Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
(Thy Nga) - Tối thứ Bảy 20-3 vừa qua tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, bạn hữu của nghệ sĩ sáo trúc Nguyễn Đình Nghĩa đã tổ chức một chương trình nhạc thính phòng để góp tiền trợ giúp ông đang lâm trọng bệnh. Buổi trình diễn đặc biệt này có sự góp mặt đầy tình nghệ sĩ của nữ danh ca Ý Lan và nhạc sĩ Hoàng Thi Thi nổi tiếng về ngón dương cầm.Trong tiết trời còn lạnh dù đã bước vào Xuân, đồng hương trong vùng và những người hằng yêu mến tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa kéo đến tham dự rất đông. Quý vị cao niên và trung niên hẳn chưa quên hồi còn ở trong nước, đã bao lần lặng nghe tiếng sáo trầm bổng của Nguyễn Đình Nghĩa trong những chương trình thi ca. Tiếng sáo đượm tình dân tộc, đặc biệt là với những bản mang âm điệu núi rừng. Tiếng sáo có khi nghe đứt cả ruột gan như trong bài “Đoạn trường khúc”, có lúc mượt mà lướt thướt, có lúc thì như mưa rào, nhưng có lúc lại dữ dội như giông bão. Tiếng sáo mà nhạc sĩ Phạm Duy gọi là “tiếng sáo thần”.Nguyễn Đình Nghĩa sinh năm 1940 tại Sài Gòn. Từ nhỏ đã thích sáo nên tự học. Năm 20 tuổi, đã sáng tác một số nhạc bản. Bước vào sinh hoạt âm nhạc là tại phòng trà Anh Vũ. Kế đến, cộng tác với đài phát thanh trong các chương trình thi ca. Sau đó, vào Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương và bắt đầu đi trình diễn trên khắp bốn vùng chiến thuật. Cũng được đi các nước như Thái Lan, Mã Lai, Philippin, Pháp trình diễn trong các nhóm nghệ sĩ đại diện quốc gia.Nguyễn Đình Nghĩa còn xuất bản cuốn dạy thổi sáo, tái bản cả chục lần. Dịch hai quyển "Tự học Harmonica” của Pháp ra tiếng Việt. Đến năm gần 30 tuổi thì đóng phim "Đời võ sĩ" và phim "Đời phóng viên". Rồi phát hành băng nhạc, sản xuất sáo trúc, …Vào các năm đầu thập niên 1970 thì dạy Quốc Nhạc tại Đại Học Vạn Hạnh. Sau đây, mời quý vị nghe Nguyễn Đình Nghĩa độc tấu sáo trúc trong bài “Lý qua đèo”. Tiêu sĩ Nguyễn Đình Nghĩa cũng dùng những nốt láy luyến để thể hiện tiếng chim Bongkle, loài chim trong vùng thượng du Việt Nam.Trong những chuyến lên vùng cao nguyên trình diễn, tiếng đàn T’rưng của sắc dân thiểu số đã lôi cuốn người nhạc sĩ này. Để tâm nghiên cứu, Nguyễn Đình Nghĩa sáng tác ra một số nhạc bản với âm điệu miền núi rừng như bài “Ngày hội lập buôn” sau đây do hai con gái của ông là Đoan Trang và Nam Phương song tấu đàn T’rưng. Sau mười năm nghiên cứu, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa đã biến chiếc đàn T’rưng thô sơ của dân cao nguyên, thành cây đàn T’rưng với 52 ống tre, tức là có âm vực lớn, với những nốt trầm có khả năng trình bày nhạc cổ điển tây phương.Ông cũng cải tiến cây sáo 6 lỗ thành 11 hay 16 lỗ, có thể thổi được các bản nhạc cổ điển phương tây. Mời quý vị nghe bản “Serenade” của Schubert do Nguyễn Đình Nghĩa độc tấu đàn T’rưng.Nguyễn Đình Nghĩa cũng tìm tòi trong kho âm nhạc xứ Nhật và biến chế cây sáo Insen của họ cho gọn nhỏ lại. Sau đây là bản “Sakura” do Nguyễn Đình Nghĩa trình bày, một tay thổi sáo Insen, tay kia đánh đàn T’rưng.Sau biến cố năm 1975, Nguyễn Đình Nghĩa quay sang nghiên cứu về nhạc cụ. Tới tháng 7 năm 1984 thì ông cùng vợ con sang Hoa Kỳ, định cư tại tiểu bang Maryland. Đàn con 5 đứa đã khôn lớn và theo gót cha để trở nên các nhạc sĩ tài hoa. Ban nhạc gia đình Nguyễn đình Nghĩa từng trình diễn tại các viện âm nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, các trường đại học, trung tâm giáo dục, các cộng đồng, hội chợ quốc tế, và tại hàng trăm hí viện ở Mỹ và Canada. Tới đâu, lối trình tấu đặc thù của gia đình nghệ sĩ này cũng gây sự thích thú lẫn thán phục, và được khán giả tán thưởng nhiệt liệt.Nguyễn đình Nghĩa từng được giới chức bang Maryland trao tặng giải thưởng về trình tấu nhạc cụ dân tộc, vào các năm 1994, 1998, 2000 và 2002.Ngoài sáo và đàn T’rưng, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa còn sử dụng đàn bầu, đàn tranh, và trống ta. Về sau này thì Nguyễn Đình Nghĩa sáng tác nhạc thiền và đã phát hành một cuốn CD trong đó có bản “Cầu vòng và thác nước”. Vào ngày 11 tháng 5 năm ngoái, trong khi trình diễn tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử Hoa Kỳ ở New York, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa bị đột quỵ rồi hôn mê suốt mấy tháng trời. Vợ ông phải nghỉ làm để túc trực bên giường bệnh. Nay, ông có các lúc tỉnh nhưng vẫn yếu lắm. Có lẽ không thể tiếp tục được các việc đang làm dở dang là cuốn CD thứ hai về Thiền, cây đàn T’rưng cộng hưởng, và cái đàn đá. Nói chi đến thực hiện điều mà ông hằng ấp ủ là tạo chiếc đàn lửa tuy nhiên, các con ông sẽ không bỏ dở con đường âm nhạc mà ba chúng đã dẫn trước. Đến đây, chúng ta phải ghi nhận rằng nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa đã có công cải tiến nhạc cụ Việt Nam, phát huy nhạc dân tộc, nhất là nhạc cao nguyên, và đem ra giới thiệu với khán thính giả nước ngoài. Trở lại với buổi trình diễn vừa qua, vào cuối chương trình, hai con trai thứ của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa lên tiếng thay cho toàn thể gia đình, cám ơn lòng uu ái của quý vị khán giả, cám ơn thiện ý của ban tổ chức và các nghệ sĩ. Mọi người ra về trong sự thương cảm, và thầm cầu mong người nhạc sĩ tài hoa chóng phục hồi sức khỏe để tiếng sáo ấy còn cất lên bên các con, cho người vợ hiền được nghe lại như hằng ước nguyện.
@danda100thanhvietnam : Hiện nay , những nhân chứng về sự kiện năm xưa quá ít đi . Và hơn nữa , nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa cũng đã về nơi đất lạnh . Vì thế , chuyện tranh luận cũng nên giảm nhiệt độ lại mà chỉ nên nói chuyện như là những người bạn trao đổi với nhau mà thôi . ( Các bạn trong damsan cũng nên như vậy . Đừng vì quá bức xúc mà ảnh hưởng đến tình cảm đồng bào ) .
Tui mạn phép được post 1 bài viết về nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa ( theo báo chí ) lên để mọi người cùng tham khảo . Ở bài viết đó , người viết có đề cập chút ít đến việc NS Nguyễn Đình Nghĩa cải tiếng sáo 16 lỗ … và những bài viết như thế có rất nhiều , phải không ? Chúng ta nếu muốn đưa ra ai phải ai trái thật ra cũng không có gì khó khăn cả . Nhưng như thế để làm gì ??? NS Nguyễn Đình Nghĩa đã ra đi ( cũng gần 3 năm rồi ) Tôi thiết nghĩ : danda100thanh và Đoan Trang dù sao cũng là đồng môn , nếu như NS Nguyễn Đình Nghĩa ở nơi suối vàng biết được sau khi ông mất đi có sự tranh chấp này thì hồn thiêng của ông có ngậm cười hay không ? Mong danda100thanh và Đoan Trang hãy nghĩ đến vấn đề này ! Bởi vì sự thật thế nào thì bản thân mỗi người sẽ biết lấy . Hiện giờ , có tranh chấp đến đâu đi chăng nữa thì cuối cùng sự thật vẫn được tìm ra đấy , nhưng mỗi bên đều có sự mất mác . Và cái mất mác to lớn không chỉ nằm lại ở đó . Nó là tình cảm đồng môn ! Hãy để lương tâm của mỗi người đưa ra 1 lời phán xét . Đó sẽ là lời phán xét công tâm nhất bởi dù có che giấu tất cả thế gian nhưng khi đối diện với nó thì không ai có thể giả dối được cả .
Cố NS Nguyễn Đình Nghĩa một đời không vì danh lợi , ( các quyển sách dạy thổi sáo của ông xuất bản mà không cần nhận lấy tiền tác quyền ) vậy thì nếu ông có hồi sinh , thì chắc ông cũng sẽ mỉm cười khi đối diện với chuyện này mà thôi !
Nếu vậy nhờ chú Chí Trung post thêm những hình ảnh về buổi báo cáo ngày 21-12-1981 như chú đã nói và tài liệu về công trình sáo 16 lỗ mà chú đã công bố đi. Đến giờ những hình ảnh - lời nói của chú vẫn chưa có tính thuyết phục và có nhiều điểm mâu thuẫn trong lời nói của chú, mà chưa tiện nêu ra.
Chị Đoan Trang hãy post nguyên vẹn cuốn băng về buổi báo cáo ngày 19-11-1981 của NS Nguyễn Đình Nghĩa đi, để chúng ta rộng đường mà công tâm suy xét hơn.
Nói có sách, mách có chứng: đó là ưu tiên hàng đầu để chúng ta đến được tận cùng sự thật.
Xin lỗi các bạn vì đã chậm trể post audio link lên. Tôi tên Huỳnh Thanh Tùng, sang Mỹ năm 16 tuổi, 23 tuổi được may mắn gặp và học sáo từ NS Nguyễn Đình Nghĩa. Tôi học sáo được 1 năm, sau đó vì lý do gia đình nên không thể tiếp tục học . Tôi chưa từng trả 1 đồng cho tiền học phí, ngay cả cây sáo trúc cũng được Thầy cho ….
Không chỉ riêng tôi, bất cứ ai say mê âm nhạc dân tộc cũng được sự chỉ dẫn tận tình của Thầy …
Nay tôi post audio này, để đòi lại công tâm cho gia đình NS Nguyễn Đình Nghĩa. Có tất cả 3 audio clips, các bạn hãy nghe để biết sự thật …
Theo tôi thì không thể chỉ trích thẳng 2 nghệ nhân này được
Các bạn thử nghĩ xem nếu các bạn muốn đăng kí 1 công trình nào đó, nhưng lại vì một lí do nào ẩn sau thì chắc chắn các bạn phải wa 1 người trung gian chẳng hạn
Wan điểm của tôi là như thế, chưa chắc gì 1 người nổi tiếng với tác phẩm của mình tạo ra mà lại đứng nhìn học trò của mình báo cáo về thành quả của mình. Thử nghĩ mà xem 2 nghệ nhân báo cáo cây sáo 16lỗ vào năm 1981, theo tôi được biết thì vào năm đó nghệ nhân Nguyễn Đình Nghĩa và gia đình của ông vẫn còn ở Việt Nam vậy sao không lên tiếng, theo tôi thì chưa chắc cây sáo này là do nghệ nhân Nguyễn Đình Nghĩa làm ra. Nếu không tại sao lúc đó không lên tiếng mà đến tận bây giờ chị Trang mới nói, mong mọi người hãy ngồi lại và suy nghĩ
Chuyện này nhất định phải làm cho rõ ra, ko thể nói 1 câu mỗi người tự suy nghĩ để rồi cứ thế cho wa được, có câu "linh miêu hoán chúa" mà ........
Chắc là có "ly miêu hoán chúa" thiệt !
Sau khi nghe băng ghi âm buổi báo cáo ngày 19-11-1981 của NS Nguyễn Đình Nghĩa, mọi sự thật đều phơi bày ra đó, không giấu giếm gì được: công trình cải tiến sáo trúc 16 lỗ là của NS Nguyễn Đình Nghĩa cộng tác với nhà nghiên cứu Phan Chí Thanh.Các GS-NS có mặt ngày hôm đó đều nói đó là buổi cải tiến sáo trúc 16 lỗ và đàn T'rưng.
Nếu nghe kĩ phần cuối của cuộn băng thứ 2, NS Nguyễn Đình Nghĩa khi tiếp lời NS Lưu Hữu Phước có nói rằng: "... sau này Nghĩa còn có hai người học trò nữa mà đang tiếp tục công trình mà Nghĩa đang làm ..., hai anh đó sẽ cùng với anh Phan Chí Thanh, ảnh sẽ giúp tạo lại đàn T'rưng làm phím dân tộc ...".
Cho đến thời điểm này chú danda100thanh vẫn chưa đưa được dẫn chứng cụ thể nào thêm ngoài những lời nói suông.
Nên có thể hiểu là buổi báo cáo ngày 21-12-1981 (nếu có) chỉ là buổi để minh họa bằng sơ đồ và phân tích dải tần của cây sáo trúc cải tiến 16 lỗ, mà trước đó NS Nguyễn Đình Nghĩa đang làm dang dở do chuẩn bị ra nước ngoài, tầm quan trọng của buổi báo cáo này (nếu có) là không cao. Điều này giải thích tại sao mà các GS-NS của "Hội Đồng Âm Nhạc của Viện" không "chịu ngồi nghe và chứng kiến buổi Báo cáo" (nếu có) của chú Nguyễn Chí Trung. Lúc đó NS Nguyễn Đình Nghĩa còn ở trong nước nhưng đã giao cho "hai người học trò" tiếp tục công trình của ông và lúc đó hình như họ "chưa nhận" rằng đây là công trình của họ có lẽ vì vậy mà vẫn chưa có người phản đối vào lúc đó!
Và nếu có giấy mời của Viện Âm nhạc Việt Nam mời báo cáo cả một công trình như thế thì chắc chắn người được mời rất vinh dự và họ sẽ trân trọng mà giữ gìn lại những giấy tờ này !
Bây giờ nói 1 câu công bằng tại sao ta ko đi tìm những người trong viện nghiên cứu âm nhạc đã chứng kiến và biết được sự thật để hỏi xem ?
Tôi khuyên các bạn hãy nghe lại thật kĩ về đoạn băng đó, nếu các bạn ko thiên vị ai bình tâm lại sẽ ngộ ra được sự thật ngay lập tức! (1 buổi báo cáo không hoàn chỉnh)...
Dạ thưa bác nguoixua, em đã nghe rất kĩ cuộn băng mới dám post bài lên.
Ngay khi có cơ hội gặp mặt người trong cuộc khách quan, cụ thể là GS Trần Văn Khê, em sẽ hỏi rõ thêm về vấn đề này.
Và dựa vào những chứng cớ có được cho đến thời điểm hiện tại, em bảo lưu ý kiến của mình.
Vậy bác nguoixua nếu có phản biện thì hãy đưa ra lập luận của mình đi.