Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Ngày nào cũng thế, tại góc công viên 30.4 (đoạn gần nhà thờ Đức Bà), cứ tầm trưa lại có một cụ già ngoài lục tuần, râu tóc bạc phơ ngồi khảy đàn. Từng nốt nhạc trầm bổng, khi kiêu kỳ, lúc dịu dàng tha thiết cứ thế được cất lên từ bàn tay gân guốc của ông cùng chiếc măng-đô-lin đã cũ. Xúm xít quanh ông là hàng chục bạn trẻ và khách du lịch. Thỉnh thoảng, một vài khách tản bộ trong công viên cũng dừng hẳn lại, say sưa thưởng thức từng giai điệu. Sau một hồi lâu say sưa đàn hát, dường như nhận thấy ánh mắt chăm chú của tôi, ông cười thật tươi với ánh mắt hiền từ: "Cháu ngồi gần lại đây hát cùng bác cho vui!". Vừa ngồi xuống, ông đã chào đón tôi bằng một đoạn nhạc réo rắt trong bài Trống cơm và một vài bài quen thuộc khác. Khi được hỏi, ông niềm nở kể về mình, thân tình như đang chuyện trò với con cháu thân quen: "Bác tên Hải. Bác vốn là kỹ sư, nhưng bây giờ về hưu rồi. Ở nhà mãi cũng buồn, trong thành phố lại chẳng có nơi nào trong lành như ở đây hết. Vậy là trưa nào bác cũng ra đây đàn, vừa thoáng mát lại vừa có người cùng chia sẻ". Đang trò chuyện cùng ông thì một nhóm khách nước ngoài hiếu kỳ dừng lại thưởng thức tiếng đàn của ông. Rất tự nhiên, ông chào ngay bằng tiếng Anh. Dường như bị bất ngờ, nhóm khách thích thú bắt chuyện rôm rả. Khả năng ngoại ngữ của ông khá lưu loát. Hỏi ra mới biết, bên cạnh sở trường tiếng Nga, ông còn có thể nói được cả tiếng Anh, Pháp. Khi được hỏi về gia đình, ông không trả lời ngay mà đàn cho chúng tôi nghe một khúc nhạc tự biên. Tuy nhịp điệu vẫn rộn ràng nhưng nghe sao da diết quá. Mắt ông thoáng buồn xa xăm: "Con cháu của ông nhiều lắm. Các cháu ở đây đều là con cháu của ông hết mà. Còn gia đình thì ông chỉ có một mình thôi!". Hết giờ nghỉ trưa, mọi người dần tản ra. Ông vẫn ngồi đấy, bên chiếc cặp đã sờn chứa đầy lời nhạc mà các bạn trẻ viết tặng, lặng lẽ dệt nên những cung bậc nhẹ nhàng của cuộc sống thanh thản tuổi xế chiều. Và đâu đó, trong cái ồn ã của cuộc sống tất bật, tiếng đàn măng-đô-lin của người "nghệ sĩ" già vẫn réo rắt ngân vang. Thủy Nguyễnthanhnien.com.vn
Ngày nào cũng thế, tại góc công viên 30.4 (đoạn gần nhà thờ Đức Bà), cứ tầm trưa lại có một cụ già ngoài lục tuần, râu tóc bạc phơ ngồi khảy đàn. Từng nốt nhạc trầm bổng, khi kiêu kỳ, lúc dịu dàng tha thiết cứ thế được cất lên từ bàn tay gân guốc của ông cùng chiếc măng-đô-lin đã cũ.
Xúm xít quanh ông là hàng chục bạn trẻ và khách du lịch. Thỉnh thoảng, một vài khách tản bộ trong công viên cũng dừng hẳn lại, say sưa thưởng thức từng giai điệu. Sau một hồi lâu say sưa đàn hát, dường như nhận thấy ánh mắt chăm chú của tôi, ông cười thật tươi với ánh mắt hiền từ: "Cháu ngồi gần lại đây hát cùng bác cho vui!". Vừa ngồi xuống, ông đã chào đón tôi bằng một đoạn nhạc réo rắt trong bài Trống cơm và một vài bài quen thuộc khác.
Khi được hỏi, ông niềm nở kể về mình, thân tình như đang chuyện trò với con cháu thân quen: "Bác tên Hải. Bác vốn là kỹ sư, nhưng bây giờ về hưu rồi. Ở nhà mãi cũng buồn, trong thành phố lại chẳng có nơi nào trong lành như ở đây hết. Vậy là trưa nào bác cũng ra đây đàn, vừa thoáng mát lại vừa có người cùng chia sẻ". Đang trò chuyện cùng ông thì một nhóm khách nước ngoài hiếu kỳ dừng lại thưởng thức tiếng đàn của ông. Rất tự nhiên, ông chào ngay bằng tiếng Anh. Dường như bị bất ngờ, nhóm khách thích thú bắt chuyện rôm rả. Khả năng ngoại ngữ của ông khá lưu loát. Hỏi ra mới biết, bên cạnh sở trường tiếng Nga, ông còn có thể nói được cả tiếng Anh, Pháp.
Khi được hỏi về gia đình, ông không trả lời ngay mà đàn cho chúng tôi nghe một khúc nhạc tự biên. Tuy nhịp điệu vẫn rộn ràng nhưng nghe sao da diết quá. Mắt ông thoáng buồn xa xăm: "Con cháu của ông nhiều lắm. Các cháu ở đây đều là con cháu của ông hết mà. Còn gia đình thì ông chỉ có một mình thôi!".
Hết giờ nghỉ trưa, mọi người dần tản ra. Ông vẫn ngồi đấy, bên chiếc cặp đã sờn chứa đầy lời nhạc mà các bạn trẻ viết tặng, lặng lẽ dệt nên những cung bậc nhẹ nhàng của cuộc sống thanh thản tuổi xế chiều. Và đâu đó, trong cái ồn ã của cuộc sống tất bật, tiếng đàn măng-đô-lin của người "nghệ sĩ" già vẫn réo rắt ngân vang.
Thủy Nguyễn
thanhnien.com.vn
Mai mốt offline bác Lee nhớ gởi giấy mời đến bác ấy nhá ! Để anh em có dịp giao lưu và học hỏi thêm .