Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

kỹ thuật biểu diễn

rated by 0 users
This post has 17 Replies | 3 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
aviaiva Posted: 03-25-2008 10:43
 ngày xưa khi còn bên ttvn, em nhớ đã có lần bác tranthiennhan có bàn về vấn đề biểu diễn.
thực ra cái này cũng không thể chủ quan được, nhiều khi ở nhà tập rất trôi chảy rồi, những cứ vào những đoạn quan trọng khi biểu diễn thật chẳng may ta lại ....
 tại sao anh em lại không bàn về kỹ thuật này nhỉ.
mời các bác tham gia viết bài để em được học hỏi thêm.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Nói tới biểu diễn thì tui chưa biểu diễn lần nào nên cũng không rõ. Nhưng chỉ cần thổi hay đàn trước  mặt người lạ thì tui chơi với chất lượng giảm rất đáng kể.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Thổi biểu diễn có 2 cái hạn chế là run và không có hứng. Tui tuy thổi kém nhưng cũng biểu diễn vài lần rồi, giờ không còn run nữa nhưng chẳng bao giờ có hứng như khi tập ở nhà cả. Túm lại chưa bao giờ biểu diễn hay bằng lúc tập. 

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

    Sau buổi offline, em thấy kỹ thuat biểu diễn la một vấn đe lớn ( chưa dam nói đến nghệ thuật biểu diễn). Theo em, cái này có mọt phần giống như kỹ năng nói chuyện đam đong hay thuyết trình.cái này thì tùy theo mỗi người.

  Em cũng thổi off vài lần, lần nào cũng bể xô.Em thấy nguyên nhân có thể là:

+ tập bài chưa kỹ

+chọn bài quá sức

Các bác thấy sao
 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3
Em nghĩ lúc tập ở nhà phải đạt từ 120-150% khả năng của mình thì lúc ra biểu diễn cho là bị khớp, bị "teo" thì cũng trừ hao còn ít nhất là 70-80% công lực là vừa.
Dụng lực đả lực
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
   Những gì mà các bác đã đề cập ở trên là 1/n vấn đề mà tui muốn đang mún trao đổi với các bác, như: bác rùa, bác lee, bác MHM, bác saonhua và các anh em khác.
Sống không có nghĩa là tồn tại.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
với em thì để biểu diễn tốt trước hết người thổi phải tự tin vào tiếng sáo của mình. sau nữa là phải tập thật kĩ sao cho bài nhạc đó nó thành một phần của tâm hồn mình . như vậy thì khi biểu diễn mới có thể nhập hồn vào bản nhạc , thổi không bị vấp và tiếng sáo nghe sẽ giàu cảm xúc (  em mà thổi trước đám đông thì em chỉ chơi những bài đã tập ít nhất là vài ba tháng, vậy mà nhiều khi còn bị vấp! Sad ). thêm nữa là hoàn cảnh cũng có tác động rất lớn! nếu thổi mà cảm thấy mọi người cứ nói chuyện riêng, không muốn nghe thì cảm xúc chắc chắn sẽ mất hết! tâm lí run cũng là một trở ngại! vấn đề này thì chỉ có cách là ... off thật nhiều, thổi thật nhiều trước mọi người, rồi dần dần sẽ trở thành mặt dạn mày dày chả biết run là gì nữa! Big Smile đó là kinh nghiệm của em, một thằng chơi sáo nghiệp dư có tới năm phần tà đạo. còn kiểu vừa nhìn bàn nhạc vừa thổi như của bác MHM với mấy bác trong đó thì em chịu ! mong các bác chỉ giáo!
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
 có lẽ có nhiều bác còn mang đậm trong đầu cái suy nghĩ biểu diễn trước đám đông là phô trương, khoe tài, nên không tham gia đóng góp ý kiến mà còn có ý bàn lùi nữa thì phải.
  Biểu diễn không thể thiếu đối với người chơi nghệ thuật, các bác thử nghĩ xem nếu mình cứ chơi chỉ biết một mình mình, không biểu diễn (không nhất thiết là biểu diễn trước đám đông, mà cũng có khi là thổi cho mọi người trong buổi off chẳng hạn) thì không những bản thân mình không tiến bộ, mà cũng không thể cho người khác chỉ ra chỗ yếu điểm của mình.
 Em lập topic này mong mọi người cùng đóng góp ý kiến xây dựng theo hướng chúng ta sẽ biểu diễn, không chỉ sân khấu nhỏ, mà có thể là cả một hội trường rộng lớn. Với mong múôn giao lưu học hỏi là chính không phải là phô diễn tài năng.

Em cũng không hiểu sao lại lập ra topic này nữa, nhưng trong lòng em nó cứ day dứt một điều gì đó, em đã 2 lần tham dự biểu diễn lớn khoảng vài trăm người nghe trở lên trong một không gian rộng lớn, sau những lần đó em thật sự có những biến chuyển rất mạnh mẽ, tự bản thân thấy có những thiếu sót vô lý, em cứ hỏi tại sao mình lại có thể diễn tệ đến thế so với khi tập.
  
 Nguyên nhân là cái quỉ quái gì thế nhỉ?
Tại sao anh em không vào bàn luận để tìm hiểu, vượt qua điều đó để đưa âm nhạc đến với nhiều người hơn nữa nhỉ.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
biếu diễn àh, hic thoong em chưa bao giờ biểu diễn, nhưng thổi thì nhiều lắm, trước khi viết bài này 3 tiếng em đang thổi trước mặt vài trăm người chứ bộ, chả là giao lưu DH Nha Trang DH Đà Lạt, hic ko hiểu sao mà tốc độ lúc đó lại nhanh gấp rưỡi bình thường, và khi mấy bạn chạy lên tặng hoa thì Thoong em đã chạy về chỗ mất tiêu rùi he he he
rockfan22003@yahoo.com
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Cool em chưa có kinh nghiệm diễn ở đông người bao h cả. toàn người quen thì mới không run. gặp người lạ mà họ lại yêu cầu mình thổi cho họ nghe

thì run lên cầm cập ^_^

những lúc tâm lí không ổn định thì. hơi thở của mình cũng không ổn định. khi đó để thổi 1 bài cũng khó khăn hơn

 em đọc 1 số sách thấy họ nói :

chỉ nên biễu diễn những bài bạn đã tập thật nhuyễn. đã có sự chuẩn bị kĩ.
không nên thổi những bài mới tập, hay đang còn vướng
xác định khi biểu diễn. mình chỉ cần đạt 70% khả năng khi thổi bình thường thì không có gì lo lắng nữa.
trước khi thổi thật . hãy tập câu đầu bằng 1 làn hơi thật chậm và đều. để nhận diện giai điệu của bản nhạc 

khả năng biễu diễn cũng là 1 vấn đề quan trọng với những nghệ sĩ chuyên nghiệp.

có những nghệ sĩ chơi đàn rất giỏi nhưng họ không thể biễu dĩên được trước đám đông

5 - Biểu diễn trên sân khấu

Đó chính là khả năng thể hiện trước hàng trăm khán giả và giúp họ thưởng thức các nhạc phẩm. Một số nhạc sĩ không gặp khó khăn khi làm việc này nhưng cũng có những người phải chịu đựng sự căng thẳng thần kinh cực độ. Họ được biết đến là những người sợ sân khấu và không dám tin rằng mình có thể biểu diễn thành công hay nhớ được nốt nhạc.

Vladimir Horowitz là một nhạc sĩ nhút nhát đã hai lần vắng mặt trên sân khấu hòa nhạc trong nhiều năm vì thiếu sự tự tin. Nghệ sĩ vĩ đại chuyên trình diễn nhạc của Bach, Glenn Gould đã quyết định vĩnh viễn rời khỏi sân khấu âm nhạc ở tuổi 30 và chỉ chơi nhạc trở lại tại phòng thu âm.

  
 Thần đồng trở thành nghệ sĩ Piano lớn của thế kỷ 20, Artur Rubinstein rất thích thú việc thể hiện tài năng trước khán giả  - Ảnh: seed.slb.com  Glenn Gould thời trẻ (1944). Ở tuổi 30, do sợ sân khấu, ông quyết định chỉ chơi nhạc trong phòng thu âm - Ảnh: seed.slb.

 

đừng nghĩ là mình sẽ bị lỗi hay sẽ thổi không được. như thế sẽ gây trở ngại trong tâm lí 

khi nghĩ là mình thổi sáo để mang lại niềm vui cho người khác. thì tự nhiên sẽ thấy hào hứng 

+ tự tin vào khả năng của bản thân. có rất nhiều người không biết thổi sáo. và nhiều người mong muốn được thổi sáo giỏi như mình nữa
mình thổi sáo là để truyền cảm xúc của bản nhạc tới người nghe. ở đây chỉ xuất hiện cảm xúc bản nhạc. và người nghe.
nếu xuất hiện thêm cảm xúc của cái tôi khác với cảm xúc của bản nhạc ( như thổi bài vui khi đang buồn ). có thể bị nhiễu. khiến bản nhạc không
lột tả được hết cái hay của nó

và theo em . cái quan trọng nhất là hãy biến mình thành 1 người nghe. không phải mình đang thổi sáo đâu. mình đang nghe ai đó thổi sáo.

mình cảm nhận âm thanh, cảm xúc, giai điệu của tiếng sáo đó. qua việc cảm nhận đó. tay, nhịp, và làn hơi sẽ được điều chỉnh theo luồng cảm xúc đó.tức khi thổi chỉ cần mình chú vào cảm xúc thì sự thu tỏa làn hơi, nhịp, tay sẽ tự động đi theo.

như binh lính theo vị chỉ huy ^_

mình có nghe thì mới biết mình thổi hay dở thế nào để điều chỉnh.
tai chính là vị thầy tốt nhất của mình
khi thổi không chú ý vào tay , hơi, nốt nhạc, hay nhịp mà chỉ chú ý vào tai thôi. theo như phật giáo gọi là nhĩ quán
cái đó trong bài nào em cũng dùng và thấy rất có ích [:^)
giúp mình hiểu bản nhạc. và tiến bộ nhanh
 

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
tui đứng trước người quen hay lạ gì cũng run hết.
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

hehe. ai bảo bác khi thổi sáo ko đeo mai rùa vào.

cho bác saotruc công thức tập để hết run :

ngày đứng trung bình tấn vài tiếng.

tập tư thế xác chết của yoga khí công

 ngồi thiền quán tưởng cục đá. bác là cục đá. to đùng. nằm im re Big Smile

bác tập xong cho em biết cảm giác nha ^_

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
33 là người luyện yoga và khí công lâu năm. Chắc chắn là đã áp dụng phương pháp này. Không biết bác đã hết run chưa? nếu bác hết run thì tui mới dám tập.
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Cool yoga. khí công gì đó. em toàn là thấp thủ hết. sáo trúc lại càng dân nhập môn

em  định viết 1 vài bài về thiền với thổi sáo mà run quá.. không dám viết Big Smile

theo em nghĩ

còn rung là do vấn đề tâm lí & mình chưa thật sự hòa nhập, nhập tâm vào bản nhạc

nếu chỉ còn bản nhạc và cảm xúc bản nhạc thì cái bản ngã của mình không còn.nên cũng không thấy run

em nghe 1 anh đi trước bảo :

khi thổi nên chìm đắm trong thế giới của âm thanh, hoàn cảnh, cảm xúc, tâm trạng của bản nhạc

mình hiểu nó thì tự dưng sẽ quên bản thân mình đi . mà không nghĩ về bản thân nữa 

-----------------

tâm trí của mình luôn cần 1 đối tượng để hướng đến. và nó chỉ có thể nghĩ đến 1 cái 1 lúc ( chế độ đơn nhiệm )

nếu khi nó không hiểu rõ được bản nhạc. nó sẽ quay qua lo sợ

nếu mình hoàn toàn bị bản nhạc chi phối. cái rung sẽ mất đi 

nhìn những nhạc công nổi tiếng chơi. thấy họ cực kì say sưa , chìm đắm. nhìn đã thấy thích roài

em thì sau khi học sáo trúc thiền tiến bộ rất nhiều. thiền cũng giúp thổi sáo tăng nhanh ^_^ 

-----------

rốt cục là em vẫn run ầm ầm Cool  mấy thứ trên là lí thuyết à . hehee

Page 1 of 2 (18 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems