Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
lúc trước em nghe trên TV cũng nói như vậy, nhưng khi kể lại cho người khác nghe thì họ lại nói là nếu rắn không nghe được thì tại sao khi ta huýt sáo thì nó lại có thể huýt lại (bằng chứng là chú em lúc ở quê, buổi tối đứng trước nhà huýt sáo thì nghe từ trên cây dừa trước nhà có con rắn huýt lại) ! hoặc là cũng có người chuyên bắt rắn bằng cách huýt sáo để dụ nó đến !
mong có ai giải thích gùm !
...
Khối Tình Trương Chi
“Ngày xửa ngày xưa, có nàng Mỵ Nương (thời Hùng Vương gọi con gái là Mỵ Nương và con trai là Quan Lang) đêm đêm nghe tiếng sáo du dương từ một chiếc thuyền chài dưới bến sông đưa tới, mà đâm ra tương tư người thổi sáo. Sau rồi thành bệnh phải thú thực với vua cha bệnh tình của mình. Nhà vua cho vời người thổi sáo đến, chính là anh chàng ngư phủ nghèo nàn xấu xí dưới bến sông tên là Trương Chi. Đối diện với chàng nàng vô cùng thất vọng, nhưng chàng thì lại yêu nàng say đắm. Trở lại bến sông Trương Chi ôm một mối tình tuyệt vọng đến nỗi phải trầm mình theo giòng sông mà chết. Từ đó Mỵ Nương không còn nghe tiếng sáo ru hồn của Trương Chi nữa nhưng lại đâm ra thương nhớ vu vơ. Còn Trương Chi xác thân trở về với cát bụi nhưng quả tim thì biến thành một viên ngọc quý. Có người đánh cá trên sông buông lưới vớt được khối ngọc đem về tiện thành một bộ tách trà rồi dâng lên cho nhà vua. Khi Mỵ Nương rót trà vào tách ngọc thì thấy dưới đáy tách hình ảnh Trương Chi đang ngồi thổi sáo trên giòng sông đầy sương khói. Quá xúc động nàng rơi nước mắt vào tách ngọc, tách trà bỗng vỡ ra từng mảnh.”
Nhà thơ Văn Bá có làm bài thơ “Khối Tình” để diễn lại sự tích trên có đoạn:
Có người thợ đã mua viên ngọc
Tiện thành chung báu biếu quân vương
Những lúc pha trà. Trên mặt nước
Bóng chàng ngư phủ lướt trong sương
Công nương một sớm hầu vương phụ
Pha trà chợt thấy kẻ trong sương
Giọt lệ đầm đìa trên chén ngọc
Chén ngọc tan theo giọt lệ nàng
( trích từ : http://saigontimesusa.com/ )
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu
Cây sáo độc nhất vô nhị trên thế giới được ông Quân dày công chế tác ra không chỉ là thứ vũ khí trong môn võ “ thiết địch thần phong” mà còn là loại nhạc cụ có thể tấu lên những âm thanh da diết làm say đắm lòng người.
Phục hồi môn võ của nghĩa quân Đề Thám
Thời trai trẻ, khi đang công tác tại nhà máy cơ khí Hà Nội, Như Quân xung phong vào đội văn nghệ xung kích phục vụ tại chiến hào. Mặc cho bom đạn của Mỹ ác liệt, tiếng sáo của Quân vẫn vang ngân trong rừng cổ vũ tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ. Do yêu thích sáo, không chỉ tự mày mò học Trịnh Như Quân còn tới Nhạc viện Hà Nội tìm hiểu, nghiên cứu để thoả mãn niềm đam mê nghệ thuật của mình.
Khi võ sáo được liệt kê vào danh sách phải bảo tồn, và Trịnh Như Quân được Sở Thể dục Thể thao giao trọng trách phục hồi lại những món võ đang có nguy cơ bị mai một. Bỏ nhiều thời gian lặn lội trên mảnh đất Yên Thế, ông Quân đã may mắn tìm được truyền nhân cuối cùng của tuyệt kỹ võ sáo “ thiết địch thần phong”. Ròng rã một năm trời ông Quân đã lĩnh hội được bài võ sáo đầy huyền bí từ vị tiền bối người dân tộc Tày Triệu Quốc Uý, hơn 80 tuổi. Dày công âm thầm, lặng lẽ sưu tầm, nghiên cứu những bài của tiền nhân, ông Quân còn sáng tạo cải tiến phát triển cho nghệ thuật hơn, thẩm mỹ hơn, tạo ra bài biểu diễn võ sáo in đậm dấu ấn cá nhân mình. Là uỷ viên Liên đoàn võ thuật tỉnh, tên tuổi và những giải thưởng của Võ sư Trịnh Như Quân ở các hội thi: Võ thuật chuyên môn toàn quốc; Đại hội đại biểu võ thuật Việt Nam; Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số... đã được khẳng định và nhiều người biết đến. Tuy nhiên, điều ông tâm đắc nhất và đang miệt mài tìm tòi nghiên cứu với mong muốn làm sao để bộ “xè beng” tấu lên những ca khúc bằng “tông đô trưởng”.
Bộ "xè beng" độc nhất thế giới
Để khoan, đục, mài dùi... được cây sáo đã khó nhưng để tạo được khí âm toát lên những cung bậc âm thanh của sáo chuẩn nhất lại càng khó hơn. Và công đoạn chế tạo ra những cây sáo cũng đầy công phu. Ông Quân phải nhờ tới một tập thể những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau mới cho ra được “bộ tứ” hoàn hảo: Rèn sáo ở Bắc Ninh; viết chữ nho trên sáo ông tìm đến Giám đốc Bảo tàng tỉnh Trần Văn Lạng và khắc chữ lên thân sáo là ông Nguyễn Quốc Vệ chuyên phụ trách đục bia văn miếu đảm nhiệm. Hiện tại ông đã hoàn thành cây “ thích tiêu thương” dài 1,6m, nặng 4kg và đang tiếp tục hoàn thành một cây mới trong bộ tứ là “ hòn vọng phu”.
Vừa rèn rũa ông Quân vừa tập các bài nhạc cổ “Đoàn người ra đi”, “Ai xuôi vạn lý”, “Người chinh phu trở về”... với dự tính sẽ dành một buổi độc tấu trên đỉnh hòn vọng phu tại Lạng Sơn.
Dù bận việc nghiên cứu, sư tầm các bài võ cổ nhưng khi chuẩn bị bước sang tuổi lục tuần võ sư Quân chỉ đau đáu một nỗi niềm trăn trở: “Làm sao tìm được người để truyền lại những tinh hoa của “thiết địch thần phong?
Học trò võ thuật của tôi không ít, nhiều người cũng rất nổi tiếng trong giới võ thuật như võ sư Tô Văn Hồng ( hai lần lập kỷ lục Việt Nam), Nguyễn Văn Toàn ( huấn luyện viên Sở TDTT Bắc Ninh)... nhưng chẳng có ai say sưa để lĩnh hội tinh hoa môn võ cổ truyền này. Cũng đã có vài người tới học chẳng được bao lâu lại bỏ dở, rồi biết võ sáo sẽ về đâu khi không có người kế tục”?
Về uy lực của những cây sáo với khả năng sát thương không hề thua kém đao gươm vì sức nặng của nó người bình thường vác trên vai cũng đủ rã rời chân tay. Nhưng điều đáng nói không phải là sức công phá mà ở trong tay ông Quân những cây “xè beng” được khẳng định là một thứ nhạc cụ hoàn hảo. Qua nhiều hội thi và những buổi biểu diễn ông đã từng thành công với hơn 120 tiết mục khác nhau vừa kết hợp múa võ vừa thổi sáo. Từ độc tấu với các tác phẩm “Đàn chim Việt”, “Nhớ về Nam”, “Ngày hội non sông” hay dân ca như: “Hoa thơm bướm lượn”, “Cái trống cơm”, “ Về quê”, “Ca dao em và tôi”; tiền chiến có “ Thiên thai”, “Suối mơ”, “Đêm đông”, “Hòn vọng phu” đến cả nhạc quốc tế như bài hát trong phim “Tây du ký” “Hoa chăm pa”, “Tình ca du mục”, “Kachuisa” ... và đặc biệt, tiếng sáo của ông còn hoà tấu được cùng với các nhạc cụ ghi ta điện tử, organ.
Có nhiều lúc người ta nhận ra hình ảnh một nghệ sĩ bỏ những cây sáo sắt vào bao vác đi khắp các bản làng biểu diễn cho bà con dân bản vùng cao hay phục vụ trẻ em khuyết tật, trại thương binh... khi ông lại có mặt ở các miền quê với trọng trách sưu tầm và khôi phục lại những bài võ cổ truyền... Nhiều người còn biết đến ông như một nhà văn với các tác phẩm nổi tiếng đăng trên báo Hà Bắc như “Rừng thiêng Yên Thế” với 21 kỳ ( 1994); “Long tranh hổ đấu” (1994); “Người con gái bến sông xưa” (1995); "Hổ chiến lợn nòi” (1995) và một bản thảo đang dang dở “Cây cồng lá đó” dựng lại hình ảnh oai hùng của nghĩa quân Đề Thám. Và mới đây, Võ sư Trịnh Như Quân được hãng phim truyền hình Việt Nam mời làm đạo diễn võ thuật cho một bộ phim khởi quay tại rừng núi Yên Thế.