.
Bà già lết ra sau lưng ông già mù. Lúc nầy mới thấy hai chân của bà không đi được, nó bị teo rút. Ông già ngồi xổm lưng lấy thế cho người bạn già chồm lên lưng mình. Ông đứng lên cõng bà dò từng bước đi dọc theo hè phố dần tắt ánh nắng chiều.
Cõng người bạn già nhẹ tênh trên lưng, ông già lần bước theo sự chỉ dẫn của bà. Rồi họ dừng lại bên một góc phố đông người. Bà già ngồi dưới đất, ông già đứng thẳng người bắt đầu thổi sáo. Hai bàn tay với những ngón tay khẳng khiu nhỏ xíu của ông như nhảy nhót trên mấy lỗ sáo tròn. Từng chuỗi âm thanh nhẹ như gió thoát ra. Tiếng sáo trúc của ông già mù bay khắp phố xuân, lúc dìu dặt, lúc du dương, khi trầm khi bổng buồn bã làm sao.
Người buôn bán dọc hai bên hè phố quá quen thuộc với hình ảnh hai ông bà già ăn xin nầy. Ông già mù còn đôi chân, bà già què còn đôi mắt sáng. Họ nương tựa nhau đi xin, nương tựa nhau ăn gởi nằm nhờ bên đình Ngọc Hoàng, tuy hai nhưng chỉ là một. Và có một điều mà nhiều người chưa biết về họ. Họ không phải là vợ chồng mà chỉ là bạn. Gió bụi phố phường đưa đẩy họ tới gần nhau, dựa vào nhau để sống nốt những ngày cuối cuộc đời.
* * *
Chiều ba mươi Tết. Phố phường vắng vẻ. Mấy sạp hàng cuối cùng đang được dọn dẹp. Mấy chị công nhân đang quét rác, xe đi lấy rác lăn bánh chầm chậm theo lề đường. Vài chiếc xe gắn máy chạy qua. Mấy cánh chim én chao lượn trên đường nhựa rồi vọt lên đảo quanh mái nhà.
Gió chướng thổi qua hè phố xôn xao nỗi buồn...
- Tết, cậu... về quê hả? - Bà già què hỏi cậu thanh niên bán quần áo Sida đang sắp xếp quần áo lại để dồn vô cái bao nhựa. Ông già mù ngồi cạnh bên bà nghiêng nghiêng cái đầu dường như muốn lắng nghe.
- Dạ không! Quê cháu ở đây! - Anh thanh niên bán đồ Sida trả lời, tay vẫn tiếp tục gom áo quần lại xếp sơ sài rồi nhét đại vô bao. Cậu ta chợt hỏi - Còn hai ông bà, nhà cửa ở đâu?
- Kia cà! - Bà già hất đầu về hướng đình Ngọc Hoàng - Tối nào tui với ổng cũng ngủ ở trỏng. Khuya nay giao thừa người ta đi cúng đình nhiều, chắc kiếm ăn được.
- Tết, người ta ăn xài rộng rãi hơn ngày thường - cậu thanh niên nhận xét - Hàng hóa cái gì cũng lên giá mà bán như tôm tươi. Chỉ có đồ Sida thì... giảm giá mà... còn ế!
Nghe vậy, bà già vội lên tiếng:
- Có bộ nào... rẻ hết sức rẻ không cậu? Tui muốn “sắm” cho ổng một bộ... mặc Tết !
- Ông già mặc đồ Sida... coi mắc cười lắm ha! – Nghe hỏi vậy, cậu thanh niên cười khà, đùa vui – Quần áo loại nầy của người trẻ tuổi như tụi cháu mặc. Cỡ ông già thì...
- Thây kệ! Miễn đồ mới... - Bà già thở ra.
- Ờ! Tui mặc gì cũng được mà... - Lúc nầy ông già mù mới lên tiếng.
Nghe ông nói, giọng run run, cậu thanh niên biết ông đang mang niềm hy vọng, như trẻ con, sẽ có bộ quần áo tươm tất hơn các bộ đồ mà ông đã mặc. Cậu ta nhìn ông rồi trút hết quần áo trong bao ra. Bà già lết lại gần cùng với anh thanh niên xốc mớ quần áo lên lựa đồ cho ông già mù.Một cái quần dài màu nâu, một chiếc áo sơ mi màu trắng mỏng dính. Chỉ có bộ nầy là hợp với ông già. Ông già đưa hai bàn tay sờ mó bộ đồ mới. Nói là đồ Sida nhưng nó còn lành lặn, vải mới còn kêu sột sột và nghe thơm mùi vải... Ông khẽ gật đầu, ưng bụng lắm.
- Ông già biết bài “Ly rượu mừng” không? Thổi bài đó nghe chơi. Còn bộ đồ nầy... cháu tặng ông!
- Ý đâu được cậu- Bà già mừng lắm nhưng thấy ngại - Tui hỏi mua mà... Mắc rẻ gì cũng mua...
Nhét bộ đồ vô tay ông già, cậu thanh niên giục ông thổi sáo:
- Thôi mà. Nói tặng là tặng! Thổi bài đó... đi “bố”!
Ông già mù lúng túng một hồi mới nâng cây sáo trúc lên. Ông dò mấy ngón tay định vị trí trên lỗ sáo rồi đưa cây sáo lên môi. Ông làm công việc nầy hết sức nghiêm túc. Đây là một bài nhạc dù đã xưa nhưng rất hay và ông thổi bài nầy để tặng một người tốt bụng.
Bài nhạc được ông diễn tấu trong tâm trạng hân hoan, vui mừng và tràn đầy hy vọng. Cậu thanh niên hát khẽ theo tiếng sáo của ông trong lúc thu dọn quần áo nhét vô bao. Còn bà già què, bà vẫn ngồi bên hè đường nhìn qua dãy phố đối diện, đôi mắt vô hồn.
                            * * *
Đêm giao thừa.
Đình Ngọc Hoàng tràn ngập khói nhang. Người đến cúng đình rất đông. Họ thắp những bó nhang lớn với tàn nhang đỏ rực. Họ bỏ tiền thật ra mua tiền giả, rồi đốt.
Ngay cổng chính vào đình, bà già què ngồi dưới đất chìa chiếc nón lá ra cầu xin: “Ông đi qua, bà đi lại thí chút lòng thương”.
Còn ông già mù thì khác.
Ông già với bộ đồ Sida còn mới, đứng cạnh cổng đình say sưa thổi sáo. Ông thổi lại nhiều lần bài nhạc mà hồi chiều cậu thanh niên bán đồ Sida yêu cầu. Đó là bài nhạc về mùa xuân đầy tin yêu, hy vọng; bài nhạc đã khiến ông cảm thấy cuộc đời nầy-dù sao đi nữa- cũng rất đáng yêu, đáng sống...

Nguồn: www.baocantho.com.vn/

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Bamboo-flute:

Vì sao rắn không có tai lại nghe được tiếng sáo?

Thế tại sao rắn không có thính giác lại có thể nghe được và múa theo tiếng sáo? Sự thật người làm xiếc rắn, khi thổi sáo thì chân của họ cũng đập nhịp trên mặt đất. Vì đối với chấn động của nhịp đập của chân người làm xiếc rắn, rắn hết sức nhạy cảm nên rắn sẽ múa theo tiêt tấu của nhịp đập chân. Vì vậy có thể cho rằng việc thổi sáo của người làm xiếc rắn chẳng qua chỉ là động tác bề ngoài nhằm loè tai mắt mọi người, còn nhịp chân mới chính là tín hiệu ngầm mà người làm xiếc đã truyền cho con rắn để múa.

Theo MHM biết thì rắn còn có thể cảm nhận đc nhiệt. Vì thế khi khổi kèn , hơi ấm từ người thoát ra làm rắn chú ý.  Còn động tác đập chân chỉ để đánh động mấy con rắn " ngủ quên " trong rọ. Chứ nếu ko thì đang thổi thì con rắn ko thèm để ý tới kèn tới sáo mà cứ nhằm cái chân đang đập mà phập. Khè khè

Page 1 of 2 (19 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems