Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Mỗi tuần ba buổi, người đàn ông đứng tuổi cưỡi chiếc Charly từ Cần Đước (Long An) về TP.HCM. Chiếc túi da dài ngoằng sau lưng anh trông như túi đồ nghề của vận động viên quần vợt, nhưng nếu mở ra lại thấy toàn sáo trúc...
Đó là nghệ sĩ Hoài Phan trên đường đến lớp dạy sáo trúc. Nhạc cụ bất ly thân của anh trong nhiều thập niên qua. Anh kể mình mê sáo đến mức tối cũng ôm cây sáo mà ngủ, khiến cây sáo lên nước láng bóng. Sau khi nói, anh còn minh họa bằng cách thổi biểu diễn đủ các kiểu đệm cho những giọng ngâm thơ theo phong cách Bắc, Huế, Nam... Thổi bằng miệng xong, anh lại thổi bằng mũi, thổi tông cao xong, anh đổi sang tông thấp (âm vực cách nhau một quãng 8) mà anh gọi là song thanh... Sinh năm 1947 tại An Nhơn (Bình Định), thuở nhỏ, Hoài Phan đã mê mẩn các chương trình ngâm thơ có tiếng sáo đệm dìu dặt, bổng trầm, mê cả tiếng ngâm thơ lẫn tiếng sáo trúc. Mỗi đêm anh thường lén nghe chương trình ngâm thơ phát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Rồi anh bắt đầu tập thổi sáo, tập ngâm thơ theo giọng Bắc. Năm 1956, Hoài Phan vào Sài Gòn học chữ và học vẽ. Những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, trong phong trào biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm của đồng bào phật tử, anh cũng tham gia bằng cách vẽ băng-rôn, biểu ngữ, và vì thế bị bắt giam ở Tổng nha Cảnh sát ba tháng. Trong trại giam, anh làm quen với nhà thơ - ký giả Kiên Giang Hà Huy Hà. Khi ra tù, gặp lại nhau, anh được nhà thơ Kiên Giang dẫn dắt vào Ban thi văn Mây Tần, ngâm thơ trên đài phát thanh và mau chóng trở thành một giọng ngâm nòng cốt của Mây Tần... Mê ngâm thơ nhưng vẫn nặng lòng với cây sáo trúc, anh thường tìm đến trao đổi, học hỏi các bậc đàn anh nổi tiếng trong làng sáo trúc như Nguyễn Đình Nghĩa, Tô Kiều Ngân... Vốn khéo tay, nên từ trước năm 1975 anh đã làm sáo trúc - ngang bán ra thị trường. Anh phơi các ống trúc thật khô rồi xử lý tiếp bằng cách hơ chúng trên lửa ngọn để thân trúc không bị co giãn, teo tóp trong mọi điều kiện khí hậu. Khi vỏ ngoài ống trúc đã lên đồi mồi, anh lại dùng lá chuối khô vuốt cho tới khi lên nước... Tuy nhiên, kinh nghiệm nhiều năm cho anh thấy những hạn chế ở cây sáo ngang, bởi nó rất kén người thổi - phải là người không bị dị tật ở miệng, thổi rất tốn hơi và khó đạt độ chuẩn trong âm sắc. Từ năm 1990, Hoài Phan bắt đầu nghiên cứu cải tiến cây sáo trúc. Ban đầu thất bại, sau đó qua rất nhiều lần sửa chữa, anh thử đem lỗ phát âm của cây sáo dọc đặt vào cây sáo ngang (phía đối diện của lỗ thổi và hơi chệch xuống dưới). Đồng thời, anh đặt một nút chặn (làm bằng chất liệu bền, không bị biến dạng) vào một vị trí nhất định trong ống sáo, nhằm giữ cho âm sắc luôn đạt độ chuẩn. Cây sáo ngang cải tiến này ngoài ưu điểm về âm thanh còn rất dễ tính, chỉ cần đưa lên môi thổi nhẹ là âm thanh thoát ra, dù với người mới tập lần đầu. Thành công rồi, Hoài Phan sản xuất hàng loạt để bán. Sáo của anh vẫn giữ 6 lỗ truyền thống, nhưng có thêm lỗ phát âm ở mặt dưới rồi dán tem bằng giấy bạc hình bầu dục có chữ made in Hoai Phan. Mỗi bộ sáo trúc gồm 7 cây (cho 7 tông) bán từ 350.000 - 500.000 đồng/ bộ. Anh lại nghiên cứu làm ra loại sáo song thanh, tức cây sáo có âm vực trầm cách một quãng 8. Với loại sáo này thì các lỗ bấm được tùy nghi di tản đến những vị trí mà ngón tay có thể vươn đến được. Hiện anh đã chế được sáo thanh trầm cho các tông Mì, Fa, Sol, Rê. Còn tông La thì không làm được vì các ngón tay quá sát nhau, không thể bấm được. Các tông Đô và Si thì lại xa quá, ngón tay không vươn tới. Khi được hỏi thổi sáo bằng mũi có khó không, Hoài Phan trả lời: "Dễ ợt, thổi bằng miệng được thì cũng thổi bằng mũi được. Với cây sáo cải tiến này và với kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân, tôi có thể thổi sáo bằng mũi nhiều giờ mà không ai nhìn thấy tôi lấy hơi". Hà Đình Nguyên
Đó là nghệ sĩ Hoài Phan trên đường đến lớp dạy sáo trúc. Nhạc cụ bất ly thân của anh trong nhiều thập niên qua. Anh kể mình mê sáo đến mức tối cũng ôm cây sáo mà ngủ, khiến cây sáo lên nước láng bóng. Sau khi nói, anh còn minh họa bằng cách thổi biểu diễn đủ các kiểu đệm cho những giọng ngâm thơ theo phong cách Bắc, Huế, Nam... Thổi bằng miệng xong, anh lại thổi bằng mũi, thổi tông cao xong, anh đổi sang tông thấp (âm vực cách nhau một quãng 8) mà anh gọi là song thanh...
Sinh năm 1947 tại An Nhơn (Bình Định), thuở nhỏ, Hoài Phan đã mê mẩn các chương trình ngâm thơ có tiếng sáo đệm dìu dặt, bổng trầm, mê cả tiếng ngâm thơ lẫn tiếng sáo trúc. Mỗi đêm anh thường lén nghe chương trình ngâm thơ phát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Rồi anh bắt đầu tập thổi sáo, tập ngâm thơ theo giọng Bắc. Năm 1956, Hoài Phan vào Sài Gòn học chữ và học vẽ. Những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, trong phong trào biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm của đồng bào phật tử, anh cũng tham gia bằng cách vẽ băng-rôn, biểu ngữ, và vì thế bị bắt giam ở Tổng nha Cảnh sát ba tháng. Trong trại giam, anh làm quen với nhà thơ - ký giả Kiên Giang Hà Huy Hà. Khi ra tù, gặp lại nhau, anh được nhà thơ Kiên Giang dẫn dắt vào Ban thi văn Mây Tần, ngâm thơ trên đài phát thanh và mau chóng trở thành một giọng ngâm nòng cốt của Mây Tần...
Mê ngâm thơ nhưng vẫn nặng lòng với cây sáo trúc, anh thường tìm đến trao đổi, học hỏi các bậc đàn anh nổi tiếng trong làng sáo trúc như Nguyễn Đình Nghĩa, Tô Kiều Ngân... Vốn khéo tay, nên từ trước năm 1975 anh đã làm sáo trúc - ngang bán ra thị trường. Anh phơi các ống trúc thật khô rồi xử lý tiếp bằng cách hơ chúng trên lửa ngọn để thân trúc không bị co giãn, teo tóp trong mọi điều kiện khí hậu. Khi vỏ ngoài ống trúc đã lên đồi mồi, anh lại dùng lá chuối khô vuốt cho tới khi lên nước...
Tuy nhiên, kinh nghiệm nhiều năm cho anh thấy những hạn chế ở cây sáo ngang, bởi nó rất kén người thổi - phải là người không bị dị tật ở miệng, thổi rất tốn hơi và khó đạt độ chuẩn trong âm sắc. Từ năm 1990, Hoài Phan bắt đầu nghiên cứu cải tiến cây sáo trúc. Ban đầu thất bại, sau đó qua rất nhiều lần sửa chữa, anh thử đem lỗ phát âm của cây sáo dọc đặt vào cây sáo ngang (phía đối diện của lỗ thổi và hơi chệch xuống dưới). Đồng thời, anh đặt một nút chặn (làm bằng chất liệu bền, không bị biến dạng) vào một vị trí nhất định trong ống sáo, nhằm giữ cho âm sắc luôn đạt độ chuẩn.
Cây sáo ngang cải tiến này ngoài ưu điểm về âm thanh còn rất dễ tính, chỉ cần đưa lên môi thổi nhẹ là âm thanh thoát ra, dù với người mới tập lần đầu. Thành công rồi, Hoài Phan sản xuất hàng loạt để bán. Sáo của anh vẫn giữ 6 lỗ truyền thống, nhưng có thêm lỗ phát âm ở mặt dưới rồi dán tem bằng giấy bạc hình bầu dục có chữ made in Hoai Phan. Mỗi bộ sáo trúc gồm 7 cây (cho 7 tông) bán từ 350.000 - 500.000 đồng/ bộ. Anh lại nghiên cứu làm ra loại sáo song thanh, tức cây sáo có âm vực trầm cách một quãng 8. Với loại sáo này thì các lỗ bấm được tùy nghi di tản đến những vị trí mà ngón tay có thể vươn đến được. Hiện anh đã chế được sáo thanh trầm cho các tông Mì, Fa, Sol, Rê. Còn tông La thì không làm được vì các ngón tay quá sát nhau, không thể bấm được. Các tông Đô và Si thì lại xa quá, ngón tay không vươn tới.
Khi được hỏi thổi sáo bằng mũi có khó không, Hoài Phan trả lời: "Dễ ợt, thổi bằng miệng được thì cũng thổi bằng mũi được. Với cây sáo cải tiến này và với kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân, tôi có thể thổi sáo bằng mũi nhiều giờ mà không ai nhìn thấy tôi lấy hơi".
Hà Đình Nguyên
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Đây là hình Chuthoog tặng cây sáo trầm trầm cho Saotruc. Bác chịu khó xoay cổ nhìn nhé.