Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Hình Nhạc Sĩ LƯU HỮU PHƯỚC Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc Việt Nam và Giáo sư nhạc sĩ LÊ THƯƠNG ... - Sáng chế cây Sáo 18 lỗ bấm ( Gamme Pentatonique). Âm giai ngũ cung, chuyển hò thang âm (Métabole) hệ thống nhạc Tài tử Nam bộ ( Bắc, Nam , Xuân , Ai ) ... - Sáng chế cây Sáo 12 lỗ và 16 lỗ bấm ( Gamme Chromatique). Âm giai đồng chuyển . Tất cả những loại Sáo trên đều được hai nghệ nhân Báo cáo Cải tiến - Sáng tạo tại VIỆN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC T/P HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU T/P HỒ CHÍ MINH năm 1981...
Rất cảm ơn danda100thanhvietnam (theo traudat suy đoán thì có lẽ danda là 1 trong 2 tác giả hoặc cũng là 1 nghệ sĩ lão thành, tuy nhiên xin cho phép traudat được gọi nickname đơn giản như vậy trên forum này) đã giới thiệu cho các thành viên ở DamSan biết về 1 công trình tầm cỡ như thế này, trên blog có đọan:
Hiện có nhiều ý kiến đề xuất đưa công trình nghiên cứu phát triển đàn đá của hai nghệ nhân Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đức Lộc vào sách kỷ lục Guinness Việt Nam .Thiết nghĩ, đây là một đề xuất chính đáng và hợp lý cho công trình nghiên cứu sáng tạo của hai nghệ nhân đã dành gần hết quãng đời của mình để cống hiến cho sự nghiệp văn hóa dân tộc ....
Traudat xin ủng hộ hoàn toàn ý kiến này. 1 đề xuất nhỏ là cây đàn này hơi lớn, nếu sắp xếp 1 tiết mục có 3 người nữ trình tấu, 2 người cùng song tấu trên cây đàn đá này, 1 người thổi cây sáo 16 lỗ có lẽ sẽ gây được ảnh hưởng không nhỏ về cả hai mặt nghe và nhìn !!!
Khi so sánh 2 dữ kiện từ trang www.danda100thanhvietnam.tk/ và trang nguyendinhnghia.net trong phần "Learning Flute", mục "Sáo cải tiến" em chưa rõ cây sáo 16 lỗ là công trình của ai. Lý do em phân vân là:
1. Không có hình ảnh minh họa sáo 16 lỗ trên trang www.danda100thanhvietnam.tk/, chỉ nói chay bằng lời.
2. Hình ảnh chụp 2 NS trên www.danda100thanhvietnam.tk/ lúc biểu diễn không thấy có khán giả là các giáo sư hoặc nhạc sĩ khác (bên trang nguyendinhnghia.net thấy NS Nguyễn Đình Nghĩa có chụp với GS Trần Văn Khê, NS Lưu Hữu Phước, GS Nguyễn Hữu Bá, NS Tô Vũ...)
3. Trong phần giấy mời trên nguyendinhnghia.net có đề ngày 19-11-1981 mà không thấy bác danda100thanh nhắc đến buổi báo cáo này.
4. Cũng trong phần giấy mời có đề "...trình bày ... những thủ pháp thể hiện ngôn ngữ âm nhạc dân tộc trên cây sáo" mà không phải là "cải tiến sáo"
Vậy nhờ 2 chú Chí Trung và Đức Lộc giải thích cho cháu rõ thêm về vấn đề này.
Và nhờ chị Đoan Trang giải thích cho em được rõ.
Nếu có gì mạo phạm xin các chú và chị Đoan Trang thứ lỗi.
Đúng , quả thật có 1 ngày công bố những sáng tạo trên cây đàn T’rưng cảI tiến và sáo cảI tiến – Nhưng là của nhạc sĩ Nguyễn đình Nghĩa
- Hai ông Tài – Bình , (Chí Trung và Đức Lộc)thì tôi không xa lạ , vốn dĩ là học trò của ông thân sinh tôi. Nhưng cầm nhầm sáng tạo trí tuệ của thầy mình , và xảo thuật sau khi ông vừa mất 2 năm , là điều đạI kỵ , .. thật không nên làm
- Tape được thâu lạI ,toàn bộ cuộc nói chuyện , trình bày, sáng tạo cũa ông thân sinh của tôi , vốn là 1 kỷ niệm của gia đình- Nhưng đến hôm nay , chắc cũng phảI post lên trên trang web , Các bạn có thể , nghe phần ông giảI thích và thổI Demo trên cây sáo 16 lổ, Tiêu , bài nhạc sáng tác độc tấu đàn T’rưng của ông viết , từ nhạc phim” Hoc Làm Tổ”… Sau nầy được đổI lạI thành : Ngày HộI Lập Buôn “cũng như phần nói chuyện, khen tặng của giáo sư Trần Văn Khê- nhạc sĩ Lưu Hữu Phước- Tô Vũ- Đồng thờI tôi cũng sẽ post thêm phần hình minh họa hình ảnh – Các bạn cũng sẽ thấy 2 ngài nghệ nhân Tài -Bình xuất hiện trong góc của ngày đó
-Nhạc sĩ Nguyễn đình Nghĩa , 1 cuộc đờI sống vớI âm nhạc ,với niềm say mê âm thanh vô biên, thăng hoa cuộc đờI, chung quanh ông chỉ có tre , trúc ,cả ngày miệt mài vớI gọt , đẽo, những thứ đó , không bán được ,và cũng không ăn được . Sang qua bên Mỹ , ông cũng vớI cây sáo trình diễn và ông gục ngả ngay trên sân khấu American Nature History Museum tạI tiểu bang Newyork , giữa hàng ngàn khán giả- Đó là niêm hãnh diện cuộc đờI của 1 ngườI nghệ sĩ , được chết ngay trên sân khấu , điều mà Charlie Chaplin mong muốn mà không toạI nguyện được. Nhìn nắm mộ ông , các con đều bùi ngùi
- Trong bao nhiêu năm qua , những sách của ông được bày bán ở trong nước cũng như ngoài hảI ngoạI, mà ông không hề phảI đòi tác quyền . Tiền bạc , cũng như danh lợI không phài là mục tiêu của cuộc đờI ông- Cuốn sách vớI mục tiêu duy nhất ; cho thế hệ sau
- Dam San vốn là sân chơi của các bạn trẻ yêu sáo không chuyên nghiệp, hãy để cho sự trong sáng – Cho nên đây là lần đầu tiên cũng là lần cuốI cùng khi tôi phảI viết xuống những giòng chữ nầy - Nơi xứ ngườI chúng tôi cũng phảI cật lực làm việc. chứ không phảI chờ sung rụng – Và trong đất nước , vớI môi trường âm nhạc chung quanh những câu hò điệu hát , cái nôi âm nhạc dân tộc ngay bên mình, 2 ngài ‘ nghệ nhân ‘ hảy sáng tạo những gì chính là của mình đi
- Tuy nhiên , tránh những phiền phức sau nầy , tài sản trí tuệ của ông cũng đã copyright qua Thu vien toancau.com va nhóm luật sư của họ thông qua Quốc HộI Hoa Kỳ - Library of Congress
- Ngạn ngữ vốn có câu “ Của Ceasar hảy trả lạI cho Ceasar”
Thành thật Cảm ơn các bạn thành viên của nhóm Dam San –
Nguyễn Diệu Đoan Trang
-
Qua bài viết của chị Đoan Trang, em đã thấy rõ 2 chú này qua 4 tấm hình trên trang nguyendinhnghia.net.Giả sử như họ là "tác giả" của công trình sáo 16 lỗ đi, thì với vai trò quan trọng như vậy lẽ ra họ phải được vinh dự đứng trong hàng ngũ chụp hình trước Viện Âm nhạc Việt Nam cùng với các giáo sư, nhạc sĩ khác chứ, cớ sao lại không thấy mặt họ trong tấm hình này !Chưa cần nghe băng do chị Đoan Trang post nhưng có thể suy ra điều ngược lại: họ không phải là tác giả của công trình sáo 16 lỗ !Thật đáng xấu hổ thay cho những kẻ cơ hội, "giậu đổ bìm leo", và nhất là đối với thầy của mình nữa !Em muốn lặp lại câu đã bị xóa trong bài trước:Em ghét nhất là cái sự "cầm nhầm" !
Cám ơn chị Đoan Trang đã cung cấp cho tụi em những thông tin quý giá !
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]